-Tiền bạc ít một chút cũng được, nhưng đừng để ý chí nghèo hèn, đừng vì thiếu tiền mà tầm nhìn hạn hẹp. Dù không thể đạt đến vinh quang thì cũng nên làm một người hữu dụng.
-Ngoại hình có thể không bắt mắt, nhưng đừng để nội tâm xấu xí. Nhân từ lương thiện không phụ thuộc bề ngoài, mà xuất phát từ tâm hồn. Dù vai nhỏ lưng gầy nhưng tấm lòng nhân hậu, vẫn an ủi sưởi ấm được vô số người.
-Thể trạng gầy yếu một chút cũng được, nhưng đừng để tinh thần nhu nhược. phải luyện lấy tinh thần dũng cảm, có chủ kiến và tự tin.
-Tai mắt chậm chạp một chút cũng được, nhưng không được để tâm trí mê muội. Nhớ nhắc mình giữ lấy tâm sáng trí thông để nhìn xa trông rộng.
-Tham vọng một chút cũng được, nhưng nhất định đừng quá ngang tàng, để dã tâm biến mình thành ác quỷ. Nếu không, bạn không vào địa ngục thì ai vào?
-Thông minh một chút thì tốt, nhưng nhất định đừng tự cho mình là khôn lanh, còn người đời đều là kẻ ngốc. Nếu không, thế giới này chỉ có một kẻ ngu ngơ, là bạn!
-Tiết kiệm một chút thì được, nhưng đừng quá toan tính với tiền bạc. Nếu không bạn sẽ có thói quen đánh giá người khác qua đồng tiền, sớm muộn gì cũng thành nô lệ cho nó.
-Khoan dung một chút thì tốt, nhưng đừng để người khác xem thường, lợi dụng sự khoan dung của mình mà tiếp tục phạm lỗi. Dù thế nào cũng nên giữ lấy quy tắc và sự tự tôn riêng.
-Khổ cực một chút cũng được, nhưng đừng để nỗi khổ kéo dài không phương giải thoát, phải học cách vươn lên!
S
ưu tầm
NỬA ĐỜI NGƯỜI CÒN LẠI,HÃY HỌC CÁCH "NÓI ÍT ĐI, NGHĨ NGỢI NHIỀU - ĐÓ MỚI LÀ CÁCH TRỞ THÀNH NGƯỜI CHIẾN THẮNG CUỐI CÙNG...
Càng trưởng thành và trải đời, chúng ta càng thấu hiểu sâu sắc những đạo lý dành cho người chiến thắng cuối cùng.
Muốn biết cuộc sống của bản thân có thành công hay không, đừng hỏi “Công việc của tôi có tốt không?”, “Công danh của tôi có ổn không”, “Hôn nhân gia đình của tôi có tốt không?”, “Con cái tôi có được nuôi dạy tốt không?”… mà hãy tự hỏi chính mình: “Tâm thái của bạn có tốt chưa?”.
Tâm thái đàn ông gây ảnh hưởng đến sự nghiệp, tâm thái phụ nữ sẽ ảnh hưởng đến hôn nhân. Chính vì thế, càng trưởng thành và trải đời, bạn càng phải hiểu rằng tâm thái có thể quyết định tất cả. Bạn giữ tâm thái tốt, vậy mọi thứ xung quanh đều sẽ tốt. Mà muốn duy trì một tâm thái tốt đẹp, chúng ta phải biết “Nói ít đi, nghĩ nhiều hơn” và thấu hiểu 7 bài học quý giá của đời người như sau:
Một là, học cách thừa nhận sai lầm
Thừa nhận sai lầm dường như là một thách thức với bất cứ ai, đặc biệt là những người theo đuổi chiến thắng, nhưng phạm lỗi không có nghĩa là thất bại; thất bại là kết quả của nỗ lực có ý thức nhưng không thành công; trong khi sai lầm có thể là do vô ý. Đôi khi, đó cũng chưa chắc là sai lầm của chính chúng ta nhưng biết cách nhận trách nhiệm về mình cũng là con đường biến sai lầm trở thành lợi thế cho bản thân. Đó là lúc tâm thái chúng ta trở nên ôn hòa, bình thản, biết tiếp thu và bao dung với chính mình, với những người xung quanh.
Hai là, học sự nhẹ nhàng
Răng cứng đến mấy cũng có ngày rụng hết, còn lưỡi mềm dẻo tưởng chừng dễ tổn thương hơn lại có thể sống đến tận cuối đời. Do đó, muốn sống thật lâu và sống thật tốt, hãy học cách cư xử nhẹ nhàng, ôn hòa và điềm đạm. Khi chúng ta trở nên ôn hòa, xu hướng làm việc sẽ cẩn trọng, ít bốc đồng hơn và luôn biết cách xem xét mọi việc theo nhiều hướng trước khi hành động. Thể hiện sự điềm đạm, hòa nhã từ tính cách cho đến nét mặt, cử chỉ bên ngoài cũng là một phương pháp rèn luyện tính kiên nhẫn và bộc lộ sự tôn trọng đối với những người xung quanh.
Ba là, học cách nhẫn nại
Lùi một bước, trời cao biển rộng; nhịn một tiếng, sóng lặng gió yên. Nếu biết “Nhẫn”, mọi thứ đều có thể dùng trí tuệ và một tâm thái bình tĩnh để giải quyết. Biến chuyện to thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa không chính là phương pháp tốt nhất để sống sót, để thui rèn lòng bao dung và năng lực đối nhân xử thế.
Bốn là, học cách giao tiếp hiệu quả
Có thấu hiểu mới có tin tưởng. Mà muốn được người khác thấu hiểu, trước tiên phải biết cách lắng nghe và hiểu rõ ý nghĩ của đối phương. Nếu chúng ta nói chuyện với nhau mà không rõ ràng, thông thấu, người nói phải có người nghe thì sớm muộn cũng phát sinh hiểu lầm, gây ra những chuyện thị phi không đáng có. Chính vì vậy, trong giao tiếp, quan trọng nhất là khả năng thấu hiểu và sự quan tâm lẫn nhau. Chúng ta áp dụng chính kinh nghiệm của mình, đặt vào trường hợp của đối phương để suy xét từ nhiều khía cạnh. Có như vậy mới biết cách thông cảm và giao tiếp hiệu quả với nhau.
Ở nhiều khía cạnh ta có thể thấy người thành công cũng giống với những người bình thường. Họ đều có xuất phát điểm trình độ học vấn hay kinh nghiệm giống nhau. Nhưng nếu ta cố gắng quan sát kỹ hơn thì có thể thấy rõ những người thành công trong cuộc sống bên cạnh họ sẽ luôn có những con người biết thấu hiểu cho mọi suy nghĩ và hành động của họ. Nhờ có những người như vậy nên bản thân họ mới thực sự thành công trên bước đường đời.
Năm là, học cách buông tay
Buông tay khi thật sự cần thiết cũng là một trong những quy luật tự nhiên trong cuộc sống này. Từ đó chúng ta cảm nhận được tự do, không còn vướng mắc, trong lòng không còn nặng nề, tâm thái mới đạt được trạng thái yên tĩnh tự tại. Có buông tay thì lòng ta mới rộng mở, ai nói gì cũng có thể bỏ qua mà không chấp nhặt, ai xúc phạm có thể dễ dàng tha thứ, nếu có tức giận, buồn bã thì cũng chỉ một vài phút, vài giờ rồi lòng tự cân bằng, khi qua một đêm thức dậy có thể quên hết phiền não để tâm an vui. Tuy nhiên, buông tay không có nghĩa là chối bỏ, trốn tránh trách nhiệm của một con người mà phải khiến chúng ta được sống đam mê hơn, nhân hậu hơn, biết tha thứ và rộng mở, học thêm được nhiều điều mới.
Sáu là, học cách xúc động
Nhìn bạn bè gặt hái thành quả, hãy cất lòng sân si mà vui vẻ chúc mừng. Nhìn người tốt việc tốt xung quanh, hãy bỏ lòng nghi ngờ mà cảm nhận sự xúc động từ tâm thái bên trong. Sống chân thành để biết phân biệt đúng – sai, luôn tôn trọng những gì đã nói, đã làm mà không che đậy giả dối bằng những lời nói hoa mỹ, sáo rỗng. Cảm xúc thật sẽ giúp chúng ta biết cách tự tin, khiêm tốn, kiên định và không hề so đo, tính toán thiệt hơn.
Bảy là, học cách tồn tại
Để sống sót, dù ở bất cứ độ tuổi nào, nhất định phải nhớ tự chăm sóc và duy trì sức khỏe tốt cho chính mình. Tài sản tự thân giàu có nhất luôn đi cùng chúng ta từ khi sinh ra tới cuối cuộc đời chính là thân thể. Thân thể có khỏe mạnh thì chúng ta mới có động lực để gây dựng sự nghiệp, hôn nhân, các mối quan hệ và thành công đời người. Còn một khi đã đánh mất vốn liếng tự thân quý giá ấy, chúng ta có đổi cả núi vàng núi bạc cũng không thể mua lại dù chỉ một khoảnh khắc nhỏ nhoi.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét