a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2022

Đặt giày ở lối vào nhà....



Thói quen cởi giày tại cửa nhà thường được nhìn nhận là một lựa chọn văn hóa hơn là vì lý do hợp vệ sinh. Tuy nhiên, các nhà hóa học môi trường Úc đã thực hiện một nghiên cứu cho thấy điều này không đúng.

 

Các nhà khoa học từ Đại học Macquarie ở Úc, những người đang nghiên cứu môi trường gia đình và các chất gây ô nhiễm trong nhà, đã phát hiện ra rằng nếu giày dép không được cởi bỏ ở lối vào, một số chất ô nhiễm nguy hiểm có thể theo vào nhà.

 

Giáo sư Mark Taylor, Trưởng ban Khoa học Môi trường của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Victoria và Đại học Macquarie, là đồng tác giả một bài báo trong Cuộc Đối thoại với Giáo sư Gabriel Filippelli của Đại học Indiana, tuyên bố rằng một phần ba vật chất tích tụ bên trong nhà hoặc là do bị thổi vào từ bên ngoài hoặc từ dưới đế giày theo vào.


Cô Taylor hiện đang phụ trách tiến hành cuộc nghiên cứu Macquarie về các chất gây ô nhiễm trong gia đình.

 

Nghiên cứu cho thấy một phần nguyên nhân đến từ mầm bệnh kháng thuốc hay còn gọi là siêu vi khuẩn. Siêu vi khuẩn này là sinh vật kháng thuốc kháng sinh, rất khó chữa trị và nguy hiểm đến tính mạng. Những con sinh vật này được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận là một trong 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu.


Ngoài ra, nghiên cứu còn tìm thấy mức độ nghiêm trọng của các tác nhân gây ung thư như cặn nhựa đường cũng như các chất hóa học trong cỏ gây rối loạn hệ thống nội tiết, vốn điều chỉnh các quá trình sinh học của cơ thể.

 

Cô Taylor nói thêm, “Sẽ là rất khó để phát hiện ra các bệnh ung thư nếu chỉ một lần phơi nhiễm. Tuy nhiên, chúng tôi tán thành phương pháp phòng ngừa để giảm thiểu sự phơi nhiễm này.


Kim loại nặng 



Một trong những trọng tâm chính của cuộc nghiên cứu là đo mức độ các kim loại độc hại như chì, asen và cadmium trong nhà ở khắp 35 quốc gia. Nếu phát hiện ra các kim loại chì, asen và cadmium thì cũng rất khó xác định nguồn gốc vì chúng không màu và không mùi. Thêm vào đó, cũng không dễ dàng biết được liệu các kim loại độc hại này có trong đường ống hay trên sàn của ngôi nhà hay không.

 

Tuy nhiên, nghiên cứu phát hiện ra rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa chì trong đất ở sân sau và chì trong nhà, cho thấy rằng kim loại độc hại đã được thổi hoặc đi vào nhà.

 

Vi khuẩn E.coli


Một chất ô nhiễm đáng kể khác mà giày có thể mang vào nhà là E. coli, một loại vi khuẩn nguy hiểm được tìm thấy trong phân động vật.

 

Người ta đã tranh luận rằng vi khuẩn E. coli phân bố rộng rãi khắp nơi- được tìm thấy trên 96% của những đôi giày – có nghĩa là không có ích gì khi bạn cởi bỏ giày dép ở lối vào. Thế nhưng, cô Taylor và ông Filippelli lập luận rằng mặc dù vi khuẩn này lây lan rộng rãi, việc loại bỏ nguồn vi khuẩn trong nhà là một ý kiến hay vì mức độ cao của vi khuẩn E.coli có thể khiến con người vô cùng ốm yếu. 

 

Các chất gây ô nhiễm khác


Các chất ô nhiễm khác được tìm thấy trong nhà là các nguyên tố phóng xạ có trong phân bón và thủy tinh; hóa chất perfluorinated. Những chất này có thể làm giảm chức năng hệ miễn dịch và phá vỡ hệ thống nội tiết; ngoài ra còn có cả vi nhựa.

 

Vi nhựa là những hạt rất nhỏ, có kích thước dưới 5mm, được cấu tạo từ hỗn hợp polyme và các chất phụ gia chức năng. Các hạt này nguy hiểm cho con người vì chúng có thể làm hỏng tế bào và gây ra các phản ứng dị ứng.


Vô số chất ô nhiễm nguy hiểm được mang vào nhà dưới đế giày đã khiến các nhà nghiên cứu của Đại học Macquarie kết luận rằng những rủi ro từ việc không đi giày trong nhà như cộm ngón chân hay hội chứng nhà vô trùng không nguy hiểm bằng việc mang giày vào nhà.

 

Hội chứng nhà vô trùng đề cập đến lý thuyết rằng khi trẻ em không được tiếp xúc với thế giới bên ngoài đầy đủ, sẽ mắc thêm các chứng dị ứng. Tuy nhiên, cô Taylor và ông Filippelli cho biết những nguy cơ tiềm ẩn này có thể dễ dàng được giải quyết bằng một đôi giày đi riêng trong nhà hoặc đưa trẻ đi dạo trong tự nhiên hơn là đi chân trần qua nhà của một người có nhiều chất nguy hiểm.


Thói quen cởi giày tồn tại trong nhiều nền văn hóa



Tuy nhiên, khoa học không phải là điều duy nhất khuyến khích mọi người ngừng thực hiện bản sắc văn hóa hơn là vệ sinh. Lịch sử thực tế và lý luận chung đằng sau phong tục tập quán cũng chỉ ra lợi ích của các thói quen vệ sinh trong nhiều xã hội truyền thống.

 

Tiến sĩ Eve Chen, là một người nghiên cứu về người bản xứ và là giảng viên ANU, trong một email cho biết rằng lý do chính để cởi giày trong các hộ gia đình Quảng Đông, ít nhất là trong thời hiện đại, là do vấn đề vệ sinh.

 

“Người ta thường cho rằng môi trường ngoài trời không sạch sẽ, đầy bụi bẩn và vi khuẩn có thể gây ra bệnh tật và khó chịu cho cơ thể”.

 

“Giữ nhà cửa sạch sẽ và tránh xa nguồn ô nhiễm là điều chủ yếu khuyến khích thói quen cởi giày trước khi bước vào không gian gia đình.”

 

Cô Chen nói rằng không chỉ có thói quen cởi giày này tồn tại trong văn hóa của cô.


“Đi kèm với điều đó là các quy tắc gia đình phổ cập khác của Trung cộng / Quảng Đông như thay quần áo ‘bên ngoài’ ngay sau khi một người về đến nhà, tránh ngồi trên giường nếu mặc quần áo ‘bên ngoài’ và tắm trước khi đi ngủ.”



“Trạng thái tâm lý chủ yếu của những ‘quy tắc’ này là chúng ta nên tránh mang bất cứ thứ gì ‘ô uế’ từ bên ngoài vào nhà của mình.”

 

Cô Chen cho hay, đối với người Quảng Đông, dù việc giữ gìn vệ sinh là nguyên nhân dẫn đến phong tục tập quán, nhưng tâm lý này một phần là do văn hóa. Vì quan niệm truyền thống của họ cho rằng nhà là nơi riêng tư của gia đình, không bao gồm người ngoài.

 

Cô nói rằng, theo truyền thống, các hoạt động xã hội không diễn ra trong nhà người Quảng Đông mà là ở các địa điểm công cộng.

 

“Đối với một số người, mời khách đến nhà của họ là một việc rất hiếm hoi và nếu nó xảy ra, cử chỉ đó là thể hiện sự tôn trọng tối đa đối với vị khách, ngụ ý rằng những vị khách này được tôn trọng và trân quý đến mức họ được đối xử như người trong gia đình”.


“Như vậy, ‘giày’ là một thứ được sử dụng bên ngoài ngôi nhà cho các mục đích xã hội / thực tế và có thể mang các chất từ‘ bên ngoài ’, có nghĩa là phải được cởi ra.”

 

Từ góc nhìn của một vị khách, cô Chen nói rằng, trước cửa nhà của người Trung cộng / Quảng Đông, việc đề nghị cởi giày hoặc chủ động cởi ra mà không cần hỏi là một cử chỉ lịch sự thiết thực để thể hiện sự tôn trọng với người chủ nhà.

 

Cô chia sẻ thêm,“Việc làm đó giống như ý nghĩa là ‘Tôi tôn trọng ngôi nhà và sự riêng tư của bạn nên tôi sẽ không làm ô nhiễm nó với bất cứ thứ gì ô uế từ bên ngoài.”

 

“Tôi không chắc về nguồn gốc lịch sử của phong tục này, nhưng tôi cho rằng nó cũng có thể liên quan đến ‘tôn trọng’ và ‘danh dự’ và thể hiện sự khiêm tốn, giống như cởi mũ ra vào những dịp trang trọng.”


Giáo sư Simone Dennis, là Trưởng khoa Cam kết Nghiên cứu, Tác động và Đổi mới tại Trường Đại học Nghệ thuật và Khoa học Xã hội của ANU, nói rằng lịch sử của việc cởi giày đã có từ xưa.

 

Cô Dennis cho biết thêm, “Thật thú vị, đó là một phong tục phát sinh hầu như phổ biến, với các mức độ nhấn mạnh khác nhau. Điều đó có thể có nghĩa là việc cởi giày có ý nghĩa trực quan đối với mọi người.”


Cô Dennis tin rằng tính phổ quát của tập quán trên toàn thế giới bắt nguồn từ cách con người có khuynh hướng phân loại thế giới, và với một số thứ như giày, cách phân loại giống nhau ở nhiều nền văn hóa khác nhau.

 

Cô nói: “Vào năm 1966, trong cuốn sách Purity and Danger, bà Mary Douglas (một nhà nhân chủng học người Anh) đã sử dụng những ý tưởng của ông Levi Straussian trước đó, mô tả cách mọi người tìm tổ chức và tạo khuôn mẫu cho thế giới theo những phương thức quan trọng.”

 

“Cũng như hai mặt của một đồng xu — ngày và đêm, vị tư và vô tư, sự sống và cái chết — Sạch sẽ và dơ bẩn cũng là song hành tồn tại.” 

 

Cô nói rằng bà Douglas mô tả bụi bẩn không thực sự là điều gì lớn lao vì nó chỉ được phân thành hạng mục khi có thứ gì đó không đúng chỗ trong hệ thống phân loại của con người hoặc phân loại học.


Cô Dennis cho biết thêm, “Ví dụ, trái đất được ca tụng là nguồn sống nuôi dưỡng vạn sự vạn vật nhưng thực chất bên trong vẫn chứa những thứ bẩn.  Mái tóc trông thật lộng lẫy và mượt mà – nhưng nếu có 1 sợi tóc được tìm thấy trong chiếc bánh được phục vụ cho bạn tại quán cà phê thì lại trở thành thứ bẩn.”

 

“Khi một vật ra khỏi nơi nó nên thuộc về thì lại trở thành vật bẩn – suy cho cùng, những thứ dơ bẩn là những thứ đã vượt khỏi lằn ranh nơi nó tồn tại.”

 

Giày được coi là mối đe dọa đối với sự sạch sẽ và toàn vẹn của ngôi nhà vì là phương tiện chính vượt qua lằn ranh ngăn cách bên ngoài và tất cả các chất ô nhiễm mà nó mang vào bên trong [ngôi nhà.] 

 

Cô Dennis cho hay, “Điều này trông hơi giống quy tắc năm giây — thả thức ăn xuống đất rồi nhặt sau năm giây không làm cho nó sạch sẽ, nhưng làm vài động tác nghi lễ khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn và sắp xếp mọi thứ trở lại trật tự, ”

 

“Cởi giày cũng tương tự như loại bỏ một số dấu vết vật lý bên trong.”

 

 

Lily Kelly  _  Nam Anh


Cốc thủy tinh, cốc nhựa, cốc giấy... loại cốc nào an toàn nhất cho sức khoẻ?

 

 

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại cốc, ly đựng nước cho bạn tự do lựa chọn. Từ những chiếc cốc sứ, cốc nhựa, cốc giấy, cốc inox... đều rất bắt mắt. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu sâu hơn bạn sẽ thấy mỗi loại cốc có một đặc điểm vật lý và hóa học khác nhau trong thành phần cấu thành nên nó. Nếu chọn nhầm, chọn sai loại cốc không tốt cho sức khỏe, việc uống nước từ ý nghĩa tốt trở thành tương đương với việc uống thuốc độc.

 1. Cốc inox ( stainless steel ) : Chỉ số an toàn sức khỏe 3/5


Cốc inox là sản phẩm hợp kim, nếu sử dụng không đúng cách sẽ giải phóng các chất kim loại nặng có trong thành phần cấu tạo nên cốc và gây nguy hiểm cho sức khỏe. Trong sử dụng hàng ngày, không có vấn đề gì khi sử dụng cốc inox ( stainless steel ) để giữ nước thông thường.

Tuy nhiên, nếu sử dụng loại cốc này để đựng các đồ uống có tính axit như nước trái cây, cà phê, đồ uống có ga... rất dễ làm kết tủa các chất kim loại nặng.

Ngoài ra, khi làm sạch cốc inox, bạn không nên sử dụng soda oxy hóa mạnh, bột tẩy trắng... bởi những chất này cũng dễ dàng phản ứng với thép không gỉ về mặt hóa học.

Do đó, sử dụng cốc inox ( stainless steel ) cho nước thông thường thì không có vấn đề gì, nhưng không nên đồ uống có tính axit.

 

2. Cốc sứ: Chỉ số an toàn sức khỏe 5/5 và 1/5

Có 2 loại cốc sứ phổ biến trên thị trường hiện nay là cốc sứ men không màu và cốc sứ men đa dạng màu sắc.

Cốc sứ men không màu: Chỉ số an toàn sức khỏe 5/5

Cốc sứ được sơn không có men màu là lựa chọn hàng đầu cho bạn sử dụng. Nó không chỉ được làm từ vật liệu an toàn, có thể chịu được nhiệt độ cao, mà nó còn có tác dụng cách nhiệt tương đối tốt.

 

Cốc sứ men đa dạng màu sắc: Chỉ số an toàn sức khỏe 1/5

Những chiếc cốc sứ đa dạng màu sắc đẹp và hoa văn dễ thương luôn khiến chúng ta bị thu hút. Tuy nhiên, tốt nhất đừng nên sử dụng nó. Các hoa văn đầy màu sắc trên cốc sứ và men màu sắc là một loại sơn, có thể ẩn chứa những nguy hiểm tiềm ẩn.

Đặc biệt là khi những men hoặc hoa văn màu mè được tráng ở miệng cốc. Khi cốc chứa đầy nước sôi hoặc đồ uống có tính axit và kiềm cao, các nguyên tố kim loại nặng độc hại như chì trong các sắc tố này dễ dàng hòa tan vào trong chất lỏng. Mọi người uống chất lỏng này vào sẽ gây hại cho cơ thể.

Do đó, sử dụng cốc sứ tốt nhất nên chọn cốc sứ men không màu.

 

3. Ly thủy tinh: Chỉ số an toàn sức khỏe 5/5


Trong số tất cả các loại vật liệu, cốc thủy tinh là lành mạnh nhất.

 

4. Ly nhựa: Chỉ số an toàn sức khỏe 3/5

Cốc nhựa cũng khá phổ biến hiện nay. Khi chọn cốc nhựa, hãy nhớ chọn cốc nước làm bằng nhựa đạt tiêu chuẩn. Hãy để ý con số bên trong hình tam giác được tạo thành từ các mũi tên bên dưới đáy cốc. Không phải tất cả cốc nhựa đều phù hợp để sử dụng cho việc uống nước.


  • Số 1: Nhựa PET - Chịu nhiệt đến 65 độ C, chịu lạnh đến âm 20 độ C.
  • Số 2: Nhựa HDPE - Không nên tái sử dụng.
  • Số 3: Nhựa PVC - Tốt nhất không nên mua.
  • Số 4: Nhựa LDPE - Khả năng chịu nhiệt không tốt.
  • Số 5: Nhựa PP - Hộp đựng lò vi sóng ( microwave ) và hộp giữ tươi, chịu được nhiệt độ cao 120 độ C.
  • Số 6: Nhựa PS - Chịu nhiệt và lạnh, nhưng không thể đặt trong lò vi sóng  ( microwave ) .
  • Số 7: Nhựa PC - Các loại khác: ấm đun nước, cốc nước, bình ăn...
  •  

5. Cốc men: Chỉ số an toàn sức khỏe 5/5

Cốc men được tạo ra bằng cách tráng men ở nhiệt độ cao hàng ngàn độ C. Nó không chứa các chất có hại như chì, nhưng nó có thể hòa tan trong môi trường axit.

Do đó, sử dụng cốc men an toàn hơn so với phần lớn các loại cốc khác, nhưng nó không thể đựng đồ uống có tính axit trong một thời gian dài!

 

6. Ly giấy dùng một lần: Chỉ số an toàn sức khỏe 1/5

Cốc giấy dùng một lần nhìn qua có vẻ hợp vệ sinh và tiện lợi. Dù chúng có sạch và vệ sinh không thể nhận ra bằng mắt thường. Một số nhà sản xuất cốc giấy thêm rất nhiều chất làm sáng quang học để làm cho chiếc cốc trông trắng hơn. Chính chất huỳnh quang này có thể làm biến đổi các tế bào và trở thành một chất gây ung thư tiềm năng một khi nó xâm nhập vào cơ thể.

Do đó, việc sử dụng cốc giấy dùng một lần có nhiều rủi ro sức khỏe tiềm ẩn và không thân thiện với môi trường!

Gợi ý các loại cốc an toàn nhất để sử dụng

 

  • An toàn nhất: Cốc thủy tinh, cốc sứ men không màu.
  • Không an toàn nhất: Cốc giấy dùng một lần, cốc nhựa, cốc sứ nhiều màu sắc!
  • Cần lưu ý: Không sử dụng cốc inox, cốc men để uống cà phê, nước cam và đồ uống có tính axit khác!

Phát hiện mới: Tuổi đời lá gan của hầu hết mọi người đaều chỉ... 3 tuổi

  •  

Một nghiên cứu vừa được công bố tuần qua cho biết lá gan của con người vẫn trẻ trung dù cho chúng ta ngày một già đi. Sử dụng một kỹ thuật xác định tuổi đời bằng phóng xạ, các nhà nghiên cứu ước tính rằng độ tuổi trung bình của các tế bào gan con người là vào khoảng 3 năm tuổi. Tuy nhiên, một số tế bào dường như sống lâu hơn những tế bào khác, và phát hiện này có lẽ sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về lý do tại sao, cũng như những điều kiện khiến nhiều căn bệnh như ung thư gan lại xảy ra.

Nghiên cứu nói trên được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Công nghệ Dresden (Đức). Họ đã tìm cách ước tính tuổi thọ của các tế bào gan thu thập từ hơn 30 người đã qua đời bởi nhiều căn bệnh khác nhau, với tuổi đời từ 20 - 84. Để làm điều đó, họ dựa vào một kỹ thuật gọi là "truy nguyên ngày sinh carbon phóng xạ", vốn được phát triển vào đầu những năm 2000.

Mức độ hoạt động carbon phóng xạ trong môi trường trong vài thập kỷ gần đây có sự dao động do sự bắt đầu và kết thúc của những cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân trên mặt đất. Và bởi vết tích của carbon phóng xạ trong môi trường có thể hiện diện trong DNA của cây cối và tế bào động vật, các nhà khoa học có thể sử dụng carbon phóng xạ như một "thước đo" để tìm ra tuổi của một tế bào. Tế bào càng già, trong DNA của nó có khả năng càng tồn tại nhiều carbon phóng xạ. 

Độ tuổi trung bình của các tế bào gan con người là vào khoảng 3 năm tuổi.

Khi nhóm nghiên cứu truy nguyên ngày sinh của các tế bào gan từ nhóm mẫu, họ phát hiện ra một đặc điểm chung bất kể tuổi thọ của người sở hữu các lá gan đó: hầu hết các tế bào gan đều trẻ và gần như cùng tuổi nhau. Sau đó, họ ước tính rằng hầu hết các tế bào gan sẽ tự thay thế chính chúng khoảng một lần mỗi năm, và trung bình, gan của chúng ta đều chưa đến 3 tuổi!

Lá gan được biết đến với đặc tính bền bỉ và có tốc độ phục hồi nhanh - một đặc điểm quan trọng đối với một cơ quan phải liên tục lọc bỏ các chất độc hại khỏi cơ thể chúng ta. Nhưng các nhà nghiên cứu nói rằng họ vẫn chưa biết nhiều về cách mà lá gan tự làm mới chính nó, và liệu khả năng phục hồi này có suy yếu dần theo thời gian hay không. Nghiên cứu cho thấy lá gan có thể vẫn trẻ trung dù tồn tại trong một cơ thể đang già cỗi.

Mặt khác, khi chúng ta già đi, dường như lá gan cũng sẽ có những thay đổi tương ứng. Một số tế bào trong gan có thể mang hơn hai bộ nhiễm sắc thể và vẫn hoạt động bình thường, không như hầu hết các tế bào khác trong cơ thể. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng những tế bào chứa DNA kia còn có khả năng sống lâu hơn nhiều so với những tế bào gan khác - lên đến một thập kỷ - và lá gan của con người dường như tích lũy ngày càng nhiều những tế bào như vậy. Do đó, các nhà nghiên cứu tin rằng thay đổi này chính là nguyên nhân giúp lá gan của chúng ta khỏe mạnh lâu dài. Và nếu điều đó là chính xác, thì nguy cơ con người mắc phải những vấn đề sức khỏe liên quan đến gan cũng có thể tăng cao khi quá trình nêu trên không diễn ra như dự tính.

"Bởi số lượng các tế bào như vậy sẽ tăng dần theo độ tuổi, đó có thể là một cơ chế bảo vệ chúng ta khỏi tích lũy các đột biến gây hại" - theo tác giả nghiên cứu Olaf Bergmann, một nhà nghiên cứu lâu năm tại Trung tâm Trị liệu Tái sinh Dresden. "Chúng ta cần tìm hiểu xem liệu có những cơ chế tương tự trong bệnh gan mãn tính, mà trong một số trường hợp có thể chuyển biến thành ung thư, hay không"

Phát hiện của nhóm nghiên cứu sẽ được đánh giá bởi các nhóm nghiên cứu khác trước khi được đưa vào các tài liệu y khoa học thuật. Nhưng một nghiên cứu tương tự của họ vào đầu năm nay đã cho thấy bằng chứng rằng các tế bào não nhất định có thể tự làm mới chính chúng kể cả khi chúng ta già đi - khá trùng hợp với nghiên cứu lần này. Kế hoạch tiếp theo của nhóm sẽ là tìm hiểu xem liệu các tế bào tim của những người mắc bệnh tim mãn tính vẫn còn lưu giữ được khả năng tái tạo hay không!





 


 

 


 

 


 

 



















 

Không có nhận xét nào: