Trên thực tế, các nghiên cứu khoa học uy tín đã chứng minh âm nhạc có thể cải thiện sức khỏe tinh thần cũng như thể chất vật lý của chúng ta một cách đầy kinh ngạc. Những chia sẻ và trải nghiệm thực tế của tác giả Jill Suttie dưới đây sẽ cho bạn thấy rõ hơn điều này.
Khi sinh đứa con đầu lòng, tôi đã nghe vài bài nhạc cổ điển trong bệnh viện. Tôi nhận ra âm nhạc đã giúp tôi bình tĩnh lại và quên đi sự đau đớn. Bạn cũng có thể dùng âm nhạc để đánh lạc hướng mình khỏi những nỗi đau về thể xác hay vết thương trong tinh thần.
Có lẽ bạn cũng từng nghe nhạc trong lúc học hành hay làm việc với hy vọng điều này sẽ giúp tăng hiệu suất của bạn. Dù ta có thể cảm nhận được bằng cách nào đó âm nhạc giúp mình cảm thấy tốt hơn, nhưng chỉ gần đây khoa học mới tìm ra được lý do tại sao âm nhạc lại làm được nhiều điều như vậy.
Các chuyên gia thần kinh học đã phát hiện việc nghe nhạc làm tăng cảm xúc tích cực của não bộ. Thông qua các trung tâm hưng phấn được kích thích, một lượng dopamine được chế tiết ra, giúp chúng ta cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.
Nghe nhạc còn giúp các trung tâm khác của não bộ trở nên minh mẫn hơn, hầu như không còn vùng nào bị ức chế, điều này cho thấy hiệu quả trên diện rộng của âm nhạc và tiềm năng của nó.
Dưới đây là 5 cách mà âm nhạc đã ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta:
1. Âm nhạc làm giảm căng thẳng và lo âu.
Lựa chọn mang âm nhạc vào phòng sinh của tôi có lẽ là một điều sáng suốt. Các nghiên cứu đã chỉ ra, các bài nhạc có nhịp độ chậm rãi với âm vực thấp, không lời và không có âm thanh của những nhạc cụ chói tai sẽ giúp chúng ta bình tĩnh hơn, ngay cả khi đang trong những lúc căng thẳng và đau đớn.
Âm nhạc có thể ngăn chặn sự leo thang của lo lắng, một yếu tố gây tăng nhịp tim và huyết áp tâm thu, làm giảm cortisol – nhân tố gây ra những biểu hiện của stress.
Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện những bệnh nhân nghe nhạc sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đã giảm đáng kể nồng độ cortisol huyết tương và cần ít thuốc giảm đau hơn.
Biễu diễn âm nhạc so với nghe nhạc cũng có tác dụng tương tự. Trong nghiên cứu các ca sĩ hợp xướng, việc hát cùng nhau một bài hát khiến họ có xu hướng đồng bộ về nhịp tim và hơi thở, tạo ra tác dụng thư giãn trên toàn bộ nhóm.
2. Âm nhạc giúp giảm đau.
Âm nhạc có khả năng đặc biệt giúp kiểm soát cơn đau, điển hình như trải nghiệm của chính tôi lúc sinh con.
Trong một nghiên cứu gần đây, các bệnh nhân phải phẫu thuật cột sống được hướng dẫn nghe nhạc tự chọn vào buổi tối trước khi phẫu thuật cho đến ngày thứ 2 sau khi mổ. Khi kiểm tra thấy mức độ đau của nhóm được nghe nhạc ít hơn đáng kể.
Lý do tại sao âm nhạc có thể giảm đau chưa được giải thích rõ ràng, tuy nhiên tác dụng tăng tiết dopamine có thể đóng vai trò nhất định. Bên cạnh đó căng thẳng và đau đớn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nên tác dụng giảm stress của âm nhạc cũng phần nào giải thích được lý do giảm đau.
3. Tăng cường chức năng miễn dịch.
Nghe nhạc có thể giúp ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm. Một số nghiên cứu đã cho thấy điều này.
Các nghiên cứu ở trường đại học Wilkers phát hiện âm nhạc có ảnh hưởng đến nồng độ IgA – một loại kháng thể quan trọng, được hệ miễn dịch ưu tiên sử dụng đầu tiên khi cơ thể tiếp xúc với mầm bệnh.
Khảo sát được thực hiện với các sinh viên đại học có mức IgA được đo trước và sau 30 phút tiếp xúc với 4 điều kiện sau: nghe tiếng nhấp chuột máy tính, nghe chương trình phát thanh, một băng nhạc nhẹ nhàng và không nghe gì cả.
Kết quả cho thấy, những học sinh tiếp xúc với âm nhạc nhẹ nhàng đã tăng đáng kể lượng IgA trong máu so với 3 nhóm còn lại, điều này chứng tỏ chỉ có âm nhạc (chứ không phải âm thanh khác) mới có khả năng cải thiện miễn dịch.
Theo một phân tích năm 2013, tác giả Daniel Levitin đã ghi chú trong bài nghiên cứu của ông:
”Tôi nghĩ rằng hiệu quả của âm nhạc như một liều thuốc tự nhiên, rẻ tiền, không có tác dụng phụ như nhiều dược phẩm trên thị trường”.
4. Âm nhạc làm tăng cường trí nhớ
Cậu con trai đang ở tuổi mới lớn của tôi luôn nghe nhạc trong khi học bài. Thay vì làm nó phân tâm, con tôi tuyên bố rằng nghe nhạc giúp cậu nhớ bài lâu hơn bình thường. Thưởng thức âm nhạc sẽ giải phóng dopamine liên quan mật thiết đến học tập và trí nhớ.
Trong một nghiên cứu được công bố năm 2015, các sinh viên tại Hungary đã được yêu cầu nói các ngôn ngữ khác theo cách như sau: nhóm 1 nói bình thường, nhóm 2 nói chuyện một cách nhịp nhàng, nhóm 3 hát các cụm từ. Sau đó, khi được yêu cầu nhớ lại các cụm từ ngoại ngữ, nhóm hát nhớ chính xác hơn 2 nhóm còn lại.
Một nghiên cứu khác, ở bệnh nhân sa sút trí tuệ và những người chăm sóc cũng được chia ra làm 3 nhóm: một nhóm được huấn luyện ca hát, một nhóm nghe nhạc và nhóm còn lại không làm gì. Sau 10 tuần, kiểm tra lại thấy rằng ở nhóm ca hát và nghe nhạc có sự cải thiện đáng kể tâm trạng, định hướng không gian và trí nhớ.
Mặt khác đối với nhóm còn lại, khả năng chú ý, khả năng kiểm soát, cũng như phục vụ các nhu cầu thiết yếu cho kết quả kém hơn. Các nghiên cứu đó đã khuyến khích một phong trào ứng dụng âm nhạc vào chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ và hiện tại vẫn đang bước đầu thực hiện bởi các tổ chức về âm nhạc và tâm thần.
5. Âm nhạc giúp tập thể dục hiệu quả hơn
Có bao nhiêu người trong chúng ta thường nghe nhạc rock n roll hay các loại nhạc nhẹ khác trong khi tập thể dục? Các nghiên cứu đã chỉ ra: Âm nhạc giúp chúng ta có thêm động lực và hăng hái hơn khi tập thể dục.
Các nhà nghiên cứu ở Anh đã thực hiện một thử nghiệm, họ tuyển 30 người tình nguyện chia làm 3 nhóm: nhóm 1 nghe những bài nhạc dành cho thể dục, nhóm 2 nghe nhạc bình thường và nhóm 3 không nghe nhạc.
Sau đó cho họ đi bộ trên máy đến khi kiệt sức. Kết quả cho thấy cả hai nhóm nghe nhạc có thể đi bộ được quãng đường xa hơn nhóm không được nghe. Đặc biệt đối với nhóm nghe nhạc dành cho thể dục sau thử nghiệm họ cảm thấy dễ chịu hơn và đi được quãng đường xa hơn 2 nhóm còn lại.
Trong một nghiên cứu khác, thực hiện đo mức độ tiêu thụ oxy đối với người đạp xe khi được nghe nhiều nhịp nhạc khác nhau. Kết quả cho thấy khi tập thể thao nên nghe nhạc có nhịp điệu nhanh, mạnh và đồng bộ với các động tác, cơ thể sẽ sử dụng oxy hiệu quả hơn so với nghe bản nhạc có nhịp điệu chậm và không đều.
Theo 2 nhà nghiên cứu thể thao Peter Terry và Costas Karageorghis: “Âm nhạc có khả năng tăng cường sự chú ý, tạo ra nhiều xúc cảm, nâng cao tinh thần, thay đổi hay điều chỉnh tâm trạng, khơi lại ký ức, tăng sản lượng công việc, giảm ức chế, làm động tác trở nên nhịp nhàng – tất cả đều có tiềm năng ứng dụng trong thể dục và thể thao”.
Hoàng An, theo Huffington Post
Cánh tay hay bị tê, chân bị chuột rút? Đây là dấu hiệu cơ quan nội tạng đang có vấn đề!
Bạn có biết trong cơ thể mình nơi nào chứa nhiều độc tố không?
Khi thận có vấn đề, bạn sẽ không thể nói được, giọng nói sẽ bị khàn đặc.
Khi tim có vấn đề, cánh tay trái của bạn sẽ bị mỏi, tê và đau.
Khi dạ dày có vấn đề bạn sẽ bị đau đầu.
Khi gan có vấn đề bạn sẽ dễ bị chuột rút khi đang ngủ tối.
Vậy chúng ta sẽ phải làm gì để thải độc ra khỏi cơ thể?
Hãy cùng xem bài viết sau đây.
Thải độc cho thận
Đồ ăn giúp thải độc cho thận: bí xanh
Bí xanh có hàm lượng nước cao, ăn vào sẽ kích thích thận bài tiết nước tiểu, từ đó dẫn các chất độc thải ra ngoài.
Bí xanh có thể nấu canh hoặc xào, nên nấu nhạt, không nên ăn mặn.
Thực phẩm giúp kháng độc cho thận: Củ từ
Củ từ rất tốt cho cơ thể, nhiều chất bổ dưỡng nhưng tốt nhất vẫn là cho thận. Thường xuyên ăn củ từ sẽ giúp tăng khả năng bài độc của thận.
Củ từ chiên là một món ăn rất tốt. Ăn củ từ chiên giúp tăng khả năng kháng độc của thận.
Thời điểm bài độc tốt nhất cho thận:
Thời điểm bài độc tốt nhất của thận là 5~7 giờ sáng, cơ thể qua một đêm làm việc, đến sáng toàn bộ chất độc đều tập chung ở thận, vì thế sáng ngủ dậy nên uống một cốc nước lọc để “rửa” thận.
Huyệt giải độc thận: huyệt Dũng Tuyền
Đây là huyệt có vị trí thấp nhất trên cơ thể người, nếu coi cơ thể là một tòa nhà, thì huyệt vị này chính là đầu ra của ống nước thải, thường xuyên bấm huyệt này sẽ thấy hiệu quả bài độc rất rõ ràng.
Huyệt vị nằm ở gan bàn chân, ở vị trí 1/3 từ trên xuống không kể ngón chân, huyệt vị này tương đối mẫn cảm vì thế không nên bấm quá mạnh, chỉ cần bấm đến khi thấy có cảm giác là dừng lại, tốt nhất nên vừa ấn vừa day, làm liên tục khoảng 5 phút.
Thải độc gan
Ăn thực phẩm có màu xanh: theo thuyết ngũ hành của đông y, thực phẩm màu xanh giúp thông khí trong gan, có tác dụng thông gan, giải tỏa ưu tư, phiền muộn, là thực phẩm giúp giải độc gan.
Chuyên gia đông y khuyên dùng quýt hoặc chanh vỏ xanh chế biến thành nước quýt hoặc nước chanh tươi (dùng cả vỏ) sau đó uống trực tiếp sẽ rất tốt.
Kỳ tử giúp tăng chức năng gan: ngoài tác dụng giải độc, còn giúp nâng cao khả năng phòng chống độc của gan.
Thức ăn tốt nhất cho gan phải kể đến kỳ tử, kỳ tử có tác dụng bảo vệ gan rất tốt, giúp nâng cao tính năng khử độc của gan. Cách ăn tốt nhất là nhai sống, mỗi ngày ăn một nắm nhỏ.
Huyệt thải độc gan: là huyệt chỉ thái trung, huyệt nằm ở chỗ lõm phía trước phần giao nhau của xương ngón chân cái và ngón bên cạnh trên mu bàn chân. Dùng ngón tay cái day 3-5 phút, đến khi cảm thấy hơi tê tê là được. Không nên day quá mạnh, lần lượt day hai bên chân.
Cách thải độc bằng nước mắt:
Đàn ông thường ít khóc hơn phụ nữ mà phụ nữ thì thường thọ lâu hơn đàn ông, điều này hẳn có liên quan đến nước mắt.
Đông y từ lâu đã biết đến vấn đề này và tây y cũng đã có chứng thực cụ thể.
Tuyến nước mắt giống như tuyến mồ hôi và tuyến tiết niệu, trong đó có một số độc tố sinh học không tốt cho cơ thể con người. Vì thế khi khó chịu, khi tủi thân, khi bị áp lực ta thường khóc để giải tỏa.
Thải độc tim
Ăn thực phẩm có vị đắng để thải độc: thực phẩm đầu tiên nên ăn là tâm sen, tâm sen có vị đắng giúp làm tiêu tan lửa trong tim, mặc dù nó có tính hàn nhưng không làm ảnh hưởng đến dương khí trong cơ thể, vì thế tâm sen được coi là thực phẩm giải độc tốt nhất cho tim.
Có thể dùng tâm sen để hãm trà, có thể cho thêm ít lá trúc hoặc cam thảo tươi sẽ giúp nâng cao tác dụng thải độc của tâm sen.
Huyệt vị giúp thải độc tim: là huyệt Thiếu phủ
Huyệt nằm trong lòng bàn tay, vị trí ở giữa xương ngón thứ 4, thứ 5, khi nắm tay lại nó sẽ là vị trí giữa của ngón tay út và ngón áp út.
Bấm huyệt này có thể dùng lực một chút cũng không sao, làm lần lượt với tay trái và tay phải.
Đậu xanh giúp lợi tiểu, giải độc: Đậu xanh giúp lợi tiểu, thanh nhiệt vì thế giúp thải độc cho tim, nhưng đậu xanh phải ăn ở dạng lỏng như nước tương hoặc canh đậu xanh thì mới có tác dụng tốt nhất, bánh đậu xanh tác dụng sẽ tương đối thấp.
Thời điểm tốt nhất để thải độc tim: buổi trưa 11 – 13 giờ là thời điểm tốt nhất. Những thực phẩm tốt cho tim và giúp thải độc bao gồm phục linh, các loại hạt khô như lạc, macca, hạnh nhân v.v., đỗ tương, vừng đen, táo đỏ, hạt sen v.v.
Thải độc tì (lá lách)
Ăn đồ chua giúp thải độc tì: ví dụ như ô mai, giấm là những thực phẩm giúp hóa giải các chất độc trong thức ăn, từ đó giúp tăng cường chức năng tiêu hóa của đường ruột và dạ dày, làm cho chất độc trong thức ăn được thải ra ngoài cơ thể trong thời gian rất ngắn.
Đồng thời, thức ăn có vị chua còn giúp tăng cường chức năng của tì, có tác dụng kháng độc.
Huyệt vị giúp thải độc tì: là huyệt Thương Khâu, huyệt nằm ở chỗ lõm phía dưới mắt cá chân, dùng ngón tay day vào huyệt vị cho đến khi thấy cảm giác tê tê là được, mỗi lần làm khoảng 3 phút, lần lượt làm với 2 chân.
Đi bộ sau khi ăn: vận động giúp tì vị tiêu hóa tốt hơn, tăng nhanh quá trình bài độc, việc này cần duy trì lâu dài mới thấy hiệu quả.
Thời điểm bài độc tì tốt nhất:
Sau khi ăn chính là thời gian sản sinh ra độc tố, thức ăn ăn vào nếu không được tiêu hóa hoặc hấp thụ ngay sẽ tiết độc và được tích tụ lại.
Để tốt cho tì, ngoài việc đi bộ sau khi ăn còn nên ăn một quả táo sau bữa cơm 1 giờ đồng hồ, sẽ rất có hiệu quả kiện tì, bài độc.
Thải độc cho phổi
Củ cải là thức ăn bài độc cho phổi: trong đông y, đại tràng và phổi có quan hệ mật thiết với nhau, mức độ bài độc của phổi phụ thuộc vào mức độ thông suốt của đại tràng, củ cải giúp nhuận tràng, củ cải có thể ăn sống hoặc trộn đều được.
Bách hợp giúp nâng cao khả năng kháng độc của phổi: phổi không thích thời tiết khô vì khi đó phổi sẽ bị tích lũy độc tố.
Nấm, bách hợp là thức ăn bổ dưỡng của phổi, giúp phổi chống lại được độc tố nhưng không nên dùng trong thời gian dài vì bách hợp dùng lâu sẽ giảm chất nhờn, làm giảm khả năng kháng độc.
Huyệt vị giúp bài độc phổi:
Huyệt vị tốt cho phổi là huyệt Hợp Cốc, huyệt nằm trên mu bàn tay, ở giữa ngón tay cái và ngón trỏ. Dùng ngón tay cái và ngón trỏ ấn vào vị trí huyệt vị này là được.
Bài tiết mồ hôi giúp giải độc: Khi ra nhiều mồ hôi, mồ hôi sẽ giúp bài tiết các chất độc ra khỏi cơ thể, làm chúng ta thấy dễ chịu, thoải mái.
Ngoài việc vận động còn có thể tắm bằng nước nóng để ra nhiều mồ hôi. Cho vào nước tắm ít gừng tươi và tinh dầu bạc hà sẽ giúp bài tiết nhiều mồ hôi hơn, thải các chất độc nằm sâu trong cơ thể ra ngoài.
Hít thở sâu:
Mỗi khi hít ra thở vào, trong phổi vẫn có một chút khí không được đẩy ra ngoài, những khí tồn đọng này cũng chính là một loại độc tố đối với nguồn không khí mới, nhiều chất dinh dưỡng được hít vào cơ thể. Chỉ với một vài cái hít thở sâu sẽ giúp loại bỏ bớt các khí tồn đọng này.
Thời điểm bài độc cho phổi tốt nhất là vào 7-9 giờ sáng. Thời điểm này rất tốt để thải độc thông qua vận động. Vào thời điểm phổi đang sung sức nhất, bạn có thể đi bộ sẽ giúp tăng khả năng bài độc của phổi.
Bảng công việc của các cơ quan trong cơ thể
1. Từ 9-11 giờ tối là thời gian bài độc của hệ thống miễn dịch (lympha), thời điểm này nên ở những nơi yên tĩnh hoặc nghe nhạc.
2. Từ 11 giờ đêm – 1 giờ sáng là thời điểm bài độc của gan, cần thực hiện khi đang ngủ say.
3. Từ 1-3 giờ sáng là thời điểm bài độc của mật, cần thực hiện khi đang ngủ say.
4. Từ 3-5 giờ sáng là thời điểm bài độc của phổi vì thế với người bị ho thì đây là thời điểm ho dữ dội nhất, vì công việcbài độc đã đến phổi, không nên uống thuốc ho lúc này để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình bài độc.
5. Từ 5-7 giờ sáng là thời điểm thải độc của đại tràng, nên đi đại tiện vào thời điểm này.
6. Từ 7-9 giờ sáng là thời điểm ruột non hấp thu lượng lớn dưỡng chất vì thế không nên bỏ qua bữa sáng. Người bệnh nên ăn sáng lúc sớm trước 6:30 sáng, người khỏe mạnh thì nên ăn trước 7:30. Người thường xuyên không ăn sáng nên thay đổi thói quen này, cho dù là ăn muộn lúc 9-10 giờ thì cũng vẫn nên ăn.
7. Từ nửa đêm đến đến 4 giờ sáng là thời điểm tụy tạo máu vì thế phải ngủ sâu giấc, không nên thức đêm!
Thì ra đây đều là những cảnh báo của cơ thể!
Hãy nhanh tiến hành bài độc để có một cơ thể khỏe mạnh!
Lưu ý: Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, phải tùy tình hình sức khỏe của mình để thực hiện cho phù hợp. Nếu cơ thể không thể duy trì được thì bạn phải tìm chuyên gia y học tư vấn.
Quỳnh Chi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét