a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

3 quy tắc giao tiếp không ai nói ra nhưng rất quan trọng

Làm thế nào để chinh phục nhân tâm? Làm thế nào để gìn giữ quan hệ tốt đẹp với mọi người? Bí quyết nằm ở ba quy tắc giao tiếp mà trường lớp không dạy bạn, thầy cô không dạy bạn, nhưng quan trọng vô cùng.
Người em họ vừa mới nhậm chức nhắn tin cho tôi, hỏi rằng: “Trong giao tiếp đồng nghiệp, làm thế nào để có mối quan hệ tốt với mọi người? Và làm thế nào để tránh sơ suất đắc tội với người khác?”.
Tôi nhớ lại lời chia sẻ của cậu bạn thân với tôi cách đây không lâu: “Khi kết giao với người, nếu chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân mà không tuân theo quy tắc của đối phương thì không thể có được một người bạn chân thành”.
Ngẫm lại, ý kiến này thật đúng đắn.
Một người có tuân theo quy tắc kết giao hay không sẽ ảnh hưởng đến việc đối phương có nhìn nhận anh ta là người đáng để kết thâm giao hay không. Trong giao tiếp, có ba nguyên tắc không ai nói ra, nhưng là quy tắc vô cùng quan trọng.
Nhận lời không vui vẻ, thực tế chính là từ chối
Cuối tháng, Vân Hà bất ngờ được chủ tịch trao phần thưởng, cô vì quá phấn khích nên đã chia sẻ trên trang cá nhân. Cô nhận được rất nhiều lời khen ngợi và khuyến khích, chỉ riêng một cậu bạn cùng lớp nhắn tin hỏi số tiền thưởng bao nhiêu…
Khi Vân Hà còn bối rối chưa hiểu dụng ý thì cậu bạn kia đã gửi tin nhắn thứ hai. Hai người bắt đầu một cuộc hàn huyên, sau đó cậu bạn kể rằng mình đang túng quẫn và ngỏ lời mượn tiền của Vân Hà.
Nhưng Vân Hà lỡ hứa sẽ mua tặng bố chiếc điện thoại thông minh, cô thậm chí còn xem qua mẫu mã và quyết định đặt hàng… Không còn cách nào, cô chỉ biết trả lời rằng đã có kế hoạch với món tiền này, hy vọng cậu thông cảm và sớm tìm được nơi khác phù hợp.
Mặc dù nói lời cự tuyệt nhưng Vân Hà cảm thấy rất áy náy. Không ngờ cậu bạn cùng lớp tiếp lời: “Dùng vào việc gì? Nếu không gấp lắm thì cho mình mượn trước, tháng sau sẽ trả cho bạn”.
Câu hỏi ấy khiến cô bối rối đến cực điểm. Rõ ràng cô đã từ chối rồi, nhưng có lẽ cậu bạn không hiểu ý nên mới nài nỉ mãi không ngừng…
Trong cuộc sống cũng có nhiều trường hợp tương tự như vậy:
Khi được tiếp thị sản phẩm, bạn trả lời: “Để tôi suy nghĩ một chút đã”.
Khi được mời dùng bữa, bạn trả lời: “Tôi không dám nói trước là sẽ sắp xếp được thời gian hay không”.
Khi được yêu cầu giúp đỡ, bạn trả lời: “Lúc này chưa tiện lắm, để tôi xem rồi sẽ báo lại sau”.
Trong giao tiếp giữa người với người, không phải tất cả mọi yêu cầu đều sẽ được đáp ứng. Nếu trực tiếp nói lời từ chối thì khó tránh khỏi sẽ làm mất lòng nhau, và vì không muốn đắc tội nên nhiều người thường chọn cách từ chối tế nhị.
Thực ra, “sẽ nói chuyện sau” thường là biểu thị sự cự tuyệt, “để xem tình hình” thường có ý là tôi không thể đồng ý được. Nếu đối phương không giải thích rõ ràng hoặc trả lời với vẻ mặt không vui, và nếu bạn vẫn cố nài nỉ đến cùng, thì cho dù nhận được sự giúp đỡ đi nữa, quan hệ của hai người đại thể là “duyên hết từ đây”. 
Cho nên hãy nhớ, trong quy tắc xã giao nếu không có đề xuất chắc chắn thì chính là khách sáo, nếu nhận lời với vẻ mặt không vui thì chính là từ chối.
(Ảnh minh họa: shutterstock)
Người khác cười đùa bản thân họ, nhưng không có nghĩa rằng bạn có thể làm điều tương tự
Đồng nghiệp nữ trong công ty rất nhiều, ai cũng trắng trẻo ưa nhìn, dáng người thanh thoát, chỉ có Linh là cô nàng “vừa béo vừa lùn”. Khi vừa đến công ty, Linh cảm thấy rất tự ti: Người khác cao ráo, còn mình thì thấp tịt, người khác thon thả, còn mình thì mập ú. Vậy nên hễ nói đến ngoại hình, Linh thường cảm thấy rất lúng túng.
Sau này vì muốn hòa nhập với môi trường mới, Linh đã bỏ đi sự tự ái, chấp nhận khuyết điểm của bản thân. Đôi lúc cô còn lấy ngoại hình của mình ra để cười đùa, gọi bản thân là “tinh hoa cô đọng”, là “nấm lùn biết đi”.
Đoạn thời gian đó Linh cảm thấy rất vui, vì không chỉ đem lại niềm vui cho mọi người mà còn dũng cảm đối diện với khuyết điểm của bản thân. Cho đến một ngày, anh bạn đồng nghiệp Văn Phi đã trêu đùa cô ấy.
Giờ nghỉ trưa hôm đó, Linh gọi một suất đồ ăn nhanh. Anh chàng Văn Phi ngồi ngay chiếc bàn kế bên đã trêu đùa rằng: “Ăn lắm thế, không sợ nấm lùn biến thành củ khoai tây à? Tròn vo thêm nữa thì sẽ lăn trên đất đó…”.
Nghe xong lời này, sắc mặt của Linh bỗng tối sầm lại.  
Có những vết thương chỉ có thể một mình mở ra, nhưng để che giấu đau đớn họ đã lựa chọn mỉm cười. Nhưng nếu bạn cho rằng có thể tùy tiện chê cười khuyết điểm của người khác thì đó không phải hài hước, mà là hữu ý làm tổn thương người.
Người nghèo thường tự trào lộng rằng “tìm cái dây treo lên cho xong”, nhưng khi người khác nói như thế, anh ta sẽ tủi phận. Người già thường nói “gần đất xa trời”, “tuổi đời sắp đến”, nhưng họ không muốn nghe người khác mô tả về mình như vậy.
Người dám đối mặt với khuyết điểm của bản thân là người chiến thắng chính mình. Nhưng khi bản thân nói thì đó là một loại khiêm tốn, còn người khác nói đó là một loại coi thường.
(Ảnh minh họa: tokkoro.com)
Nguyên tắc ‘có qua có lại’
Nhớ lúc còn nhỏ, mỗi mùa giáp hạt tôi thường đến nhà hàng xóm vay bột mỳ, mỗi túi là 50 kg. Đợi khi lúa mỳ chín bà nội lại sai tôi mang trả đúng hẹn, ngoài ra mỗi lần đều trả nhiều hơn 5 kg.
Bà nội tôi thường nói: 50 kg là “lý”, 5 kg là “tình”. Sau này tôi mới hiểu ra rằng nhiều hơn 5 kg là quà tặng để cảm ơn.
Tôi tỏ ra nghi hoặc, mượn bao nhiêu trả bấy nhiêu là được rồi, không trả nhiều hơn thì hàng xóm cũng sẽ chẳng nói gì. Nhưng nội không cho rằng như vậy, bà nói: Người cho ta mượn lúc bức thiết, ta chân thành tỏ lòng cảm ơn, mượn ít trả nhiều là phép tắc, đây là có qua có lại.
Giờ đây khi đã trưởng thành tôi vẫn luôn nhớ câu nói đó, nhờ người giúp đỡ thì dù nhiều hay ít cũng nên gửi họ một lời cảm ơn.
Khi được bạn bè hỗ trợ, tôi sẽ cùng anh chia sẻ đồ ăn nhẹ. Khi đồng nghiệp giúp làm thêm giờ, tôi sẽ mời anh đi ăn một bữa. Dù là thỉnh giáo một ai đó trên mạng, thì cũng nên hỏi xin địa chỉ rồi gửi đặc sản quê nhà cho đối phương.
Lễ Ký – Khúc Lễ Thượng có viết: Có qua thì có lại, có qua mà không có lại là không phải lễ, có lại mà không có qua cũng không phải lễ.
Không có công sức của ai là miễn phí, họ giúp đỡ bạn thì cũng đồng nghĩa là họ phải bỏ ra thời gian và công sức. Thế nên muốn duy trì quan hệ giao tiếp, thì đối với sự giúp đỡ của người khác ta cần cảm ơn và báo đáp.
Trong Lễ Ký cũng viết: Có qua có lại mới là lễ. Nếu chỉ nhận sự giúp đỡ từ một phía, có lại mà không có qua thì cũng là thất lễ rồi.
Người thất lễ dù đạt được lợi ích lớn thế nào đi nữa, cũng sẽ là “cái được chẳng bù cho cái mất”. Ít nhất, họ cũng vì không tuân thủ quy tắc có qua có lại mà trả giá.
Quan hệ giữa người với người thành công ở chỗ: Khi thấy một việc thì cần làm đến mức cân bằng các góc độ khác nhau giữa bạn và đối phương.
Người có mối quan hệ tốt với mọi người đều tuân thủ quy tắc này: Cân nhắc nhu cầu và khó khăn của đối phương, tôn trọng đối phương, không gây khó dễ, không coi thường đối phương.
Tuân thủ quy tắc giao tiếp và dùng thái độ chân thành để giao thiệp với người, bạn sẽ có bạn bè nhiều hơn nữa, càng có nhiều mối quan hệ hài hoà hơn nữa.
Theo Apollo 
Mạn Vũ biên dịch

Nhẫn và khoan dung: Lùi một bước biển rộng trời cao

Chữ nhẫn trên đầu một lưỡi daoLàm người không nhẫn họa mời chàoKhó nhẫn nhẫn được trong chốc látQua rồi mới biết nhẫn là cao
Ngày nay, chuyện tranh cãi giữa vợ chồng, mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu, cha con bất hòa, anh em tàn sát lẫn nhau, bạn bè chơi ác, công kích nhau, đánh nhau, coi nhau như kẻ thù…, những tin tức như vậy vẫn được báo chí đưa tin hàng ngày, dường như ngày nào cũng có.
Trong văn hóa truyền thống dạy con người phải nhẫn. Khổng Tử nói “Việc nhỏ không nhẫn thì sẽ loạn việc lớn” (nguyên văn: “Tiểu bất nhấn tắc loạn đại mưu”). Có câu cổ ngữ rằng: “Nhẫn một lúc sóng yên gió lặng, lùi một bước biển rộng trời cao”. Học được khiêm nhường và nhẫn nại thì rất thiết yếu. Trên thế gian có rất nhiều mâu thuẫn, tranh chấp vì nhờ một bên nhường nhịn mà được hóa giải. Không bên nào chịu nhường bên nào thì kết quả luôn là cả hai cùng thất bại, cùng sứt đầu mẻ trán, tổn thương hòa khí, tổn hại tình cảm, quả thật là không đáng!
Nhẫn là một loại trí tuệ nhân sinh
Nhẫn không chỉ là nén giận lặng im, chịu đựng cho qua, mà là một phương pháp để đạt được quan hệ hòa thuận giữa người với người, đạt được xã hội hài hòa và tránh làm việc theo cảm tính. Nhẫn thực tế là một loại sức mạnh trí tuệ nhân sinh. Có thể nhẫn được mới là cao nhân.
Phương thức biểu hiện năng lực cá nhân rất nhiều, ví như dùng quyền lực, nhục mạ, nắm đấm… Tuy nhiên, quyền lực không phải là tiêu chuẩn của sức mạnh, trái lại chính vì một người không có sức mạnh nên mới dùng quyền lực để áp bức người khác. Chính vì họ không có sức mạnh nên mới dùng nắm đấm để biểu thị sức mạnh.
Người thực sự có sức mạnh sẽ không áp bức nhục mạ, cũng không dùng nắm đấm, không dùng dao súng. Sức mạnh thực sự là Nhẫn. Người có thể nhẫn được là cao nhân, nhẫn được là cao thượng, nhẫn được là cao minh.
Từ xưa đến nay, phàm là người làm được việc lớn thì đều có khả năng nhẫn nại, khả năng nhẫn nại lớn đến đâu thì làm được việc lớn đến đó. (Ảnh: dkn)
Nhẫn khí
Trong đời sống hoặc công việc thường ngày, nhiều khi chỉ tranh cãi hơn nhau khẩu khí mà chuyện nhỏ hóa lớn, từ đó bất hòa, thậm chí đối địch nhau. Nếu một bên nhẫn nhịn được khẩu khí thì chuyện lớn thành chuyện nhỏ, chuyện nhỏ thành không có gì. Vậy khi nào cần nhẫn? Khi chuyện thị phi lọt vào tai cần phải nhẫn.
Thực ra nhẫn là một cảnh giới. Tiểu nhẫn là chuyện thị phi cá nhân, chớp mắt liền qua. Đại nhẫn là vì đại nghiệp, như người xưa nói “nhẫn nhịn lẫn nhau vì quốc gia đại sự”.
Một hôm một học trò của Khổng Tử quét dọn ngoài cổng thì có một vị khách đến. Người khách hỏi: “Anh là ai?”
Người học trò tự hào đáp: “Tôi là đệ tử của thầy Khổng”.
Người khách nói: “Thế thì tốt quá, tôi có thể hỏi anh một vấn đề được không?”
Anh học trò vui mừng nói: “Được”
Người khách hỏi: “Một năm rốt cuộc có mấy mùa?”
Anh học trò nghĩ, câu hỏi này mà cũng hỏi ư. Thế là anh trả lời rằng: “Xuân, hạ, thu, đông – 4 mùa”.
Vị khách lắc đầu nói: “Sai rồi, một năm chỉ có 3 mùa”.
“Này, anh nhầm rồi, 4 mùa mới đúng”.
“3 mùa”.
Hai người cãi nhau mãi không thôi bèn quyết định đánh cược: Nếu là 4 mùa thì người khách phải dập đầu 3 cái lạy học trò, còn nếu là 3 mùa thì người học trò phải dập đầu vái lạy người khách 3 vái. Cả hai sẽ vào nhờ Khổng Tử phân định.
Anh học trò trong lòng nghĩ lần này chắc chắn thắng rồi, thế là dẫn khách vào gặp thầy Khổng Tử. Thật may lúc đó Khổng Tử cũng vừa từ trong nhà đi ra, anh học trò bước tới hỏi: “Thưa thầy một năm có mấy mùa?”
Khổng Tử nhìn vị khách rồi nói: “Một năm có 3 mùa”.
Anh học trò bất ngờ mắt trợn tròn lên ngây người ra chưa biết nói năng gì thì người khách đã nói: “Dập đầu 3 vái đi”.
Anh học trò không còn cách nào khác đành dập đầu vái lạy. Vị khách đắc chí khệnh khạng ra về.
Lúc này anh học trò mới hỏi thầy: “Thưa thầy một năm có 4 mùa sao thầy lại nói 3 mùa?”
Khổng Tử nói: “Con không thấy người khách vừa rồi toàn thân đều màu xanh đó sao? Anh ta là con châu chấu hóa thân. Châu chấu sinh ra vào mùa xuân, mùa thu là chết. Anh ta xưa nay chưa bao giờ thấy mùa đông. Con nói 3 mùa thì anh ta sẽ hài lòng, con nói 4 mùa thì tranh cãi đến tối cũng không xong. Con chịu thiệt, dập đầu 3 vái thì có sao đâu”.
Mỗi khi gặp chuyện khiến chúng ta tức giận, có lẽ nên nghĩ đến “người 3 mùa” này, nghĩ đến việc mà “người 3 mùa” làm thì lập tức tâm bình khí hòa ngay thôi. Trên thế giới này “người 3 mùa” quả thực có rất nhiều, họ là “côn trùng mùa hạ” mà Trang Tử nói đến, thế nên bạn không thể “nói chuyện về băng tuyết mùa đông” với họ được.
(Ảnh minh họa: sohu.com)
Nhẫn khổ
Người xưa nói “Khổ tận cam lai”. Đời người, những chuyện gian nan khổ nạn có thể nào không tránh nổi đâu. Người xưa nói: “Có thể chịu khổ mới là chí sỹ, có thể chịu thiệt thì chẳng phải người ngu si”. Nếu chúng ta không sợ khổ, thản nhiên nhẫn chịu khổ thì lẽ tất nhiên khổ tận cam lai, qua cơn khổ cực là đến hạnh phúc ngọt ngào.
Nhẫn chịu khổ còn là biện pháp tôi luyện ý chí, rèn giũa khả năng chịu đựng, kiên trì bền bỉ, là sự chuẩn bị cho năng lực gánh vác trọng trách lớn hơn trong tương lai.
Phật gia còn cho rằng chịu khổ là để trả nghiệp, để tiêu nghiệp. Con người trong luân hồi, trong vô minh đã tích tụ không biết bao nhiêu nghiệp lực. Mà nghiệp lực là cội nguồn của khổ đau như ốm đau bệnh tật, tai nạn bất hạnh… Khi chúng ta chủ động nhẫn khổ, chịu khổ là chủ động tiêu nghiệp. Khi nghiệp lực ít đi rồi thì tự sẽ tai qua nạn khỏi, chuyển nguy thành an.
Nhẫn dục
Dục vọng con người rất nhiều, đó là những ham muốn quá mức về những danh vọng, lợi lộc, tiền tài, tình cảm, sắc đẹp, được hơn, thắng thua v.v. Nếu chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu để sống, để tồn tại thì đó là bình thường. Nhưng con người thường quá tham lam, mong muốn có được nhiều để thỏa mãn cái danh vọng, thỏa mãn hưởng thụ và cái tôi ích kỷ cá nhân. Có người nói, tôi kiếm tiền đâu phải vì mình, mà là vì gia đình vợ con. Đó cũng chính là vì cái tình cảm ích kỷ đối với người thân của mình mà có thể làm tổn hại đến người khác.
Vì vậy cần nhẫn dục, nếu không nhẫn dục được thì sẽ loạn tính, loạn tình, loạn trí. Người nhẫn được ham dục mới là trí tuệ, là cao minh, cao thượng.
Làm thế nào để “Lùi một bước biển rộng trời cao”?
Có bài thơ rằng:
Chữ nhẫn trên đầu một lưỡi daoLàm người không nhẫn họa mời chàoKhó nhẫn nhẫn được trong chốc látQua rồi mới biết nhẫn là cao
Nếu chúng ta có thể nhẫn, có thể khoan dung đối đãi với những sai trái của người khác thì có thể có được niềm vui biến can qua thành ngọc lụa.
Đối với lỗi lầm của người khác, nếu có thể dùng tấm lòng rộng lớn khoan dung thì cảnh giới tinh thần của chúng ta càng thêm rộng lớn và tự tại.
(Ảnh: soundofhope.org)
Xưa có đôi bạn đồng song là Hồ Thường và Trạch Phương Tiến cùng dùi mài kinh sử. Sau này Hồ thường làm quan, nhưng danh tiếng lại không bằng Trạch Phương Tiến. Vì vậy Hồ Thường luôn đố kỵ với tài năng của Trạch Phương Tiến. Khi đàm luận với người khác, Hồ Thường thường nói những lời không tốt về Trạch Phương Tiến. Sau khi Trạch Phương Tiến nghe được chuyện này, ông không những không ăn miếng trả miếng mà còn nghĩ ra một phương pháp nhường nhịn lùi bước. Mỗi khi Hồ Thường triệu tập môn sinh, giảng giải kinh thư, Trạch Phương Tiến liền chủ động phái môn sinh của mình đến chỗ Hồ Thường thỉnh giáo những vấn đề còn nghi vấn, đồng thời chân thành nghiêm túc ghi chép lại. Thời gian lâu dần, Hồ Thường liền hiểu ra đây chính là Trạch Phương Tiến có ý tôn sùng mình, thế là trong lòng ông vô cùng bất an. Sau này trên quan trường ông không những không nói điều không hay mà trái lại thường ca ngợi Trạch Phương Tiến. Trí tuệ Trạch Phương Tiến có ý lùi bước nhường nhịn đã khiến quan hệ giữa hai ông chuyển thù thành bạn.
Chính vì có tấm lòng bao dung rộng lớn có thể bao dung mọi chuyện trong thiên hạ. Thế nên Tào Tháo mới một mồi lửa đốt sạch thư tín của tướng sỹ thông đồng với Viên Thiệu, tha thứ hết lỗi lầm; Lý Thế Dân mới trọng dụng cựu thần của Thái tử là Ngụy Trưng, không tính chuyện hiềm khích cũ; Mẫn Tử Khiên mới quỳ trước cha nói giúp mẹ kế, không truy cứu ân oán. Những người thành đại sự xưa nay đều có lòng khoan dung “Nhớ ưu điểm người mà quên khuyết điểm người”, như thế mới để lại tiếng thơm ngàn năm trong lòng người.
***
Khoan dung nói ra rất đơn giản, nhưng trong đời sống hiện thực thì có bao nhiêu người có thể đem ra thực hiện được? Khi người khác phạm lỗi vô ý thì nói một câu: “Không sao”. Khi người khác đụng chạm đến lợi ích thì nói một câu: “Tôi không để ý”. Khi quan điểm của người khác bất đồng thì nói một câu: “Việc này cũng không có gì”. Những câu này có lẽ ai ai cũng nói được, nhưng có bao nhiêu người có thể gây trồng chắc chắn nó trong tâm? Trên thế gian có biết bao người vì tranh được – mất thắng – thua mà đỏ mặt tía tai? Bao nhiêu người vì chút lợi cỏn con khi làm ăn mà quyết trận sống chết? Bao nhiêu người vì quan điểm học thuật bất đồng mà xé sách vứt đi? Trong lúc tranh nhau cao thấp, họ có nghĩ đến khoan dung, nhẫn nhịn không?
Chữ Nộ (怒 – giận dữ) gồm chữ Tâm (心 – tim) và chữ Nô (奴 – nô lệ), có nghĩa là: giận dữ là nô lệ của cái tâm.
Chữ Thứ (恕 – khoan dung, tha thứ) gồm chữ Tâm (心 – tim) và chữ Như (如 – bằng, cùng), có nghĩa là: khoan dung tha thứ là như bản tính ban sơ của cái tâm, bản tính thiện ban đầu của con người.
Khi tức giận nổi lên thì từ suy nghĩ, lời nói, hành động đều là xấu, ác. Nóng giận sẽ mất khôn, khi đó sẽ khiến chúng ta làm nhiều điều mà lúc lý trí bình tĩnh thì chắc chắn sẽ không làm. Như vậy chúng là hành động, suy nghĩ, nói năng lúc nóng giận vốn không phải là cái tự ngã bản thân, mà là nô lệ của bản thân. Còn khi chúng ta nhẫn nhịn,khoan dung, lúc này chúng ta mới là chủ của bản thân mình, nội tâm yên định, bình lặng, an nhiên tự tại.
Theo hk.on.ccKiến Thiện biên dịch

Không có nhận xét nào: