Thành cổ Teotihuacan ở Mexico với bố cục các kim tự tháp và đường phố trông rất giống một bảng mạch điện tử khi quan sát từ trên không.
“Từ không trung, bố cục của thành cổ Teotihuacan trông rất giống với một bảng mạch điện tử với hai chip vi xử lý ngoại cỡ, trong trường hợp này được đại diện bởi hai kim tự tháp là Kim tự tháp Mặt trời và kim tự tháp Mặt trăng.
Teotihuacan là một thành phố thời tiền Colombo ở México, cách thủ đô Mexico 48 km về phía đông bắc, nổi tiếng với hai công trình hùng vĩ Kim tự tháp Mặt Trời và Kim tự tháp Mặt Trăng. Năm 1987, UNESCO đã công nhận thành phố Teotihuacan là di sản thế giới.
Tọa lạc tại vùng Trung Bộ Châu Mỹ, lịch sử của cổ thành Teotihuacan là một bí ấn chưa có lời giải, một chủ đề còn đang được tranh luận giữa các chuyên gia. Thời tiền Cô-lôm-bô, thổ dân da đỏ Aztec là những người cư trú tại khu vực này. Tuy nhiên, niên đại của Teotihuacan còn lâu đời hơn thế. Thực tế, khi người Aztec cổ đại đặt chân đến đây, thành phố cổ đại này đã thành hình, được xây bởi một nền văn minh bí ẩn chưa được lưu sử sách. Và vốn tri thức của họ không hề hạn hẹp và giới hạn như lịch sử tồn tại của nền văn minh đó, như chúng ta sẽ thấy dưới đây.
Theo các nhà khảo cổ học, mẫu thiết kế “tiên tiến” của Teotihuacan cho thấy những người thợ cổ đại đã không chỉ có vốn kiến thức phức tạp về kiến trúc xây dựng mà còn về toán học và thiên văn. Một điểm nổi bật của cổ thành Teotihuacan là nó được xây dựng để mô phỏng, bắt chước ba ngôi sao trong chòm sao Orion (chòm sao Lạp Hộ).
Tuy nhiên sự kỳ diệu của Teotihuacan không chỉ dừng lại ở đó. Điều khiến thành phố này trở nên khác biệt so với các di chỉ cổ đại khác là khi quan sát từ trên cao, bố cục của thành phố Teotihuacan trông rất giống một bảng mạch điện tử với hai chip xử lý lớn là Kim tự tháp Mặt trời và Kim tự tháp Mặt Trăng (hình dưới).
Ý tưởng cho rằng Teotihuacan được bố cục theo một bảng máy tính hiện đại thoạt nghe có vẻ không thực tế, nhưng sẽ trở nên logic hơn nếu chúng ta xem xét điểm này : Các công trình tại Teotihuacan được gắn một lượng lớn đá mica.
Khoáng chất này được tìm thấy cách Brazil khoảng 4.500 kmvà được tìm thấy trong hầu hết các tòa nhà, khu nhà dân, đền thờ và dọc theo các con phố của Teotihuacan.
Các cuộc khai quật tiết lộ kim tự tháp Mặt trời ở Teotihuacan chứa một lượng lớn đá mica trong các lớp tường, dày đến 30 cm.
Chắc chắn, Mica không được bao hàm trong những công trình cho mục đích trang trí bởi bạn không thể nhìn thấy nó ở bề mặt, vì vậy rõ ràng khoáng vật này đã được kết hợp vào trong các công trinh cho một mục đích khác.
Mica có tính kháng điện, ánh sáng, độ ẩm, và nhiệt độ cao rất tốt. Nó có thể kháng được mức nhiệt lên đến 500 ° C, đồng thời có thể chống lại cực quang.
Tại Teotihuacan, về cơ bản chúng ta có một thành phố cổ kính với quy mô lớn, nhưng danh tính của những người thợ xây đã bị thất lạc theo dòng lịch sử, với các kim tự tháp và cấu trúc xung quanh trông giống một bảng mạch máy tính khi quan sát từ trên không.
Thêm vào đó, chúng ta biết rằng các thợ xây thành phố cổ đại này đã gắn đá Mica vào các công trình trong thành phố. Mica không được đặt ở đó cho mục đích thẩm mỹ, từ đó làm dấy lên rất nhiều câu hỏi. Liệu có tồn tại một thế lực nào khác đằng sau Teotihuacan? Và, liệu có phải toàn bộ thành phố này không được xây dựng chỉ để cư ngự, mà còn để khai thác một loại năng lượng nào đó?
Lịch sử bí ẩn của cổ thành Teotihuacan
Thành cổ Teotihuacan là một trong những thành phố tiền Cô-lôm-bô lâu đời nhất ở Châu Mỹ La tinh. Tuy rằng đây là một trong những thành phố có sức ảnh hưởng nhất của lục địa, nhưng gì chúng ta biết về nó là rất hạn chế. Trên thực tế, nguồn gốc của Teotihuacan vẫn là chủ đề nghiên cứu dài lâu của các nhà khoa học.
Được xây dựng bởi một nền văn minh chưa được biết đến, thành phố bí ẩn này đã bị bỏ quên, thất lạc và bao phủ trong cây cối rậm rạp khi người da đỏ Aztec cổ đại đặt chân đến. Cái tên Teotihuacan cũng là do họ đặt cho, bắt nguồn từ ngôn ngữ Nahuatl của họ. Danh tính của những người dựng lập thành phố cho đến nay vẫn trường kỳ là một bí ẩn.
Các tư liệu lịch sử sau khi người Châu Âu đến khai phá lục địa này là có từ về sau, sau khi Teotihuacan trải qua một giai đoạn định cư và bị bỏ hoang trong tịch mịch, do đó nói không chính xác về những cư dân đầu tiên của thành cổ này.
Tuy nhiên theo một số tư liệu thu được, tộc người bản địa Nahua cho rằng Teotihuacan được dựng lập bởi quinametzin, một chủng người khổng lồ tung hoành khắp thế giới trong thời kỳ nhân loại trước đây, nhưng hiện đã bị tuyệt tích; những người còn sống sót đã chạy trốn đến một nơi xa.
Quý Khải
9 thành phố cổ xưa nhất thế giới mà bạn chưa từng biết đến
Khi nói về các thành phố cổ xưa, có thể bạn sẽ nghĩ ngay đến những cái tên như “Teotihuacan”, “Machu Picchu”, “Tiahuanaco” và “Pompeii”. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều thành phố cổ xưa mà bạn chưa từng được biết tới.
Số lượng các thành phố cổ xưa ở trên trái đất mà chúng ta chưa biết tới thực sự là đáng kinh ngạc và phần lớn chúng được xây dựng cách đây hàng ngàn năm. Tuy nhiên, điều làm chúng ta ngạc nhiên hơn cả là các thành phố cổ xưa được bảo quản tốt cho tới ngày nay và thêm vào đó, chúng là bằng chứng về sự hiện hữu của những nền văn minh cổ xưa có trình độ phát triển cao mà ta chưa từng tưởng tượng ra.
Dưới đây là 9 thành phố cổ xưa mà có thể bạn chưa biết!
1. Thành phố bị mất tích ‘La Ciudad Perdida’
Từng được biết đến với cái tên Teyuna và Buritaca, thành phố cổ Ciudad Perdida nằm ở cao nguyên Sierra Nevada de Santa Marta, trên bờ của con sông xinh đẹp Buritica. Đây thật sự là nơi xa xôi hẻo lánh và độc đáo nhất.
Ciudad Perdida theo tiếng Colombie có nghĩa là “thành phố bị mất tích”. Thành phố được xây dựng vào năm 700 sau Công nguyên và trở thành trung tâm đô thị quan trọng nhất của 250 ngôi làng Tayrona xây trên những bậc thang tạo thành những vòng tròn có đường kính khoảng 5 đến 8 m, nằm rải rác từ bờ biển đến đỉnh cao của các ngọn núi. Những tàn tích của thành phố cổ này cho thấy nó ra đời trước thành phố bị mất tích của người Inca tại Machu Picchu khoảng 700 năm. Thành phố này được khám phá vào năm 1972 và các nhà khảo cổ học tin rằng nó là trung tâm đô thị kết nối với các làng mạc xung quanh của người Tairona.
2. Skara Brae
Một nơi cổ xưa khác rất ít người biết đến là Skara Brae. Nó được coi là tàn tích của thời kỳ đồ đá mới, nằm ở vịnh Skaill trên bờ biển phía tây thuộc quần đảo Orkney của Scotland. Là một trong những di tích thời tiền sử đáng chú ý nhất ở Châu Âu, Skara Brae có trước cả kim tự tháp ở Ai-cập và bãi đá cổ Stonehenge ở Anh. Vào năm 1850, một cơn bão lớn đã đổ bộ vào vùng vịnh Skaill trong quần đảo Orkney ở phía đông bắc của Scotland, đã chôn vùi Skara Brae (nơi mà có con người sinh sống cách đây 5.000 năm) dưới những đụn cát trắng. Đến năm 1927 thì những nhà khảo cổ học mới bắt tay vào công cuộc khai quật khu vực này.
3. Thành phố cổ Caral
Các nhà nghiên cứu coi thành phố thiêng Caral-Supe là một di chỉ khảo cổ xưa nhất ở châu Mỹ. Với diện tích khoảng 165 mẫu Anh (tương đương 668 ngàn m2), là một trong những khu cổ lớn nhất, thuộc nền văn minh Norte Chico tại Peru. Tại đây có nhiều kim tự tháp bậc, một số có cùng niên đại với các kim tự tháp tại Ai Cập cổ đại (3200 năm trước Công nguyên). Năm 2009, UNESCO đã công nhận Caral là di sản thế giới của nhân loại. Di sản này nằm rất gần với di chỉ cổ Chan Chan. Thành phố thiêng Caral được coi là công trình kiến trúc tuyệt vời, cho thấy trình độ lập kế hoạch, tổ chức và xây dựng siêu việt của người cổ đại.
4. Hatra: Kinh đô của Vương quốc cổ xưa
Đây là một thành phố cổ tọa lạc tại tỉnh Ninawa, Iraq, cách Bagdad khoảng 290 km về phía tây bắc Bagdad và cách Mosul 110 km về tây nam. Thành phố được biết đến là al-Hadr, một tên xuất hiện một lần trong chữ khắc cổ, và là một kinh đô cổ xưa nhất của Đế chế Ả-rập. Hatra phát triển từ thời vương quốc Parthia và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1987. Tại đây có rất nhiều đền và tượng khắc họa các vị thần Hi Lạp như Apollo và Poseidon.
Năm 2015, nhiều nguồn tin khác nhau cho biết IS đã bắt đầu phá hủy những di tích Hatra.
5. Chan Chan
Chan Chan là một trong những thành phố lớn nhất thời Tiền Colombo tại Nam Mỹ. Di tích cổ xưa này tọa lạc trong thung lũng Moche ở phía tây Trujillo thuộc vùng La Libertad của Peru, là quê hương của tộc người Chimu. Với vùng đô thị dày đặc các công trình có diện tích 6 km² Với 11 tòa thành và một số kim tự tháp cùng với những bức tường cao tới 8 mét được xây dựng vào khoảng năm 850, Chan Chan là thành phố bằng bùn lớn nhất thế giới. Nhiều cấu trúc ở đây được bảo quản tốt, nguyên vẹn như lúc ban đầu được xây dựng. Bên trong các tòa nhà chỉ phục vụ cho hoàng gia, còn dân thường chỉ được phép sinh sống bên ngoài. Sự hưng thịnh của nó kéo dài cho tới tận năm 1470 trước khi cuộc chinh phục của Đế chế Inca diễn ra. Đây cũng chính là kinh đô của vương quốc với khoảng 30.000 người dân sinh sống. Chan Chan được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào ngày 28 tháng 11 năm 1986
6. Mesa Verde
Mesa Verde là khu vực khảo cổ lớn nhất tại Bắc Mỹ, từng là nơi tập trung lâu đời của nền văn minh Pueblo, của ngườiAnasazi. đến vùng này vào đầu năm 550 sau CN, xây dựng nhà cửa và trồng trọt trên những ngọn núi. Các di chỉ ở đây cho thấy kiến trúc của thành phố cổ này không hề giống với những gì chúng ta biết được ở những công trình cổ trước đó.
Những ngôi làng xây dựng trên đỉnh Mesa và những ngôi nhà được xây dựng bằng đá trong các vách đá với khoảng 600 ngôi nhà, trong đó có cả vách đá Palace, vách đá lớn nhất Bắc Mỹ. Có những ngôi nhà được xây thành nhiều tầng, có ban công, và có thể lên tới 150 phòng ở. Mesa Verde là minh chứng của một nền văn hóa bộ tộc da đỏ cổ xưa ở Bắc Mỹ, thể hiện cuộc sống cổ xưa của tổ tiên những người Pueblo phía Tây Nam Hoa Kỳ. Và, cũng tương tự như các nền văn minh cổ xưa khác, người Anasazi đã biến mất một cách bí ẩn vào khoảng năm 1300.
UNESCO đã công nhận Mesa Verde là di sản thế giới vào năm 1978.
7. Mohenjo-Daro
Theo các nhà nghiên cứu, Moenjo-daro là một di tích cổ xưa bí hiểm nhất mà chúng ta có thể biết được. Nằm trong thung lũng Indus, Moenjo-Daro được biết đến là một khu đô thị được xây dựng sớm nhất trên hành tinh, thuộc về nền văn minh Ấn Độ. Nó là một thành phố cổ đại phát triển vào khoảng thời gian từ năm 2.800 trước Công Nguyên đến năm 1.800 trước Công Nguyên dọc theo sông Ấn nằm về phía tây bắc của tiểu lục địa Ấn Độ. Các nhà nghiên cứu tin rằng thành phố này lúc đầu có tên là Kukkutarma.
Di chỉ khảo cổ Moenjo-daro được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1980.
8. Thành cổ Babylon
Babylon là một thành phố cổ xưa được nhiều người biết đến. Nó là một trong những thành phố cổ lớn nhất ở Mesopotamia được xây dựng dọc theo sông Euphrates. Các di tích của thành quốc này được phát hiện ngày nay nằm ở Al Hillah,tỉnh Babil, Iraq, khoảng 85 km (55 dặm) về phía nam thủ đô Baghdad. Tất cả những gì còn lại của thành phố ban đầu của Babylon cổ đại nổi tiếng ngày nay là một gò đất, hoặc các toà nhà xây bằng các gạch bùn và các mảnh vỡ ở vùng đồng bằng màu mỡ Lưỡng Hà giữa hai dòng sông Tigris và Euphrates. Các nhà nghiên cứu cho rằng Babylon ban đầu là một thị trấn nhỏ, được thiết kế cho khoảng 200 ngàn dân. Thành phố đã phát triển nhanh chóng vào thời kỳ đầu của thiên niên kỷ 3 trước Công nguyên, và được coi là nơi linh thiêng nhất của Đế chế Akkad.
9. Amarna: Thành phố bị mất tích của Akhenaten
Amarna là một thành phố cổ được xây dựng bởi Akhenaten – một vị Pharaoh gây nhiều tranh cãi nhất Ai Cập cổ đại. Là một pharaoh của triều đại thứ mười tám của Ai Cập, Akhenaten đã cai trị 17 năm và có lẽ đã qua đời vào năm 1336 TCN hoặc 1334 TCN. Triều đại của ông đặc biệt được chú ý bởi việc từ bỏ tín ngưỡng đa thần của Ai cập sang thờ một vị thần duy nhất – thần Mặt trời Aton, và chuyển kinh đô từ Thebes (Ai Cập) sang một thành phố mới mà ông đặt tên là Armana (hay Akhetaton, tên ông).Thành phố Armana là một trong những phong cách tiêu biểu của kiến trúc chưa từng được biết tới trên mảnh đất của các Pharaohs.
Theo Ancient-code
Minh Ngọc
Minh Ngọc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét