a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2022

Khám phá 'vẻ đẹp vĩnh hằng' tại nghĩa trang đẹp nhất thế giới

 

Nghĩa trang Staglieno đại diện cho nhiều thứ hơn là cái chết, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới bằng những tác phẩm điêu khắc hoành tráng.



Cimiteroumentale di Staglieno - đúng như tên gọi của nó - nằm trên một sườn đồi cổ kính ở quận Staglieno của Genoa, Ý, mang vẻ đẹp bao bọc như một vòng hoa tươi thắm, ôm trọn những ký ức đẹp đẽ của đời người khi về nơi an nghỉ vĩnh hằng.

Ý tưởng về nghĩa trang này có từ năm 1804, khi Napoléon ban hành Sắc lệnh St.Cloud, cấm chôn cất người chết trong nhà thờ và hầm mộ.

Sau nhiều biến cố, tới năm 1851, nghĩa trang mở cửa và được đánh giá là "công trình tuyệt vời" theo phong cách tân cổ điển nhưng nghệ thuật và thiết kế lại chịu ảnh hưởng của phong trào Hiện thực.

Giữa cảnh quan hùng vĩ, các tác phẩm điêu khắc của Leonardo Bistolfi và Eugenio Baroni càng tô thêm nét ấn tượng cho địa điểm này và có giá trị tới tận ngày nay.

Điểm thu hút nổi tiếng ở đây là bức tượng của một người bán hạt có tên là Caterina Campodonico, được miêu tả chính xác như khi bà còn sống.

Đây còn nơi yên nghỉ của một số nhân vật nổi tiếng như vợ nhà văn Oscar Wilde Constance Lloyd, ca sĩ Fabrizio De André, Thượng nghị sĩ Nino Bixio hay nhà thơ Giuseppe Mazzini.

Ngoài ra, sau Thế chiến I, một đài tưởng niệm những người lính đã ngã xuống trong cuộc chiến này cũng được thêm vào nghĩa trang Staglieno.

Hiện tại còn có một khu vực dành cho người Anh và người Do Thái trong khuôn viên nghĩa trang.

Trong cuốn Innocents Abroad, nhà văn nổi tiếng người Mỹ Mark Twain từng nhắc tới việc được chôn cất ở đây là biểu tượng địa vị và thu hút mọi người tới thăm viếng.

Nghĩa trang hiện là điểm du lịch hấp dẫn dành cho các du khách muốn khám phá nhiều tầng ý nghĩa về cuộc sống và cái chết, cũng như các tác phẩm điêu khắc hoành tráng đậm chất nghệ thuật.

Nguyễn Nguyễn (Theo Amusing Planet)



Top 8 nghiên cứu đã thay đổi thế giới mà bạn chưa từng nghe tới...

Đằng sau một số khám phá và đổi mới đã viết lại lịch sử khoa học là bóng dáng của rất nhiều phụ nữ vĩ đại. Trước đây, những đóng góp của họ thường bị coi thường vì thời cuộc, nhưng ngày nay những thành tựu to lớn của họ đang dần được nhiều người biết đến hơn.

1. Artemisinin - Vũ khí đánh bại sốt rét


Xét trên nhiều khía cạnh, Tu Youyou (tên tiếng Việt là Đồ U U) là một nhà khoa học “khác thường”. Không giống như nhiều nhà nghiên cứu, bà không lấy bằng tiến sĩ chính thức trong quá trình học, cũng như không đi du học, nhưng bà đã cứu sống hàng triệu người với kết quả nghiên cứu của mình.

Bà cùng nhóm của mình đã tìm thấy nguồn cảm hứng từ các cuốn sách y học cổ truyền của Trung Quốc, kết hợp với các công thức thảo dược cổ đại của Trung Quốc, sau đó chiết xuất thành phần hoạt tính ở dạng tinh thể không màu, có tên là artemisinin. Từ một loại thuốc thảo dược phổ biến của Trung Quốc có tên Qinghao - Thanh hao. Hợp chất này trở thành một loại thuốc trị sốt rét cực mạnh. Theo đó, Tu Youyou đã giành được giải Nobel Sinh lý học và Y học năm 2015.


2. Lập bản đồ địa hình khoa học đáy biển toàn cầu

Sự hiểu của chúng ta về Trái đất trong thời hiện đại bắt nguồn từ suy đoán táo bạo của một nhóm các nhà địa chất học như Alfred Wegener, đó là lý thuyết về kiến tạo mảng. Nhưng quá trình làm cho lý thuyết này được chấp nhận rộng rãi lại là cả một quá trình diễn ra không được suôn sẻ, và một bước quan trọng trong quá trình này đến từ kiến thức của chúng ta về đáy biển.

Mãi đến những năm 1950, với sự trợ giúp của công nghệ sonar, Marie Tharp (1920-2006) mới bắt đầu vẽ và xuất bản những bản đồ địa hình đầu tiên của đáy đại dương, cho phép con người lần đầu tiên thực sự "nhìn thấy" đáy đại dương. Đặc biệt, bản đồ cắt ngang mà bà vẽ qua Bắc Đại Tây Dương đã tiết lộ một vết nứt lớn ở trung tâm của đáy đại dương, và bằng cách so sánh các tâm chấn của các trận động đất, bà cùng các cộng sự nhận thấy rằng các tâm chấn của các trận động đất đều nằm ở bên trong các vết nứt, cho thấy rằng chuyển động thực sự khiến cho các lục địa trôi dạt.

3. Photo 51




Mặc dù Rosalind Franklin (1920-1958) chưa từng nhận được giải Nobel, nhưng tên tuổi của bà đã mãi mãi gắn liền với DNA và hiểu biết về DNA của khoa học ngày nay. Năm 1952, Franklin và nghiên cứu sinh tiến sĩ Raymond Gosling đã chụp được hình ảnh nhiễu xạ tia X của DNA, và đặt tên cho nó là "Photo 51". Sau đó bức ảnh này bắt đầu nổi tiếng trong cộng đồng khoa học và trở thành chìa khóa để làm sáng tỏ cấu trúc chuỗi xoắn kép của DNA.

Tuy nhiên, những đóng góp của Franklin cho khoa học còn vượt xa hơn thế. Bà đã sử dụng phương pháp tinh thể học tia X để chứng minh cấu trúc chi tiết của virus khảm thuốc lá, đặt nền tảng cho nghiên cứu virus bại liệt. Cuộc đời của bà tuy ngắn ngủi nhưng bà đã để lại nhiều báu vật cho thế hệ mai sau. Như dòng chữ được viết trên bia mộ của bà, "Những nghiên cứu và khám phá của cô ấy về virus đã mang lại lợi ích lâu dài cho nhân loại".


4. Phá vỡ sự đối xứng của tự nhiên

Wu Jianxiong - Ngô Kiện Hùng (1912 - 1997), bà được tôn nữ vương vật lý. Sau khi du học, nhận được bằng Tiến sĩ, bà quyểt định ở lại Mỹ và trở thành nhà vật lý học nổi tiếng quốc tịch Mỹ gốc Hoa.





Vào năm 1956 khi Dương Chấn Ninh và Lý Chính Đạo lần đầu tiên đưa ra "định luật về không bảo toàn tính chẵn - lẻ" đã làm lung lay một qui luật mà cho đến thời điểm đó được xem là khuôn vàng thước ngọc đó là "qui luật bảo toàn chẵn - lẻ".

Nghiên cứu của hai nhà khoa học này về các kết quả thí nghiệm thời điểm đó đã thuyết phục họ rằng tính chẵn lẻ được bảo toàn cho các tương tác điện từ và cho tương tác mạnh. Vì lý do này, các nhà khoa học đã kỳ vọng rằng điều đó cũng đúng với tương tác yếu, nhưng nó chưa được thử nghiệm, và các nghiên cứu lý thuyết của Dương Chấn Ninh và Lý Chính Đạo cho thấy điều đó có thể không đúng với tương tác yếu.

Để chứng minh tính đúng đắn của học thuyết của hai nhà khoa học trên, Ngô Kiện Hùng đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu, hầu như suốt ngày ở trong phòng thí nghiệm; mỗi ngày chỉ ngủ trong vòng bốn giờ đồng hồ. Sau đó bà đã đạt được thành quả nổi bật: Chứng minh định luật Dương - Lý là chính xác, điều đó làm chấn động giới vật lý toàn thế giới. Có người nói Ngô Kiện Hùng là người đã giải thoát cho vật lý nguyên tử và vật lý hạt nhân khỏi rào chắn đầu tiên.

Ngô Kiện Hùng đã tiến hành nhiều thí nghiệm có ý nghĩa lớn cho quang phổ nguyên tử và cơ lượng tử nên đã đạt được nhiều vinh dự đặc biệt. Năm 1974 bà được giới khoa học Mỹ bầu là "nhà khoa học ưu tú nhất trong năm", là nhà khoa học nữ đầu tiên nhận được vinh dự đó. Năm 1975, Ngô Kiện Hùng được các nhà vật Lý học Mỹ bầu làm hội trưởng hội vật lý học Mỹ.

5. Khám phá tác động của hành vi lãnh thổ của loài chim


Mặc dù ở một khía cạnh nào đó, chúng ta không thể nhìn thế giới chính xác như động vật, nhưng các nhà khoa học đã cố gắng trong nhiều năm để hiểu thế giới càng nhiều càng tốt thông qua con mắt của động vật, dẫn đến hiểu biết sâu sắc hơn về tự nhiên. Điều này không thể tách rời với những quan sát sắc thái về hành vi của động vật và lý do đằng sau nó, lĩnh vực còn được gọi là Ethology - tập tính học. Một trong những nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực này là Margaret Morse Nice (1883 - 1974).

Từ đầu những năm 1900 đến những năm 1960, bà đã nghiên cứu hành vi của động vật trong hơn nửa thế kỷ, đặc biệt là tiến hành nghiên cứu thực địa sâu rộng và tỉ mỉ về loài chim sẻ ở Bắc Mỹ để khám phá tập tính lãnh thổ của loài chim cũng như ý nghĩa đằng sau đó. Điều thú vị hơn là sau khi làm mẹ, Nice còn xuất bản nhiều bài báo nghiên cứu về ngôn ngữ học bằng cách quan sát sự phát triển ngôn ngữ của con mình. Cuộc sống của bà, như tiêu đề cuốn tự truyện của bà mô tả, "Nghiên cứu là một niềm đam mê với tôi".

6. Định lý Noether



Khi Albert Einstein viết cáo phó cho Emmy Noether (1882 - 1935) vào năm 1935, ông đã gọi Noether là một "thiên tài toán học cực kỳ sáng tạo". Kể từ khi định lý Noether được xuất bản năm 1918, nó vẫn là một trong những định lý quan trọng nhất của vật lý trong hơn một thế kỷ qua. Định lý này liên kết các định luật bảo toàn với các phép đối xứng tự nhiên, cho thấy rằng mọi phép đối xứng đều tương ứng với một định luật bảo toàn liên kết và ngược lại. Nó không chỉ giải quyết một vấn đề nan giải trong thuyết tương đối rộng, mà nó còn cung cấp cho các nhà vật lý một cái nhìn thống nhất để quan sát và nghiên cứu vũ trụ.

Vào nửa sau của thế kỷ 20, định lý Noether cũng làm nền tảng cho Mô hình Chuẩn của vật lý hạt. Do đó, nó cũng được một số nhà vật lý ca ngợi là "ánh sáng dẫn đường của vật lý trong thế kỷ 20 và 21". Ngoài ra, bà còn có những đóng góp nổi bật trong lĩnh vực toán học, bà đi tiên phong trong lĩnh vực đại số trừu tượng, tên bà cũng xuất hiện trong rất nhiều khái niệm toán học.

7. Mô tả hiệu ứng nhà kính carbon dioxite



Hiện tại chúng ta đã hiểu biết khá sâu rộng về khả năng giữ nhiệt đáng kinh ngạc của carbon dioxide trong khí quyển, và nó cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu. Đặc tính này của carbon dioxide đã được phát hiện sớm nhất vào giữa thế kỷ 19.

Vào thời điểm đó, Eunice Foote (1819 - 1888) đã tiến hành một thí nghiệm đơn giản. Bà đặt một nhiệt kế vào trong hai ống đong bằng thủy tinh, đổ đầy khí cacbonic vào một ống đong và cái còn lại chỉ chứa không khí rồi phơi chúng dưới ánh nắng mặt trời. Cuối cùng, ống đong chứa khí cacbonic cho thấy rằng ấm hơn nhiều so với ống còn lại. Foote nhận ra rằng carbon dioxide trong khí quyển hấp thụ rất nhiều nhiệt. Do đó, bà đã đề xuất rằng: "Nếu không khí được trộn với tỷ lệ carbon dioxide cao hơn, nó sẽ khiến nhiệt độ của bầu khí quyển tăng lên và một bầu khí quyển có nhiệt độ cao hơn sẽ tạo cho Trái đất của chúng ta nóng hơn".

Bài báo của Foote được xuất bản năm 1856 dưới tên bà trên Tạp chí Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ , ngay sau bài báo của chồng bà, Elisha. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà nó đã không được Hiệp hội vì Sự tiến bộ Khoa học Mỹ (AAAS) đưa vào ấn phẩm hàng năm của họ về các cuộc họp của hiệp hội.

Công trình của Foote đã chỉ ra rằng hiệu ứng sưởi ấm của ánh sáng mặt trời bị ảnh hưởng bởi carbon dioxide và hơi nước trong khí quyển. Đây có thể là nghiên cứu khoa học đầu tiên chứng minh sự tồn tại của khí nhà kính.

8. Chương trình máy tính đầu tiên trên thế giới




Là con gái của nhà thơ Byron, Ada Lovelace (1815-1852) không thực sự có nhiều sự liên hệ với bố, thay vào đó bà sống với mẹ của mình. Bô nhận được một nền giáo dục tư nhân tốt vào thời điểm đó, đặc biệt là học rất nhiều về khoa học và toán học, điều rất hiếm thấy vào thời điểm đó.

Khi còn nhỏ, Lovelace đã bộc lộ tài năng đáng kinh ngạc, và khi còn là một thiếu niên, bà và Charles Babbage đã bắt đầu nghiên cứu "công cụ phân tích", thường được coi là tiền thân của máy tính. Điều đặc biệt hơn nữa là Lovelace còn tập trung vào tiềm năng của dữ liệu hơn bất kỳ ai khác và nâng cao khả năng máy móc xử lý nhiều tác vụ hơn, chẳng hạn như sử dụng máy móc để tạo ra các tác phẩm âm nhạc. Đồng thời, bà cũng phát triển một thuật toán để tính toán số Bernoulli.

Sưu Tầm

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam...

Tết Đoan Ngọ là cái Tết chung của một số nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ còn mang những ý nghĩa khác biệt.

Hằng năm cứ đến mùng 5 tháng 5 (âm lịch) dân ta lại tổ chức ăn Tết Đoan ngọ. Tết Đoan ngọ còn gọi là Tết Đoan dương.

Đoan ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa) còn dương là mặt trời, là khí dương, Đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.

Đây là một ngày Tết truyền thống dựa trên văn hóa – tín ngưỡng dân gian Phương Đông nhằm đánh dấu một giai đoạn mới mở đầu cho những điều tốt đẹp, cầu cho mùa màng bội thu, sinh nhai thuận lợi. Trong ngày Tết Đoan Ngọ người ta thường có những tục lệ khác nhau như: Tục chiết sâu bọ, Tục nhuộm móng chân – móng tay, Tục tắm nước lá mùi, Tục khảo cây lấy quả, Tục hái thuốc vào giờ Ngọ…

Tại mỗi nước khác nhau những tục lệ và nghi thức cho ngày Tết Đoan Ngọ lại khác nhau. Ở Đông Á có Việt Nam, Triều Tiên và Trung Quốc ngày Tết này được bảo tồn và chân trọng lưu giữ.

Nguồn gốc Tết Đoan ngọ: Không thể quan niệm Tết của người Việt có từ Trung Quốc

Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ còn được dân gian gọi là bằng cái tên dân dã hơn là Tết giết sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hóa phong phú. Không chỉ riêng ở Việt Nam hay Trung Quốc mà ở Triều Tiên, Hàn Quốc cũng có Tết Đoan ngọ. Vì vậy, Tết Đoan ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

Trung Quốc với truyền thuyết Khuất Nguyên

Vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên. Ông là vị trung thần nước Sở và còn là nhà văn hoá nổi tiếng. Tương truyền ông là tác giả bài thơ Ly Tao (thuộc thể loại Sở từ) nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn vì đất nước suy vong với hoạ mất nước.

Do can ngăn vua Hoài Vương không được, lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh, lấy bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuống sông cúng Khuất Nguyên.

Ngoài ra, có truyền thuyết khác về sự bắt nguồn của ngày tết Đoan ngọ, nhiều nguồn tin cho rằng tập tục tết Đoan Ngọ là bắt nguồn từ Hạ Trí trong thời cổ, có người thì cho rằng, đây là sự tôn sùng vật tổ của người dân vùng sông Trường Giang.

Truyền thuyết Tết Đoan ngọ tại Việt Nam

Vào một ngày sau vụ mùa, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.



Mâm cúng Tết Đoan ngọ của người Việt thường có hoa quả, bánh tro, rượu nếp để diệt sâu bọ.

Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.

Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Bởi vậy, không thể quan niệm Tết Đoan Ngọ của người Việt bắt nguồn từ Trung Quốc như một số người vẫn lầm tưởng như hiện nay.

Ý nghĩa Tết Đoan ngọ

Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ được "Việt hóa" thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoàn Ngọ là "Tết giết sâu bọ" vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.

Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày Tết này. Sau Tết Nguyên Đán, có lẽ "Tết giết sâu bọ" là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân... vì vậy con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố thu xếp để về.

Vào thời điểm này, trái cây, hoa lá bắt đầu đơm hoa kết trái mong một mùa bội thu, vì vậy, hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra còn có những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương.


Bánh ú tro thường được cúng trong tết Đoan ngọ.

Vào ngày này, cả làng nhộn nhịp hẳn lên, nhà nào cũng dậy từ sớm chuẩn bị phẩm vật cúng tổ tiên và hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong một mùa bội thu.

Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro... để diệt trừ" sâu bọ", xua đuổi hết bệnh tật...

Một số phong tục trong ngày Tết Đoan ngọ

Theo lệ, đúng ngọ (12h trưa), người dân ở các vùng thôn quê rủ nhau đi hái lá. Đây là thời khắc có dương khí tốt nhất, là giờ mặt trời toả ánh nắng tốt nhất trong năm. Lá cây cỏ hái được vào giờ này có tác dụng chữa bệnh rất tốt như các bệnh ngứa ngoài da, nhất là các bệnh về đường ruột hay khi cảm mạo, đem những lá thuốc này nấu nước xông giải cảm rất tốt.

Ngày xưa, vào ngày này, người ta còn có tục nhuộm móng chân, móng tay, tục khảo cây lấy quả, tục treo ngải cứu để trừ tà... Những em bé chưa biết đi thì được lấy một ít vôi quyệt vào thóp, vào ngực và rốn để chúng không bị đau bụng, nhức đầu. Tuy nhiên, phần lớn các tục lệ này nay đã được bãi bỏ, chỉ còn giữ lại tục tắm nước lá và tục đi hái lá thuốc.

Rượu nếp cẩm cũng là món ăn phổ biến để diệt sâu bọ.

Nơi phố phường, thị thành, không nhiều vườn tược, cỏ cây, người dân có lệ đi mua lá thuốc mồng 5. Dịp này, những người buôn bán từ quê ra đều mang theo đủ thứ loại lá bày bán. Lá được xắt nhỏ, phân từng loại riêng biệt, người đi chợ chọn lấy những lá có mùi vị ưa thích mua về, đúng ngọ ngày mồng 5, lại đem ra phơi khô rồi bọc lại để trong tủ thuốc gia đình, dùng khi nhà có người ốm đau.

Món ăn trong ngày Tết Đoan ngọ

Theo truyền thống của từng miền, vào ngày này, ngoài hoa quả, những món ăn cũng khác nhau. Tại Hà Nội và một số vùng của miền Bắc ngày này, rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm, là món không thể thiếu. Người ta cho rằng, bộ phận tiêu hoá của con người thường có các loại ký sinh gây hại và chúng nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng diệt được. Duy có ngày mồng 5/5 (âm lịch), các loại ký sinh này thường ngoi lên, con người có thể ăn thức ăn, hoa quả vị chua, chát và nhất là rượu nếp, có thể loại bỏ chúng.

Theo dân gian, rượu nếp được ăn ngay khi vừa ngủ dậy thì rất hiệu nghiệm. Rượu này chủ yếu là xôi còn nguyên hạt lên men, còn gọi là "cái". Người dân thường dùng các loại gạo nếp trắng và cẩm đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Người già, con trẻ đều có thể ăn loại rượu này.

Phụ nữ các vùng quê miền Bắc phần lớn đều biết "ngả rượu nếp" và thường tranh thủ dịp này ngả rượu để mang ra Hà Nội bán, có người chỉ trong một buổi sáng bán được đến cả 10 chậu nếp cẩm.

Cơm rượu miền Trung: Cơm rượu được làm từ phương pháp lên men cổ truyền. Đây là món tráng miệng, lại giúp dễ tiêu hóa nên đã được nhiều gia đình miền Trung tự chế biến trong bữa ăn. Cơm rượu nếp miền Trung thường có hình dáng vuông vức.

Chè kê: Đây là món ăn đặc trưng của người Huế mỗi dịp Tết Đoan Ngọ. Sau khi xay hạt kê và loại bỏ lớp vỏ, người ta ngâm rồi đun sôi cho đến khi nở mềm, sền sệt rồi thêm nước đường cùng chút gừng là đã được một nồi chè kê thơm phức, vô cùng hấp dẫn rồi.

Cơm rượu nếp miền Nam: Ở các tỉnh miền Nam, cơm rượu nếp được gọi là cơm rượu. Cơm rượu không để rời mà viên thành từng viên tròn trước khi ủ. Món cơm rượu ở miền Nam thường có nước tiết ra và cũng được pha thêm nước đường, rất ngon nếu ăn kèm với xôi vò giống như món xôi chè ở miền Bắc.

Còn ở Đà Nẵng, món không thể thiếu trên mâm cơm cúng là bánh ú tro. Nhà nào cũng mua từ ba bốn chục bánh trở lên.

Ngoài ra, theo truyền thống của người miền trong, thịt vịt cũng là một thứ không thể thiếu cho ngày lễ này. Tại TP.HCM, vịt quay, heo quay ngày này thường tăng hơn so với ngày thường.

Nguồn Internet











































Không có nhận xét nào: