Paris
, thủ đô và thành phố lớn nhất của Pháp, nằm ở phía bắc của đất nước bên bờ sông Seine
. Thành phố có diện tích khoảng 105,4 km2
và dân số ước tính khoảng 2.048.472 người
tính đến tháng 1 năm 2025. Bao gồm cả khu vực đô thị xung quanh, dân số của Đại Paris đạt khoảng 13 triệu người
.
Paris được biết đến với một số biệt danh, nổi tiếng nhất là "Thành phố Ánh sáng"
(La Ville Lumière), do vai trò tiên phong của thành phố trong nghệ thuật
, khoa học
và việc áp dụng đèn đường sớm vào thế kỷ 19. Thành phố này nổi tiếng với các địa danh nổi tiếng thế giới, bao gồm:
Tháp Eiffel (Tour Eiffel)
Bảo tàng Louvre (Musée du Louvre)
Nhà thờ Đức Bà (Cathédrale Notre-Dame)
Khải Hoàn Môn (Arc de Triomphe de l'Étoile)
Paris có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên khi được bộ tộc Parisii của người Celt
thành lập trên một hòn đảo trên sông Seine. Vào năm 52 trước Công nguyên, người La Mã
đã chinh phục khu định cư này và đặt tên là "Lutetia". Sau khi Đế chế La Mã sụp đổ, Paris nằm dưới sự cai trị của vua người Frank là Clovis I
, người đã biến nơi này thành thủ đô của mình vào năm 508 sau Công nguyên.
Vào thời Trung cổ
, Paris đã phát triển thành một trung tâm tôn giáo và thương mại quan trọng, chứng kiến việc xây dựng Nhà thờ Đức Bà vào thế kỷ 12 và thành lập Đại học Paris (Sorbonne)
vào thế kỷ 13. Vào thế kỷ 19, thành phố đã trải qua những chuyển đổi lớn dưới sự giám sát của Nam tước Haussmann
, người đã thiết kế lại đường phố và cơ sở hạ tầng, mang đến cho Paris nét kiến trúc hiện đại.
Ngày nay, Paris là trung tâm toàn cầu về văn hóa
, nghệ thuật
và thời trang
, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm để trải nghiệm các địa danh lịch sử và di sản văn hóa phong phú của thành phố.





Paris được biết đến với một số biệt danh, nổi tiếng nhất là "Thành phố Ánh sáng"







Paris có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên khi được bộ tộc Parisii của người Celt



Vào thời Trung cổ



Ngày nay, Paris là trung tâm toàn cầu về văn hóa



Vào tháng 5 năm 1942, con tàu HMS Edinburgh ( hình dưới) mang 1 sứ mệnh quan trọng là chở vàng từ Liên Xô qua trả nợ cho Bộ Tài chánh Mỹ. Nhưng Đức đánh chìm nó khi đang chở 465 thỏi vàng (4,5 tấn).
Tuy nhiên nợ vẫn là nợ. Tới mấy chục năm sau này, người ta lo trục vớt con tàu. Kết quả 431 thỏi đã được cứu hộ vào năm 1981 và thêm 29 thỏi nữa vào năm 1986, để lại năm thỏi cho công tác cứu hộ. Và toàn bộ vàng đó lại được giao cho chủ nợ là Mỹ.
Đây chỉ là 1 phần nhỏ nhằm trả nợ trong chương trình Lend- Lease của Mỹ, được điều chỉnh bởi đạo luật Thuê- mượn của TT Roosevelt ( hình trên) trong Thế chiến 2 để hỗ trợ đồng minh.
Đạo luật Lend-Lease được ký thành luật vào ngày 11 tháng 3 năm 1941 và kết thúc vào ngày 20 tháng 9 năm 1945. Tổng cộng 50,1 tỷ đô la (tương đương với 672 tỷ đô la vào năm 2023 khi tính đến lạm phát) giá trị vật tư đã được vận chuyển, hoặc 17% tổng chi tiêu chiến tranh của Hoa Kỳ. Tổng cộng, 31,4 tỷ đô la đã được chuyển đến Vương quốc Anh, 11,3 tỷ đô la cho Liên Xô, 3,2 tỷ đô la cho Pháp, 1,6 tỷ đô la cho Trung Quốc và 2,6 tỷ đô la còn lại cho các Đồng minh khác.
Nhà quản lý và giám sát các khoản tiền viện trợ dạng Thuê mượn này là Harold Lloyd Hopkins ( hình dưới), tức Bộ trưởng TM Mỹ khi đó.
Thực tế viện trợ Lend-lease của Mỹ không phải là sự ban tặng, bản thân tên gọi của nó ("Lend-lease", nghĩa là "cho vay - cho mượn") đã cho thấy nó là một dạng hợp đồng "bán vũ khí - trả tiền sau" chứ không phải là cho không.
Tất nhiên việc trả nợ sẽ dưới nhiều hình thức đa dạng miễn phù hợp với yêu cầu của Mỹ.
Trong và sau chiến tranh, Anh đã phải trao cho Mỹ nhiều công nghệ tối mật và quyền sử dụng nhiều căn cứ quân sự, trong khi Liên Xô đã phải trả nợ cho những hàng hóa, vũ khí mà Mỹ viện trợ bằng nhiều chuyến tàu chở kim loại quý như bạch kim, vàng trị giá hàng tỷ USD Mỹ. Chính Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã từng nói về Lend-lease: "Đó là một khoản đầu tư sinh lời".
Nhờ vào cách thức này, các đồng minh cùng Mỹ đã chiến thắng phát xít. Nhưng sau thế chiến 2, Mỹ đã nổi lên thành cường quốc số 1 thế giới do các thế mạnh của địa lý không bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến trực tiếp. Trong khi Mỹ có thể sản xuất vũ khí bán cho quân Đồng minh và sau đó tham gia vào tái thiết các nước Tây Âu. Và Mỹ có cũng hàng loạt căn cứ quân sự tại châu Âu sau thế chiến 2 nhờ chương trình này và có cả trả thêm 1 số tiền.
Sau đạo luật này, TT Biden cũng đã học theo và ký Đạo luật Cho thuê-Cho mượn Phòng thủ Dân chủ Ukraine năm 2022. Tuy rằng các khoản viện trợ cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga thời ông Biden thì dùng ba chương trình ngân sách khác của Mỹ để cung cấp vật tư cho Ukraine. Đó là Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine , Tài trợ Quân sự Nước ngoài và Quyền Rút quân của Tổng thống.
Nợ nào cũng phải trả. Nước Đức đánh nhau thua trận trong thế chiến 1 ( chứ chưa nói thế chiến 2) cũng còng lưng ra trả nợ cho các nhà đầu tư Mỹ mua trái phiếu.
Số tiền nợ năm 1919 là 132 tỷ mark Đức.
Năm 1983, các khoản nợ cuối cùng sau chiến tranh đã được giải quyết. Tây Đức muốn là quốc gia kế thừa nước Đức sau chiến tranh nhưng lại không muốn trả lãi cho các khoản nợ trước chiến tranh trong giai đoạn năm 1945-1952 vì có liên quan đến Đông Đức. Bởi thế thỏa thuận London đưa vào một điều khoản quy định khoản lãi nêu trên sẽ được trả sau khi nước Đức thống nhất. Tây Đức và Đông Đức chính thức thống nhất ngày 3-10-1990. 20 năm sau, nước Đức thống nhất đã trả xong khoản nợ cuối cùng này. Tức là tới tận năm 2010 mới trả hết, tính ra gần cả thế kỷ nước Đức cũng vẫn phải lo trả nợ.
Sưu tầm
Ngọn hải đăng Fastnet, cao 54 mét, là tòa tháp hải đăng bằng đá cao nhất và lớn nhất ở Anh và Ireland. Công trình này tọa lạc trên Fastnet Rock, điểm cực nam của Ireland, cách đảo Cape Clear 6,5 km về phía tây nam và cách bờ biển County Cork 13 km.
Ngọn hải đăng hiện tại được hoàn thành vào năm 1904, thay thế cho một cấu trúc bằng gang trước đó. Tòa tháp mới được xây dựng từ 2.074 khối đá granit xếp chồng lên nhau, mỗi khối nặng từ 1,75 đến 3 tấn, giúp nó có độ bền vững vượt trội trước những điều kiện khắc nghiệt của Đại Tây Dương. Công trình này được thiết kế dưới sự giám sát của kỹ sư William Douglass và quản đốc James Kavanagh, trở thành một trong những thành tựu kỹ thuật ấn tượng của thời đại.
Ngọn hải đăng Fastnet phát ra tia sáng trắng mỗi 5 giây, với tầm chiếu sáng danh nghĩa lên tới 27 hải lý và cường độ 2.500.000 candela. Ban đầu, ánh sáng được cung cấp bởi hệ thống đầu đốt dầu, sau đó được chuyển sang sử dụng điện vào năm 1969. Ngoài ra, ngọn hải đăng còn được trang bị đèn hiệu radar phát tín hiệu Morse.
Vào năm 1989, Fastnet được tự động hóa và hiện nay được giám sát từ xa. Dù không còn người vận hành trực tiếp, nó vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn hàng hải, dẫn đường cho tàu thuyền qua những vùng nước nguy hiểm quanh Fastnet Rock. Được mệnh danh là "Giọt nước mắt của Ireland", đây từng là hình ảnh cuối cùng của quê hương mà nhiều người di cư Ireland thế kỷ 19 nhìn thấy trước khi lên đường đến Bắc Mỹ.
Fastnet Rock cũng là điểm giữa của Fastnet Race, một trong những cuộc đua du thuyền ngoài khơi danh giá. Hòn đảo này được hình thành từ thạch anh và đá phiến sét sắc nét, nhô cao khoảng 30 mét so với mặt nước và bị chia cắt với Little Fastnet bởi một eo biển hẹp.
Pane e Vino - 57 Nguyễn Chánh