a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2022

'Lạc lối' vào thung lũng nước nóng đẹp như tiên cảnh ở Nga

 

Những mạch nước phun bốc hơi nước trắng xóa bao quanh thung lũng nước nóng Geysers, bên cạnh là dòng sông uốn lượn, tạo nên một khung cảnh đẹp như tranh vẽ.


Thung lũng sông Geysers hay còn được gọi là Thung lũng mạch nước phun nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Kronotsky, Nga, đồng thời cũng là một phần của dãy núi lửa Kamchatka.

Thung lũng nước nóng Geysers đã được phát hiện khoảng năm 1941 và nhanh chóng trở thành một trong 7 kỳ quan thiên nhiên của Nga.

Bước vào thung lũng suối nước nóng Geyers như lạc vào một “trận địa thập diện mai phục” của những hố nước nóng bất ngờ trực trào phun lên từ mặt đất đẹp như tiên cảnh.

Thung lũng Geyers với khoảng xấp xỉ gần 90 mạch nước phun nằm nép mình ở bờ trái của dòng sông Geysernaya 3,7 dặm (khoảng 6km). Trong đó có khoảng hơn 20 suối phun nước nóng lớn như: Người khổng lồ, Suối ngọc trai, Suối đường, Đài phun nước, Suối nhỏ, Suối lớn…

Ở đây, có những suối cứ 10-12 phút lại phun nước 1 lần, tỏa khói. Có những suối phải khoảng 4-5 tiếng mới phun nước.

Sakharnyi (Suối đường) là một trong những suối phun đẹp nhất, cứ 2-3 phút, suối lại phun 1 lần. Suối phun Fakel (Ngọn đuốc) gần như phun liên tục nên có một tên gọi khác - Đài phun vĩnh cửu.

Suối phun nước nóng lớn nhất - Velikan (Người khổng lồ) trong lúc phun đã “tung” ra tới 30 tấn nước sôi. Cứ khoảng 5-8 giờ thì suối lại phun một lần khoảng gần 1 phút, còn độ cao tia nước nóng phun ra đạt đến 30m. Điều kì lạ đặc biệt này đã tạo nên sức hấp dẫn như thôi miên của thung lũng.

Từ trên cao, du khách có thể ngắm nhìn khung cảnh rộng lớn của Thung lũng Geysers. Những mạch nước phun bốc hơi nước trắng xóa bao quanh thung lũng, bên cạnh là dòng sông uốn lượn dưới chân đồi, tất cả đã tạo nên một khung cảnh đẹp như tranh vẽ.

Cách tốt nhất để trải nghiệm Thung lũng Geysers là đi bộ qua những con đường mòn tự nhiên với hướng dẫn viên. Du khách sẽ được ngắm nhìn những thắng cảnh tự nhiên ở nơi đây như suối nước nóng, núi lửa bùn, hồ nước nóng…

Thời điểm lý tưởng để đến thăm Thung lũng Geysers là từ tháng 7 đến tháng 9. Vào thời gian này, nhiệt độ ban ngày sẽ vào khoảng 20 độ, tiết trời dịu nhẹ phù hợp cho việc đi bộ đường dài, cắm trại cũng như tham gia vào các hoạt động khám phá thung lũng. Ảnh: IT.

Thảo Nguyên (TH)

Con đường dài nhất thế giới, chạy qua 14 nước.


Theo Guinness, danh hiệu con đường dài nhất thế giới thuộc về cao tốc Pan-American. Thực tế Pan-American gồm một mạng lưới tuyến đường chạy dọc chiều dài của Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

Pan-American dài khoảng 48.000 km. Đường cao tốc này kết nối hầu hết quốc gia trên bờ biển Thái Bình Dương của châu Mỹ, gồm Mỹ, Canada, Mexico, Guatemala, El Salvador, Honduras, Nicaragua, Costa Rica, Panama, Colombia, Ecuador, Peru, Chile và Argentina. Ảnh: Americanexpress.

Ý tưởng về một tuyến đường bộ chạy dọc theo châu Mỹ lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1923 tại Hội nghị quốc tế lần thứ 5 của các quốc gia châu Mỹ. Tuy nhiên, phải đến năm 1937, một công ước mới được ký kết. Những năm 50 của thế kỷ 20, phần đầu tiên ở Mexico mới được hoàn thành. Ảnh: Adventurebikerider.

Với chiều dài kỷ lục, Pan-American đi qua địa hình đa dạng. Du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng lãnh nguyên cằn cỗi, sa mạc, rừng mưa nhiệt đới... Trong ảnh, con đường cao tốc xuyên qua Torres del Paine (Chile). Ảnh: Panamtour.

Tuyến đường nằm ở Costa Rica là chặng nguy hiểm hàng đầu, thách thức các tay lái mạo hiểm. Trên đoạn đường này, bạn sẽ phải vượt qua "Đỉnh tử thần" (Summit of Death) cao 3.335 m. Đây là điểm cao nhất của đại lộ Pan-American ở khu vực Trung Mỹ. Sau đó, tuyến đường qua Trung Mỹ sẽ bị ngắt quãng tại Yaviza, bên rìa khu rừng và vùng đầm lầy rộng lớn Darien Gap. Sau đó, đường tiếp tục chạy phía bên kia ở Turbo, Colombia. Ảnh: Somanyhorses.

Rừng nhiệt đới Darien Gap dài khoảng 106 km cắt ngang đường cao tốc. Darien kéo dài từ đầm lầy Atrato rộng lớn ở phía Colombia đến những đỉnh núi cao hàng dặm phía Panama. Người ta rất khó khăn khi xây dựng con đường xuyên qua đây vì đặc trưng thiên nhiên, văn hóa.

Ngày nay, hầu hết du khách muốn chinh phục cung đường đều chọn thuyền hoặc máy bay để qua khu vực này. Một số người ưa mạo hiểm vẫn thử sức đi bộ xuyên rừng. Ảnh: Alex Manne.

Cách duy nhất để đưa ôtô của bạn qua Darien Gap là đi tàu, phà. Tàu thường mất vài ngày đi từ Panama đến Colombia (hoặc ngược lại). Du khách phải trả giá từ 1.000 USD tùy thuộc vào kích thước phương tiện. Ảnh: Magnworld.

Nếu trung bình di chuyển khoảng 500 km mỗi ngày, bạn sẽ mất khoảng 50 ngày để hoàn thành toàn bộ cuộc hành trình trên tuyến đường dài nhất thế giới. Tất nhiên, nhiều người rút ngắn thời gian nhờ đi nhanh. Tim Cahill và Garry Sowerby xác lập kỷ lục thế giới dành cho chuyến đi nhanh nhất bằng ôtô qua Pan-American. Họ xuyên cao tốc trong 23 ngày 22 giờ 43 phút. Ảnh: Magnworld.

Nhiều du khách đã trải nghiệm khuyên nên dành từ 6 tháng đến một năm dừng lại và khám phá các quốc gia trên đường đi. Ví dụ ở Mexico, rẽ vào một con đường bất kỳ, bạn có thể tìm thấy những ngôi đền cổ của người Maya, những thành phố thuộc địa đổ nát, núi lửa đang hoạt động, bãi biển cát trắng và khu rừng đầy vẹt, khỉ, báo đốm... Ảnh: History.

Song Nguyên

Chiêm ngưỡng khu vườn của các 'khóm dứa khổng lồ' chỉ ra hoa 1 lần duy nhất.

Vườn quốc gia Huascaran, đỉnh núi cao nhất của Peru với độ cao 6.768 mét và cao thứ năm ở bán cầu tây là nơi chiêm ngưỡng loài cây họ dứa khổng lồ tuyệt đẹp.

Nằm trên dãy núi nhiệt đới cao nhất thế giới - Cordillera Blanca, Vườn quốc gia Huascaran nằm ở vùng Ancash của Peru, cách Lima 443 km về phía Đông Bắc. Khu bảo tồn có 660 sông băng và 300 hồ băng trên 340.000ha, tạo ra một nơi trú ẩn tuyệt vời cho các loài động vật hoang dã.

Vườn quốc gia Huascaran ở Peru là địa điểm lý tưởng dành cho những người yêu thiên nhiên.

Cảnh quan núi non ấn tượng ở nơi đây còn là khu vực sinh sống của Puya Raimondi cao chót vót, loài cây còn được gọi với các tên “Nữ hoàng của dãy Andes”.

Một trong những điểm hấp dẫn ở Vườn quốc gia Huascaran chính là sự xuất hiện “Nữ hoàng của dãy Andes”

Puya Raimondi được phát hiện và đặt tên theo nhà thực vật học nổi tiếng người Ý - Antonio Raimondi. Loài cây quý hiếm ở vùng cao này có thể phát triển tận 10m, cho ra tới 8.000 bông hoa và 6 triệu hạt giống.

Loài cây họ dứa này có thể tăng trưởng lên đến 10 mét.

Điều gì làm cho loài cây họ dứa trở nên đặc biệt ngoài kích thước khổng lồ của nó? Đó là loài cây này chỉ nở hoa một lần trong đời, sau đó nó sẽ chết đi. Tuy nhiên, trước khi nở hoa, cây có thể sống từ 40 năm đến 100 năm.

Puya Raimondi chỉ có thể được tìm thấy ở độ cao từ khoảng 3.200 đến khoảng 4.800 mét thuộc dãy Andes của Peru hoặc Bolivia. Thật không may, hiện loài cây này đang nằm trong nguy cơ bị tuyệt chủng. Người ta ước tính rằng chỉ có khoảng 800.000 Puya Raimondi có thể được tìm thấy trên khắp Peru và khoảng 30.000 - 35.000 cây ở Bolivia.

Loại cây này chỉ tập trung chủ yếu ở dãy Andes khu vực Peru hoặc Bolivia với độ cao từ 3.200 đến khoảng 4.800 mét.

Vườn quốc gia Huascaran được cho là nơi tốt nhất để chiêm ngưỡng loài thực vật kỳ lạ này. Đến nơi đây, du khách có thể bắt gặp một khu vườn với đầy những gốc cây như những "khóm dứa khổng lồ".

Loài cây mọc khắp thung lũng trông như một khu vườn "dứa khổng lồ".

“Nữ hoàng của dãy Andes” tập trung nhiều ở thung lũng Carpa và Queshque, phía Nam của Vườn quốc gia. Nở rộ từ tháng 5 đến tháng 11, những gốc cây độc đáo này là một trong 779 loài thực vật phát triển ở vùng Andean.

Khu bảo tồn là điểm du lịch mạo hiểm lý tưởng dành cho những vị khách thích chinh phục thiên nhiên như đi bộ xuyên rừng, đi xe đạp leo núi, trượt tuyết trên Vallunaraju, Rurec và Copa, cũng như khu vực giải trí trên đỉnh núi Pastoruri.

Khu bảo tồn là địa điểm lý tưởng dành cho những vị khách thích chinh phục thiên nhiên

Vườn quốc gia Huascaran được thành lập vào năm 1975 và được tuyên bố là Khu dự trữ sinh quyển vào năm 1977. Khu bảo tồn thiên nhiên này cũng đã được chỉ định là Di sản Thế giới của UNESCO vào năm 1985, cũng như Khu vực Chim và Đa dạng Sinh học Quan trọng (IBA) bởi BirdLife International và Tổ chức Bảo tồn Quốc tế.

Cersei(Tổng hợp)





















































Không có nhận xét nào: