Tây Tạng nổi tiếng là vùng đất huyền bí linh thiêng với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, ấn tượng bậc nhất thế giới. Ở đây còn nổi tiếng về lòng hồ trong vắt và đẹp nhất của xứ Mật Tông, nơi chứa trữ lượng cá thơm ngon nhưng không một ai dám đánh bắt.
Đối với người dân Tây Tạng (Trung Quốc), Yamdrok Yongcuo, Namtso và Manasarovar là ba hồ thánh linh thiêng chứa đựng nhiều điều huyền bí. Người ta cho rằng, những hồ này đã sinh ra sự sống của Tây Tạng. Một trong những hồ đó là Yamdrok Yongcuo - báu vật được thiên nhiên ban tặng có màu ngọc bích nằm trên cao nguyên Shannan.
Hồ Yamdrok cách Gyantse 90 km về phía Tây, cách thủ phủ Lhasa của Tây Tạng khoảng hơn 100 km về phía Đông Bắc. Theo thần thoại địa phương, hồ Yamdok là do một nữ thần biến thành. Nằm ở độ cao 4.441 m, hồ Yamdrok là lòng hồ xanh nhất đẹp nhất tại xứ sở Mật Tông này.
Hồ Yamdrok Yongcuo còn được gọi là Dương Hồ. Theo thông tin công bố, có một số lượng lớn cá sinh trưởng trong hồ Yamdrok, đặc biệt là loài cá chép cao nguyên, chạch và một số loài quý hiếm khác.
Trữ lượng cá ở đây lên đến triệu tấn, đối với người dân đây không phải là báu vật trời ban hay sao? Nhưng với người dân bản địa, chẳng ai "mặn mà" với những loại cá quý này, không đánh bắt, không ăn, thậm chí còn tôn kính và chăm sóc chúng.
Cảnh đẹp hữu tình tựa chốn bồng lai
Hồ Yamdrok giống như một xứ sở thần tiên, bầu trời xanh ngắt tương phản với nước hồ, cỏ cây thấp chen nhau đôi bờ. Thỉnh thoảng, có mấy con bò yak và cừu đi qua đi lại.
Yamdrok trong tiếng Tạng mang nghĩa "hồ lam ngọc", cái tên này gắn liền với màu xanh ngọc ấn tượng của mặt hồ phẳng lặng này. Có lẽ màu sắc này là gắn liền với sự kiên xảy ra vài triệu năm về trước, khi trận tuyết lở kết hợp bùn đá lấp đi cửa sông thông với hồ, làm nơi đây trở thành một hồ nước tù tự nhiên.
"Mảng màu" làm ngọc này che phủ 638 km vuông một vùng cao nguyên khô cằn, lạnh lẽo. Bên cạnh hồ là thiền viện Samding nổi tiếng (đây là thiền viện duy nhất có sư trụ trì là nữ).
Đến với nơi đây, mọi người có thể trút bỏ muộn phiền và mệt mỏi, tất cả sẽ được gió cuốn đi, chỉ còn lại sự tĩnh lặng cùng mặt hồ yên ả. Nhìn lên là bầu trời xanh thẳm, cúi xuống là những đám sỏi, tảng đá phủ đầy rêu ven hồ. Hồ Yamdrok rất rộng tựa như thiên đường trên Trái đất.
So với nơi khác, Tây Tạng là một trong ít những thánh địa không bị ảnh hưởng bởi quá trình công nghiệp hóa, nhờ vậy mà hồ Yamdrok vẫn giữ được sự nguyên sơ thành kính nhất.
Hồ Yamdrok có diện tích rất lớn khoảng hơn 670 km2 và độ sâu từ 30 đến 60 m. Hồ Yamrock có hình con bọ cạp. Nhìn từ xa nước hồ xanh ngắt, ma mị dưới ánh nắng và bầu trời trong xanh. Nhưng khi đi xuống phía dưới, nước hồ dần chuyển màu xanh lục, và khi ngang mặt hồ thì có vẻ màu chính xác lại là xanh lục.
Xung quanh hồ là con đường uốn khúc mềm mại tựa như một chiếc khăn. Bên hồ là những đống đá nhỏ mà người mộ đạo xếp khi đi hành hương đến đây.
Trữ lượng cá khổng lồ
Hàng nghìn năm trôi qua, ngày càng có nhiều cá sinh sôi ở hồ Yamdrok. Người ta đã ước tính trữ lượng lên đến triệu tấn cá. Nghe có vẻ cường điệu nhưng các nhà khoa học sau khi khảo sát thực địa cũng cho rằng diện tích hồ có thể chứa được nhiều cá như vậy.
Cá chép, chạch nhiều vô kể, đặc biệt là loài cá chép cao nguyên có khả năng sinh sản mạnh mẽ. Số lượng trứng mỗi lần đẻ tối thiểu có thể lên tới vài nghìn con trong tổ.
Cá chép cao nguyên là loài cá mang lại giá trị kinh tế cao ở các hồ cao nguyên phía Nam Tây Tạng. Thịt cá dày, thơm ngon nên rất nhiều người tỏ ra ghen tị với nguồn thực phẩm đầy dinh dưỡng này của người Tây Tạng.
Loài cá không ai dám ăn
Trên thực tế, nhiều khi nước hồ lên có thể đánh bắt cá chép bất cứ lúc nào, nhưng dân địa phương không bao giờ thả lưới. Họ không ăn, cũng không bán cá ra bên ngoài.
Cá chép trong hồ được coi như linh vật của hồ Yamdrok vậy. Nhiều người cho rằng, chúng là vật sủng của thần linh, làm người phàm nên không dám chạm vào chúng.
Có nhiều lý do khiến người Tây Tạng không ăn cá trong hồ
Thói quen ăn uống của người dân bản địa: Cá là món ngon chẳng thể cưỡng lại được, nhưng với người dân Tây Tạng, với lịch sử lâu đời chăn nuôi bò yak và cừu, thịt bò yak khiến họ quan tâm nhiều hơn. Hầu hết, người dân ở Tây Tạng không ăn cá và cũng hiếm khi nhìn thấy cá trên bàn ăn của người Tạng.
Phong tục chôn cất đặc biệt - Thủy táng: Đối với những người sống trong đất liền thì địa táng hoặc hỏa táng là phương thức chôn cất chủ yếu. Cuộc sống hiện đại ngày càng tiến bộ, con người dần chuyển sang phương thức hỏa táng nhiều hơn.
Còn người dân Tây Tạng có nhiều cách chôn cất hơn, chẳng hạn như thiên táng và mộc táng (chôn cất trên cây). Nhưng thủy táng là phong tục được dùng nhiều nhất.
Yamdrok là hồ thánh trong lòng người dân, nghiễm nhiên đây là nơi thủy táng tốt nhất. Đừng vội nhìn những con cá bơi tung tăng trong hồ như vậy mà nghĩ chúng chỉ ăn rong rêu, phù du. Ngoài những thức ăn đó, chúng cũng có "thức ăn nhanh" khi con người thực hiện thủy táng.
Cá chứa chất độc: Đừng nghĩ mặt nước trong xanh, mát lành ở Yamdrok thân thiện như bề ngoài. Không giống với nhiều hồ khác, hồ Yamdrok là hồ chứa kiềm điển hình. Nhiệt độ thấp quanh năm, các sinh vật trong hồ khó có thể thực hiện quang hợp hiệu quả. Bởi vậy, cá trong hồ để sinh tồn tốt khó tránh khỏi nuốt phải những chất độc hại từ địa chất.
Thêm vào đó, một số dòng khí ô nhiễm theo gió mùa từ Thanh Hải thổi vào hồ, điều này cũng gây ra một số độc tố nhất định ảnh hưởng đến cá.
6 điều kỳ thú rất ít người biết về đất nước Uzbekistan xinh đẹp - nơi đang đăng cai giải AFC U23 châu Á.
Đất nước Trung Á Uzbekistan vẫn luôn là một ẩn số và vùng đất xa lạ ẩn chứa nhiều điều bất ngờ với nhiều người trên thế giới.
Uzbekistan là một đất nước nằm tại Trung Á với dân số khoảng 32 triệu người, đông nhất trong khu vực. Đây chính là nơi đang đăng cai tổ chức Vòng chung kết U23 châu Á 2022 AFC Cup. Với nhiều người, Uzbekistan vẫn là một đất nước khá xa lạ, ít được nghe và nhắc đến. Dưới đây là những sự thật thú vị về đất nước Hồi giáo xinh đẹp và vẫn còn đầy bí ẩn này.
1. Uzbekistan là đất nước nằm kín trong lục địa
Uzbekistan là 1 trong 45 đất nước trên thế giới bị "khóa kín" trong lục địa, không giáp biển. Nó bị kẹp giữa Kazakhstan ở phía bắc, Kyrgyzstan ở phía đông bắc, Tajikistan ở phía đông nam và Afghanistan cùng Turkmenistan ở phía nam. Điều đáng nói là ngay cả các quốc gia láng giềng của Uzbekistan cũng nằm kín trong lục địa, có nghĩa là nếu người dân Uzbekistan muốn ra biển, họ phải vượt qua biên giới của 2 quốc gia.
2. Nơi lưu giữ huyền thoại Con đường Tơ lụa
Đất nước Uzbekistan nằm trên Con đường tơ lụa nối Trung Quốc với Tây Á thời cổ đại. Các thành phố lớn như Samarkand, Bukhara hay Khiva đều là nơi Con đường Tơ lụa huyền thoại trong lịch sử thế giới đi qua. Samarkand còn từng là trung tâm của thế giới giao thương suốt nhiều thế kỷ. Trong khi đó, Bukhara được gọi là thành phố linh thiêng nhất vùng Trung Á.
Đến tận ngày nay, nơi đây vẫn còn rất nhiều công trình kiến trúc cổ đại mang đậm giá trị lịch sử và văn hóa. Chúng trở thành điểm thu hút khách du lịch khắp thế giới của Uzbekistan.
3. Có mỏ vàng lớn thứ 2 thế giới
Là một đất nước đang phát triển, GDP thấp nhưng Uzbekistan lại chứa mỏ vàng lớn nhì hành tinh là Muruntau nằm cách thủ đô Tashkent chỉ hơn 400 km về phía tây. Mỏ Muruntau được phát hiện vào năm 1958 và cung cấp khoảng 1.600 tấn vàng. Trữ lượng còn lại của mỏ ước tính có thể khai thác đến năm 2032. Công ty điều hành mỏ vàng khổng lồ này cũng thuộc top 10 tập đoàn khai thác uranium và vàng lớn nhất thế giới.
4. Có hệ thống tàu điện ngầm quy mô và đẹp bậc nhất
Một trong những điều sẽ khiến khách du lịch thỏa mãn khi đến thăm Uzbekistan là tại thủ đô Tashkent có hệ thống tàu điện ngầm không chỉ tân tiến, rộng lớn mà còn vô cùng đẹp. Các nhà ga nơi đây được thiết kế độc đáo theo cách riêng với nhiều chi tiết nghệ thuật thể hiện văn hóa đất nước. Có những nhà ga trông chẳng khác gì viện bảo tàng với những bức tranh tường, trần thạch cao tuyết hoa, đèn trùm cổ điển,...
5. Có nhiều quy định nghiêm ngặt
Những ai muốn đến du lịch quốc gia Trung Á xinh đẹp này nên tìm hiểu một số quy tắc ứng xử trước khi đi để không bị bỡ ngỡ. Là đất nước Hồi giáo, chúng ta có thể cảm nhận nhiều khác biệt văn hóa với người Uzbekistan. Các quy định ở đây cũng khá hà khắc, ví dụ như người dưới 20 tuổi tuyệt đối không được mua và tiêu thụ thuốc lá, đồ uống có cồn. Du khách cũng không được phép thoải mái chụp ảnh một số tòa nhà chính phủ mà không xin phép.
Khi tới đây, chúng ta cũng không được phép bắt tay với phụ nữ. Nếu muốn chào phụ nữ, chúng ta phải đặt tay lên ngực trái và cúi chào.
6. Nền ẩm thực phong phú
Ẩm thực của Uzbekistan chắc chắn sẽ là một trải nghiệm cực kỳ mới lạ với nhiều người nếu có dịp ghé thăm. Vì từng là nơi giao thương, trung tâm Con đường Tơ Lụa nên văn hóa nói chung và ẩm thực nói riêng của đất nước này bị ảnh hưởng từ rất nhiều quốc gia: từ Iran, Ấn Độ, Ả Rập cho đến cả Nga và Trung Quốc.
Món ăn quốc dân của người Uzbekistan có tên gọi là Plov. Món này là một dạng cơm trộn với nguyên liệu gồm có gạo thơm, cà rốt, đậu hà lan và thịt cừu. Tất cả được cho vào chảo gang rang trong nhiều giờ liền. Ngoài ra, một số món đặc sắc khác nên thử phải kể đến manti, mỳ Lagman, thịt xiên shashlik hay súp Shurpa.
Nguồn: The Fact File/Chi Chi
"Dòng sông đỏ" ở Trung Quốc: Mưa xuống đổi màu rực rỡ, thức uống làm từ nước sông này nổi tiếng ai cũng biết.
Có một truyền thuyết kể rằng khi trời đổ mưa, nước ở đây chuyển sang màu đỏ.
Trường Giang là con sông lớn nhất Trung Quốc, đồng thời được mệnh danh là dòng sông Mẹ hiền hòa hình thành nên nền văn hóa lâu đời của đất nước tỷ dân.
Đối với những ai thích thăm thú cảnh đẹp non nước hữu tình thì hai bên bờ Trường Giang chính là sự lựa chọn không thể bỏ qua. Nhưng bạn biết không? Ở phụ lưu của Trường Giang có một nhánh sông rất đặc biệt, mỗi khi trời mưa lại trở thành một dòng sông đỏ rực. Có chuyện thần kỳ như thế sao?
Xích Thủy - "dòng sông đỏ"
Tên của dòng sông đỏ rực này cũng rất đơn giản, nó được gọi là sông Xích Thủy, nằm ở ngã ba ba tỉnh Vân Nam, Quý Châu và Tứ Xuyên, cũng là nơi nổi tiếng với nhiều loại rượu thơm ngon.
Tại sao con sông này lại có tên là Xích Thủy? Thời xưa, sông Xích Thủy còn có tên An Lạc Thủy hay Đại Thiệp Thủy. Thật ra, có một truyền thuyết kể rằng khi trời đổ mưa, nước ở đây chuyển sang màu đỏ.
Trên thực tế, hiện tượng đổi màu này không phải là truyền thuyết, mà có căn cứ khoa học hẳn hoi. Ở thượng nguồn sông Xích Thủy có một thung lũng chứa đất đá màu đỏ. Sau một thời gian dài bị phong hóa, loại đất đá này đã trở nên mềm và dễ vỡ hơn.
Mưa xuống, nước sông dâng cao bị trộn lẫn với loại bùn đất ở thượng nguồn. Vì loại đất đá này có màu đỏ nên dòng nước cũng sẽ chuyển màu theo. Nhìn từ xa giống như một dòng sông đỏ rực khiến những ai không am hiểu liền cảm thấy có cảm giác hơi ghê rợn.
Cái tên Xích Thủy cũng từ đó mà ra. "Xích" trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là màu đỏ.
Những truyền thuyết về con sông có màu đỏ
Có một truyền thuyết rất kỳ bí về con sông này. Đó là một vị Long Vương sống đáy sông Xích Thủy. Ngày thường rất yên tĩnh, nhưng khi gặp sấm sét và mưa, Long Vương trở nên rất hung bạo. Mỗi khi Long Vương nổi giận, nước sông nơi đây sẽ chuyển sang màu đỏ.
Ngoài việc sông chuyển màu, còn có một hiện tượng lạ khác là mỗi khi trời mưa, nhiều loài rắn rết ở khu vực hai bên bờ sông sẽ lũ lượt bò ra. Người ta cho rằng hiện tượng này là để ngăn cản con người làm phiền đến sự yên tĩnh của Long Vương.
Tuy nhiên, theo lý giải của khoa học, mưa làm nước sông dâng cao dẫn đến mất nơi ẩn náu nên các loài rắn rết và côn trùng sống gần hai bên bờ phải bò lên chỗ cao.
Sự xuất hiện của những truyền thuyết này xuất phát từ việc con người không có cách nào giải thích được một số hiện tượng tự nhiên.
Xích Thủy - nơi bồi đắp văn hóa rượu
Sông Xích Thủy là một thánh địa du lịch sở hữu phong cảnh độc nhất vô nhị. Sau cơn mưa, dòng sông chuyển màu đỏ. Nếu trùng hợp với khoảnh khắc hoàng hôn thì cả không gian nơi đây sẽ nhuốm một màu đỏ rực, tạo nên cảnh tượng vô cùng diễm lệ.
Du khách đến khu vực hai bên bờ sông Xích Thủy có thể tìm hiểu về văn hóa rượu lâu đời, nếm đủ loại rượu ngon.
Vào thời nhà Hán, cư dân hai bên bờ sông đã biết làm nghề nấu rượu. Cho đến nay, 60% loại rượu nổi tiếng trong nước hầu hết đến từ đây. Ví dụ như rượu Mao Đài nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Lý do chủ yếu khiến rượu ở đây nổi danh như vậy: Xích Thủy là nhánh sông duy nhất của Trường Giang không bị ô nhiễm.
Chất nước tuyệt vời đã ủ nên nhiều loại rượu ngon, trong đó có Mao Đài. Nhiều người cho rằng dù không bị ô nhiễm nhưng trong nước vẫn có rất nhiều vi khuẩn và đất cát, theo đó ủ rượu từ nước sông Xích Thủy là không hợp vệ sinh.
Thật ra màu sắc của sông Xích Thủy thay đổi theo mùa. Khoảng thời gian tử Tết Đoan Ngọ (tháng 6) đến Tết Trùng Dương (tháng 10) là mùa mưa ở sông Xích Thủy, nên nước sông chuyển sang màu đỏ đậm nhất chứa phù sa dày đặc.
Ngoài thời gian này, nước sông vẫn ở trạng thái trong xanh. Người ta sẽ lấy nước này để nấu rượu sau khi thanh lọc và diệt khuẩn.
(Nguồn: Sohu)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét