Anh kể cho tôi nghe, khi thu dọn đồ đạc của vợ, anh tìm thấy một chiếc khăn bằng lụa tơ tằm, trong chuyến đi du lịch ở NewYork, họ đã mua chiếc khăn này ở một cửa hàng nổi tiếng. Đó là chiếc khăn hàng hiệu, rất đẹp và sang trọng, chiếc tem ghi giá vẫn còn chưa được bóc.
Vợ anh cứ để dành, cô ấy muốn chờ đợi một dịp đặc biệt nào đó mới đem ra sử dụng ...
Kể đến đây, anh dừng lại ... tôi thấy những giọt nước mắt lăn trên má anh ...
Tôi im lặng chờ đợi ...
Một lúc sau, anh nói tiếp ... đừng nên để dành những đồ dùng quí giá, chờ đợi đến ngày đặc biệt nào đó mới đem ra sử dụng ...Vì mỗi ngày bạn đang còn sống đều là "Ngày đặc biệt"
Thật vậy, cuộc sống này là vô thường bạn à!
Khi còn được ở bên nhau hãy luôn trân trọng từng giây phút có được. Và hãy đi thật chậm, để xác định mỗi bước chân mình đang đi là đúng hướng. Đừng cố vội chạy quá nhanh, để khi dừng lại mới biết mình lạc đường bạn nhé..!
Người mệt rồi thì hãy nghỉ ngơi, tâm đau rồi hãy học cách buông bỏ
Tâm mệt rồi thì hãy nghỉ ngơi, tâm đau rồi hãy học cách buông bỏ. Âu lo quá nhiều sẽ khiến tâm ta mệt mỏi, vậy sao chẳng buông xuống để bước chân ta nhẹ bẫng trên chặng hành trình!…..
Con người ta, một đời có quá nhiều điều khiến ta bất lực và phiền não, chán nản và thất vọng. Biết bao chuyện đã qua khiến ta không muốn ngoảnh đầu nhìn lại, biết bao ký ức tựa như mây khói lướt qua? Có lẽ, tình thân, tình bạn và tình yêu đều sẽ theo cùng hành trình với con tim mệt lả; và có lẽ, cái tâm cao khí ngạo và sự cứng đầu đều phải trả giá bằng sự mệt lả trong tâm.
Biết bao chuyện đã qua được tích tồn nơi ký ức sâu thẳm, ngày qua ngày, chất chứa trong lòng ngày càng nhiều thêm, gánh nặng trong lòng theo đó cũng ngày càng nặng dần. Có quá nhiều giây phút, quá nhiều thứ vụn vặt, hội tụ thành tiếng lòng, đọng lại thành hồi ức; cũng có quá nhiều sự lựa chọn, quá nhiều điều khiến ta phải lực bất tòng tâm, nhưng đằng sau quá nhiều cái vô số này, ta chỉ có thể tiếp nhận và cảm ngộ bằng con tim.
Sinh mệnh vốn là một hành trình đằng đẵng nổi trôi. Mỗi nơi mà ta từng đi qua, mỗi người mà ta gặp gỡ có thể đều sẽ trở thành một bến đỗ, hay chỉ là khách qua đường mà thôi.
Ta vẫn luôn thích hoài niệm, thích ngoảnh đầu nhìn lại, thích lưu luyến. Nhưng bất chợt lại nhận ra rằng những chuyện từng khiến ta vương vấn mãi chẳng thể quên lại dần rơi vào quên lãng. Những người khách qua đường chỉ có thể cảm kích mà chẳng thể níu giữ, Những bến đỗ ta từng đi qua, nay chỉ có thể quẳng chúng lại sau lưng, chứ chẳng thể dừng chân nơi đó mãi.
Tâm người ta sở dĩ thường hay mệt mỏi, là vì thường lẩn quẩn giữa việc kiên trì bước tiếp hay đành lòng buông xuôi. Trong cuộc sống vẫn luôn có những chuyện đã qua đáng để ta hoài niệm, cũng như những điều thật khó từ bỏ mà ta vẫn phải đối diện.
Buông bỏ hay kiên trì,cần níu giữ hay xả bỏ thế nào cho phải? Dám buông bỏ là bởi tấm lòng khoáng đạt, dám kiên trì lại là một dũng khí. Ai đúng ai sai, đạo lý này ai là người có thể tỏ tường?
Con người sở dĩ phiền lòng, chính là vì không học cách lãng quên. Mọi chuyện đều chôn giấu nơi sâu thẳm trong tâm hồn. “Những gì cần nhớ thì hãy nhớ, những gì cần quên thì hãy quên đi. Những thứ cần thay đổi thì thay đổi, những gì chẳng thể đổi thay thì cứ chấp nhận đổi thay”, hỏi có mấy người có thể tiêu diêu, siêu xuất được như vậy?
Con người sở dĩ đau khổ là vì truy cầu quá nhiều. Dẫu biết rõ rằng có những lý tưởng chẳng thể nào thực hiện được, có những câu hỏi chẳng bao giờ có được đáp án, có những câu chuyện chẳng bao giờ có kết cục, có những người mãi mãi chỉ là người xa lạ mà thôi…, nhưng sao ta vẫn cứ mãi khổ sở truy cầu, khắc khoải chờ đợi và đắm chìm trong ảo mộng?
Con người sở dĩ không vui, chính là vì so đo tính toán quá nhiều. Không phải là chúng ta có quá ít, mà bởi chúng ta so đo quá nhiều. Trên thế giới này không có thứ gì là hoàn mỹ, nuối tiếc đôi khi cũng là một cái đẹp, một vẻ đẹp thê lương, vĩnh hằng.
Trước muôn vàn cám dỗ, liệu có mấy ai giữ trọn được chính mình, và lại có mấy ai không vì điều này mà đánh mất bản thân? Nhiều khi chúng ta đi sai đường nhưng không thể quay đầu lại, chọn được công việc nhưng lại thấy không phải là điều mình yêu thích. Sống trong cảnh giàu sang lại muốn được chiêm nghiệm sự thỏa mãn của người nghèo, sống trong cảnh nghèo khó nhưng lại không biết sự phiền não của người giàu.
Đời người, kỳ thực chính là như vậy, bất đắc dĩ nhưng đành phải chấp nhận. Đôi khi ta luôn muốn mình sống an yên, vui vẻ một chút, nhưng lại chẳng thể dứt bỏ những người, những vật xung quanh! Đời người thường có quá nhiều cái bất lực và nuối tiếc, nắng chiều tàn lụi, năm tháng vụt qua, dung nhan chẳng còn, hoa nở rồi tàn. Hoa rụng hoa rơi nguyên là điều không tránh được, bao lần hoa rụng, đành chịu chứ biết sao hơn.
Năm tháng qua đi hoài phí, thời gian bất giác thoi đưa, bôn ba và bận rộn như bóng theo hình, đau khổ và cô đơn chẳng thể xua tan. Thứ dù có tốt hơn nữa thì cũng có ngày sẽ vụt mất; ký ức dù có sâu sắc hơn nữa cũng sẽ có ngày lãng quên; người mà ta có yêu thương hơn nữa cũng có ngày rời xa; giấc mộng dù có đẹp hơn cũng có ngày phải tỉnh; những gì nên buông bỏ thì đừng níu kéo; những gì cần trân quý thì chớ buông tay.
Nếu không hạnh phúc, nếu chẳng yên vui, chi bằng hãy buông tay. Nếu không nỡ từ bỏ, không nỡ buông tay, thì cứ giày vò mình trong đau khổ. Vết hằn của sự trưởng thành đã cho chúng ta quá nhiều cảm ngộ và gợi mở, đừng để tâm mình quá mệt mỏi. Điều đáng tiếc nhất trong kiếp người là: Dễ dàng buông bỏ những điều không nên buông bỏ, cố chấp giữ bằng được thứ chẳng thể níu kéo.
Tâm mệt rồi thì nghỉ chút đi thôi, tâm đau rồi thì học cách buông bỏ! Tâm mệt rồi, giữa đêm đen tĩnh lặng, hãy ủ một ấm trà thơm, mở một khúc nhạc dịu. Hãy để tâm hồn mình hòa vào làn hương bay phất phơ và tiếng nhạc du dương giữa không trung. Nhắm mắt lại và trải nghiệm cảm giác êm đềm cùng niềm xúc động ấy.
Tâm mệt rồi, thì lặng lẽ nằm yên trên bãi cỏ, tận hưởng từng cơn gió mát thổi qua người. Hãy để gió mát thổi tan bao mệt nhọc, cuốn đi bóng đen của ngày hôm qua, lau khô giọt lệ nơi khóe mắt, cuốn đi nỗi buồn man mác trong tâm.
Tâm mệt rồi, ta có thể xách ba lô lên và làm một chuyến du lịch dài ngày, đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, tránh xa cảnh xô bồ bon chen nơi thế tục.
Tâm mệt rồi, ta còn có thể một mình khóc một trận thật to, để nước mắt cuốn trôi những buồn giận và phiền não trong lòng.
Âu lo quá nhiều sẽ khiến tâm ta mệt mỏi, vậy sao chẳng buông xuống để bước chân ta nhẹ bẫng trên cuộc hành trình!
Ân tình quá nặng sẽ khiến con người đau khổ, lãng mạn chỉ lóe sáng trong phút giây, mà sao mãi chẳng buông tay!
Quá nhiều nước mắt sẽ khiến con người đau khổ, sao chẳng lau khô cho môi nở nụ cười?
Vũ Dương biên dịch
Chiếc lá nói gì?
Với loạt truyện này, chúng tôi sẽ đăng tải lại một số câu chuyện đạo đức hay nhất trong tập sách giáo khoa kinh điển những năm 1800 với ước tính khoảng 122 triệu bản bán ra tính đến năm 1960, đây là đầu sách có số lượng phân phối cao nhất trên thế giới bên cạnh Kinh Thánh và từ điển Webster. Sách McGuffey’s Readers đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử Hoa Kỳ, không chỉ giảng dạy cho trẻ những bài học về cách đọc, cách đánh vần và ngữ pháp, mà còn dạy các em về cách ứng xử và trau dồi nhân cách để trở thành người có đạo đức. Hãy đọc và kể với con cháu của bạn nhé!
Chiếc lá nói gì
Một hoặc hai lần một chiếc lá nhỏ được nghe thấy khóc và thở dài, chiếc lá thường như vậy khi một cơn gió nhẹ thổi qua. Và cành cây nói, “Có chuyện gì vậy, chiếc lá nhỏ?”
“Cơn gió,” chiếc lá đáp lời. “cơn gió nói với tôi rằng một ngày nào đó nó sẽ cuốn tôi đi, ném văng tôi xuống đất cho đến lúc tôi chết.”
“Đừng sợ hãi,” cái cây nói: “Bình tĩnh lại đi, và bạn sẽ không rơi xuống cho tới khi bạn sẵn sàng.”
Từ đó thì chiếc lá ngừng than thở, và bắt đầu hát ca và sột soạt. Chiếc lá cứ lớn lên suốt cả mùa hè cho tới tháng 10. Và khi những ngày tương sáng của mùa thu tới, chiếc lá đó đã thấy những chiếc lá khác trở nên vô cùng rực rỡ.
Một số có màu vàng, một số có màu nâu, và có rất nhiều trong số đó có sọc với nhiều màu khác nhau. Chiếc lá hỏi cái cây rằng điều này có nghĩa là gì.
Cái cây nói, “Tất cả chiếc lá đang chuẩn bị sẵn sàng để được bay cao, và tất cả đã khoác lên những màu sắc sặc sỡ này vì niềm hạnh phúc đó.”
Sau đó khi những mầm non bắt đầu đâm chồi nảy lộc, và phát triển rất tốt tươi trong suy nghĩ của chiếc lá. Khi có sự pha trộn giữa những màu sắc, chiếc lá nhìn thấy những cành cây không có một màu sắc rực rỡ nào trong đó.
Vì vậy chiếc lá hỏi, “Kìa những cành cây! Vì sao bạn lại có mỗi màu kia khi mà chúng tôi thật rực rỡ và óng ả?”
“Chúng tôi phải tiếp tục công việc trong lớp áo này,” cái cây nói, “Công việc của chúng tôi còn chưa hoàn thành xong; nhưng xống áo của bạn dành cho những ngày nghỉ, vì nhiệm vụ của bạn bây giờ đã hoàn thành.”
Và sau đó, chỉ một chút gió lướt ngang qua, chiếc là đã rụng khỏi cây mà không cần suy nghĩ, và rồi ngọn gió đã cuốn bay chiếc lá đi và cuộn tròn nó lại.
Chiếc lá rơi nhẹ nhàng xuống mép của một hàng rào, bên cạnh hàng trăm chiếc lá và không bao giờ thức dậy để kể cho chúng ta nghe nó đã mơ về điều gì.
Câu chuyện này được tái xuất bản từ Tuyển tập truyện theo chủ nghĩa chiết trung của McGuffey, tập 3, bản hiệu đính, năm 1879.
Sách “Tuyển tập truyện ngắn McGuffey” được xuất bản lần đầu vào những năm 1830, gồm một loạt các truyện ngắn tinh tuyển có tranh minh họa dành cho học sinh tiểu học do nhà giáo và giáo sĩ William Holmes McGuffey (1800–1873) viết. Sách được sử dụng rộng rãi như sách giáo khoa trong các trường học của Hoa Kỳ từ giữa những năm 1800 cho đến đầu thế kỷ 20. Ngày nay, một số trường học vẫn đang sử dụng sách này [để giảng dạy], đặc biệt là các trường học tại gia tập trung vào việc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em bằng phương cách giáo dục cổ điển và bồi dưỡng nhân cách đạo đức.
McGuffey _ Linh Đan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét