a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2022

Cách dạy con của người phương Tây khác phương Đông như thế nào?





Khác với các bà mẹ phương Đông thường chăm chút từng ly từng tí cho con, các bà mẹ phương Tây lại có phần “làm ngơ” các con của mình. Tuy nhiên, trẻ em phương Tây lại được đánh giá là khá ngoan và tự lập rất tốt.

Tôn trọng con trẻ
Tuy các con còn nhỏ nhưng các bà mẹ phương Tây không vì thế mà bỏ đi sự tôn trọng “nhỏ nhoi” đối với con mình. Khi đến chơi nhà bạn và được mời thức ăn, các bé được toàn quyền nói Có hoặc Không đối với món ăn đó. Rất ít khi các mẹ Tây ngăn cản con không được ăn (do sĩ diện hoặc e ngại làm phiền) hay ép con chọn món ăn được mời (để lấy lòng gia chủ).
Ngoài ra, khi con mắc lỗi, hầu như bố mẹ không bao giờ quát mắng con nơi công cộng mà thường có những buổi “nhỏ to tâm sự”. Trẻ nhỏ với tính bắt chước cao cũng học theo sự tôn trọng này một cách vô thức và lâu dần hình thành thói quen tôn trọng người khác. Do đó, những trẻ được bố mẹ tôn trọng tỏ ra rất hợp tác với bố mẹ, hữu hảo với bạn bè, và không có cảm giác mất tự nhiên khi nói chuyện với người lớn.

Để con “Tự phục vụ”
Tuỳ vào khả năng của bé theo độ tuổi mà phụ huynh Tây phương thường “khai thác tối đa” khả năng tự phục vụ của con. Chẳng hạn, khi bé đã có thể tự ngồi và cầm nắm đồ vật, các bé sẽ được làm quen ngay với “bạn muỗng” và “bạn thân của bạn muỗng” là chén bột. Trẻ có thể ăn chưa khéo và múc lung tung cả lên hoặc thậm chí vục mặt vào chén bột nhoe nhoét.
Các mẹ Tây luôn quan sát để đảm bảo an toàn tính mạng cho con (không sặc bột hoặc nghẹt thở), còn lại thì luôn để con “tự xử” trong khả năng của con. Trẻ con vốn có bản năng sinh tồn, sẽ biết cách xoay sở để “chiến đấu” với khẩn phần ăn của mình. Tương tự, bé lớn hơn một chút đã phải tự thay quần áo, mang giày,… mà hiếm khi có sự trợ giúp từ bố mẹ.

Để con tự giải quyết vấn đề
Đây là phương pháp “Nếu con ngã, con sẽ phải tự đứng dậy”, “Nếu con biết cách tự khóc, con cũng phải tự biết ngừng khóc”.
Các mẹ Tây ít khi dỗ dành con nín khóc như các mẹ Á Châu. Ngược lại khi con khóc, họ sẽ vẫn tiếp tục làm việc của mình cho đến khi trẻ ngừng khóc. Họ chỉ đến xem và kiểm tra bé có ổn không trong trường hợp bé khóc quá lâu hoặc đột ngột ngừng khóc. Đây là lý do các bé ít hờn dỗi và mè nheo như các bé Á Châu .

Các bà mẹ Tây cũng thường để con tự giải quyết các vấn đề phát sinh với bạn bè hoặc anh chị em của bé. Nếu các trẻ tranh giành đồ chơi của nhau thì bé có thể tự chọn giải pháp hoặc chơi đồ chơi của mình một mình hoặc chấp nhận chia sẻ chung với bạn.
Nhiều bé ban đầu cũng chọn giải pháp chơi một mình nhưng chúng nhanh chóng nhận ra sự buồn tẻ trong khi các bạn khác đang tíu tít chơi với nhau. Thế là chúng sẽ tự biết hoà mình vào niềm vui chung.

Kiên nhẫn với con
Một điểm dễ thấy khác ở trẻ con là chúng rất hay hỏi “Tại sao” và “Tại sao không”. Ngược lại với các mẹ Á Đông đôi khi chỉ trả lời qua loa hoặc ậm ừ qua chuyện, các mẹ Tây lại rất nhẫn nại trong việc giải thích cho con mình đến thoả mãn mới thôi.
Khi con làm sai, họ luôn nhẹ nhàng nhưng không kém phần kiên định trong việc bảo cho biết “Không được” kèm lời giải thích cụ thể. Các mẹ Tây luôn kiên trì nói “Không được” cho đến khi đứa trẻ hiểu ra mới thôi.

Hào phóng lời khen
Trái với suy nghĩ khen con nhiều sẽ khiến chúng tự phụ, các mẹ Tây lại luôn cho con sống trong thế giới của những lời khen và động viên. Tuy nhiên, họ không bao giờ khen suông mà luôn hướng lời khen vào hành động cụ thể của con. Ví dụ, khi trẻ biết tự mặc quần áo, mẹ sẽ không bao giờ chỉ khen “Con mẹ giỏi quá” mà thay vào đó là, “Cô bé này biết tự mặc quần áo rồi đây. Cô ấy thật giỏi!”
Mặc dù mỗi nơi đều có nền văn hoá riêng và phương pháp dạy con của các mẹ phương Tây chưa hẳn đã hoàn toàn phù hợp với quan niệm của người phương Đông, tuy nhiên các mẹ Á Đông vẫn có thể tham khảo để giáo dục con “nhàn” và hiệu quả hơn.

 Trần Phong

Tướng mạo không bằng phẩm đức, phẩm đức không bằng độ lượng.



Tích đức hành thiện có thể thay đổi số mệnh? Trong cuốn “Thái Bình Quảng Ký” thời nhà Tống có ghi chép câu chuyện về Lưu Hoằng Kính nhờ tích đại âm đức mà đắc phúc báo.

Lưu Hoằng Kính là người Bành Thành thời nhà Đường, tự là Nguyên Phổ. Gia đình ông sống nhiều thế hệ ở khu vực sông Hoài, Phì Thủy, có tài sản hàng trăm vạn lạng. Ông thường tu âm đức mà không khoe khoang, nên mọi người đều không hay biết về những việc làm tốt của ông. Mặc dù giàu có nhưng ông không làm tổn thương người khác, thường dùng tiền để giúp người, bố thí mà không mong được hồi đáp.

Những năm đầu Trường Khánh thời Đường Mục Tông, có một thuật sĩ giỏi xem tướng trên đường đến Thọ Xuân trông thấy Lưu Nguyên Phổ, ông nói: “Xin quân tử hãy dừng bước, tôi có lời muốn nói”. Lưu Nguyên Phổ liền mời ông vào quán xá và hỏi chuyện.

Thuật sĩ nói: “Ngài có rất nhiều của cải nhưng chỉ 2, 3 năm nữa thôi đại nạn sẽ đến, làm thế nào đây?” Lưu Nguyên Phổ rơi lệ: “Tuổi thọ của con người là thiên mệnh, tiên sinh có thể giúp gì được cho tôi?”.

Thuật sĩ trả lời: “Tướng mạo không bằng phẩm đức, phẩm đức không bằng độ lượng. Mặc dù thọ mệnh của ngài không cao nhưng đức lại dày; ngài cũng là người rất độ lượng, phóng khoáng… Trong vòng 2 năm tới ngài phải nỗ lực tu mỹ đức, hy vọng có thể kéo dài thọ mệnh. Một việc đức có thể tiêu trăm điều họa, còn được hưởng chức tước, bổng lộc, huống hồ là trường thọ. Cứ nỗ lực như vậy, ba năm nữa tôi sẽ lại đến gặp ngài”. Nói rồi bèn cáo từ, Lưu Nguyên Phổ rơi lệ tiễn biệt.

Từ đó ông bắt đầu chuẩn bị hậu sự. Ông có một cô con gái sắp kết hôn, muốn xin mấy cô hầu gái đi cùng. Lưu Nguyên Phổ dùng 80 vạn quan tiền mua 4 cô hầu gái, trong đó một cô tên là Phương Lan Tôn rất xinh đẹp, phong thái đoan trang, không giống người sinh ra trong gia đình nghèo khó.

Lưu Nguyên Phổ hỏi han sự tình, cô trầm ngâm rồi mới trả lời rất lâu rồi mới trả lời. Gia đình cô nhiều đời là danh tộc. Cha làm quan ở Hoài Tây, không may gặp giặc Ngô phản loạn hung bạo. Cha cô bị nghi ngờ là người thân của bọn phản tặc, do vậy ông bị triều đình giết, tịch thu tài sản cả gia đình. Từ đó cô rơi vào cảnh hèn mạt không có nơi để kêu oan. Sau khi giặc Ngô bị dẹp, những người thân khác trong gia đình bị bắt làm tù binh, không biết lưu lạc ở đâu. Bản thân cô đã bị đổi hai chủ, giờ mới vào đây.

Lưu Nguyên Phổ cảm thán trước nỗi oan khuất của cô gái trẻ, ông nói: “Hôm nay nếu ta không thể rửa được oan cho cô thì sẽ bị Thần trừng phạt”.

Ông bèn đốt văn tự bán mình của Phương Lan Tôn, nhận cô làm cháu ngoại. Sau khi gả con gái, ông tìm mối tốt gả Phương Lan Tôn.

Một ngày mùa xuân tháng ba năm Tân Mão năm thứ hai Trường Khánh, Phương Lan Tôn đã xuất giá, Lưu Nguyên Phổ nằm mơ thấy một người mặc áo màu xanh, tay cầm thẻ ngà, hướng xuống trần mà bái lạy.


Khi Lưu Nguyên Phổ lại gần, ông ấy đột nhiên rơi nước mắt nói: “Tôi chính là phụ thân của Phương Lan Tôn, ân đức của ngài, tôi nhất định sẽ báo đáp! Tôi nghe nói âm đức có thể cảm động đến trời xanh. Đến nay thọ mệnh của ngài đã hết, tôi vừa báo cáo lên Thiên đế để cầu xin cho ngài”. Nói rồi đi mất.

Ba ngày sau, Lưu Nguyên Phổ lại nằm mơ thấy phụ thân của Phương Lan Tôn đứng trước tiền đình, mặc áo bào màu tím, thị vệ đứng uy nghiêm xung quanh, ông cảm tạ Lưu Nguyên Phổ, nói: “Kẻ bất tài như tôi may mắn được thỉnh Thiên đế, Thiên đế đã đồng ý kéo dài thọ mệnh cho ngài thêm 25 năm nữa, phúc hưởng ba đời, con cháu không gặp tai ương. Những người đã tàn sát gia đình tôi đều bị xét xử, hiện giờ tai họa khắp thân. Người đã chết thì con cháu phải chịu họa. Thiên đế còn thương xót cho oan tình của tôi, cho khôi phục chức vụ, cai quản vùng sông núi Hoài Hải”. Rồi ông nghẹn ngào bái biệt.

Trời sáng, Lưu Nguyên Phổ vẫn nhớ rõ cảnh tượng giấc mơ những vẫn không tin. Ba năm sau, vị thuật sĩ xem tướng quả nhiên lại đến, vừa gặp đã chúc mừng Lưu Nguyên Phổ: “Thọ mệnh của ngài đã được kéo dài rồi. Để tôi xem khoảng cách giữa lông mày và tóc của ngài nào”.

Lưu Nguyên Phổ bỏ mũ lộ ra vầng trán, thuật sĩ nói: “Ôi, đây đúng là bằng chứng nhờ âm đức mà cảm động đến Thiên đế. Từ nay về sau 25 năm nữa, phúc hưởng ba đời”. Lúc này, Lưu Nguyên Phổ mới kể cho ông ấy nghe chuyện về phụ thân của Phương Lan Tôn.

Lưu Hoằng Kính không tiếc tiền tài, lại không ham luyến sắc đẹp của Phương Lan Tôn, thương cảm giúp đỡ cho cô gái mồ côi. Nhờ tích được âm đức lớn nên không chỉ thay đổi được thọ mệnh của mình, mà con cháu ba đời còn được hưởng phúc, không phải chịu tai họa, đây chẳng phải là đại hảo sự hay sao? Ông trời sẽ không vô tình làm rơi bánh, phúc phận đều là nhờ tích đức hành thiện mà có được.

Thế nào là tích âm đức?

Con người khi hành thiện đều là đang tích đức. Làm việc tốt để người khác biết là dương đức. Dương đức phúc báo nhãn tiền, được người đời ca tụng, khen ngợi hay được hưởng lợi ích về vật chất, dương đức đã báo rồi sẽ hết.

Còn âm đức là làm việc thiện một cách âm thầm, lặng lẽ không để người khác biết, không cầu báo đáp, dù không được ai biểu dương nhưng phúc báo càng sâu dày, càng lớn hơn. Cũng có người nói: Âm đức là những việc tốt đã làm ở dương gian, lại được ghi công tại âm gian.

Âm đức giống như hạt giống, chỉ cần kiên trì gieo trồng, thì không lo tương lai không có cơ hội thu hoạch quả trái.


Từ việc lớn như cứu người gặp nạn, đến việc nhỏ như tiện tay nhặt rác trên đường giúp người không trượt ngã cũng là âm đức. Âm đức có thể thể hiện trong cử chỉ tưởng chừng như đơn giản như: Luôn mỉm cười với mọi người, chuyên tâm với công việc, kính trên nhường dưới.

Cổ nhân dạy: “Lập công danh chẳng bằng tích âm đức”. Dựng lập danh tiếng, theo đuổi địa vị cao sang chẳng bằng tích đức hành thiện. Cho nên muốn thay đổi vận mệnh cần xem bạn tích âm đức thế nào.

Ngọc Mai (biên tập) 


ĐỪNG ''GATO'', CHỈ TRÁCH TA THIẾU PHƯỚC.

Gần đây, ngôn ngữ xã hội VN xuất hiện hai chữ ''Gato, gato''. Mới đầu, tôi cứ tưởng đó là cụm từ có liên hệ đến chữ '' Gate, gate..paragate..'' trong bài kinh Bát Nhã của PG. Vui thay, tôi đã được một người cư sĩ đi chùa ''dịch'' ra rõ đó là 4 chữ đầu của cụm từ: '' Ghen Ăn, Tức Ở ''. Thì ra, đó là cách nói xa nói gần.. về lòng Đố Kỵ của con người!

- Thật ra, Đố Kỵ là một ''căn bịnh trầm kha'' của loài người. Về chiều rộng thì căn bịnh này phủ trùm lên cái tâm phàm tục của chúng sanh trên toàn cõi địa cầu từ Âu sang Á, về chiều dài thì.. từ khi lịch sử nhận loại mở màn nó đã đồng thời xuất hiện một lượt. Thuật ngữ đạo Phật gọi là ''Câu Sanh'', một thuộc tính của tâm phàm..

Nếu biết rõ nguồn cơn của sự Đố Kỵ thì bạn sẽ.. không thèm đố kỵ nữa mà chỉ trách bản thân mình vụng tu, mình thiếu Phước. Trong cuộc luân hồi sinh tử vô tân thì Phước quan trọng lắm, một khi bạn còn đi trong sáu nẻo mà không biết được, không có khái niệm về Phước, về Đức thì bạn thiệt thòi nhiều vô kể..

Bạn thiếu nhan sắc, không tự tin khi xuất hiện trước một người hay trước công chúng, đừng buồn, đừng đố kỵ với hoa hậu, hoa khôi.. Hãy trách mình trong quá khứ hay chê bai, nói xấu người và thường xuyên giận dữ..

Bạn thiếu thành công? không có thành tích gì đáng kể để cho 'bằng chị bằng em'', đừng buồn, đừng mặc cảm. Hãy trách mình trong quá khứ đã không hoan hỉ ủng hộ cho người khác thành công mà còn hết lần này đến lúc nọ tranh thủ ''dìm hàng'' kẻ khác.

Bạn thiếu may mắn? Người ta làm chơi ăn thiệt, còn mình ''cày sâu cuốc bẫm'' vẫn không đủ miếng ăn. Người ta kinh doanh 1 vốn 4 lời, còn bạn bán buôn từ thua đến lỗ. Đừng buồn, chẳng qua vì bạn chưa từng thật tâm chúc người khác gặp nhiều may mắn, quá khứ chưa từng '' hí '' ra xu nào để đoái thương những thân phận khó, nghèo.. Bạn biết không? Những người thành đạt trong kinh doanh, trong quá khứ ít nhiều gì họ cũng đã cho ra, đã bố thí.

Bạn không thành danh? Người ta hát một bài là nổi tiếng ngay, mình hát một đời.. chỉ có tuổi không có tên.. trong khi tài của mình không hề thua họ . Đừng buồn! Chẳng qua trong quá khứ bạn có tài nhưng hay khinh thường người khác, đã thế, lại hay dùng thủ đoạn cản trở người ta không muốn họ đạt thành ước nguyện ..

- Khi thấy kẻ khác thành công trong hiện tại, bạn hãy nhìn ngược về quá khứ của những người thành công ấy. Những thứ mà họ có hôm nay đều xây dựng trên sự khổ luyện, trên mồ côi của chính họ, trên sự bố thí, tùy hỷ với tha nhân và sự đánh đổi gian nan của chính họ.. Bạn chưa bằng họ chẳng qua là Phước của bạn chưa bằng, mà Phước đó xuất phát từ đâu? Từ cái Đức, tức là từ những khuynh hướng thiện lành ở trong tâm. Thế nên người xưa nói: ''Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài'' (ND) là vậy.

Đừng ''Gato'' Đố kỵ thêm nữa, vì điều đó không ngay lập tức làm cho bạn ngang bằng với người kia, nó chỉ làm cho sự bình yên trong lòng bạn vắng bóng!

- Nếu bạn đủ Phước, không cần phải đố kỵ.
Nếu bạn đố kỵ ai về một điều gì.. Hãy nhớ rằng: ''Mình chưa đủ Phước'' để được như thế, biết vậy nên tự nhủ rằng mình cần cố gắng hơn!

Có một cái Phước rất đặc biệt mà bạn cần biết, đó chính là một lòng Khiêm Hạ với mọi người, dù hơn rất nhiều người sống tận đáy lòng không cảm thấy hơn ai...

Như Nhiên
Namo Buddhaya

Mùa Vu Lan Aug 2022




Vua Arthur trẻ tuổi của nước Anh, bị quân Pháp phục kích và bắt giữ. Lẽ ra vua nước Pháp sẽ giết ngài, nhưng vẻ trẻ trung dễ mến của Arthur đã làm cho vua Pháp cảm động. Ông hứa sẽ trả tự do cho Arthur nếu giải được câu đố cực khó. Thời hạn trả lời là một năm, nếu không giải được câu đố thì Arthur sẽ phải chết.
Câu đố là: Người phụ nữ thật sự muốn gì?
Câu đố này có lẽ đến nhà thông thái nhất thế gian cũng bó tay, nên với Arthur quả là một thử thách quá lớn, nhưng như vậy vẫn có cơ hội sống hơn là bị giết, Arthur đành chấp nhận mạo hiểm.
Khi trở về Anh Quốc, Ngài hỏi tất cả mọi người từ các công chúa, các gái mại dâm, các vị Cha xứ đến cả các quan toà, nhưng không ai đưa ra được câu trả lời hoàn hảo. Cuối cùng mọi người khuyên vua là nên đến hỏi mụ phù thuỷ già, có lẽ chỉ còn mụ ta mới có thể giải được câu đố hóc búa này.
Những ngày cuối năm cũng đã tới gần, Arthur đành đến hỏi ý kiến mụ phù thuỷ (thuở xưa phù thuỷ bị kỳ thị). Mụ ta đồng ý trả lời nhưng với điều kiện: để mụ cưới Garwain - Hiệp sĩ dũng cảm của Hội Bàn Tròn, người bạn thân nhất của nhà vua.
Arthur thất kinh. Mụ ta vừa xấu vừa bẩn thỉu, Ngài chưa từng thấy ai đáng tởm như mụ ta. Không, ngài sẽ không để bạn thân của mình phải chịu thiệt thòi như vậy.
Khi biết chuyện, Garwain nói với Arthur rằng sự hy sinh này của chàng làm sao có thể so được với huyết thống Hoàng Gia, sự tồn tại của Hội Bàn Tròn và Vương Quốc Anh. Chàng Hiệp sĩ chấp nhận cuộc hôn nhân và vua Arthur cũng nhận được câu trả lời.
Điều phụ nữ thật sự muốn đó là: "Có toàn quyền quyết định mọi việc trong cuộc sống của mình".
Ngay lập tức, ai cũng nhận ra mụ ta vừa giải được một chân lý. Quả thật Vua nước láng giềng rất hài lòng và cho Arthur khỏi án tử hình.
Nói về đám cưới của mụ phù thuỷ và chàng Hiệp sĩ. Tưởng chừng không gì có thể khiến Arthur hối hận và đau khổ hơn nữa. Tuy nhiên chàng Hiệp sĩ Garwain vẫn cư xử hết sức chừng mực và lịch sự. Mụ phù thuỷ thì trái lại, trong tiệc cưới, mụ ta làm nháo nhào mọi thứ lên. Thỉnh thoảng mụ dùng bàn tay bẩn thỉu nhón cái này một chút, bốc cái kia một tý. Mọi người hết sức kinh hãi.
Đêm tân hôn, Garwain thu hết can đảm bước vào phòng hoa chúc. Nhưng, trên giường không phải là mụ phù thuỷ già nua xấu xí mà là một cô gái đẹp tuyệt trần đang nằm đợi chàng.
Cô từ tốn giải thích, là vì chàng rất tốt với cô dưới hình dạng một mụ phù thuỷ, nên để thưởng cho chàng, cô sẽ biến thành người vợ xinh đẹp hiền hoà suốt 12 tiếng/ ngày.
Vấn đề là chàng phải lựa chọn vào ban ngày hay là ban đêm. Garwain bắt đầu cân nhắc: "Ban ngày nếu nàng xinh đẹp thì ta có thể tự hào cùng nàng đi khắp nơi, nhưng vào ban đêm làm sao mà ta chịu nổi? Ngược lại, ta đâu cần sỹ diện với bạn bè cơ chứ, cứ để nàng ta xấu xí trước mặt mọi người, khi màn đêm buông xuống, ta sẽ được tận hưởng những giây phút ngọt ngào bên thiên thần".
Garwain cuối cùng đáp rằng: "Nàng hãy tự quyết định lấy số phận của mình. Nàng muốn đẹp hay xấu lúc nào cũng được".
Câu trả lời tất nhiên làm cho phù thuỷ hài lòng và nàng cười nói rằng sẽ hóa thân thành người vợ xinh đẹp suốt đời bên chàng. Đó là phần thưởng cho đàn ông biết tôn trọng ý kiến của phụ nữ.
Cuối đời, Hiệp sĩ Garwain của chúng ta thường dặn dò con cháu: "Vợ đẹp hay xấu điều đó không quan trọng, quan trọng đối xử sao để vợ trở thành một thiên thần hay thành mụ phù thủy"
PS: bạn muốn biến vợ thành phù thuỷ hay biến phù thuỷ thành vợ?
Thái độ và cách đối xử của bạn với vợ bạn sẽ tạo ra sp như bạn mong muốn! :))))
Yêu thương cho đi chính là yêu thương nhận lại ❤ ❤ ❤
Haley dịch từ Robinsweb

Không có nhận xét nào: