a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Hai, 24 tháng 5, 2021

Tên gọi thành phố Sầm Sơn bắt nguồn từ đâu?

 Thành phố Sầm Sơn có tốc độ phát rất triển nhanh với sự hiện diện của nhiều dự án du lịch, nghỉ dưỡng hoành tráng. Tên gọi Sầm Sơn có lịch sử hình thành ra sao?

Tên gọi thành phố Sầm Sơn bắt nguồn từ đâu?

Nằm ở vùng ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn là một địa điểm du lịch biển nổi tiếng của Việt Nam. Tên gọi Sầm Sơn đã ra đời như thế nào? Ảnh: Thắng cảnh Hòn Trống Mái ở Sầm Sơn.

Theo các nhà nghiên cứu, vùng đất này xưa kia có dãy núi Trường Lệ hay núi Gầm án ngữ ở phía Nam. Ngư dân địa phương quen gọi đây là mũi Gầm, sau dần dần đổi thành mũi Sầm hay núi Sầm, chuyển sang tiếng Hán – Việt là Sầm Sơn. Ảnh: Núi Trường Lệ ở Sầm Sơn.

Về mặt hành chính, Sầm Sơn thời nhà Nguyễn thuộc tổng Giặc Thượng (sau đổi là Kính Thượng, rồi Cung thượng), gồm các xã Lương Niệm, Triều Thanh và Bình Tân. Xã Lương Niệm có bốn thôn, trong đó thôn nằm dưới chân núi Sầm được gọi là Sầm Thôn. Ảnh: Thuyền chài dưới chân núi Sầm - Trường Lệ.
Từ năm 1907, người Pháp bắt đầu xây dựng một cơ sở du lịch biển nhằm phục vụ binh lính và vua quan Triều Nguyễn ở dải bờ biển phía Bắc núi Sầm. Cơ sở này được gọi là khu du lịch Sầm Sơn. Ảnh: Kéo lưới buổi sớm trên bãi tắm Sầm Sơn.
Từ năm 1945, vùng đất Sầm Sơn được đặt tên mới là xã Lương Niệm, thuộc huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Tháng 6/1946, xã Lương Niệm được tách làm hai xã Sầm Sơn và Bắc Sơn. Đây là lần đầu tiên đơn vị hành chính Sầm Sơn được ghi nhận chính thức. Ảnh: Hoàng hôn trên biển Sầm Sơn.
Xã Sầm Sơn khi đó gồm làng Núi (Sầm Thôn) và làng Giữa (Lương Trung). Trong khoảng thời gian từ tháng 11/1947 đến tháng 4/1963, xã Sầm Sơn “biến mất” khỏi bản đồ do quá trình chia tách và sáp nhập xác xã ở huyện Quảng Xương. Ảnh: Đền Độc Cước ở Sầm Sơn.
Địa danh Sầm Sơn xuất hiện trở lại vào ngày 19/4/1963, khi thị trấn Sầm Sơn được thành lập, bao gồm khu nghỉ mát Sầm Sơn và xã Quảng Sơn. Đến năm 1981, thị xã Sầm Sơn được thành lập trên cơ sở địa giới thị trấn Sầm Sơn với một số xã của huyện Quảng Xương. Ảnh: Đền Tô Hiến Thành ở Sầm Sơn.
Ngày 19/4/2017, Sầm Sơn được nâng cấp lên thành phố trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Sầm Sơn. Ảnh: Trong một xưởng làm nem chua ở Sầm Sơn.
Là một trong những thành phố du lịch trọng điểm miền Bắc, ngày nay thành phố Sầm Sơn có tốc độ phát triển nhanh với sự hiện diện của nhiều dự án du lịch, nghỉ dưỡng hoành tráng. Ảnh: Bãi tắm Sầm Sơn nhìn từ hòn Cổ Giải.
Thành phố biển xứ Thanh này thu hút du khách phương xa với bãi tắm trải dài, nhiều địa điểm tâm linh nổi tiếng linh thiêng, thắng cảnh Hòn Trống Mái độc đáo, cùng hải sản tươi ngon và đặc sản nem chua nức tiếng khắp cả nước... Ảnh: Cá biển ở chợ hải sản Sầm Sơn.
Quốc Lê

Hòn đảo đặc biệt có 'núi lửa nằm trong miệng núi lửa' ở Nhật Bản.

Những cư dân trên hòn đảo này được coi là những người dũng cảm nhất vì họ đang sinh sống trên miệng của một ngọn núi lửa vẫn còn hoạt động.
Aogashima là một hòn đảo nhỏ bé nằm biệt lập giữa Thái Bình Dương, cách Tokyo hơn 350km về phía nam. Đây là hòn đảo cô lập nhất trong quần đảo Izu. Aogashima là một hòn đảo núi lửa nổi lên từ biển. Người ta cho rằng hòn đảo này được hình thành từ những tàn tích núi lửa chất chồng lên nhau. Chính điều này đã tạo cho hòn đảo một địa hình rất đặc biệt với những vách đá gồ ghề dựng đứng của trầm tích núi lửa.

Đảo Aogashima nằm biệt lập giữa Thái Bình Dương.

Cơ quan Khí tượng Nhật đã xếp Aogashima vào loại núi lửa hạng C do trung tâm của hòn đảo chính là một miệng núi lửa khổng lồ vẫn còn đang hoạt động. Lần phun trào gần đây nhất của núi lửa Aogashima diễn ra vào năm 1780 đã khiến cho phân nửa dân số trên đảo thiệt mạng. Những người còn sống sót buộc lòng phải chuyển đi nơi khác. Phải tới 50 năm sau mới có người quay trở lại hòn đảo này sinh sống. Cho tới ngày nay, dân số trên đảo vẫn chỉ duy trì ở khoảng 200 người.

Địa hình đặc biệt của hòn đảo khiến nơi đây trở nên vô cùng nổi tiếng.

Toàn bộ hòn đảo là một ngọn núi lửa khổng lồ vẫn còn đang hoạt động.

Điều làm nên sự đặc biệt của hòn đảo này là vì nó là một hòn đảo “núi lửa đôi”. Có một miệng núi lửa nhỏ nằm lọt thỏm ở trung tâm hòn đảo – vốn là một miệng núi lửa lớn. Chính vì hình dáng độc đáo này đã khiến cho nơi đây giống như quang cảnh trong bộ phim Công viên kỷ Jura. Không chỉ vậy, đảo Aogashima còn được lấy cảm hứng để tạo nên thị trấn Itomori trong bộ phim Kimi no Nawa nổi tiếng.


Có địa hình đặc biệt với những vách đá dựng đứng bao quanh, hòn đảo Aogashima gần như biệt lập hoàn toàn với thế giới. Nếu muốn đến nơi đây tham quan, du khách phải di chuyển bằng trực thăng, khởi hành từ hòn đảo láng giềng là Hachijojima cách đó tới 60km.

Mỗi ngày chỉ có một chuyến trực thăng như vậy và chỉ chở tối đa là 9 hành khách ra thăm đảo. Bên cạnh đó, việc di chuyển bằng trực thăng tới đảo Aogashima còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Những ngày biển động hay có sương mù dày đặc, những chuyến trực thăng này sẽ buộc phải hủy bỏ.

Du khách chỉ có thể di chuyển bằng trực thăng để tới hòn đảo Aogashima.

Aogashima cũng là tên của ngôi làng nhỏ nhất Nhật Bản tồn tại trên hòn đảo này. Dù nhỏ nhưng trên đảo vẫn có đầy đủ bưu điện, nhà hàng quán xá và trường học phục vụ cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, nơi đây chỉ có duy nhất một trường phổ thông với khoảng 25 học sinh. Khi tới 15 tuổi, các em học sinh buộc phải rời đảo, chuyển tới trường trung học ở thành phố khác để tiếp tục việc học. Đây là một trong những nguyên nhân khiến dân số tại đảo Aogashima ngày một giảm.

Một cửa hàng trên đảo.

Cuộc sống của người dân trên đảo phụ thuộc nhiều vào nguồn địa nhiệt từ núi lửa đang hoạt động. Họ tận dụng nguồn nhiệt này để nấu ăn và sưởi ấm. Tại khu vực trung tâm của hòn đảo có một nhà tắm hơi để phục vụ cư dân và du khách. Họ có thể thư giãn với nguồn nước nóng đầy khoáng chất vô cùng có lợi cho sức khỏe. Du khách đến tham quan đảo cũng có cơ hội trải nghiệm việc nấu nướng bằng hệ thống năng lượng nhiệt từ núi lửa được thiết kế tại các khu cắm trại.

Nồi nấu sử dụng địa nhiệt.

Trên đảo Aogashima không có nhiều địa điểm vui chơi giải trí, nhưng phần lớn khách du lịch đến đây là vì muốn cảm nhận sự thanh bình và biệt lập với thế giới xung quanh của hòn đảo đặc biệt này.

Khung cảnh trên đảo vô cùng bình yên và thơ mộng.

Thưởng thức rượu Aochu truyền thống của người dân địa phương trên đảo là điều mà du khách không thể bỏ qua. Nhiều người cho rằng thứ rượu được chưng cất từ khoai lang và lúa mì trên đảo mang đến một hương vị rất đặc biệt, khác hẳn với rượu từ những nơi khác.

Bầu trời không bị ô nhiễm ánh sáng của đảo Aogashima.

Có lẽ vì là một hòn đảo nhỏ biệt lập, vẫn thường xuyên có người lựa chọn rời đảo, chuyển tới một nơi khác sinh sống nên những bài hát dân gian trên đảo Aogashima chủ yếu nói về những cuộc chia ly và những câu chuyện rời khỏi đảo. Nhưng đối với du khách, họ tới Aogashima là để tìm kiếm sự bình yên, thanh thản, tách biệt với cuộc sống bên ngoài của nơi đây.

L.A (Theo Unusualplaces)

Phát hiện xác người trong tượng khủng long khổng lồ ở Tây Ban Nha.

Có giả thuyết cho rằng nạn nhân rơi điện thoại vào trong tượng khủng long rồi nhoài người vào lấy nhưng không may ngã đập đầu và mắc kẹt dẫn tới cái chết thương tâm.

Thi thể của một người đàn ông được tìm thấy trong phần chân của tượng khủng long khổng lồ bằng giấy ở Santa Coloma de Gramenet, Barcelona, Tây Ban Nha vào chiều 23/5, theo chính quyền địa phương.

Lực lượng cảnh sát Mossos d’Esquadra ở Barcelona xác nhận thi thể này là của một người đàn ông 39 tuổi. Gia đình nạn nhân đã báo mất tích vài giờ trước khi thi thể được chính quyền địa phương tìm thấy.

"Chúng tôi tìm thấy thi thể người đàn ông bên trong phần chân của tượng khủng long. Đây là trường hợp tử vong do tai nạn, không có vấn đề bạo lực. Người này rơi vào bên trong phần chân tượng khủng long và mắc kẹt. Có vẻ như anh ấy cố gắng lấy chiếc điện thoại bị đánh rơi. Nhiều khả năng anh ấy bị ngã đập đầu vào trong và không thể ra được", một người phát ngôn của lực lượng cảnh sát Mossos d’Esquadra nói với Guardian.

Nạn nhân được tìm thấy trong tượng con khủng long khổng lồ bằng giấy. Ảnh: PIXABAY.

Hai cha con vốn thường xuyên đến thăm khu vực này đã báo cho lực lượng chức năng vào trưa 23/5 sau khi nhận thấy có mùi hôi thối lạ thường tại đây. Họ phát hiện ra xác người bên trong tượng con khủng long bằng giấy bồi bên cạnh các rạp chiếu phim cũ của Tòa nhà Lập thể ở Đại lộ Francesc Macia.

Ngay sau đó, ba đơn vị của Đội cứu hỏa Generalitat đã có mặt tại hiện trường. Các sĩ quan ứng phó tách phần chân ra khỏi tượng để đưa thi thể ra ngoài.

Euro News Weekly cho biết các nhà chức trách đã nhanh chóng loại trừ khả năng nạn nhân là người vô gia cư vì gia đình anh đã báo mất tích vài giờ trước khi thi thể được phát hiện.

Phía Mossos d'Esquadra cũng khẳng định không có "dấu hiệu tội phạm" nào quanh cái chết của người đàn ông.

Tờ báo địa phương Diari ARA đưa tin các nhà chức trách đang chờ kết quả khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân chính xác đằng sau cái chết của người đàn ông cũng như cách anh ta có thể đã tự chui đầu vào bên trong tượng.

Tượng con khủng long khổng lồ bằng giấy dựng lên để quảng cáo đã bị loại bỏ sau vụ việc. Nó đã được trưng bày tại đây trong một thời gian dài và vẫn ở nguyên vị trí cũ ngay cả khi rạp chiếu phim sở hữu nó đã đóng cửa.

Sưu Tầm












































Không có nhận xét nào: