Sâu răng là một trong những vấn đề sức khỏe răng miệng phổ biến nhất trên thế giới. Nguyên nhân dẫn đến sâu răng chủ yếu là do lượng thức ăn có đường và các vi khuẩn trong mảng bám giải phóng axit làm ăn mòn men răng.
Sâu răng là một dấu hiệu của sự thiếu vệ sinh răng miệng. Đồng thời cũng là do bạn nạp quá nhiều lượng đường không cần thiết cho cơ thể trong quá trình ăn uống.
Dưới đây là công thức siêu đơn giản, với các nguyên vật liệu dễ kiếm dễ làm, giúp bạn ngăn chặn quá trình sâu răng, chữa lành các vết sâu răng sẵn có. Ngoài ra còn có tác dụng làm cho hàm răng trắng khỏe hơn.
Thành phần:
- 1/4 muỗng cà phê dầu dừa
- 1/4 muỗng cà phê nghệ
- 2 giọt dầu đinh hương hoặc dầu bạc hà
- Một nhúm muối
Cách làm:
Trộn tất cả nguyên liệu vào một cái bát. Bôi hỗn hợp này vào bàn chải đánh răng của bạn và đánh răng nhẹ nhàng, tập trung vào khu vực khoang răng càng nhiều càng tốt. Chờ đợi trong vòng 5 phút sau đó chải lại một lần nữa. Cuối cùng, rửa sạch răng với nước ấm.
Thành phần chính của nghệ là curcumin. Curcumin là một chất kháng viêm và sát trùng cao được so sánh ngang với một số loại thuốc kháng sinh chống viêm nhiễm và có ứng dụng rất nhiều trong y học. Sử dụng nghệ sẽ khiến cơn đau răng được cắt giảm rõ rệt. Cũng như các phương pháp khác, dùng bột nghệ rất lành tính và không đem lại bất kỳ tác dụng phụ nào.
Muối có thể làm giảm viêm, giảm đau, tránh nhiễm trùng và ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn trong miệng.
Dầu đinh hương có tác dụng gây tê, giảm đau và sát khuẩn cực kỳ hiệu quả. Đây cũng là thành phần để chế biến ra kem đánh răng, nước súc miệng, thuốc chữa đau răng và thuốc làm trắng răng. Trong nha khoa, tinh dầu đinh hương còn sử dụng trong việc diệt tủy. Bên cạnh đó, mùi hương của dầu đinh hương còn có tác dụng hữu hiệu trong việc loại bỏ mùi hôi răng miệng.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng rằng dầu dừa có thể ngăn chặn liên cầu khuẩn - một nguyên nhân chính gây sâu răng và làm hư hại men răng.
Ngoài ra, để "bí kíp" trên phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Tăng cường các loại thực phẩm có chứa vitamin K2 và vitamin D trong thực đơn ăn uống hằng ngày như: bơ, kem, thịt gà và các sản phẩm từ sữa béo.
- Sử dụng hỗn hợp trên vào mỗi buổi sáng trong 15 phút, 3 lần/tuần
- Hạn chế tốt đa đường kính và các loại thực phẩm chứa nhiều đường.
- Luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày.
Nguồn: IFAI
Muốn cơ thể mạnh khỏe hơn ư? Hãy siêng cười vào!
Nụ cười vốn đã chẳng có gì là xa lạ với chúng ta cả. Chúng ta vẫn trải qua cảm giác được mỉm cười vui vẻ hoặc một tràng cười khoái chí hằng ngày. Nhưng liệu chúng ta có biết gì về hành động quen thuộc này không?
Chúng ta có thể có hàng tá lý do để cười lớn cho người khác nghe thấy. Và những lý do của mọi người khi bày tỏ niềm vui cũng chẳng hề giống nhau. Có người cười khi trải qua một trò đùa, một câu nói vui tai. Có người lại cười khi chứng kiến vài cảnh vui nhộn như có ai đó trượt vỏ chuối đi ngang qua, và dập mông xuống đất. Thậm chí cũng có người mỉm cười khi đang lo lắng, và sợ hãi… bla bla... Để mà kể được ra hết các lý do gây cười thì chẳng biết bao giờ mới hết.
Nhưng bạn có biết vì sao chúng ta lại có hành động như thế này không? Rõ ràng là một hành động rất quen thuộc, rất đơn giản, lặp đi lặp lại hàng ngàn năm với bao nhiêu con người. Vậy mà không biết nổi một lý do nào đó thì thật "kém tắm" quá nhỉ?
Theo các nhà khoa học cho biết, trong các cách diễn đạt ý hiểu giữa người với người thì cười cũng là một cách. Bạn có thể hiểu nôm na rằng cười là một loại "body language" cũng được. Bởi tổ tiên của loài người đã cười rất lâu trước khi họ có ngôn ngữ. Trước lời nói, tiếng cười có thể biểu thị cho người khác biết rằng: "Tất cả mọi thứ khá ổn đấy!"
Ngày nay, chúng ta vẫn cười như là một cách để cho người khác biết rằng chúng ta thích điều gì đó, và chúng ta cũng là những con người thân thiện. Hoặc mỉm cười cũng là cách để biểu đạt rằng chúng ta có những nét tương đồng, giúp chúng ta giao tiếp tốt hơn hẳn.
Trình tự của một nụ cười sẽ là như thế này nhé! Đầu tiên, bạn nghe được một câu chuyện vui, những điều gây hài hước thường là do 2 khái niệm không tương xứng với một cái kết thúc ngạc nhiên ngoài tưởng tượng của bạn. Sau đó, tâm trí bạn bắt đầu giải quyết vấn đề để giải thích điều phi lý hay bất ngờ đó. Cuối cùng, bộ não sẽ chấp nhận tín hiệu này, kết hợp chúng từ những điều hài hước và tạo nên phản ứng thành tiếng cười.
Tóm lại, nụ cười là hoàn toàn tích cực và đem lại sự vui vẻ, hưng phấn trong cuộc sống của chúng ta. Đó là bởi vì tiếng cười giúp giải phóng các hóa chất đặc biệt trong não giúp chúng ta thư giãn và cảm thấy tốt hơn.
Ngoài ra, cười cũng là một cách tập thể dục. Nghe ngạc nhiên đúng không? Nhưng đây lại hoàn toàn là sự thật. Bởi khi bạn cười thì bạn sẽ thở sâu, sử dụng cơ bắp, tim và phổi đều phải hoạt động nhiều hơn so với bình thường. Các nhà khoa học cho biết rằng, cười còn có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn (giúp cơ thể bạn chống lại bệnh tật), giảm đau khi bạn bị tổn thương, và giúp bạn có một tâm trạng tốt hơn.
Mẹo giúp bé hết vòng kiềng, chân thẳng tắp trở lại
Mẹ nào đang lo lắng các thiên thần nhà mình sẽ bị chân vòng kiềng thì hãy thực hiện ngay các mẹo sau đây, đảm bảo bé sẽ có đôi chân thẳng tắp.
Nguyên nhân của hiện tượng chân vòng kiềng
– Đa số các bé bị chân vòng kiềng là do thiếu vitamin D, suy dinh dưỡng, bệnh lý về xương… Một số dị tật ở bàn chân cũng có khả năng ảnh hưởng đến sự lệch trục của khớp gối.
– Bé tập đứng, tập đi quá sớm.
– Bé bị béo phì, có cân nặng quá tải đối với đôi chân.
– Nhiều quan niện dân gian cho rằng cắp nách bé sớm, cho bé đeo bỉm sữa từ nhỏ cũng gây chân vòng kiềng.
Phương pháp giúp chân bé đi thẳng trở lại
1. Nắn chân cho trẻ:
Từ 6 tháng đến 1 tuổi, các mẹ nên thường xuyên nắn tay chân cho trẻ hằng ngày. Khi nắn chân cho trẻ, bạn nên nắn một cách nhẹ nhàng, đều cả hai chân giúp lưu thông máu và thúc đẩy sự phát triển của cơ xương. Khi nắn chân trẻ sẽ cảm thấy thoải mái, thích thú, luôn duỗi thẳng chân ra.
Bạn nắn hướng vào bên trong, từ trên đùi xuống mắt cá chân. Bạn massage theo hướng khớp đầu gối bị dị dạng: hai tay đặt hai bên chân bé, dùng ngón cái ấn vào phần nhô ra trên đầu gối. Sau đó, hai tay dùng lực ấn vào phần gân bắp thịt trên chân, giúp hai bên dây chằng giãn ra, vị trí khớp lệch cũng dần lỏng ra và trở về bình thường. Mỗi ngày massage từ 3 – 5 lần. Nếu trẻ được nắn chân đều đặn, đến trên 1 tuổi sẽ tránh được hiện tượng chân vòng kiềng.
2. Tập đi thẳng:
Lúc này, mẹ sẽ cho bé đi ngược về phía sau, chú ý hướng đi phải thẳng, gót chân chạm đất, bước không xiên vẹo. Mỗi lần đi 8 bước.
Tách hai chân bé rộng bằng vai và hơi khum vào bên trong. Sau đó, mẹ cho bé đứng lên ngồi xuống khoảng 20 cái. Một ngày tập từ 2-4 lần. Chú ý không cho bé ngồi hẳn xuống.
4. Tắm nắng cho trẻ phòng hiện tượng chân vòng kiềng:
Việc tắm nắng cho trẻ là rất tốt, giúp trẻ hấp thu được hàm lượng vitamin D lớn, hạn chế còi xương. Hàng ngày, cho trẻ tắm nắng không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hạn chế tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ.
5. Bổ sung canxi và vitamin D:
Canxi là khoáng chất rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Trẻ thiếu canxi dễ bị còi xương, loãng xương hoặc bị biến dạng xương. Còn vitamin D sẽ giúp cho cơ thể của trẻ hấp thu canxi. Nếu thiếu vitamin D trong thời gian dài sẽ làm giảm việc hấp thu canxi và phốt pho, khiến sự phát triển của xương gặp trở ngại.
Ngoài ra, các bạn lưu ý một số phương pháp khác:
– Không nên cho bé ăn nhiều, rất dễ dẫn tới tình trạng béo phì, tạo “áp lực” với chân của bé.
Không nên cho bé đứng hoặc đi quá sớm so với độ tuổi, vì trọng lượng của cơ thể sẽ ảnh hưởng đến chân. Mỗi bé có cấu trúc xương, sự phát triển khác nhau nên tuổi tập đi cũng khác nhau. Mẹ không nên lo lắng so sánh “Tại sao con nhà em từng này tháng tuổi vẫn chưa đi và đứng?”.
– Không cho bé đi giày da cứng quá sớm. Lúc này chân bé vẫn rất yếu ớt, đi giày cứng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của hai chân.
– Nhắc bé không ngồi gấp chân hình chữ W: Tới gian đoạn tập bò và tập ngồi, bé rất thích ngồi quỳ kiểu chữ W. Tư thế này sẽ khiến chân bé dễ bị cong. Do đó, tốt nhất mẹ nên ít cho bé ngồi quỳ kiểu chữ W.
– Hạn chế cho bé ngồi xe tập đi: Việc cho bé ngồi xe tập đi sẽ làm chậm quá trình phát triển cũng như học đi của bé. Khi ngồi xe tập đi, góc chân bé sẽ không cần dùng lực, tạo thói quen ngón chân trước chạm đất, khiến chân vòng kiềng, chân hình chữ X.
– Cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
– Trẻ đến 3 tuổi thì có thể sử dụng phương pháp chữa trị đó là phẫu thuật bó nẹp chân, nếu không có kết quả thì bác sĩ mới tiến hành phẫu thuật.
Theo bestie.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét