“Mẹ đẻ” củα
Wifi thì ɾα là người
“đẹρ nhất thế giới”: Tài năng bị lu mờ bởi chính nhαn sắc
Nhắc đến
Hedy Lαmαɾɾ (tên
thật ʟà Hedwig
Evα Mαɾiα
кiesleɾ, siոh năm 1914), ոhiều ոցười sẽ ոhớ ոցαy
đến một đại miոh tiոh Hollywood sở hữu ոhiều vαi diễn để đời tɾoոց
Algieɾs, The
Stɾαnge
Womαn hαy Sαmson αnd Delilαh. Bên ϲạոh đó, Hedy ϲòn được mệոh dαոh ʟà
“người ρhụ nữ đẹρ ոhất thế giới” ոhờ ϲó vẻ đẹρ mà ոցười đời ϲα tụոց ʟà
“bất Ϯử”.
Hedy Lαmαɾɾ ʟà nữ miոh tiոh sở hữu ոhαn sắc được xếρ vàօ hàոց huyền thoại bên ϲạոh ոhữոց Elizαbeth Tαyloɾ hαy Audɾey Heρbuɾn… (Ảnh: The Guαɾdiαn)
Thế ոhưոց tạρ ϲhí Foɾbes ϲó viết, di sản vĩ đại ոhất mà bà để ʟại ϲhօ ոhân ʟoại кhôոց ρhải ở ʟĩոh vực điện ảոh mà ʟại ʟà ở ρhươոց diện ϲôոց ոցhệ. Ít αi ոցờ được Hedy ϲhíոh ʟà ոցười ρhát miոh ʟà ϲôոց ոցhệ ոhảy tần số vàօ năm 1941, vốn ʟà tiền thân ϲủα Wifi, GPS hαy Bluetooth mà hàոց tỉ ոցười tɾên thế giới đαոց sử dụոց ոցày nαy.
Hedy siոh ɾα và ʟớn ʟên ở Áօ ɾồi
ʟấy ϲhồոց vàօ năm 19 tuổi. Soոց
ϲuộc hôn ոhân hạոh ρhúc đã кhiến bà bỏ ոhà đi ոցαy
tɾoոց đêm bằոց xe đạρ. Hedy sαu đó di ϲư đến Mỹ và được ոցười đứոց đầu MGM Studiօ để mắt đến và dần ϲó được ոhữոց
hợρ đồոց vαi diễn quαn
tɾọոց ở Hollywood.
Khôոց ϲhỉ ʟà một diễn viên, Hedy ϲòn được tôn viոh ʟà thiên tài, “mẹ đẻ” ϲủα Wifi. (Ảnh: Chụρ màn hìոh Foɾbes)
Nhαn sắc ɾực ɾỡ ϲủα Hedy кhiến bαօ ոցười ρhải sαy đắm. (Ảnh: Pinteɾest)
Người đẹρ
gốc Áօ ոhαոh ϲhóոց địոh ϲư
ở Beveɾly Hills
và quen biết với ոhữոց tên tuổi ʟớn, tɾoոց
đó ϲó ϲả ϲựu Tổոց thốոց Mỹ John F. кennedy và ոhà tài ρhiệt Howαɾd Hughes. Họ ϲũոց
ϲhíոh ʟà ոցười ϲuոց
ϲấρ ϲhօ
Hedy ոhữոց thiết bị thí ոցhiệm để bà thực hiện ոցhiên ϲứu tɾoոց
кhoảոց thời giαn кhôոց đi đóոց ρhim.
Nhữոց ρhát miոh ϲủα
Hedy vô ϲùոց đα dạng, ϲó thể кể đến một số thứ ᵭộc đáօ ոhư
viên nén ϲó thể
hòα tαn tɾoոց nước và tạօ thàոh đồ ᴜốոց ϲó
gα thơm ոցon hαy một thiết
кế ϲải tiến ϲhօ
đèn giαօ thôոց ʟúc
bấy giờ.
Bà đαm mê ʟàm ϲác ϲuộc ոցhiên ϲứu, thí ոցhiệm кhi кhôոց ρhải đóոց ρhim. (Ảnh: Foɾbes)
“Phát miոh ʟà điều dễ dàոց đối với tôi. Tôi кhôոց ϲần
ρhải vắt óc suy ոցhĩ về ϲác ý tưởng, ϲhúոց đến một ϲách ɾất tự ոhiên.” – Hedy nói tɾoոց bộ ρhim tài ʟiệu Bombshell: The Hedy Lαmαɾɾ Stoɾy.
Và ρhát miոh quαn tɾọոց
ոhất mà bà tạօ ɾα
xuất ρhát từ moոց muốn giúρ đỡ
nước Mỹ tɾoոց thời кì Thế ϲhiến thứ II. Hedy đã vận dụոց toàn bộ кhả năոց và óc sáոց tạօ ϲủα
mìոh để tạօ ɾα
thiết bị ϲó кhả năոց gây ոhiễu tần số vô tuyến được sử dụոց để dẫn đườոց ϲhօ ոցư
ʟôi.
Nhà sử học
Richαɾd Rhodes
từոց ϲhiα
sẻ: “Hedy biết ɾằոց tín hiệu vô tuyến ϲó thể gây ոhiễu. Tuy ոhiên nếu ϲó ϲách кhiến ϲác tín hiệu ոhảy một ϲách ոցẫu ոhiên từ tần số này sαոց tần số кhác thì tín hiệu ϲủα đối ρhươոց sẽ кhôոց đoán được vị tɾí thực sự.”
Phát miոh mαոց tíոh ʟiên quαn đến tần số vô tuyến ϲủα Hedy đã đóոց góρ ɾất ոhiều tɾoոց ʟịch sử. (Ảnh: CBS News)
Có sẵn
ρhươոց án giải quyết
tɾoոց đầu кèm theօ sự giúρ đỡ ϲủα ոhà soạn ոhạc,
đồոց thời ϲũոց
ʟà ρhát
miոh Geoɾge Antheil, Hedy đã thàոh ϲôոց
tạօ ɾα
thứ mìոh muốn. Đến năm
1942, Hedy và Geoɾge
đã được ϲấρ bằոց sáոց ϲhế
ϲhօ ρhát miոh ϲhuyển
đổi tần số vĩ đại này.
Như vậy nếu
кhôոց ϲó
bộ óc sáոց tạօ ϲủα
Hedy thì ɾất ϲó thể thế giới ϲủα ϲhúոց tα кhôոց ρhát tɾiển được ոhư bây giờ. Nhưոց một điều đáոց tiếc ʟà vàօ thời điểm đó, sự ρhân biệt giữα nαm và nữ ϲòn quá nặոց nề nên, thêm vàօ đó vαi tɾò diễn viên ϲủα bà ʟại nổi bật кhôոց кém nên đóոց góρ ϲủα Hedy ϲhօ
ϲôոց ոցhệ
đã bị ʟu mờ.
Phải sαu hàոց thậρ кỉ, кhi sự bìոh đẳոց nαm nữ tɾở nên ρhổ biến hơn thì tên tuổi ϲủα Hedy mới được gắn ʟiền với ρhát miոh ϲủα ϲhíոh mình. (Ảnh: The Guαɾdiαn)
Tiến sĩ
Simon Nyeck – Chủ tịch thươոց
hiệu tại Tɾườոց кiոh doαոh
ESSEC ở Pháρ nói ɾằng,
tɾoոց ʟịch
sử, ρhụ nữ thườոց ϲhỉ được ոhìn ոhận
và đáոh giá ϲαօ
về mặt ոցoại hìոh ϲhứ кhôոց ρhải кhả năոց tư duy, ρhát miոh hαy sáոց tạo. Dօ đó, ôոց
hoàn toàn кhôոց ոցạc ոhiên кhi ρhải mất đến hàոց thậρ кỉ, ϲôոց
ʟαօ ϲủα
Hedy Lαmαɾɾ mới được
ghi ոhận.
Con gáι ϲủα Hedy – Denise Lodeɾ vô ϲùոց
tự hàօ với tɾí tuệ ϲủα mẹ mìոh và ϲôոց việc mà bà đã ʟàm tɾoոց
suốt sự ոցhiệρ để vượt
quα ϲái ոhìn địոh кiến về ρhụ nữ: “Mẹ tôi đã đi tɾước thời đại bằոց ϲách
bêոh vực quyền ʟợi dàոh ϲhօ ρhụ nữ.” – Denise nói tɾoոց
ρhim tài ʟiệu về mẹ
mình.
Sưu Tầm
6 vụ 'cuồng loạn tập thể' bí ẩn trong lịch sử
Nhảy tập thể, cười tập thể... là những 'dịch bệnh' bí ẩn từng xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới mà cho đến nay các nhà khoa học vẫn đang tìm cách lý giải.
Bệnh xã hội hàng loạt (mass sociogenic illness hay mass hysteria), còn được gọi là chứng cuồng loạn hàng loạt hay rối loạn phân ly, xảy ra khi một cộng đồng có các triệu chứng lan truyền mà không rõ nguyên nhân y tế. Tiến sĩ Robert Bartholomew, giảng viên danh dự cấp cao tại khoa Y học Tâm lý, Đại học Auckland, New Zealana cho biết: “Hãy nghĩ nó giống như hiệu ứng giả dược”.
Trong nhiều thế kỷ, xã hội loài người đã tìm cách xác định nguyên nhân của chứng cuồng loạn này.
(Ảnh minh họa)
“Bệnh dịch nhảy” năm 1518
Mọi chuyện bắt đầu vào một ngày hè ở Strasbourg, Pháp năm 1518. Frau Troffea, công dân của thành phố bắt đầu nhảy múa không dừng lại trong gần một tuần. Trong vòng một tháng sau, 400 công dân của thành phố miền Đông nước Pháp bị kích thích nhảy mãi không dừng lại được cho đến khi đột quỵ, đau tim hoặc kiệt sức.
Trạng thái của những người này giống như bị thôi miên. Các nhà chức trách ban đầu cho rằng nguyên nhân là do "máu nóng trong não", nhưng lại yêu cầu các vũ công bất đắc dĩ này tiếp tục nhảy suốt ngày đêm để điều trị và xua đuổi ma quỷ bên trong họ, thậm chí dựng một sân khấu và thuê thêm vũ công và nhạc công cho họ. Điều này khiến tình hình còn trầm trọng hơn. Các phiên bản của “bệnh dịch nhảy” tại Pháp sau đó đã “lây lan” sang Đức, Hà Lan và Thụy Sĩ.
Một số nhà sử học cho rằng những người dân đã vô tình ăn phải ergot, một loại nấm mốc độc hại có tác động đến sự co thắt các cơ - nhưng điều đó sẽ không giải thích được tại sao họ lại nhảy trong thời gian dài đến vậy. Những người khác cho rằng nguyên nhân có liên quan đến sự căng thẳng vì bệnh tật và nạn đói hoành hành trong khu vực, cùng với đó là một nhóm người dân tin vào “lời nguyền khiêu vũ”.
“Đại dịch viết” năm 1892
Vào năm 1892, tay của một số nữ sinh ở Groß Tinz, Đức bắt đầu run lên không kiểm soát khi họ viết. Một số trải qua tình trạng mất trí nhớ và thay đổi ý thức. Năm sau, học sinh ở Basel, Thụy Sĩ bắt đầu gặp tình trạng tương tự.
Tiến sĩ Bartholomew cho rằng: “Việc run tay khi viết ở châu Âu sau thế kỷ 19 là kết quả trực tiếp của một phương pháp giảng dạy mới coi trí óc như một cơ bắp cần tập thể dục. Các bài tập tẻ nhạt và lặp đi lặp lại đã gây ra thiệt hại về thể chất cho học sinh. Vì vậy chứng bệnh bộc phát như là một cách tiềm thức cố gắng thoát ra khỏi lớp học viết đáng sợ”.
Vụ đầu độc hơi ngạt Matton, 1944
Trong thời kỳ cao điểm của những câu chuyện hoang tưởng trong Thế chiến thứ hai, thị trấn Mattoon, Illinois tràn ngập tin đồn về một người đàn ông bí ẩn phun hơi ngạt vào những nạn nhân ngẫu nhiên.
Người đầu tiên là Aline Kearney. Theo lời kể của cô, hôm đó, có "một mùi ngọt khó chịu trong phòng ngủ" đã làm "tê liệt chân và phần thân dưới của tôi". Khi chồng của Kearney đi làm về, anh ấy nhìn thấy một người lạ bên ngoài nhà họ. Câu chuyện của gia đình Kearney được xuất bản trên trang nhất của tờ báo địa phương, trong đó tuyên bố rằng có một “kẻ gây mê” bí ẩn đang nằm ngoài vòng pháp luật. Ngay sau đó, toàn bộ thị trấn tràn ngập các báo cáo về những sự cố tương tự. Tin tức về kẻ rình mò bí ẩn khiến công chúng hoảng loạn một thời gian nhưng kẻ tấn công không bao giờ được tìm thấy.
Đại dịch bọ tháng 6/1962
Vào tháng 6/1962, 60 công nhân trong nhà máy dệt ở Mỹ bắt đầu có các triệu chứng kỳ lạ: phát ban, buồn nôn và tê. Các phương tiện truyền thông đã nhanh chóng ghi nhận câu chuyện, đặt tên nó là "bệnh dịch tháng Sáu". Theo các công nhân, một loài côn trùng đã làm cho họ bị bệnh dịch này. Tuy nhiên, các nhà côn trùng học được cử đến hiện trường không tìm thấy dấu vết của bọ.
Trong khi đó, các nhà tâm lý học đã phỏng vấn những công nhân bị bệnh. Kết quả cho thấy hơn 90% nạn nhân làm việc theo ca giống nhau, hầu hết làm việc ngoài giờ và 50 người trong số đó chỉ bắt đầu báo cáo các triệu chứng của họ sau khi truyền thông đưa tin về đợt dịch bệnh bùng phát. Từ đó, một số ý kiến cho rằng sự căng thẳng, cùng với sức mạnh của những tin đồn, có thể là nguyên nhân khiến hàng loạt người thấy mình “mắc bệnh”.
“Dịch cười” Tanganyika (Tanzania), 1962
Năm 1962, nước này gặp phải một “dịch bệnh” kỳ lạ khiến họ phải đóng cửa các trường học trong nhiều tuần, khi hàng chục nữ sinh không thể nhịn được cười. Đến cuối đợt dịch, hơn 1.000 người đã bị ảnh hưởng. Cười không phải là vấn đề duy nhất, nhiều học sinh căng thẳng khác có biểu hiện phát ban, ngất xỉu và các vấn đề về hô hấp. Chẩn đoán chính thức được đưa ra cho trường hợp này là chứng cuồng loạn hàng loạt.
Người đàn ông khỉ ở Ấn Độ, 2001
Thành phố Delhi, Ấn Độ trải qua tình trạng mất điện liên tục trong một đợt nắng nóng vào tháng 5/2001. Khi những người dân tìm cách giải tỏa cái nóng bằng cách ngủ trên mái nhà, họ bắt đầu báo cáo về các cuộc tấn công do một sinh vật bí ẩn có vẻ như nửa người nửa khỉ gây ra. Các nạn nhân, hầu hết là nam giới, có địa vị kinh tế xã hội thấp, đến gặp bác sĩ với những vết thương khó hiểu như vết cắn. Hai người chết vì ngã trong lúc sợ hãi, một người từ trên mái nhà, người còn lại ở cầu thang bộ.
Tuy nhiên, một báo cáo y tế cho thấy vết thương của những người này là do tự gây ra. Dường như chứng cuồng loạn đã bộc phát do hình ảnh trên các phương tiện truyền thông đại chúng và những lời đồn đại mất kiểm soát – bao gồm về sự chiếm hữu của quỷ, những kẻ luyện khí điên cuồng và những người đàn ông khỉ.
“Việc chẩn đoán chứng cuồng loạn xã hội hàng loạt của các quan chức y tế công cộng thường vấp phải sự tranh cãi và phản đối kịch liệt của công chúng vì có sự kỳ thị những nạn nhân bị rối loạn tâm thần, cho rằng họ ‘điên’ hoặc giả vờ. Tuy nhiên các chứng bệnh này được thúc đẩy bởi một niềm tin. Tất cả chúng ta đều có niềm tin, do đó, chúng ta đều có thể là nạn nhân”, Bartholomew nói.
Phương Anh(Nguồn: history.com)
Bánh Tây
Bánh tây là cách gọi của miền Bắc, miền Nam kêu là bánh mì. Cả hai chỉ thị cùng một thứ nhưng ngày nay bánh mì tách ra thành một thứ không phải là bánh tây. Chuyện ra sao, xin coi hồi sau sẽ rõ. Bây giờ nói chuyện bánh tây trước.
Bánh tây là bánh baguette. Của mấy anh tây rõ ràng. Nếu có dịp tới Pháp, cái đập vào mắt là các cửa hàng bánh boulangerie. Cứ đi vài trăm thước lại thấy boulangerie. Trên toàn nước Pháp có tới 35 ngàn boulangeries. Những ngày ở Paris, sáng sáng tôi bắt gặp những ổ bánh trên tay các ông già bà cả, các thanh niên thiếu nữ, các em nhỏ. Bánh baguette còn ngự trên các giỏ xe đạp, thò đầu ra khỏi những chiếc túi đeo lưng. Dân tây mua bánh mỗi sáng.
Baguette
trên tay. REUTERS
Nhà
báo Nguyễn Dũng, trong một lần tới Paris, đã ghi lại: “Rong ruổi qua các phố
của Kinh Thành Ánh Sáng, đặc biệt vào buổi sáng, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy rằng
thủ đô của nước Pháp có cái mùi hương riêng. Đó là mùi bánh baguette phát
tỏa ra từ những boulangerie. Mà hầu như phố nào ở Paris cũng có một
vài boulangeries…Một ngày vui khám phá Paris của tôi thường bắt đầu với
việc thức dậy sớm, rời phòng trọ không sao phía trên một nhà hàng bán thức ăn
Hoa, Việt lẫn lộn cực kỳ mini gần nhà ga xe lửa Montparnasse
đi mua ly chocolat thơm nóng vừa nhâm nhi vừa quan sát người
Pháp chào ngày mới như thế nào. Kế đến là bước vào một boulangerie để
mua baguette, loại bánh mì dài như khúc củi…Bình minh ngày bay trở
về Sài Gòn, kéo vali trên đại lộ Maine xuôi về phía nhà ga xe lửa Montparnasse,
nơi có trạm xe buýt Car Air France chở khách ra sân bay Charles de Gaulle, tôi
đi ngang qua tiệm bánh mì, bánh ngọt Paul. Mùi bánh mì tươi nóng tỏa lan thơm lừng
góc phố, trong tủ kính là hàng hàng lớp những baguette nướng
căng phồng trông thật hấp dẫn. Chợt nhớ và nể phục ông Victor Hugo với cuốn “Những
Kẻ Khốn Cùng” (Les Misérables). Đáng thương cho Jean Valjean năm xưa vì ổ bánh
mì cứu đói đám cháu nheo nhóc mồ côi bố mà bị án tù chung thân khổ sai. Chắc chắn
Jean Valjean cũng đã bị mùi bánh mì cám dỗ ghê lắm”.
Mua
một ổ baguette mỗi sáng hình như đã trở thành dân tộc tính của
người Pháp. Có lần con gái tôi tổ chức đám cưới ở miền Nam nước Pháp, chúng tôi
ngụ trong một château hẻo lánh chẳng thấy phố xá làng mạc chi,
vậy mà sáng sáng, bà sui gia, dân địa phương, luôn để một giỏ bánh mì trước cửa
phòng. Không biết bà mua ở đâu, khi nào, nhưng bánh nóng hổi, thơm lừng. Theo tổ
chức “Observatoire du Pain” chuyên theo dõi bánh baguette thì
mỗi giây đồng hồ, dân Pháp tiêu thụ 320 bánh baguettes. Tính ra là
10 tỷ cái mỗi năm.
Để
chỉ sự thân thiết giữa baguette và người Pháp, người ta có
câu: “Người Pháp luôn đi bộ với baguette kẹp trong nách”. Thân
thiết đến như vậy nhưng bánh tây không phải bắt nguồn từ Pháp mà từ Áo. Dưới thời
cai trị của vua Louis 16 vào thế kỷ 18, nước Pháp có một hoàng hậu ngoại quốc:
Hoàng Hậu Marie Antoinette, người gốc Áo. Qua Pháp, bà mang theo thợ làm bánh
giỏi nhất của thủ đô Vienna, để làm đầu bếp cho hoàng gia. Bánh mì Áo bám theo
bà Marie Antoinette qua Pháp là thứ bánh mì hình tròn và chỉ có hoàng gia được
dùng. Dân chúng chịu khó ngó chơi. Mãi tới khi chế độ quân chủ bị thay thế bằng
chế độ cộng hòa, dân chúng mới có quyền bình đẳng và mới được ăn bánh mì. Luật
về bánh mì năm 1790 ghi rõ mọi công dân Pháp phải được ăn cùng một loại bánh,
không phân biệt giầu nghèo và các tiệm làm bánh phải tuân thủ chung một công thức,
theo đúng tiêu chuẩn để cho ra lò một loại bánh đồng nhất. Baguette trở
thành một biểu tượng của sự bình đẳng cho mọi công dân.
Hình
dáng của bánh mì thay đổi từ tròn ra dài. Người ta không biết nguyên nhân nào
làm cho chiếc bánh mì bị kéo dài ra như vậy. Có thuyết cho rằng vì thợ làm bánh
Pháp tự ái, không muốn rập khuôn theo bánh của Áo nên thay đổi để dân tộc hóa
chiếc bánh có nguồn gốc ngoại lai. Một thuyết khác cho rằng chiếc bánh dài ra
như vậy cho tiện chuyên chở và dễ dàng cho dân chúng…cặp nách! Nhưng bánh mì
dài ra có lẽ chính xác nhất là vì chiến tranh. Thế kỷ 19, nước Pháp lâm chiến
triền miên, hết cuộc chiến của Napoleon Bonaparte từ năm 1800 đến 1815, tới
cuộc chiến giữa Napoleon III và các nước láng giềng, binh lính di chuyển liên
miên nên cần cột bánh mì theo chiều dọc, song song với chân, cho dễ di chuyển.
Sau
Thế Chiến II, kích thước chuẩn của baguette có chiều dài 80
phân và nặng 250 gram. Để bảo đảm cho toàn dân được ăn bánh mì đúng tiêu chuẩn
như nhau, một luật quy định về bánh mì được ban hành vào năm 1790. Theo luật,
bánh mì chỉ có thể làm bằng bốn thành phần sau: Bột mì, nước, muối và men.
Không được để bánh đông lạnh, không được có các chất phụ gia hoặc chất bảo quản.
Ngoài
ra, để dân chúng không thiếu bánh mì, các boulangerie phải xin
phép chính quyền nếu muốn đóng cửa luôn, đóng cửa để nghỉ hè, du lịch hay nghỉ
vì việc gia đình. Nếu được phép, chủ tiệm phải tìm người tạm thay thế để vẫn mở
cửa hoặc nếu phải đóng cửa tạm thời cửa hàng thì phải có hướng dẫn cho khách
hàng tới tiệm boulangerie gần nhất. Nếu muốn nghỉ hưu, chủ tiệm
phải truyền nghề lại cho con cháu hoặc tìm người mua để tiệm tiếp tục mở cửa. Mục
đích của điều khoản này là để bảo đảm cho người dân luôn có bánh mì tươi ngon một
cách thường xuyên. Luật này được thi hành trong 225 năm và chỉ mới được bãi bỏ
vào năm 2015.
Một boulangerie phải
tự làm bánh từ A tới Z. Không có ngoại lệ. Mỗi tiệm làm bánh có thể có phương
cách chế biến riêng nhưng phải đạt được tiêu chuẩn sau: Vỏ bên ngoài giòn cứng,
có màu vàng, ruột bên trong mềm dẻo. Nếu bóp chiếc bánh dẹp xuống thì khi thả
tay ra, bánh phải trở lại bề dày ban đầu. Muốn được như vậy, phải mất chừng 4
tiếng đồng hồ từ khi nhào nặn bột cho tới lúc đóng khuôn và cho vào lò nướng.
Muốn khách có bánh tươi thơm, thời gian từ khi bánh ra lò đến khi tới tay khách
chỉ kéo dài tối đa 1 tiếng. Trên thực tế, đó là thời gian lý thuyết, khách ít
khi được có bánh thơm ngon trong vòng 1 tiếng. Nhưng trong thời buổi công nghệ
hiện nay, tại các siêu thị hay các chợ, bánh được làm nhanh chóng và ít công
phu hơn. Dân sành ăn không chịu dùng thứ bánh công nghệ này. Họ chỉ mua bánh tại
các boulangerie, mua về ăn ngay, nóng sốt và thơm tho. Tới Paris,
tôi thường tá túc nơi nhà cô em họ ở Wissous, ngoại ô Paris, gần ga metro Anthony.
Bước ra vài bước là có boulangerie, bước thêm vài trăm thước nữa, lại boulangerie.
Mỗi sáng, đều có baguette nóng hổi thơm lừng, chỉ cần quẹt
thêm chút bơ là ngon thấu trời. Nhiều khi muốn ăn nóng sốt, vừa vào cửa, bẻ ra
ăn liền, chẳng bơ biếc chi mà vẫn ngon ơi là ngon, cái thơm ngon này còn lẽo đẽo
theo tôi về tới Montreal.
Baguette rất khác với
bánh mì Việt Nam tuy bánh tây là thứ tây mang sang Việt Nam. Từ khá lâu. Khoảng
năm 1859 đến 1887 lận. Khi đó người Pháp đã cho xây những lò nướng bánh mì bằng
gạch tại Việt Nam. Trước tiên ở Hà Nội rồi sau đó mới vào Sài Gòn. Erica
Peters, một ký giả chuyên viết về ẩm thực, đã ghi: “Đến năm 1910, những chiếc
bánh mì baguette nhỏ, hay còn gọi là “petit pain” được bán
trên đường phố và người Việt hay mua trên đường đi làm để ăn sáng”. Trong Thế
Chiến I, một làn sóng binh sĩ Pháp đã đặt chân tới Việt Nam khiến nhu cầu baguette tăng
cao. Tuy nhiên việc nhập cảng lúa mì rất khó khăn nên người ta đã trộn thêm bột
gạo vào. Hình thức chiếc bánh cũng thay đổi ngắn hơn, chỉ chừng từ 30 đến 40
phân, bằng phân nửa bánh ở Pháp. Bánh cũng ít ruột hơn để có thể kẹp nhân vào
bên trong.
Bánh mì “Lý Toét” tại Sài Gòn trước 1975.
Không
biết ai nghĩ ra chuyện kẹp nhân vào trong bánh mì nhưng ngay từ đầu thập niên
1950, bánh mì kẹp nhân đã có mặt tại Hà Nội. Ngày đó, quanh bờ Hồ, đã có những
trẻ em bán bánh mì kẹp jambon. Tôi đã nhiều lần thưởng thức
thứ bánh này. Chiếc bánh rất nhỏ được các em ủ vào trong các bao tải để giữ
nóng. Khi có khách mua, chú bé lấy bánh ra, dọc một đường rãnh, đặt vào một miếng
thịt nguội mà gió nhẹ cũng có thể thổi bay. Rắc thêm tí muối tiêu là xong. Ổ
bánh mì đơn sơ, rẻ tiền như vậy nhưng sao mà ngon. Muốn ngon hơn thì tới trước
cửa trường Dũng Lạc, bên hông Nhà Thờ Lớn, ăn bánh mì của Lý Toét. Anh chàng
bán bánh mì này tên Lý. Lý Toét là biệt danh mà lũ học sinh chúng tôi ngày đó
thân ái đặt cho. Lý Toét rất vui tính, vừa bán vừa pha trò khiến chúng tôi vui
vẻ chung tiền cho chàng. Bánh mì của Lý Toét được kẹp chả. Chả do chính chàng
làm nên rất thơm ngon. Tôi không còn nhớ bánh mì này rắc muối tiêu hay xịt maggie nhưng
ngon hết biết. Sau di cư, Lý Toét vào Sài Gòn, tiếp tục bán bánh mì tại góc đường
Hai Bà Trưng và Phan Thanh Giản. Tác giả Đỗ Duy Ngọc viết về bánh mì “cụ Lý”
như sau: “Cách đây hơn sáu chục năm, sáng sáng ở vỉa hè sát tường rào khúc
Hai Bà Trưng với Phan Thanh Giản bên hông một biệt thự cổ có một người dựa chiếc
xe, lúc đầu là xe đạp cổ lỗ sau đó là chiếc Mobylette xanh có chiếc thúng tre đằng
sau bán bánh mì chả. Người ta gọi là Bánh mì Cụ Lý. Gọi là Cụ thế thôi chứ ông
này lúc đấy chỉ trạc tứ tuần, giọng Bắc Kỳ đặc sệt, đầu chải “bri dăng tin” (brillantine) láng
mướt, vuốt ra đằng sau để lộ một khuôn mặt lúc nào cũng đo đỏ như người uống rượu
với chiếc mũi khá to với mấy sợi râu lún phún. Nhìn ông ta chợt nhớ đến khuôn mặt
của nhân vật biếm họa Lý Toét đăng trên báo Ngày Nay của nhóm Tự Lực
Văn Đoàn. Hay là vì cái sự giống nhau này mà người ta gọi ông là Cụ Lý chăng?
Bánh mì Cụ Lý ngon mà giá bình dân. Chả đủ loại: Chả lụa, chả chiên, giò thủ,
chả mỡ. Chả nóng hổi, phảng phất mùi hương của thì là. Chả của Cụ Lý không cắt
lát như những xe bánh mì khác mà cụ cắt từng miếng lớn, lộn xộn để lung tung
trên mẹt lót lá chuối xanh dờn. Từ lúc dừng xe dựa vào hàng rào, cụ cắt không
ngơi tay, khách hỏi chuyện, cụ lại nhón miếng chả đưa khách ăn chơi. Xẻ ổ bánh
mì, hồi trước bánh mì nướng củi, vỏ bánh vàng, ruột bánh trắng phau chứ không
như bánh mì bây giờ, cụ nhét đại mấy miếng chả vào, bốc một nắm hành tây, rắc
chút muối tiêu, xì dầu hay nước mắm theo yêu cầu của khách, thế là xong một ổ
bánh, không patê, chẳng dưa chua, hành ngò chi cả. Khách chen nhau, lần lượt. Cầm
ổ bánh mì nóng, chả tràn trề, cắn một miếng, ngon nhức xương”. Ông Đỗ
Duy Ngọc thuộc thế hệ sau, chỉ biết chàng Lý ở Sài Gòn nên không biết biệt danh
Lý Toét đã được chúng tôi đặt từ ngày ở Hà Nội. Khi vào Sài Gòn, tôi đã đi làm,
có lần đi ngang qua đường Hai Bà Trưng, ghé vào, kêu lớn: “Lý Toét”. Chàng Lý
nhận ra tôi, chú học sinh Dũng Lạc ở Hà Nội xưa, mừng tíu tít, cứ như gặp tri kỷ.
Ổ bánh mì cho tri kỷ không lý chi tới chuyện tiền bạc. Cũng là một thứ “tha
hương ngộ cố tri”!
Cùng
với cuộc di tản và vượt biên những năm sau 1975, bánh mì Việt Nam có mặt tại
nhiều nước và được dân bản xứ hưởng ứng nồng nhiệt. Bánh mì thịt tại Montreal
hiện nay có nhiều thứ. Chắc cũng khoảng hai chục loại. Từ thịt, chả, gà nướng,
bò nướng tới nem chua, tàu hũ. Lung tung xòe tất cả. Nơi nào có người Việt thì
nơi đó có bánh mì kẹp thịt. Tại Montreal, cảnh các anh chị tây đầm vừa đi vừa…thổi
sáo bằng bánh mì là cảnh tôi bắt gặp thường xuyên. Nhưng bánh mì xâm nhập đất
Pháp để đọ sức với baguette mới là chuyện đáng nói.
Cái
khác của bánh mì tại quê hương của bánh tây là bánh mì dùng ngay bánh tây dài
ngoằng chứ không phải những ổ bánh ngắn nhồi nhân như các nơi khác. Không ai có
thể ăn được hết 80 phân bánh nhồi thịt nên nhà hàng cắt làm ba. Đây là một cuộc
hôn nhân thuận lợi. Bánh baguette Parisienne giòn và thơm nức
mũi đi với nhân Việt gồm cả ngò, đồ chua, ớt, tiêu cay chua đủ mùi đời thì đẹp
đôi là cái chắc. Muốn có ổ bánh mì thịt để gặm thì phải tới hai khu nhiều người
Việt là Quận 13 và Quận 20. Tiệm bánh mì của người Việt đầu tiên tại Quận 13 là
tiệm Khai Trí. Cái tên Khai Trí hình như đã dính liền với sách vở tại Sài Gòn.
Đúng vậy, Khai Trí bán bánh mì và sách! Hai thứ văn hóa, một phục vụ tinh thần,
một phục vụ cuộc sống thường ngày, đã quyện vào nhau. Nhưng đó chỉ là thời gian
đầu khi tiệm khai trương vào năm 1984. Sau đó bánh mì nghỉ chơi với sách, một
mình hùng cứ trong tiệm. Nhưng cái tên Khai Trí vẫn còn đó với những cuốn sách
còn sót lại nằm dọc trên tường như một chứng tích của bên…thua cuộc.
Khách
của Khai Trí dĩ nhiên là người Việt nhưng tây đầm cũng rất chịu khó gặm bánh
mì. Cô chủ tiệm Khai Trí thổ lộ về thứ bánh mì rất đắt khách của tiệm: “Mình
không làm theo lối kỹ nghệ, hàng ngày mình làm nên đồ nó tươi! Một ngày mình
nghĩ bán bao nhiêu thì làm bấy nhiêu thôi. Mình muốn làm cho khách hàng ăn rồi
trở lại chứ không phải ăn rồi đi luôn. Có nhiều nơi họ mua bánh mì industrielle (kỹ
nghệ) thì rất rẻ. Em đặt bánh mì đặc biệt thành ra ổ bánh mì lúc nào cũng ngon.
Đặc biệt của tụi em ở đây là có gà, có chả, có thịt, nhưng cái ngon nhất của em
là gà chà bông, gà ruốc của em làm rất đặc biệt. Em chỉ có 3 thứ thịt thôi: Thịt
heo, gà ruốc và chả lụa. Tổng cộng ba cái lại người ta gọi là bánh mì đặc biệt.
Bữa nào em hết gà là người ta hơi thất vọng.”
Tại
Quận 20, còn gọi là khu Belleville, có tới ba tiệm bánh mì do người Việt làm chủ.
Mỗi tiệm cũng có những thứ đặc biệt. Chị Huỳnh, chủ tiệm Hòa Hưng có từ 21 năm
nay, cho biết: “Bánh mì tự nướng để nó ngon, nó nóng. Thịt đùi, chả lụa với gà
chà bông. Đó là bánh mì đặc biệt, bánh mì gà thì gà ướp sả, vệ sinh hơn mà ở
ngoài thì cũng không có bán”. Khách hàng buổi sáng là người Việt, buổi trưa là
người Pháp. Được hỏi về sự khác nhau giữa bánh mì Việt Nam và bánh tây kẹp thịt
của Pháp, ông Jean Pierre, một khách hẩu của bánh mì Việt nói : “Sự khác
nhau ? Đó là món Á Châu, nó đầy đủ hơn, nóng. Tôi ở khu này không lâu lắm, món
bánh mì ngon, và làm thay đổi khẩu vị… Món bánh mì nào của Pháp ngon nhất đối với
tôi ? Tôi không biết! Có lẽ là món bánh mì Vendôme với paté, rất, rất
ngon! Nhưng không ngon như bánh mì (Việt Nam). Với bánh mì, chúng tôi khám phá
thêm được một món ăn Việt Nam, rất ngon!”. Một ông người bản xứ khác ví
von : “Bánh mì Pháp là một cuộc gặp gỡ tuyệt vời giữa hai nền văn hóa
Pháp-Việt về khẩu vị và mùi vị. Đó là một cuộc hôn nhân hoàn hảo”.
Cuộc
hôn nhân hoàn hảo, tuy hai mà một, nhưng vẫn là hai. Bánh mì Việt Nam đã là một
thực thể riêng biệt. Ngày 28/3/2011, tự điển danh tiếng Oxford đã ghi từ “bánh
mì” với định nghĩa như sau: “Bánh mì là một món ăn nhẹ, bên trong kẹp một
hoặc nhiều loại thịt, paté và rau củ như cà rốt, dưa leo, ngò…và kèm gia vị như
ớt, tiêu”. Vậy là sau hai chữ “áo dài” và “phở”, “bánh mì” đã leo được
vào từ điển Oxford.
Bánh
tây qua Việt Nam đã bị Việt Nam hóa và mang trở lại Tây với một vị trí độc lập
được ghi nhận chính thức với tên “bánh mì”, chẳng là một hãnh diện cho dân Việt
ta sao ?
Song
Thao 05/2021
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét