a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2022

Quán trọ ven đường


Chị Bông dứt phone với anh thợ làm hàng rào và lẩm bẩm: “Anh ta cho giá thay toàn bộ hàng rào 6,000 đồng, hao tốn quá”.
Chị bực mình liếc mắt sang nhà hàng xóm có chung cái hàng rào sau vườn và lẩm bẩm tiếp: “Mà cái nhà hàng xóm này lại không biết điều”.

Trước đó anh hàng xóm người Mễ đã vài lần thẳng thắn từ chối hợp tác cùng chị Bông thay phía hàng rào chung của hai nhà với lý do hàng rào chưa hư hỏng gì và tiền thì họ chưa có luôn.
Trong vườn chị Bông trồng nhiều cây hoa hồng, mái hiên patio treo chiếc chuông gío nên thơ, nếu được hàng rào đẹp thì khu vườn sẽ càng đẹp thêm.

Cái cell phone chị để trên bàn trong sân patio reo lên, không lẽ anh thợ hàng rào gọi lại…giảm gía? Hay là anh hàng xóm Mễ gọi sang báo tin đã đồng ý làm hàng rào?
Chị Bông vội vàng mở phone, thì ra là chị Huê, người bạn thân thiết. Giọng chị Huê tưng bừng vui:
– Bông ơi, hai vợ chồng mình mới mua một căn biệt thự đẹp mà gía khá rẻ so với thị trường, vợ chồng chủ nhà ly dị cần bán nhà nhanh, ưu tiên cho tiền mặt, mình đủ điều kiện. Tháng sau bạn sẽ đến ăn mừng tân gia nhé.

Chị Bông ngạc nhiên:
– Ơ kìa, nhà Huê đang ở cũng mới cũng đẹp mà lại đổi nhà à?
– Nhà này mới hơn đẹp hơn và sang trọng hơn. Đây đúng là căn nhà ước mơ của mình. Hàng xóm toàn là triệu phú trở lên đó nha.

Chị Huê say sưa tả ngôi biệt thự từ ngoài sân vào bên trong đến cả khu vườn, chị Bông nghe đến đâu choáng váng đến đó. Một tiếng sau buông phone mà chị Bông còn thẫn thờ như người mới bị bỏ bùa chưa tỉnh.
Bất giác chị ngó quanh khu vườn nhà mình bỗng thấy …tủi, gía mà chị giàu có như chị Huê thì đã thay quách toàn bộ hàng rào khỏi cần kêu gọi anh hàng xóm Mễ đóng góp.

Chị Bông đang ganh tị với căn biệt thự chị Huê vừa khoe. Anh Bông lững thững ra vườn và bắt gặp vợ ngồi im lặng trong ghế xích đu, anh thắc mắc:
– Em nghĩ gì mà thẫn thờ ra thế? Lại bực mình vì anh hàng xóm Mễ vẫn chưa chịu chung tiến thay cái hàng rào mới hả?
– Tại anh Mễ và… tại chị Huê.
– Anh biết rồi, bà Huê không khoe stock của bà ấy lên giá thì cũng khoe cửa hàng bánh mì thịt nguội, giò chả, chè cháo của bà ấy doanh thu ngày càng tăng.

Chị Bông thán phục:
– Anh nói đúng đó, cửa hàng chị ấy đắt hàng lắm, dù đã thuê mướn cả chục người mà hai vợ chồng vẫn bận rộn cả ngày, trong khi vợ chồng mình cùng tuổi về hưu như anh chị Huê thì ăn không ngồi rồi chẳng kiếm ra xu nào ngoài mấy đồng tiền hưu.

– Tội nghiệp, anh chị Huê lớn tuổi rồi mà vẫn làm việc đầu tắt mặt tối. Tóm lại giàu có mà vẫn …”khổ” vì kiếm tiền.
Anh nghe kể rằng có bà gìa luôn than thở mình mẩy tay chân đau nhức, tai điếc mắt mờ thế mà vẫn …thích mở hầu bao ra đếm tiền, chẳng than mỏi tay đau tay hay mờ mắt gì cả. Thiếu đồng nào bà phát hiện ra ngay.

Chị Bông cãi lại:
– Càng có tiền càng sướng chứ, tội nghiệp gì chị Huê.
Vợ chồng chị Huê mới mua một căn biệt thự hơn một triệu, trả tiền mặt nhé. Em nghe mà phát ham, trong khi em muốn thay cái hàng rào chỉ 6,000 đồng cũng không dám làm.
Nãy giờ em cứ mơ ước nếu mình trúng số thì sẽ mua căn biệt thự trong khu ấy làm hàng xóm các triệu phú cho oai, hàng xóm với mấy nhà Mễ này chỉ thêm bực mình..

Anh Bông an ủi:
– Hàng rào sau vườn còn tốt chán, anh hàng xóm Mễ từ chối thay mới là đúng rồi. Em đừng “khủng bố” tinh thần nhà anh ta nữa, lần nào gặp mặt họ em cũng hỏi chỉ một câu: “Anh chị suy nghĩ kỹ chưa? Có thay hàng rào với tôi không?”.
Mà em không nhớ bài thuyết giảng ở chùa hôm nào à, cuộc đời là cõi tạm, chúng ta đang ở trọ trần gian, đòi chi những điều hoàn hảo.
– Anh chỉ chuyên môn bênh hàng xóm, xe nó đậu đầy lề đường, trở ngại lối đi, chướng cả mắt, anh lại khen xe đậu thế này trông…. nhộn nhịp khu phố.
Cuối tuần nó tụ họp bạn bè uống bia trước sân mở nhạc tiếng Spanish ầm ĩ anh cũng khen… vui cả khu phố.
– Sống hòa đồng và nhịn hàng xóm một tí có sao đâu.
– Nếu thế em cũng sẽ đậu xe lòng lề đường và cuối tuần tụ họp bạn bè ngoài sân mở ầm ĩ nhạc Bolero Thanh Tuyền Chế Linh, Hương Lan Tuấn Vũ cho hàng xóm Mễ nghe chơi nhá.
– Vợ chồng Mễ hàng xóm hiền lành dễ thương, chả lẽ vì cái hàng rào mà em đành hanh với họ thế à ? Thuyết nhà Phật….

Chị Bông ngắt lời chồng:
– Ôi, anh lại thuyết nhà Phật lắm bi quan, nào đời là bể khổ, đời là cõi tạm, kiếp người mong manh, trở về cát bụi, ai mà đang tuyệt vọng sẽ chẳng muốn kiếp lai sinh.
Em muốn như anh chị Huê lúc nào cũng phơi phới kiếm tiền và hưởng đời, muốn gì cũng có. Hay là mình gom góp vốn liếng, vay mượn thêm con cái đầu tư mutual fund hay địa ốc đi anh, chơi stock thì càng kiếm nhanh hơn nữa. Vậy anh muốn cái nào?
– Nghĩa là sao? Mình mua nhà cho thuê hoặc mua mutual fund, hoặc chơi stock đu dây với may rủi ấy hả?

Chị Bông giảng giải:
– Anh nhát gan không chơi stock thì thôi. Mua nhà mình chỉ cần down khoảng 20% và lấy tiền thuê hàng tháng trả mortgage, 10 hay 15 năm sẽ trả xong nợ, căn nhà thuộc về mình.

Hay là đầu tư mutual fund chậm hơn nhưng 10 năm sau số tiền đầu tư có thể tăng gấp đôi. Tới lúc đó mình lấy cả vốn lẫn lời ra… mua nhà biệt thự làm hàng xóm các triệu phú luôn.
– Nghe em nói kiếm tiền nhẹ nhàng dễ dàng quá. Anh…không chọn cái nào cả.
Chị Bông cụt hứng giận dỗi trách:
– Hèn gì số mình nghèo là phải. Suốt đời ở căn nhà xấu này thôi.
– Ai mà chẳng muốn cuộc sống đầy đủ cao sang, anh cũng thích nhà cao cửa rộng lắm chứ, nhưng mỗi người một hoàn cảnh. Bao nhiêu năm nay không giàu có được nói chi tuổi xế chiều.

Rồi anh Bông vỗ về:
– Thôi em đừng ganh đua với chị Huê nữa, mình không có tiền bạc và càng không có thời gian để đầu tư đường dài.
Em cứ an phận làm hàng xóm mấy anh chị Mễ, mấy anh chị Mỹ đen như hiện nay đi.
Vợ chồng mình là khách hàng thường xuyên của CVS pharmacy tại thành phố này, các nhân viên bán thuốc full time thậm chí nhân viên part time thay đổi xoành xoạch mà họ còn nhớ tên nhớ mặt mình.
Vậy thì hơn 10 năm nữa mình 80 tuổi, bệnh tình mình đi tới đâu? liệu có còn sức khỏe mà hưởng nhà to nhà đẹp không, hả? nếu có thay đổi nhà thì anh sẵn sàng moving đến căn nhà nào ….gần bệnh viện nhất để mỗi lần gọi 911 cấp cứu cho tiện.

Đến dự buổi tiệc tân gia nhà chị Huê, căn biệt thự lộng lẫy ấy chị Bông khó thể nào quên, vừa trầm trồ khen ngợi vừa mơ ước khi chị Huê dắt khách đi từng phòng giới thiệu, đây là phòng khách của tôi, phòng bếp của tôi, phòng nào cũng đẹp cũng sang.

Bước vào căn phòng ngủ kê hai chiếc giường mà vẫn còn rộng mênh mông với những tủ, gương sang trọng, chị Huê lại hãnh diện sung sướng:
– Các bạn ơi, đây là phòng ngủ yêu qúy của tôi, từ cái giường, khăn trải nệm, gối mền, rèm cửa đều là hàng hiệu….
Bạn bè ai cũng khen vợ chồng chị Huê có phước, con cái đứa nào cũng ăn học thành đạt, gia đình đề huề, anh chị Huê thì giàu có làm ăn tiền vô như nước.

Chị Bông hỏi:
– Bao giờ thì anh chị Huê nghỉ bán buôn, ở nhà hưởng nhàn thảnh thơi trong căn nhà đẹp này ?.
Chị Huê phân trần:
– Mình cũng muốn nghỉ lắm. Con cái có công việc của chúng, chẳng đứa nào thích cái nghề bán bánh mì thịt nguội này cả, sang cửa hàng cho người khác thì tiếc rẻ vì công việc làm ăn càng ngày càng phát đạt, tiền cứ chạy vô túi vô nhà băng nên chẳng nỡ ngừng, thôi thì còn sức còn làm, có nhiều tiền tiêu xài cũng sướng tay. Nhờ thế vợ chồng mình mới mua căn biệt thự này dễ dàng.

Chị Huê ghé tai chị Bông khoe thêm:
– Trừ mọi chi phí mỗi tháng vợ chồng mình kiếm mười mấy ngàn, chẳng cần ăn học bằng cấp gì mà tính ra hơn hẳn lương kỹ sư lâu năm, tự mình làm chủ mình và làm chủ gần chục nhân viên từ khâu làm bánh mì, làm giò chả thịt nguội, đến khâu đứng bán cho khách hàng.
Thử hỏi là chị có chịu buông bỏ cửa hàng ngồi nhà lãnh vài đồng lương hưu không chứ.

Sau dịp ăn tân gia ấy chị Bông ít có dịp đến nhà chị Huê nhưng thường gặp chị ở cửa hàng bánh mì thịt nguội nổi tiếng ngon nhất của thành phố này.
Vợ chồng chị Huê nhanh nhẹn xã giao với khách hàng và tháo vát với công việc, chỉ huy nhân viên đâu ra đấy.

Thế mà một hôm chị Bông nghe hung tin, một người bạn gọi phone báo tin:
– Chị Huê đã qua đời trong giấc ngủ đêm qua vì heart attack.
Trời ơi, một cái chết quá bất ngờ, không hề báo trước. Chơi thân với chị Huê nhưng chị Bông có nghe chị Huê than thở gì về bệnh tim mạch đâu.
Hay là chị Huê làm việc nhiều quá nên căng thẳng và kiệt sức, ảnh hưởng đến tim mạch??

Sau đám tang chị Huê, cửa hàng bánh mì thịt nguội trở lại hoạt động bình thường, bạn bè ai cũng ngạc nhiên, tưởng anh Huê mất đi người vợ yêu dấu mấy chục năm bên nhau anh sẽ mất nguồn cảm hứng kiếm tiền.
Vài tháng sau chị Bông đã nghe bạn bè chung của chị Huê truyền nhau tin đồn anh Huê đang “tình ý” với chị Sương nhân viên quản lý cửa hàng.
Đó là một thiếu phụ khoảng 45 tuổi, chị ta là mẹ độc thân của ba đứa con. Được bà chủ tin cậy chị ta nhanh nhẹn khôn ngoan chăm chỉ làm việc và bây giờ thì được ông chủ độc thân ưu ái.

Ai cũng tưởng họ chỉ “tình ý” và bồ bịch cho đời nhau đỡ buồn. Nhưng một năm sau thì anh Huê chính thức đi thêm bước nữa với chị Sương với lý do để có người phụ anh công việc kinh doanh, cứ làm như anh chỉ cần người làm hơn là cần người tình.

Căn biệt thự lộng lẫy của chị Huê nay đã có nữ chủ nhân mới, thêm ba đứa con của chị ta nên cửa nhà đông vui hẳn lên, lúc nào cũng có một hai chiếc xe loại sang đậu trước sân, chiều tối các khung cửa sổ căn biệt thự đều sáng đèn ấm cúng.

Cửa hàng sản xuất bánh mì thịt nguội đã có nữ chủ nhân mới.
Ngày nào chị Huê từng hãnh diện khoe công việc và tiền bạc nay những huê lợi ấy đã vào túi người khác.

Ngày nào chị Huê từng sung sướng khoe căn phòng ngủ xinh đẹp sang trọng, nay căn phòng ngủ ấy cũng thuộc về người phụ nữ khác.
Và người chồng suốt mấy chục năm thân ái chung đôi của chị cũng thuộc về người khác luôn.

Chị Bông thấy xót xa giùm người bạn đã nằm dưới nấm mộ. Chị than thở với chồng:
– Thương chị Huê quá. Nhớ ngày mới mua căn biệt thự chị Huê hớn hở vui mừng bao nhiêu, chị trang hoàng chăm sóc từng căn phòng, thế mà ở chẳng bao lâu…
Anh Bông lại triết lý nhà phật:
– Chị Huê đã “ở trọ” trong căn biệt thự ấy, chứ có gì là của chị Huê đâu, kể cả bạc tiền và người chồng yêu dấu.
Hết thời hạn thì ra đi. Vợ chồng mình cũng đang “ở trọ” trong chính căn nhà của mình đây.

Cuộc sống luôn đi bên cạnh những rủi ro bất trắc, tai nạn hay bệnh hoạn có thể đến bất cứ lúc nào. Chúng ta không chết vì tại nạn, bệnh hoạn thì cũng chết vì tuổi gìa sức yếu, mười năm, hai mươi năm nữa thôi căn nhà này sẽ thuộc về ai…
Chị Bông giật mình, anh Bông nói đúng qúa, sau này vợ chồng chị chết đi, con cái đều có nhà riêng và công việc ở xa, chẳng đứa nào có nhu cầu dọn về đây. Căn nhà này sẽ bán đi và thuộc về người khác.

Chị Bông chợt nhớ tới gia đình một người quen biết, sang Mỹ diện H.O. năm 1990, Sau 5 năm làm việc cật lực họ có chút tiền down một căn nhà. Người vợ lãnh đồ từ hãng và may tại nhà, vừa chăm chỉ may vừa lo cơm nước cho chồng đi làm con đi học, chị hết sức tiết kiệm tiền bạc và cả thời gian, ít giao du với bạn bè, thậm chí từng là con chiên ngoan đạo chị cũng “né” màn đi nhà thờ hàng tuần, chỉ đi vào những dịp lễ lớn, vì đi nhà thờ là “tốn kém” , luôn có mục đóng góp đủ thứ, nay món này mai món khác chẳng bao giờ hết việc.
Mục đích chính của chị là làm việc tối đa và tiết kiệm tối đa để có tiền trả nợ căn nhà.

Nhà cửa trả xong, vốn liếng bắt đầu rủng rỉnh thì đùng một cái chị H.O lâm trọng bệnh qua đời. Chồng quan niệm con cái đứa nào cũng có ăn học và có gia đình riêng không phải lo cho chúng nữa, ông ta về Việt Nam cưới một cô hàng xóm lỡ thì nhưng vẫn còn trẻ chán so với ông, bán căn nhà cũ đang ở để mua căn nhà khác mới hơn đẹp hơn cho xứng và le lói với người mới.
Chị H.O này cũng “ở trọ” và ra đi “trắng tay” như chị Huê.

Thế là chị Bông lại an phận tìm vui với căn nhà của mình, khu vườn sau hoa lá và chuông gió vẫn đẹp và nên thơ với cái hàng rào cũ mà chị từng muốn thay bỏ chúng.

Một buổi sáng chị Bông mang rác ra sân trước thì thấy chị Mễ hàng xóm cũng kéo thùng rác ra sân liền tươi cười xã giao, bù đắp cho những ngày chị Bông liếc mắt hay lườm lườm sang nhà nó với vẻ lạnh lùng:
– Chị khỏe không? Hôm nay chị không đi làm hả?
Chị Mễ than thở và e dè:
– Tôi bị mất việc rồi, đang hưởng tiền thất nghiệp. Chị đừng rủ tôi thay cái hàng rào nữa nghe.
Xong chị ta nửa đùa nửa thật:
– Chỉ còn chồng tôi đi làm, nhà 4 đứa con, nếu tôi mà thất nghiệp dài lâu thì không có tiền trả mortgage căn nhà này đâu, lúc ấy chị sẽ có hàng xóm mới để rủ họ thay hàng rào mới.

Chị Bông cảm thấy như mình có lỗi và ái ngại quá. Hoàn cảnh nhà hàng xóm chẳng khá giả gì thế mà bấy lâu chị cứ “mặt sưng mày xỉa” ngầm với họ vì cái tội không chịu chung tiền làm hàng rào mới.
Chị Bông dịu dàng thân mật:
– Chúc chị mau kiếm được việc làm, còn cái hàng rào chung của chúng ta, đúng như chồng chị đã nói, vẫn tốt lắm, thay làm chi cho phí tiền.

Trong ánh mắt chị Mễ thoáng vẻ ngạc nhiên và vui. Chắc vì lần gặp mặt này chị ta thấy chị Bông đã thay đổi thái độ quá bất ngờ.
Chị Bông lại thấy anh Bông nói đúng, chẳng có ai dám bảo đảm ở căn nhà của mình dài lâu chứ đừng nói suốt đời.
Ngoài cái chết, người ta phải rời xa căn nhà vì hàng đống lý do, vì công việc, vì trường học của con cái hay vì mất job, vì ly dị… v..v…v à biết đâu chỉ vì…. nhà hàng xóm.

Gia đình anh chị Mễ này không chịu nổi mụ hàng xóm khó tính như chị Bông, một ngày nào đó họ cũng sẽ dọn đi cho khuất mắt?
Chị Bông chẳng cần cái hàng rào mới đẹp nữa cho hao tốn bạc tiền của mình và của hàng xóm và chị càng không mơ nhà to đẹp cao sang nữa khi tuổi đã xế chiều.

Vì nhà to đẹp hay nhà cũ xấu cũng chỉ là quán trọ ven đường đời cho ta dừng chân và một ngày nào đó ta sẽ về nơi yên nghỉ sau cùng đó mới là căn nhà vĩnh cửu của riêng ta.

Nguyễn Thị Thanh Dương


Vườn ảo mộng.



Chương I:
Cánh cửa biệt thự vừa mới mở ra, Loan đã choáng ngợp trước vườn hoa hồng lộng lẫy hai bên nhà. Dù được đi du lịch khắp nhiều nơi trên thế giới, được ngắm nhiều loại hoa đẹp, quý hiếm nhưng Loan chưa bao giờ thấy ở đâu có một vườn hồng to, đẹp với những màu sắc đầy quyến rũ lạ lùng như ở đây. Vườn hoa hồng đẹp và thơm đến nỗi thôi miên nàng đứng sững tại chỗ không muốn rời chân đến tiến vào trong xem thêm toàn bộ căn nhà. 

Những bông hồng nhung đỏ thẫm tình tứ, hồng trắng nuột nà, hồng vàng kiêu sa, hồng cam quý phái, hồng tím lãng mạn và đặc biệt là hồng xanh nõn chuối đẹp mê hồn. Bông thì nở to, bông vừa mới hé, bông còn đương nụ, rồi ngay cả những cánh hồng rụng trên thảm cỏ xanh cũng đẹp, cũng thơ mộng làm tim Loan xao động, bàng hoàng. 

Thấy vợ thẫn thờ quá lâu trước vườn hồng, Thanh ôm nàng khẽ nhắc:

Đẹp quá phải không em? Nhưng mà mình còn đi xem thêm hết căn nhà nữa, nếu được thì cả vườn hoa này thuộc về em mà, lo gì!
Loan sực tỉnh nhìn chồng, mỉm cười ngượng ngập:

Em xin lỗi! Không hiểu sao em lại bị hút vào vườn hoa này, có cái gì đó nơi đây làm em thật sự rung động. Thôi, mình vào trong xem nhà đi anh!
Người nhân viên môi giới nhà đất vẫn kiên nhẫn đứng chờ sự chiêm ngưỡng vườn hồng hơi lâu của Loan, anh ta mỉm cười hài lòng có lẽ vì nghĩ rằng chỉ mới xem mỗi vườn hoa bên ngoài thôi mà cô này đã mê mẩn rồi thì căn nhà này rất có khả năng bán được giá. Khi Thanh đến bên anh ta ngỏ ý muốn được xem thêm bên trong căn nhà, anh ta vui vẻ hướng dẫn vợ chồng chàng đi ngay. Đến đâu, anh ta cũng hết lời ca tụng những món đồ sang trọng, đắt giá trong mỗi căn phòng. Mà cũng công nhận anh ta không ngoa, nội thất của căn biệt thự này chứng tỏ chủ nhân là người trí thức và có óc thẩm mỹ chứ không phải hạng trọc phú có tiền chỉ biết sắm sửa để khoe mẽ mà không cần để ý đến sự hài hòa, có phong cách. Mỗi phòng đều có cách bài trí nhìn qua rất đơn sơ nhưng lịch sự và tao nhã, nhất là phòng ngủ có cửa kính nhìn ra vườn hoa màu tím sau nhà, đẹp tuyệt vời.

Vườn hoa được chia làm hai khu, mỗi bên là một thảm hoa lưu ly màu tím, xen lẫn một ít đỏ và trắng, đẹp không kém vườn hồng, chứng tỏ chủ nhân hẳn có một tâm hồn lãng mạn.
          
Phòng ngủ của căn biệt thự này làm Loan có một cảm xúc đặc biệt. Trong ý nghĩ của nàng nơi này đã chất chứa bao ân tình của chủ nhân. Họ đã từng yêu thương nhau, cùng gầy dựng đời sống với nhau để cuối cùng đạt được ước mơ là có được một căn biệt thự lộng lẫy thay vì một túp lều tranh hai trái tim vàng như trong tiểu thuyết. 

Vậy thì bây giờ, họ đang ở đâu? Hoàn cảnh ra sao?

Trong lúc Loan đứng lại trước bật thềm say sưa ngắm vườn hoa tím mơ mộng dưới ánh nắng rực rỡ của những ngày đầu hè, thì Thanh chăm chú xem xét lối kiến trúc của căn nhà, săm soi tìm những lỗi lầm, những vết nứt để có thể tìm sơ hở hầu mua được với giá phải chăng. Loan vẫn đứng yên tại chỗ tiếp tục nhìn ngắm khu vườn sau cũng đẹp không kém khu trước. Những cây thông nhỏ xanh mướt cuối vườn, rồi giàn Ti-Gôn màu hồng xinh xắn, rồi cuối cùng đôi mắt nàng dừng lại ở bụi trúc tươi tốt nơi góc vườn. Bụi trúc có vẻ lạc lõng trơ vơ trong toàn bộ kiến trúc đặc tính Tây phương của ngôi nhà. Không biết chủ nhân là người Á Châu hay Đức, nhưng nếu là ai đi nữa nhất định họ cũng có tâm hồn Đông phương mới có ý nghĩ trồng một bụi trúc như thế này trong vườn. Loan gọi chồng, chỉ chàng xem bụi trúc và hỏi:

Anh có nghĩ chủ căn nhà này là người Việt Nam không?
Thanh lắc đầu cười:

Khó nói lắm, anh thấy bây giờ cũng có nhiều gia đình người Đức thích trồng tre trúc trong vườn của họ mà! À mà nãy giờ mình đã đi xem tất cả các nơi rồi, em thấy thế nào?
Loan mỉm cười:

Dạ! Em dĩ nhiên là rất thích, trừ… phòng ngủ, nếu mình mua được thì em sẽ thay đổi toàn bộ.
Thanh ngạc nhiên:


Nhưng em có biết nội thất của căn phòng đó rất đắt tiền không? Vả lại, nhìn cũng đâu đến nỗi cũ kỹ lắm!
Loan buồn rầu nói nho nhỏ:

Em biết! Nhưng em vẫn có cảm giác bất an khi em nghĩ đến đôi vợ chồng nào đó đã ngủ ở đây nhưng bây giờ thì họ ra sao rồi? Nếu như em biết rõ câu chuyện về họ và hoàn cảnh hiện tại của họ thì em sẽ giữ lại mọi thứ, bằng không thì…
Thanh hiểu ý nói ngay:

Anh đồng ý với em! Để anh tìm hiểu thêm xem sao nhé! Dù sao căn nhà này cũng được rao bán với giá hơi cao, mình cũng cần cân nhắc cẩn thận em à!
Vâng, em cũng nghĩ thế!
Loan tán thành dù nàng biết rõ với thu nhập của phòng mạch và lương của một dược sĩ thì hai vợ chồng dư sức mua được căn biệt thự này nhưng suy nghĩ chín chắn chẳng phải là việc làm thừa thãi.

Họ ra về, Loan không thấy có cảm xúc đặc biệt với ngôi nhà mà chỉ quyến luyến với vườn hoa hồng, hoa tím xinh đẹp, lãng mạn của nơi ấy mà thôi. Những bông hoa đáng yêu ấy dường như cũng không nỡ chia tay nàng, chúng đong đưa mỉm cười trong gió chào nàng, tỏa hương thơm ngát tiễn nàng về đến nhà và đi vào cả giấc mơ của nàng ngay đêm đó. Nàng thấy mình đứng trong phòng khách, nhìn qua cửa sổ và ngắm vườn hồng xinh tươi dưới ánh trăng rằm, cảnh vật mơ màng, cảnh vật yên tĩnh, tràn đầy ý thơ. Nàng lại thấy một đôi vợ chồng, rõ ràng là người Á Châu mở cửa đi vào căn biệt thự vừa đi họ vừa cãi vã nhau kịch liệt và nàng nghe rõ ràng là họ đang dùng tiếng Việt để cãi nhau. Người chồng hét lên đầy giận dữ và uất hận:

Tôi thật đã khổ lắm rồi! Tôi đã cho cô hết tất cả những gì cả đời tôi làm ra được, tôi chỉ xin cô buông tha cho tôi được yên lành ở những tháng ngày cuối đời có được không?
Người vợ khóc nức nở, giọng bà rất bi thương:

Nhưng mà em không cần, em chỉ muốn có anh thôi. Em đã làm gì lầm lỗi để đến giờ này anh chỉ biết yêu và tưởng nhớ cô ta mà bỏ em? Anh nói đi!
Đột nhiên, một cảm xúc có lẽ quá đau buồn, tức giận nổi lên, bà đưa tay điên cuồng phá tan hoang vườn hoa vô tội. Những cành hoa ngã rạp, những bông hồng rơi rụng tan tác, Loan như nghe được tiếng kêu khóc thảm thương của chúng. Nàng nghẹn ngào thổn thức mà không biết làm sao cứu giúp những đóa hoa xinh đẹp kia thoát được sự tàn phá trong cơn giận dữ đến mất trí của người đàn bà nọ.

Dưới ánh trăng vằng vặc, nàng nhận ra cả hai đều đã cao tuổi, chắc cũng trên sáu chục hết rồi, vì cả hai đều tóc bạc, da mồi. Lẽ ra ở tuổi này, họ nên sống bên nhau một cách êm đềm hạnh phúc lắm mới phải? Trong giấc mộng, nàng thấy rất rõ gương mặt người đàn ông, một trí thức, một người có tâm hồn phóng khoáng nhưng hiện giờ thì đầy đau khổ, đôi mắt ông rưng rưng nhìn vườn hoa hồng tươi đẹp ngày nào đang tan tác, tả tơi rũ rượi trong sự tàn phá của bà vợ. Rồi ông cúi đầu, lầm lũi bỏ đi, người vợ dừng tay hốt hoảng gọi theo:

Không! Không! Anh ơi! Đừng đi! Đừng bỏ em!
Bóng ông xa khuất. Bà ôm mặt khóc như mưa.

Không hiểu sao Loan không thấy tức giận vì bà đã hủy hoại vườn hoa xinh đẹp mà nàng lại có cảm giác như đang hòa vào nỗi đau đớn tột cùng của bà. Nàng thương những bông hồng tơi tả, thương người chồng tiều tụy và thương cả người vợ đau khổ kia. Và rồi nàng cũng khóc!

Loan chợt giật mình vì có tiếng chồng lay gọi:

Em! Em có sao không vậy!
Loan mở mắt nhìn nét mặt đầy lo âu của chồng, sự quan tâm yêu thương hiện rõ trong đôi mắt ấy làm nàng càng động mối bi thương, nàng ôm chồng nức nở:

Anh ơi! Sau này, nếu em có lỗi lầm gì thì anh nên nói trước chứ đừng bỏ em một mình.
Tại sao em lại nói thế! Hôm nay lúc đi xem nhà về anh thấy em có vẻ lạ lắm. Em nằm mơ thấy ác mộng phải không?
Loan nép sát vào chồng tìm sự bình yên nơi vòng tay êm ấm của chàng, từ từ nàng bình tĩnh lại rồi thuật lại cho chàng nghe giấc mơ vừa qua. Nàng đinh ninh thế nào chàng cũng chẳng tin đâu, thậm chí có thể chế diễu mình là học ra dược sĩ rồi mà vẫn còn có tính nhẹ dạ, mơ màng như một cô bé mười lăm vậy. Không ngờ nghe xong, Thanh trầm ngâm một lúc rồi khẽ nói:

Ừ! Anh cũng thấy có cảm giác là lạ về ngôi biệt thự, nhìn có vẻ lộng lẫy, huy hoàng đó. Ngày mai mình đến thăm lần nữa rồi trả lời thẳng cho người ta luôn. Em đồng ý như vậy không?
Vâng! Loan lau nước mắt, mỉm cười.
Chợt nàng nhìn ra ngoài cửa sổ, trời đã hừng sáng nhưng những hạt mưa long lanh vẫn đang đọng ngoài khung cửa. Nàng bật dậy hốt hoảng:

Đêm qua chắc mưa to lắm! Em phải dậy để lo đồ ăn sáng và chuẩn bị áo dù cho hai đứa nhỏ mới được.
Biết tính rất chu đáo và yêu thương các con rất mực của vợ, Thanh để yên cho nàng lăng xăng chuẩn bị làm bổn phận của bà mẹ hiền vào buổi sáng đang mưa. Chàng thầm cảm ơn Trời Phật đã ban cho mình một người vợ vừa giỏi, vừa hiền thục lại giàu lòng bác ái. Nhưng trời không cho ai đầy đủ mọi thứ bao giờ, cái mà Loan khiếm khuyết nhất vẫn là nhan sắc. Chẳng sao, Thanh đã có câu châm ngôn gối đầu của mẹ dặn: “Vợ đẹp là vợ người ta, rước vào nhà chỉ cần có cái nết thôi con ạ!”.

Giờ nghỉ trưa, Thanh và Loan quyết định đi đến ngôi biệt thự hoa hồng một lần nữa. Họ gọi cho văn phòng địa ốc và may mắn là có nhân viên đang rảnh rỗi sẵn lòng dẫn họ đi xem một lần nữa. Lần này, khi cánh cửa vừa mở ra, Loan đã kinh hoàng phải tựa hẳn vào chồng để trấn tĩnh vì cảnh tượng bày ra trước mắt: Vườn hồng xinh đẹp hôm qua đã tả tơi, tan tác, tiêu điều hệt như trong giấc mộng của nàng. Những cánh hồng rụng đầy dưới đất, những cành non gãy gục trên những chiếc lá, cánh hoa còn sót lại vẫn đọng những giọt nước long lanh như nước mắt không biết của hoa hay của người? Thấy vẻ mặt thất sắc của vợ, Thanh trấn an:

Đêm qua có lẽ mưa bão to quá làm hoa hư hết, chuyện đó có gì lạ đâu em. Rồi ít ngày nữa trời đẹp, hoa lại nở tươi tốt như xưa thôi.
Vẫn biết chồng nói đúng, nhưng niềm vui, sự háo hức và rung động như ngày hôm qua hình như đã chết hẳn trong tâm hồn nàng. Loan ngơ ngẩn nhìn vườn hoa tím đằng sau, cảnh tượng cũng y như đằng trước: Chỉ là một sự hoang tàn thê lương. Làm sao mà có thể nhanh như thế được? Cảnh đổi, tâm nàng cũng đổi theo, mà có phải là lâu la gì lắm đâu, chỉ qua có một ngày?

Loan lẽo đẽo đi theo chồng xem lại các phòng ốc, nhưng tâm hồn nàng vẫn bị ám ảnh bởi giấc mộng đêm qua và cảnh vườn đổ nát hôm nay nên chẳng tha thiết nhìn ngắm bất cứ một cái gì nữa. Thấy vẻ im lặng, hờ hững của vợ, Thanh lo lắng hỏi:

Em sao vậy? Anh thấy em không được vui. Em mệt hả?
Vâng, em hơi mệt! Có lẽ vì đêm qua ngủ không ngon. À mà anh ơi! Em thật lòng không muốn mua ngôi nhà này nữa. Em sợ!
Thanh vội an ủi vợ:

Em đừng lo! Mua nhà là quyền quyết định của em mà, em là tinh thần của cả gia đình, nếu sống ở nơi nào mà em không cảm thấy có niềm vui và hạnh phúc thì làm sao anh và các con vui được. Nếu em không thích căn biệt thự này thì mình thôi vậy.
Em cảm ơn vì sự tôn trọng của anh nhiều lắm!
Loan nhìn chồng đầy biết ơn và trìu mến, Thanh rất yêu cái nhìn đó của nàng và cả thói quen hay cảm ơn và xin lỗi của vợ nữa. Lấy nhau bao lâu rồi, ngay cả lúc chàng nóng nảy, Loan cũng chưa bao giờ buông một câu nặng nhẹ. Ban đầu, Thanh cũng thầm so sánh nhan sắc trung bình của nàng với các bà vợ đẹp đẽ, se sua, chưng diện của bạn bè. Từ từ, chàng nhận ra mình hạnh phúc nhất trong số đó.

Sau khi đến lại công ty địa ốc và trả lời thẳng rằng họ không mua căn biệt thự đó vì không đủ khả năng, vợ chồng Loan trở lại đời sống thường nhật và hài lòng với căn hộ ấm cúng, rộng rãi với vườn hoa nho nhỏ xinh xinh của mình. Chuyện về ngôi biệt thự nhanh chóng đi vào quên lãng.

Ít lâu sau, cả gia đình có một kỳ nghỉ thường niên là về thăm lại bà mẹ nuôi người Đức của Loan: người mà nàng yêu mến, biết ơn có lẽ như một bà mẹ thứ hai trên đời. Nàng là người rất coi trọng tình nghĩa nên không bao giờ quên những ngày tháng long đong, gian khổ vừa đi học, vừa đi làm để kiếm chút tiền còm trang trải chi phí cố gắng cho xong chương trình đại học. Bà Mariana đã xuất hiện trong quán ăn nơi nàng làm phụ cuối tuần. Có lẽ cả hai cũng có nhân duyên tiền kiếp sao đó nên bà đã tỏ ra rất mến Loan và nàng cũng thế.

Sau vài tuần đến ăn và trò chuyện cởi mở, thân tình, bà hỏi Loan có bằng lòng làm con gái mình không? Nàng vui vẻ gật đầu ngay. Thế là nơi xứ lạ quê người nàng có thêm một bà mẹ hết lòng yêu thương săn sóc về cả vật chất lẫn tinh thần. Thế nên ngày lấy chồng phải xa bà đến hơn sáu trăm cây số, Loan đã ôm bà khóc sướt mướt cứ hệt như bà mẹ ruột còn ở tại Việt Nam của nàng. Thương bà, mỗi năm Loan lại thu xếp về thăm bà một lần khoảng một tuần hay mười ngày. Ngoài ra, phần lớn thời gian của những kỳ nghỉ khác, vợ chồng nàng đều về Việt Nam thăm đại gia đình nội, ngoại vẫn còn ở nơi đó.

Người thời nay có quan niệm nuôi dạy con cái mà không mong cầu sự đền đáp, họ cứ đinh ninh đó là một thứ tình rất cao thượng nên bao tâm huyết đổ dồn hết cho các con, thậm chí chẳng còn quan tâm đến cha mẹ của chính họ sống chết ra sao. Họ quên rằng chính mình cuối cùng cũng sẽ già và con cái làm theo đúng như tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Khi họ bị bỏ rơi, cô đơn, vật vờ trong nhà vắng hay viện dưỡng lão, khao khát tình thương và sự quan tâm của các con, phải chăng lúc đó đã quá muộn màng? Khi còn trẻ, khỏe, người ta cố ý tảng lờ đi sự thật rằng họ cuối cùng sẽ phải già mà cách đầu tư khôn ngoan nhất cho tuổi già được hạnh phúc là biết yêu quý, mang ơn, kính trọng và quan tâm đến cha mẹ ruột của chính mình. Xã hội văn minh, đầy đủ vật chất nhưng hiển nhiên đời sống tinh thần lại quá nghèo nàn và sa sút. Thật đáng thương!

Loan rất hài lòng với sự giáo dục con cái “cổ điển“ của nàng, đã đem lại một số kết quả khả quan. Hai đứa con nàng đều ngoan ngoãn, biết kính trọng và quan tâm ông bà cũng như người khác, tập chia sẻ và bớt đi tính ích kỷ.

Nàng biết cuộc sống của chúng sẽ còn dài không thể nói trước được nhưng căn bản, gốc rễ đạo đức đã đặt và bén rễ rồi thì tương lai bao giờ cũng an lạc hơn. Hôm nay cả nhà hớn hở đứng trước cửa nhà bà Mariana, mẹ nuôi của Loan, với những gói quà chứa đầy tình thương yêu trìu mến, cả nhà chờ đợi sự xuất hiện của bà với khuôn mặt hiền hậu, nụ cười hân hoan. Chợt Loan chú ý thấy bên cạnh bảng tên của mẹ nuôi nàng, có một bảng tên mới rõ ràng là một gia đình người Việt bởi hai họ TRỊNH-VƯƠNG, Thanh cũng nhận ra ngay điều đó nên bảo vợ:

Em nè! Mới có một gia đình Việt Nam mới dọn về đây đó. Năm ngoái mình đâu có thấy tên này.
Dạ! Để lát em hỏi mẹ xem sao?
Bà Mariana bước ra, bọn trẻ con chạy ào đến rồi bà cháu ôm hôn nhau tới tấp, thật là một cảnh tượng đầm ấm tuyệt vời!

Mẹ có khỏe không? Loan ôm bà mẹ nuôi, ân cần hỏi.
Mẹ khỏe! Ôi trời ơi, các con về là mẹ vui lắm rồi. Nào! Mình đi vào nhà trời ngoài này nóng lắm.
Bình thường thì cuộc hàn huyên sẽ kéo dài sau bữa trưa, bữa chiều và đến tận khuya về đủ thứ đề tài. Nhưng hôm nay tự nhiên cái bảng tên mới của gia đình người Việt Nam hàng xóm lại là mối quan tâm hàng đầu của cả hai vợ chồng Loan. Dù sao họ cũng kiên nhẫn chờ cho đến lúc bọn trẻ con lên giường vòi vĩnh bà ngoại Mariana đọc sách, kể chuyện cho nghe mãi mới chịu ngủ, lúc đó họ mới có chút thời gian riêng tư với bà.

Mẹ! Gia đình mới dọn vào khu chung cư này có phải là người Việt Nam không? Hình như năm ngoái tụi con đâu thấy tên này.
Đúng rồi! Họ dọn đến đây gần một năm. Họ là những người rất dễ thương và tử tế.
Vậy hả mẹ? Loan nói đầy vẻ tò mò.
Họ là một đôi vợ chồng rất đặc biệt. Người vợ trẻ đẹp đến nỗi lần đầu tiên gặp họ, mẹ cứ tưởng cô ta là… con gái ông ấy.
Thanh nghĩ ngay đến những “Ông già mất nết“ về Việt Nam cưới cháu nội, nên tủm tỉm cười hỏi ngay:

Chắc cô vợ mới từ Việt Nam sang phải không mẹ?
Bà Mariana lắc đầu:

Không đâu! Cô ấy ở tỉnh này lâu lắm rồi. Cô ta làm tiếp tân trong một khách sạn gần khu an dưỡng, rất nhiều người trong thành phố bé nhỏ này biết cô ta. Còn người chồng thì từ rất xa dọn đến đây.
Nhìn vẻ mặt theo dõi câu chuyện đầy hứng thú của các con, bà cao hứng tiếp:

Họ biết mẹ có cô con gái cưng người Việt Nam nên đã tỏ ra rất tử tế và thân thiện. Cô vợ hay nấu những món đồ ăn truyền thống đem sang biếu mẹ. Có lần mẹ bị cảm, cô ấy còn sang pha trà và chỉ cho mẹ “xông“ nữa.
Xông? Cả hai vợ chồng Loan cùng bật hỏi.
Ừ! Có nghĩa là nấu một nồi nước to rồi bỏ vào những hương liệu đặc biệt như vỏ chanh, vỏ quýt, lá chanh, sả vào. Chờ nước sôi, mình trùm mền kín lại, ngửi mùi thơm đó, ra mồ hôi thế là… khỏi bệnh.
Cả nhà bật cười vui vẻ. Câu chuyện về nhà hàng xóm dễ thương còn kéo dài đến tận bữa điểm tâm hôm sau với những lời ca ngợi nồng nhiệt của bà Mariana về cảm tình nồng nhiệt của hai gia đình dù chỉ mới quen nhau với một thời gian ngắn. Cả nhà vừa ăn sáng ở ban công nhà mình vừa ngắm nghía… ban công đầy hoa của nhà hàng xóm người Việt đối diện. Chợt Loan chú ý ở góc vườn sát ngay chân ban công nhà họ có hai cây hoa hồng màu tím và màu xanh nõn chuối đẹp mê hồn.

 Cả một ký ức về vườn hồng dạo nào chợt sống dậy ào ạt trong tâm trí của nàng, chưa kịp hỏi han thêm gì bà mẹ nuôi thì đã nghe tiếng bà vồn vã chào hỏi đôi vợ chồng hàng xóm cũng đang sắp bàn ăn sáng ngoài ban công. Họ vui vẻ đưa tay vẫy chào lại đầy thân thiện. Loan đăm đăm nhìn cả hai và sững sờ chết lặng: Người chồng chính là người đàn ông mà nàng đã gặp trong giấc mơ dạo nào. Khuôn mặt, dáng vóc ấy, nàng không thể quên được, có khác chăng là nhìn ông bây giờ tràn đầy bình yên và hạnh phúc chứ không đau khổ, tức giận như trong giấc mộng xa xưa. Còn người đàn bà trẻ, duyên dáng bên cạnh ông ta? Một tia sáng lóe lên trong đầu, Loan phần nào đoán ra được sự thật, nàng chợt buông tiếng thở dài. Người thiếu phụ này so sánh với vợ ông ta thì quả thật là một trời một vực. Thảo nào?

Nhưng sau vài lần tiếp xúc và nhận lời mời sang nhà họ dùng cơm, nàng mới thấy mẹ mình nói đúng: Thật là một đôi vợ chồng đặc biệt! Sự ân cần, chân thành của cả hai làm khách đến rất cảm động. Phần nữa là cách nói chuyện duyên dáng và sự lắng nghe đầy cảm thông, trân trọng của người vợ làm Thanh cũng buộc miệng khen: “Không thua gì… vợ mình!“. Lần đầu tiên bên cạnh chồng, Loan hơi mất tự tin khi trò chuyện với một người đàn bà vừa dễ thương, vừa bặt thiệp như vậy. Nàng lờ mờ cảm thấy hình như mình đang… ghen thì phải (!). Nhưng cảm giác ấy qua rất nhanh khi nàng để ý rằng dù bất cứ làm, nói với ai về điều gì, người vợ vẫn không quên sự hiện diện của chồng. Lúc nào họ cũng tay trong tay như đôi tình nhân, thái độ và cách đối xử của bà đối với chồng đầy thương yêu và kính trọng, một tình yêu chân thành và thật sự chứ không phải một diễn viên thượng hạng đang nhập vai tuồng.

Kỳ nghỉ trôi qua như một giấc mơ, Loan về nhà mang theo hình ảnh đầy thiện cảm của người vợ mà nàng cũng chẳng hiểu có hấp lực gì mà nàng lại mến mộ bà đến thế. Họ đã chưa bao giờ có dịp ngồi riêng để tâm sự với nhau, bí ẩn của gia đình ấy vẫn hoàn toàn bí ẩn. Loan cũng không kể cho chồng nghe rằng nàng đã phát hiện ra người hàng xóm của mẹ nàng chính là người đàn ông đã xuất hiện trong giấc mơ năm xưa. Loan biết chắc không đời nào chồng nàng tin đâu và nàng cũng chẳng muốn thuyết phục chàng phải tin những chuyện như thế để làm gì. Điều làm nàng cảm thấy được an ủi nhất là trao đổi với người vợ số điện thoại và địa chỉ Mail. Nàng có cảm giác rồi sẽ có một ngày vén được bức màn bí mật này.

Ngày… tháng… năm…

Cô Loan thân mến!

Khi cô đọc được lá thư này thì cũng có nghĩa cô là người duy nhất biết được trọn vẹn chuyện tình đầy bí ẩn của đời tôi. Hiển nhiên, tôi hoàn toàn tin tưởng nơi cô mặc dù chúng ta mới quen biết nhau một thời gian khá ngắn ngủi. Cô chắc sẽ đặt câu hỏi nhưng thật ra chẳng có chuyện gì gọi là ngẫu nhiên xảy ra trong đời này cả, chẳng có gì may mắn hay xui xẻo, tất cả đều có lý do, có những nhân duyên trùng trùng điệp điệp mà khả năng nhận thức của con người thì có giới hạn mà thôi. Tôi đã đọc đi đọc lại lá thơ mà CÔ đã gửi cho tôi tuần trước, lời lẽ chân thành và ý tứ trong thư tràn đầy lòng cảm thông làm tôi rất xúc động, tôi hiểu rằng mình đã là tri kỷ của nhau có lẽ từ trong tiền kiếp. Trong thư cô đã kể cho tôi nghe tỉ mỉ về chuyện vợ chồng cô muốn mua căn biệt thự hoa hồng, về giấc mơ kỳ lạ của cô và hỏi tôi rằng có phải chồng tôi là chủ nhân căn biệt thự ấy không? Tôi xin xác nhận với cô: Đúng vậy! Nếu đúng thì suy diễn theo giấc mơ của cô, tôi là một tội đồ, một ma nữ đi phá hoại gia cang gia đình người ta. Dù có biện hộ như thế nào, một người có tư tưởng gia giáo nghiêm khắc như cô chắc cũng khó mà thông cảm cho tôi được khi biết ra sự thật. Nhưng tôi vẫn tin tưởng, ít ra cô cũng sẽ kiên nhẫn và bình tĩnh đọc hết lá thư này của tôi, may ra nhận xét cuối cùng của cô sẽ thay đổi tùy theo tâm thức khách quan hay thành kiến. 

Tôi xin được phép bắt đầu câu chuyện của mình từ thời son trẻ: Không hiểu tại sao tôi luôn gặp những trắc trở lạ lùng trong đường tình duyên, thậm chí là cho đến tận bây giờ tôi vẫn chưa được mặc áo cưới lần nào. Cũng có những mối tình đẹp đi qua đời tôi nhưng rất chóng tàn, đã hai lần gần thành nhưng lại tan vỡ vào đúng dịp hôn lễ gần kề. Mẹ tôi đã lo sợ đến nỗi bà lặn lội đi cúng bái khắp nơi, câu Trời, khấn Phật, rồi xin bùa chú xua đuổi tà ma cho tôi. Cuối cùng một chuyện kỳ lạ đã xảy ra, có lần hai mẹ con đi chùa vào dịp rằm tháng giêng. Thường thì vào những ngày này, cửa chùa có rất nhiều hành khất chúng tôi biết thế nên chuẩn bị rất nhiều đồ dùng vật thực để phân phát cho họ. Sau khi phân phát đã hết nhẵn các thứ, tôi mới chú ý có một bà cụ già ngồi ở trong một góc vắng của vườn chùa, trước mặt đặt một cái nón lá cũ kỹ nhưng bà chỉ yên lặng nhìn người qua kẻ lại mà chẳng hề mở miệng kêu xin như những hành khất khác. Tôi chỉ bà cụ rồi nói với mẹ mình: “Mẹ ơi! Tội nghiệp bà cụ ngồi đằng kia quá! Mình còn gì để cho bà nữa không mẹ?“. Rồi hai mẹ con lục lọi trong túi xách, vét hết số tiền còn lại đặt vào nón của bà cụ. Thay vì nói cảm ơn, bà mỉm cười chắp tay niệm: “Nam Mô A Di Đà Phật“. Hai mẹ con tôi cũng kính cẩn chào lại như thế.

Đột nhiên, bà cụ nhìn tôi đăm đăm và nói một cách chậm rãi, rõ ràng: “Con nên rời khỏi đất nước này, nhân duyên của con ở rất xa và rất oan trái, mãi đến gần cuối đời họa may con mới được an lành, hạnh phúc. Nhưng nên nhớ câu này dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào: “Thà mình chịu thiệt thòi chứ không để kẻ khác thiệt thòi. Thà mình chịu khổ chứ không để kẻ khác khổ“.

Tôi đứng lặng chẳng biết nói sao, mẹ tôi thì cuống quít định mở lời hỏi han bà cụ có biết coi bói không, có thể xem hộ tôi một quẻ xem hậu vận ra sao không? Bà cụ đã đứng dậy, lẳng lặng bỏ đi chẳng nói thêm một lời nào nữa.

Dù sao lời của bà cũng làm mẹ tôi suy nghĩ và cảm thấy rất có lý. Nhà tôi có bốn chị em gái, nhưng chỉ mình tôi là lận đận, ngay đến cậu em trai út cuối cùng cũng lập gia đình và sống khá hạnh phúc. Thế là bố mẹ tôi quyết định tìm đủ cách cho tôi xuất ngoại. Dịp may cũng đến, một Việt kiều, bạn học cũ của anh rể tôi về nước chơi đã “chấm“ tôi, còn tôi thì chẳng có một chút tình cảm nào với anh ta. Cả nhà tôi vun vào, tôi đành phải đồng ý, vì sợ còn ở lại sẽ là “cục nợ“ trong gia đình. Khi đến được xứ người, tôi đã nói thật lòng mình và xin được “trả tiền“ cho anh ta để đền bù còn hơn là sống trong cảnh lợi dụng, dối trá “đồng sàng dị mộng“. Anh ta ngạc nhiên và có vẻ thán phục, thay vì tự ái, tức giận sự thật tình của tôi. Anh hỏi phải chăng tôi đang có người yêu? Tôi trả lời chẳng có ai cả nhưng tôi cũng chẳng yêu anh ta.“Thế thì cả hai chúng mình hãy cho nhau cơ hội đi!“ Anh ta nói. Tôi đành miễn cưỡng gật đầu.

Nhưng tôi quyết định phải nhanh chóng tự lập bằng cách chăm chỉ học tiếng bản xứ, chịu khó làm quen và hòa nhập với đời sống mới. Kết quả là tôi có thêm nhiều bạn bè người địa phương rồi chẳng bao lâu tìm được một việc làm ổn định. Thấy tôi tiến nhanh và xa quá, anh ta biết chẳng còn cơ hội nữa, nên vài năm sau đó chúng tôi làm giấy tờ ly dị trên pháp lý. Anh ta lại về Việt Nam với số tiền đền bù xứng đáng của tôi để tìm một cô vợ khác. Lần này thì anh thành công và họ sống rất hạnh phúc. 

Để không ảnh hưởng đến gia đình mới này, tôi quyết định dọn đến một thành phố khác, nơi tôi có chị bạn thân lấy chồng Đức đang sinh sống. Tại đây, tôi lại có thêm nhiều bạn bè mới cả Tây lẫn ta vì luôn luôn niệm câu nói đầy ẩn ý của bà cụ năm xưa mà tôi sống rất bình an, thoải mái giữa chốn đầy thị phi, nhân ngã của cuộc đời.

Bạn bè, người thân đều quan tâm đến đời sống độc thân vô duyên, vô lý đùng đùng của tôi nên ra sức làm mai, gán ghép này nọ nhưng tôi vẫn thờ ơ, lạnh nhạt đến độ họ đồn rằng tôi bị bệnh dị ứng… đàn ông(!).

Căn biệt thự mà cô đi xem đó được rao bán có lẽ cách đây gần ba năm rồi. Còn chuyện của chúng tôi thì xảy ra khoảng năm năm về trước. Nguyên nhân bán nhà ấy đúng như cô phỏng đoán: bắt đầu ở nơi tôi!

Chúng tôi gặp nhau lần đầu tiên khi chồng tôi đi an dưỡng ở tỉnh Y (nơi tôi đang sống và làm việc hiện nay).  Anh ấy đặt một phòng trong khách sạn và tôi làm ở quầy tiếp tân tại đó. Lần đầu tiên khi anh bước vào và tôi nhìn ra, cả hai đều sững sờ cứ y như là chợt nhận ra mình đã gặp người này ở đâu đó rồi. Chiếc nhẫn cưới lấp lánh nơi tay anh làm tôi sực tỉnh và mỉm cười tự chế diễu cái cảm giác vừa rồi của mình. Chúng tôi nói chuyện rất lịch sự với nhau trong buổi đầu tiên gặp gỡ ấy, thuần túy về công việc. Nhìn vào tờ khai nhận phòng, tôi biết anh là người Việt Nam, còn tên tôi được in vào một miếng bảng bằng đồng nhỏ gài trên áo.

Thế là chúng tôi nhanh chóng nhận “đồng hương“ và chuyện trò rất thân mật vào ngày thứ hai, thứ ba anh mời tôi đi uống nước. Tôi vui vẻ nhận lời ngay. Những ngày sau đó, anh hỏi tôi về những danh lam thắng cảnh quanh vùng, tôi hướng dẫn rất nhiệt tình, tỉ mỉ. Anh ngập ngừng đề nghị tôi có thể làm “hướng dẫn viên du lịch“ được không? Tôi lại ngoan ngoãn gật đầu cứ y như một mãnh lực gì đó ở anh thôi miên tôi vậy. Có điều, tôi biết tuổi anh hơn tôi khá nhiều nên quen nhau đã lâu nhưng không biết xưng hô như thế nào cho phải lẽ thế nên tôi toàn tự xưng tên mình và ngôi chủ ngữ của… phe kia tôi đành để trống.

 Tôi luôn nghĩ đến một tình bạn trong sáng tuyệt vời với anh bởi tính lịch thiệp, hiểu biết sâu rộng và tâm hồn văn chương phong phú nơi anh mà tôi chưa từng thấy ở một người đàn ông nào từng quen biết. Tôi cũng biết anh là một luật sư công việc đang trôi chảy thì phải ngưng lại vì một chứng bệnh về tim khá nghiêm trọng cần phải tĩnh dưỡng một thời gian.

Tôi nói đùa: “Hay tại nghề này tạo nghiệp nhiều quá nên… bị tim không chừng?“. Anh nhìn tôi, tia nhìn rất lạ làm tôi rúng động cả tâm hồn, mãi sau mới nói, thật nhỏ nhưng rõ ràng: “Không! Bây giờ mới đang tạo nghiệp đây!“. Câu nói làm tôi mất ngủ đêm ấy và cả những đêm hôm sau nữa. Đến ngày thứ mười, nghĩa là chỉ còn bốn ngày nữa là anh trở về lại nhà, chúng tôi cùng ngồi uống cà phê tại một quán nhỏ thơ mộng ven hồ. Chợt tôi thấy chiếc nhẫn cưới đột nhiên biến mất trên ngón tay của anh. Hiểu ý cái nhìn đăm chiêu của tôi, anh nói lảng:

Trời nóng quá! Đeo nhẫn khó chịu lắm!
Tôi thở dài:

Thật ra trên đời này có nhiều việc khó chịu rất lâu dài nhưng người ta vẫn phải chịu chứ không qua mùa nóng đâu.
Anh im lặng cúi đầu buồn buồn, tự nhiên tôi cảm thấy áy náy. Hình như tôi vô tình điểm trúng “huyệt đạo“ nào đó của anh thì phải? Tôi buột miệng nói như có một động lực nào đó xui khiến tự trong sâu thẳm tâm hồn:

Em xin lỗi! Nếu em lỡ nói gì đó làm anh phiền, em… em… không có ý…
Nét mặt anh đột nhiên tươi tắn, rạng rỡ như một đứa trẻ đang khóc được cho một món đồ chơi đầy thú vị vậy:

Ô không đâu! Em… em… không làm gì cho anh buồn đâu mà xin lỗi. Anh… anh… rất vui là bạn của em.
Tôi tủm tỉm cười, nghĩ thầm: “May mà anh ở nước ngoài và gặp em đấy, cái kiểu này mà về Việt Nam là dễ… chết đứng như Từ Hải lắm (!).

Chỉ có thế, cả hai lại ngồi yên lặng rất lâu, thi nhau quấy ly cà phê đến nguội ngắt, rồi nhìn nhau mỉm cười bâng quơ chẳng biết nói năng gì. Hình như trong tình cảm tri âm tri kỷ của con người sự im lặng lại là cách diễn tả hoàn hảo nhất. 

Ngày chia tay, tôi tiễn anh ở nhà ga và rất muốn tự nhiên ôm anh như một người bạn thân bình thường nhưng không hiểu sao tôi không thể. Linh tính cho tôi biết nếu tôi sa vào vòng ôm đó thì chắc sẽ bị giam hãm cả cuộc đời còn lại. Thậm chí đưa tay cho anh bắt tôi cũng không dám làm, đôi mắt tràn đầy tình yêu, đắm đuối của anh và trái tim đập dồn dập của tôi làm cả hai cứ đứng sững ra ở đó, chẳng tiến thêm bước nào và chẳng biết nói gì với nhau nữa. Tiếng còi thúc dục làm anh sực tỉnh bước vội lên tàu, tôi đưa tay vẫy mà cảm thấy mắt mình cay cay. Anh giơ ra một bức tranh có vẽ một trái tim màu đỏ và hàng chữ rất to FORGET ME NOT (Đừng quên anh nhé!).

Cô Loan thân mến! Cuộc tình của cô chắc chắn suôn sẻ hơn tôi nhiều. Lần đầu tiên nhìn cô, cả gương mặt hồn nhiên thuần hậu của cô đã nói ra được hết những may mắn và hạnh phúc trên đời mà cô đã, đang và sẽ có được. Thế nên, tôi chẳng mong cầu, hy vọng cô hiểu và thông cảm cho tôi. Tuy nhiên, nếu cô đã chịu khó đọc đến đây thì tôi xin kể tiếp.

Sau khi chúng tôi chia tay nhau, cả hai mới sực nhớ rằng chẳng hề trao đổi địa chỉ Mail hay số điện thoại để liên lạc dù suốt hai tuần ngày nào cũng gặp gỡ, đi dạo cùng nhau, nhưng vẫn chưa đụng đến một ngón tay của nhau. Hiển nhiên là chúng tôi rất hợp với nhau trong hầu hết các sở thích và chuyện trò về đủ thứ đề tài từ ẩm thực, chè, cháo, bún, phở đến tình hình chính trị từ Việt Nam ra đến hải ngoại, rồi đến chuyện văn chương, thi phú. Anh là một trí thức đã đành nhưng chắc cũng không ngờ ở nơi tỉnh lẻ non xanh nước biếc đìu hiu này cũng có một người phụ nữ – lắm chuyện như tôi (!). Cả hai đều thích lắng nghe và nói cho nhau nghe, có khi nói mới có một nửa thì người kia đã hiểu hết phần còn lại. Có khi ngồi cùng ngắm mặt hồ xanh, dãy núi trắng xa xa cả giờ mà chẳng nói câu nào nhưng cũng chẳng thấy chán. Phải chăng khi người ta thoát ra khỏi đời cơm, áo, gạo, tiền, bổn phận, trách nhiệm thì thế giới trước mặt tự nhiên mở rộng ra thênh thang, đơn giản và đẹp hơn rất nhiều?

Anh đi rồi, tôi cũng xin được nghỉ hai hôm lấy cớ không được khỏe. Tôi muốn một mình yên tĩnh tìm lại sự bình yên trong tâm hồn… như xưa, bởi vì khi đến chỗ làm hay qua những chốn đầy kỷ niệm tự nhiên tâm hồn tôi bị xao động bởi một cảm giác nhung nhớ, buồn rầu. Tôi băn khoăn tự hỏi phải chăng đây không còn là tình bạn trong sáng như lúc đầu mình nghĩ nữa rồi?

Khi tôi đi làm trở lại, cô đồng nghiệp nhìn tôi mỉm cười đầy ngụ ý:

Chị Vương này! (Ở chỗ làm người ta toàn gọi tôi bằng họ cho dễ). Ông khách người Việt Nam hôm nọ ấy đã gọi điện thoại đến đây tìm chị, em nói chị không được khỏe xin nghỉ hai ngày. Ông ta nhờ em đưa chị địa chỉ Mail và số điện thoại di động đây nè!
Rồi cô ta hạ giọng tinh nghịch, nháy mắt nhìn tôi:

Em thấy! Ông ta có vẻ mến chị lắm!
Nếu tôi xé bỏ tờ giấy nhỏ xíu kia rồi ném ngay nó vào sọt rác bên cạnh thì có lẽ suốt đời cô chẳng bao giờ nhìn thấy vườn hoa hồng xinh đẹp tuyệt trần kia và có lẽ cả đời chúng ta sẽ chẳng hề gặp gỡ nhau. Nhưng tôi không những giữ lại mà còn tìm cách liên lạc với chủ nhân của tờ giấy ấy nữa. Tôi không thể cưỡng lại sự mong muốn được những ngón tay mềm mại của anh viết ra những dòng tin nhắn cho tôi. Đôi bàn tay với những ngón thon nhỏ dễ thương như tay phụ nữ của anh đã… mê hoặc tôi ngay từ cái nhìn đầu tiên ấy. Mặt khác, tôi tự thề thốt với lòng mình rằng chỉ là tình bạn trong sáng, tình tri âm tri kỷ mà thôi.

Tôi cố giữ như vậy trong thời gian đầu tin qua, tin lại toàn những chuyện vô thưởng vô phạt, trời mây trăng nước, thời tiết bốn mùa, thậm chí vài lần tôi còn ngỏ ý mời vợ chồng anh đến nhà mình chơi và viếng thăm thành phố nổi tiếng của đất nước này. Nhưng anh chỉ trả lời vắn tắt rằng vợ mình không thích đi du lịch mà chỉ quanh quẩn ở nhà. Không giống như những người đàn ông “có ý đồ khác“, anh chẳng bao giờ nói xấu về vợ mình dù nửa lời nhưng cũng chẳng nhắc về vợ dù chỉ một lời. Nhưng chiếc nhẫn cưới kiểu khá xưa và vết hằn sâu trên ngón tay anh mà tôi nhìn thấy đã chứng tỏ là họ kết hôn với nhau đã khá lâu rồi. Thế là, nhân danh “tình bạn trong sạch“ chúng tôi mải mê trò chuyện này bằng những dòng tin ngắn ngày này qua ngày khác, đề tài càng lúc càng phong phú hơn. Cho đến một ngày, cả hai đều nhận ra rằng không dừng được nữa vì hôm nào không nhắn hay không đọc tin của nhau, cả hai đều có cảm giác như một gã nghiện nặng thiếu thuốc vậy. Những dòng tin ngắn không ngờ đem đến cho tôi niềm vui bất tận đến nỗi tôi quan trọng nó hơn tất cả các cuộc vui với bạn bè và cả những sở thích cá nhân cũng không thể sánh bằng.

Một hôm, cô bạn thân của tôi gọi điện thoại tâm sự than vãn:

Ông chồng mình dạo này lạ quá! Không biết có bị ai “bỏ bùa“ không mà cứ đờ đờ đẫn đẫn làm gì cũng không xong, quên quên, nhớ nhớ. Bữa nào phải “rình“ coi ông ấy có chát chít với con ma nữ nào trên mạng không mới được!
Người kể vô tình, người nghe hữu ý, tôi giật thót cả người khi sực nhớ đến vợ anh. Tự nhiên, câu nói bí ẩn năm xưa của bà cụ lại vang vang trong tâm trí. Chị ấy sẽ nghĩ gì khi phát hiện ra những dòng tin nhắn? Mà có tin nào cũng thật sự “trong sáng“ cả đâu. Liệu ông có “đờ đờ đẫn đẫn“ như ông chồng của bạn tôi không? Chuyện này sẽ dẫn chúng tôi đi về đâu? Có kết quả gì?

Thế là tôi quyết định không nhắn và không đọc tin của anh nữa. Đến ngày thứ ba thì chính tôi ký hiệp định đình chiến với lương tâm và mở máy ra đọc mê mẩn những dòng chữ đầy yêu thương, nhung nhớ và đầy trách móc của anh. Trong đó có một câu làm tôi thật sự chấn động: “Anh đã yêu em ngay từ lần đầu tiên gặp gỡ“ và tấm ảnh anh chụp “lén“ tôi đang làm việc tại quầy tiếp tân trong chiếc áo sơ-mi trắng muốt, tóc bới cao, đôi mắt mơ mơ màng màng nhìn vào cõi hư vô xa vắng. Ôi! Lâu đài luân lý đạo đức trong tôi sụp đổ tan tành.

Không hiểu sao, ngay trong lúc tán loạn nhất ấy, tôi cũng nhận ra mình đang là tội phạm, là kẻ sẽ bị người đời lăng mạ và đem ra pháp trường lăng trì xử trảm. Tự nhiên tôi lại nghĩ đến… Hoạn Thư nhưng không phải với cảm giác sợ hãi mà một sự cảm thông sâu sắc. Người ta lên án Hoạn Thư độc ác nhưng tôi biết nếu tôi ở vào địa vị nàng thì… tôi sẽ nghĩ khác, có thể vợ anh không giống Hoạn Thư, không sắc sảo như nàng nhưng chắc chắn một điều không đời nào chịu “cho không biếu không“ chồng mình bao giờ. Còn anh thì sao? Liệu anh có can đảm rời bỏ tất cả công danh, sự nghiệp, con cái và cả một căn biệt thự lộng lẫy với vườn hồng xinh đẹp tuyệt trần vì một mối tình tỉnh lẻ nhỏ xíu này không? (Thật ra khi cô kể về vườn hoa ấy thì tôi đã biết nó từ lâu, vì anh vẫn hay gửi hình cho tôi xem, anh biết tôi rất yêu hoa hồng với vẻ đẹp và hương thơm quyến rũ của nó). Phải chăng anh sẽ mất nhiều hơn hay là chỉ mất đi một mảnh tình con con chẳng đáng giá một xu này?

Tôi bình tĩnh suy nghĩ nhiều ngày và cuối cùng quyết định cắt đứt hoàn toàn mối liên lạc có mang mồi lửa của quả bom nổ chậm này. Lẽ ra tôi sẽ sống thanh thản như trước khi anh đến, lẽ ra tôi sẽ bị “phong thánh“ cho cái điều mà tôi tưởng rằng là cao cả ghê gớm này, nhưng tôi lại không quên được. Tôi vẫn làm việc, nói nói cười cười, vẫn tham gia vào các cuộc vui với bạn bè, đồng nghiệp nhưng vô cảm vô hồn. Chẳng ai biết được điều này bởi vì nếu tham gia vào cuộc thi điện ảnh chắc là tôi sẽ đoạt giải diễn viên xuất sắc. Hình ảnh anh cứ lởn vởn, tôi như sống trong một đám sương mù phảng phất quanh mình rồi tôi có một giấc mơ.

Trong giấc mơ đó, tôi và anh là một đôi vợ chồng trẻ đang yêu nhau thắm thiết thì anh có công việc phải đi xa. Thời gian vắng nhà khá lâu đó, anh sa ngã với một cô gái trẻ đẹp rồi toan tính về nhà thú thật với vợ. Khi sự thể vỡ lỡ, quá đau buồn vì bị bỏ rơi, bị mất đi tất cả niềm tin yêu, hy vọng, người vợ nghĩ ngợi nhiều quá nên một lần sơ ý cô đã trượt chân ngã từ trên bậc cao xuống chân cầu thang và… chết ngay tại chỗ.

Kiếp này, đời thay bậc đổi ngôi, cô tình nhân năm xưa đó lại chính là người vợ hiện tại của anh. Hiển nhiên nếu giấc mơ đó là sự thật thì người bị kết án không phải là tôi mà tôi chỉ lấy lại những gì đã mất trong tiền kiếp mà thôi. Nhưng ai chịu hiểu? Ai hay biết? Ai chứng minh cho mối oan tình đó? Đến đây, cô hẳn sẽ trách tôi đang biện hộ cho mình và báng bổ luân lý đạo đức? Không! Chính tôi lại rất ủng hộ khuôn vàng, thước ngọc này. Tôi nghĩ rằng có nhân quả thật, nhưng nếu người ta biết kiềm chế dục vọng, dẹp bỏ bớt bản ngã, biết đặt mình ở vị trí người thì sự an lạc sẽ đến ngay chẳng cần tìm đâu ra cả. Cuộc sống là những dòng chảy biến đổi thiên hình vạn trạng, cô hãy bình tĩnh xem xét tất cả các cuộc ly hôn, ngoại tình mà cô chứng kiến đi! Phải chăng cũng có trăm ngàn lý do sai biệt, phức tạp, nhất là có phải ai cũng muốn chuyện ấy xảy ra đâu? Một bức tường phẳng lỳ không có một vết nứt nhỏ thì con kiến làm sao chui vào được?

Một đôi vợ chồng tri âm tri kỷ đời đời kiếp kiếp chung thủy thì làm gì có kẻ thứ ba vào phá nổi? Nếu người và người phải có nhân duyên, số phận, định mệnh mới đến được với nhau: chẳng lẽ chỉ đến với hôn nhân mà không đến với ngoại tình ư?

Tôi biết rõ như vậy. Dù cho thế giới của những người “có đạo đức“ tảng lờ đi sự thật thì nó vẫn ở đó, như mặt trời chói sáng mà mình có tự bịt mắt bảo rằng không có vậy. Giấc mơ kỳ quái ấy có thật hay không cũng chẳng quan trọng bởi vì sự thông cảm và lòng nhân từ không cho phép tôi tiếp tục với người đàn ông này nữa, dù đúng lúc tôi dừng lại cũng là lúc tôi nhận ra đã yêu ông ta sâu đậm lắm rồi. Tôi xóa bỏ những dòng tin nhắn đầy kỷ niệm, thay SIM điện thoại khác, vừa làm vừa chúc cho anh được hạnh phúc nhưng nước mắt từ đâu lại rơi xuống như mưa.

Đến đây chắc cô sẽ nghĩ rằng: Hình như chuyện chưa kết thúc thì phải? Đúng vậy! Tôi đã cố gắng tìm quên bằng cách chịu khó nghe rất nhiều băng giảng về Phật Pháp, tập ngồi thiền, niệm Phật sám hối. Không hiểu sao, một thời gian khá dài tôi vẫn bứt rứt không yên, những ý nghĩ về anh vẫn cứ thỉnh thoảng hiện lên trong tâm trí đầy kỷ niệm tươi đẹp của những ngày xa xưa cũ. Tôi đã xóa đi những dòng tin nhắn trên máy nhưng không xóa được trong tâm mình. 

Rồi có một đêm khoảng hai, ba giờ sáng có tiếng điện thoại reo, cô bạn đồng nghiệp đầu dây gọi tôi với giọng đầy khẩn thiết:

Chị Vương! Có một cô gái tới tìm chị nói là có việc khẩn cấp lắm, cô ta lái xe mất cả ngày mới đến được đây. Tôi có được phép cho địa chỉ, số phôn của chị không? Hay là chị có thể đến đây ngay bây giờ không?
Một linh tính chẳng lành báo cho tôi biết về thân phận của cô gái lạ, chẳng hiểu tại sao, tôi lập tức cho cô ta đến nhà mà không hề cân nhắc, lưỡng lự chút nào. Năm phút sau, cô đã có mặt. Bình thường thì lái xe từ chỗ làm đến nhà tôi phải mất mười phút, điều này chứng tỏ là cô ta hẳn phải có một tâm trạng cấp bách lắm mới liều mạng lái nhanh đến như vậy. Khi tôi vừa mở cửa thì cô gái đã ôm lấy tôi khóc nức nở:

Cô ơi! Cô là Ly Lan có phải không? Cô đi ngay với con có được không? Con là con gái của bố Đức Thành đây, ông sắp chết rồi và muốn gặp cô lần cuối cùng có được không cô?
“Lần cuối cùng“, ba chữ ấy như cả một núi đá đè nghiến trái tim, tôi lặng người, nước mắt không kịp rơi, mãi một lúc tôi mới trấn tĩnh, nhẹ nhàng nói với cô gái:

Được, cô sẽ đi ngay với con, cho cô năm phút chuẩn bị!
Dạ! Con cảm ơn cô!
Cô gái ngoan ngoãn nói nhưng vẫn không thể tin được ở tai mình làm sao mà tôi có thể trong năm phút chuẩn bị kịp mọi thứ? Nhưng tôi đã giữ lời! Trên đường đi, chúng tôi còn kịp ghé lại khách sạn nơi tôi làm việc để báo cho cô đồng nghiệp về trường hợp khẩn cấp của mình và xin cô nhắn lại với bà quản lý biết rằng tôi sẽ nghỉ ít nhất bốn ngày. Khi xưa tôi đã biết thành phố anh ở cách xa tôi đến hơn sáu trăm cây số, trên đường đi tôi luôn tay lần chuỗi niệm Phật, mà chẳng biết cầu gì vì tâm hồn tự nhiên vắng lặng như sa vào một cõi mông lung nào đó. Tôi cũng chẳng có ý nghĩ đến để… vuốt mắt anh lần cuối cùng mặc dù con gái anh khẳng định tình trạng của người cha đã nguy kịch lắm rồi.

Tôi khuyên cô bình tĩnh và có lẽ vì sự ôn hòa, nhẹ nhàng của tôi mà cô cũng bớt xúc động rất nhiều. Trong thâm tâm, tôi cảm phục cô gái này vô cùng. Lòng yêu quý người cha có lẽ rất sâu đậm và mênh mông trong tâm hồn nên khiến cô vượt gian khổ để thỏa mãn ước nguyện cuối cùng xem ra có vẻ phi lý này.

Bố con nói rằng cô không phải là người xấu vì dù rất yêu bố, cô cũng chấp nhận hy sinh tình cảm riêng tư này để gia đình con được trọn vẹn êm ấm. Nhưng bố càng ca ngợi cô bao nhiêu thì mẹ con càng tức giận bấy nhiêu. Từ lâu rồi bố con có bệnh tim rất nặng, thời gian sau này lại thường xuyên bất hòa với mẹ cho nên…
Tôi nhìn cô, những nét trung hậu, hiền lương và thông minh giống hệt anh làm tôi bồi hồi xúc động. Tôi hỏi tại sao không nghĩ rằng mẹ đúng mà đi tìm tôi làm gì? Cô cho biết, người cha đã đưa cho cô một phong bì, trong đó có địa chỉ, số điện thoại nơi tôi làm việc và bức thư cuối cùng viết cho anh nói lời đoạn tuyệt, chúc phúc cho gia đình anh.

Con không biết tiếng Việt nhiều nên… đưa cho mẹ của nhỏ bạn thân người Việt… đọc dùm.
Cô gái ngượng ngập thú nhận:

Đọc xong bức thư đó, con và cả nhà đều khóc. Cô ơi! Thật là tội nghiệp cho cô quá! Hèn chi mà bố con yêu cô đến như vậy.
Tôi đã thuộc lòng những gì mình viết ra với cả trái tim, nước mắt và những đêm thao thức nhìn ra bầu trời cố tìm một vì sao nào đó của riêng anh. Tôi nắm tay người con hiếu thảo, dịu dàng nói:

Con đừng lo! Cô “chưa“ đến thì bố con “chưa“ đi đâu. Nhưng mà liệu mẹ con và gia đình có ủng hộ việc này của con không?
Cô gật đầu lia lịa:

Có chứ! Cả nhà ủng hộ con, trừ mẹ! Nhưng mẹ chỉ im lặng chẳng nói gì. Bố con cả đời chỉ biết lo cho gia đình, tiền bạc ông làm ra chỉ có vợ con được hưởng hết. Lẽ nào, một yêu cầu nhỏ xíu cuối đời của bố, tụi con lại không chiều được hay sao? Ông là người bố rất tốt của tụi con mà!
Tôi mỉm cười và rất muốn nói lại rằng: “Con cũng là một đứa con gái rất tốt của bố đấy!“. Chúng tôi lái xe đến thẳng bệnh viện, trước cửa phòng cấp cứu đã có một số người đứng chờ đợi có lẽ là gia đình anh. Cô gái nắm tay tôi thì thầm trấn an chắc cũng nhận ra sự hồi hộp qua bàn tay lạnh ngắt của tôi. Một người phụ nữ lớn tuổi, tóc cắt ngắn, gương mặt khắc khổ, mệt mỏi bước ra nhìn tôi một cách lạnh lẽo:

Cô là Ly Lan?
Người con gái nhìn mẹ như có ý nhắc nhở bà đừng gây những chuyện xáo trộn nơi yên tĩnh này.

Tôi gật đầu nhã nhặn:

Vâng! Chính tôi!
Những người khác chăm chăm nhìn tôi nhưng có vẻ tò mò nhiều hơn là khó chịu, giận dữ. Cô gái phá tan bầu không khí ngột ngạt bằng câu nói:

Mẹ! Con đưa cô Ly lan vào thăm bố nha!
Bà mẹ gắt lên:

Con… khoan đã!
Cô sững lại nhìn mẹ đăm đăm, nước mắt rưng rưng, giọng chùng xuống:

Mẹ ơi bố sắp… chết rồi!
Tự nhiên, tôi cũng cố gắng nuốt những giọt nước mắt để nó chảy ngược vào tim, đau nhói. Cánh cửa phòng cấp cứu mở ra, bác sĩ yêu cầu chỉ được hai người vào thăm thôi. Cô gái đẩy tôi đi và nói:

Cô ơi! Vào đi! Vào đi!
Tôi bước đi như trong mộng, không để ý gì đến chung quanh, vài bước chân nữa là tôi đã đến bên giường anh. Cô là một Phật tử, tôi cũng vậy. Tôn giáo chúng ta khuyên rằng không nên khóc lóc, bi lụy khi người thân đang hấp hối vì làm như vậy là hại họ không siêu thoát được. Tôi vẫn biết như thế nhưng vẫn để những giọt nước mắt yêu đương nóng bỏng xuống đôi mắt nhắm nghiền và khuôn mặt xanh xao của anh. Lần đầu tiên, tôi nắm bàn tay anh, vuốt ve những ngón mềm mại, áp cả bàn tay đẹp ấy vào đôi má ràn rụa nước mắt của mình. Không biết có động lực gì đó thôi thúc, anh mở mắt ra đăm đăm nhìn tôi và mỉm cười yếu ớt:

Ly Lan! Cuối cùng em cũng đến!
Tôi nghẹn ngào:

Anh có còn giận em nữa không? Em… thương anh lắm!
Khuôn mặt anh bừng sáng, một luồng sinh khí kỳ lạ như đang hiện diện tuôn chảy trong anh:

Em… ôm anh đi! Đừng rời xa anh nữa!
Tôi ngoan ngoãn nghe lời, ngoan như những ngày đầu tiên gặp anh tại tỉnh Y thơ mộng. Tôi quên mất rằng mình đến đây để an ủi một người đang hấp hối, còn anh hình như cũng… quên mất là mình đang sắp chết rồi (!).

Cánh cửa phòng lại nhẹ nhàng mở ra, người vợ xuất hiện bà chứng kiến tất cả nhưng vì anh và tôi đang chìm đắm trong hạnh phúc bên nhau nên chẳng ai chú ý đến bà cả. Mãi cho đến khi bà đặt tay lên vai, tôi mới giật mình ngẩng lên nhìn bà với gương mặt vẫn đang đầm đìa giọt lệ. Giọng bà lạc hẳn đi không phải vì ghen tuông, tức giận mà lại có một sự cảm thông, xúc động sâu xa:

Ly Lan! Nếu ông ấy không chết, cô có bằng lòng bên cạnh ông ấy suốt cả khoảng đời còn lại không?
Thật là một câu nói nặng hơn núi, sâu hơn biển. Giấc mơ đêm nào hiện rõ về trong tâm trí, tôi nhìn anh một thoáng, đôi mắt anh đăm đăm, xao xuyến đợi chờ. Tôi ngẩng lên nhìn người vợ, nét mặt bà cũng là một sự chờ đợi đầy căng thẳng. Tôi hít một hơi dài trấn tĩnh rồi nói một cách chân thành, lời nói phát xuất từ trái tim và… định nghiệp:

Vâng! Tôi bằng lòng!
Cô thấy đấy! Bây giờ thì chúng tôi bên nhau, một tình yêu hoàn toàn tự nguyện từ nhiều phía, một tình yêu bất bạo động. Căn biệt thự mặc dù được anh hoàn toàn nhường lại cho vợ con nhưng bà vợ lại muốn bán đi càng sớm càng tốt vì không muốn sống ở một nơi tràn đầy kỷ niệm của mấy chục năm tình nghĩa vợ chồng. Mặc dù chúng tôi không cần gì cả (ngoài hai cây hoa hồng tím và xanh ngoài vườn) nhưng vợ con anh cũng thỏa thuận không để anh thiếu thốn lúc cuối đời khi mà cả tuổi thanh xuân anh đã dốc lòng lo lắng tạo dựng cho gia đình một đời sống sung túc.

Thi Thi Hồng Ngọc 

CON NUÔI và NUÔI CON

Hôm nay chúng tôi tới nhà Thờ, dự một tang lễ mà tôi thấy có nhu cầu phải kể lại cho các bạn của mình nghe, vì tôi tin là ai cũng muốn nghe câu chuyện này.

Ðám tang của một phụ nữ 42 tuổi, đó là cô bạn học thời Tiểu Học của con gái tôi.

Trong đời sống mấy chục năm làm người, tôi chưa bao giờ đi dự một đám tang nào làm tôi xúc động như vậy. Người trẻ mất đi ở tuổi nào cũng có, thân nhiều, hay mới quen biết cũng thường tình. Tôi xúc động thương cho những bậc cha mẹ già mất con còn trẻ cũng không phải lần đầu. Nhưng sao lần này tôi nhìn ông bà Wright tôi lại không cầm được cảm xúc của mình, ngực tôi nặng như có một tảng đá đè lên.

Tôi nghĩ tôi cần chia sẻ cảm xúc này với các bạn.

Ông bà Wright năm nay ngoài 70 tuổi, các con đã khôn lớn và ra ở riêng phần đông đã có gia đình. Hai ông bà đã dọn vào nhà già cả mấy năm nay, bà yếu hơn ông, phải ngồi xe lăn cho ông đủn, ông trông hom hem nhưng đầu óc còn minh mẫn, bà thì đã nhớ nhớ, quên quên. Nhìn hai ông bà mặt đầm đìa lệ, tôi cũng không cầm được nước mắt.

Ông bà Wright có bảy người con, hai người do ông bà sanh ra. Sau đó muốn có thêm con ông bà bàn với nhau là thôi đừng sanh nữa,dù lúc đó họ còn rất trẻ, mới vào tuổi 30, họ nghĩ trên thế giới này nhiều trẻ em mồ côi cần một gia đình.

Hai ông bà tính xin một em bé trong viện mồ côi, nhưng khi tới Cô Nhi Viện, được Viện cho biết là vừa có ba anh em con mồ côi trong một gia đình cho Cô Nhi Viện. Ông bà có thể nhận một em, hai em còn lại thì sẽ gửi cho hai gia đình khác nhận. Ba em bé này người Ðại Hàn, hai trai, một gái.

Sau khi bàn bạc với nhau cả hai ông bà bằng lòng nhận cả ba, cho anh em chúng không phải xa nhau. Biết là khó khăn đấy nhưng nghĩ ba anh chị em chúng phải phân tán tới ba gia đình khác nhau thì thật tội nghiệp.

Vậy là ba em bé Ðại Hàn ở tuổi lên 5, 3, 2 vào ở trong một gia đình Mỹ trung lưu, đã có một người anh lên 10 và chị lên 8. Các em được cha mẹ và hai anh chị lớn người Mỹ hết lòng săn sóc, thương yêu.

Ba năm sau ông bà nhận thêm người con nuôi nữa, gốc người Mexico. Có lẽ Thượng Ðế trao trách nhiệm nuôi con mồ côi cho ông bà, nên năm kế tiếp ông bà lại tiếp theo nhận một em bé người Da Ðỏ. Cô con út này nhận về mới được 2 tuần tuổi. Người Mẹ ruột của cô đã cho cô đi từ lúc cô còn nằm trong bụng, đã thu xếp để ông bà Wright đến đón cô vào ngày lễ Giáng Sinh. Ông bà nói đó là một món quà Giáng Sinh đẹp nhất trong đời Chúa trao cho ông bà và gia đình. Cô Út được các anh chị chuyền tay nhau bế, đến nỗi ông bà nói: con bé trong năm đầu nó không hề biết mặt đất như thế nào, nó không biết cả bò.

Ông bà nuôi bảy người con như nhau, tất cả đều được cho học tư thục Công Giáo (Nhà thờ, bớt học phí cho người con thứ sáu, và thứ bảy).

Cũng như tất cả gia đình đông con khác trong xã hội, có con ngoan dễ dạy, có con cứng đầu khó dạy. Ông bà cũng thật là những cha mẹ hết lòng với con.

Các con trưởng thành, người có việc làm tốt, người gặp nhiều điều may, người không may mắn, ông bà luôn là người đứng sau lưng hỗ trợ như tất cả những cha mẹ khác. Cô con gái út ông bà nhận về vào dịp lễ Giáng Sinh là người kém may mắn nhất. Cô theo chúng bạn đi vào đường nghiện hút, lại có con sớm. Cả gia đình xúm vào giúp cô, cô cũng cố gắng chống trả, nhưng không thoát ra được. Cuối cùng cô qua đời sau một cơn say thuốc quá liều (overdose), để lại hai đứa con không bố, lên 5 và 7 tuổi cho ông bà.

Bạn chắc là cũng như tôi, thương cho ông bà quá. Ông bà đã có can đảm nuôi tới 5 người con nuôi trong gia đình mình. Năm đứa trẻ đó nếu ông bà không nhận, chắc chắn chúng sẽ được vào sống trong 5 gia đình khác nhau. Chúng sẽ như chim lạc đàn, chắc sẽ đi tìm nhau khi chúng khôn lớn. Nhưng chúng không hề có tuổi thơ chung một mái nhà.

Hai vợ chồng tôi cứ hỏi nhau: Liệu mình có dám nuôi tới 5 người con nuôi như ông bà Wright? Chồng tôi lắc đầu: Trách nhiệm lớn quá!

Hai người con lớn của ông bà chắc cũng phải có tấm lòng quảng đại như cha mẹ mới chia sẻ tình thương của cha mẹ mình cho những đứa em mồ côi vào ở trong nhà mình. Hai anh chị lớn đứng lên lo các nghi thức Tang Lễ cho em út.

Trong đám tang có người chỉ cho tôi bà mẹ ruột của cô Út tham dự. Tôi thấy thỉnh thoảng người Mẹ Ruột đó lại chạy ra lau nước mắt cho bà Mẹ Nuôi, vỗ vỗ lên lưng bà an ủi.

Tội nghiệp ông bà Wright quá: Lão niên táng tử là một trong những cái bất hạnh lớn của con người. Nếu là bạn đi dự đám tang đó chắc bạn cũng xúc động và thương ông bà Wright như tôi. Với tôi, ông bà là hai người có trái tim lớn lắm, vì họ có tới 5 ngăn dành cho những đứa trẻ mồ côi. Ðối với ông bà chỉ có chữ “Nuôi Con” không có chữ “Con Nuôi”.

 

Trần Mộng Tú

 





 

Không có nhận xét nào: