Sử dụng hầu như toàn bộ cây bình bát, trong đó nước sắc lá để trị bệnh giun sán hoặc giã nát đắp mụn nhọt, áp xe và loét.
Theo kinh nghiệm dân gian, trái bình bát chín ăn nhiều trị được bệnh khí hư (huyết trắng) ở phụ nữ, chứng thiếu máu.
Trái bình bát xanh có chứa nhiều tannin, được sấy khô, nghiền thành bột dùng chữa tiêu chảy và bệnh lỵ. Vỏ cây giã nát dùng đắp quanh nướu răng để làm giảm nhức răng. Nước sắc vỏ cây bình bát được dùng như thức uống giải nhiệt.
Hột bình bát từ những trái già, giã nhỏ, nấu với nước làm nước gội đầu (không nên để nước bắn vào mắt), hoặc ngâm quần áo để trừ chí, rận. Ngoài ra, hột bình bát đốt thành tro, trộn với dầu dừa bôi chữa ghẻ rất hay. Nhưng lưu ý là tất cả các cách nói trên đều phải tham khảo ý kiến nhà chuyên môn khi áp dụng.
Ngoài cách dầm đá đường đơn giản thì người ta còn dùng nạc bình bát (bỏ hột) để làm kem lạnh. Cho 75 gr đường cát vào nồi nấu tan, bớt lửa để riu riu trong vòng 10 phút đến khi đường sệt lại thành si rô, bắc xuống để hơi nguội và cho vào nạc bình bát, cho vào máy sinh tố xay nhuyễn.
Đổ vào khuôn, cho vào tủ đông khoảng hai tiếng đồng hồ. Mang ra ngoài dùng nĩa đánh tan, bỏ lại vào tủ đông cho đến khi cứng hẳn. Cũng có thể làm nước xốt bình bát ăn kèm với các món cà ri hay cá.
Theo Thanhnien
Bất ngờ với những lý do con người ngáp ngủ
Tất cả mọi người đều ngáp và động vật cũng vậy. Chứng tỏ ngáp ngủ là một việc làm vô thức của cơ thể nhưng lại hoàn toàn có mục đích.
Trang Anh (TH)
Nhiều người tin rằng ngáp ngủ là hình thức cơ thể tự lấy thêm oxy vào trong và thải bớt khí CO2 ra ngoài. Đây là lý do tại sao chúng ta thường ngáp trong đám đông. Nhưng tại sao khi tập thể dục nơi đông người thì chúng ta lại không ngáp? Như vậy rõ ràng ngáp có liên quan đến tâm lý.
Một giả thuyết khác là hành động ngáp được di truyền từ tổ tiên loài người, khi đó họ thường ngáp để khoe răng và dọa dẫm người khác. Nhưng cũng có người cho rằng ngáp là tín hiệu để chuyển sang làm việc khác.
Có giả thuyết cho rằng chúng ta ngáp khi buồn chán. Ở rất nhiều nền văn hóa, ngáp được hiểu là dấu hiệu buồn ngủ và buồn chán. Vì vậy nó truyền tải thông điệp là người ngáp đang không mấy dễ chịu. Nhưng điều này có vẻ cũng không đúng lắm vì thậm chí những nhà vô địch Olympic còn ngáp trước khi bước vào thi đấu.
Mới đây, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một giả thuyết khác rằng chúng ta ngáp nhiều hơn trong những tình huống khiến nhiệt độ não cao hơn. Để kiểm định giả thuyết này, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu các đối tượng nghiên cứu thở bằng mũi hoặc chườm túi nóng rồi túi lạnh lên trán để làm mát bộ não. Kết quả cho thấy khi não mát hơn thì suy nghĩ mạch lạc hơn.
Có thể lý giải điều này như sau: Khi ngáp, cơ hàm mở rộng hết cỡ để tăng lượng máu lưu thông đến mặt, cổ và đầu. Lượng khí được lấy vào khi ngáp sẽ khiến chất dịch từ cột sống và máu từ não chảy xuôi xuống và khí mát hít vào sẽ làm mát những chất lỏng này.
Có thể thấy ngáp cũng là một phản ứng “lây”, tức có thể tạo phản ứng dây chuyền từ một người đến người đối diện và xung quanh. Ở động vật, ngáp dây chuyền thể hiện sự thấu cảm. Còn ở người, người này ngáp khiến người kia ngáp theo là để thể hiện khả năng hiểu và cảm nhận được cảm giác của người khác. Đó là một sản phẩm phụ khi não và cơ thể hoạt động.
Cách nhận biết trái cây chín ép do thuốc
Những loại quả bị “ép chín” bằng thuốc trên thị trường hiện nay cũng có cách nhận biết khá dễ dàng..
Mít
Mít là một trong những loại quả bị “ép chín” bằng thuốc nhiều nhất trên thị trường hiện nay, vì vậy cách nhận biết cũng khá dễ dàng.
Mít chín thường có mùi thơm đặc trưng, từ xa đã có thể cảm nhận được hương thơm, gai nở to, màu xanh vàng, xam xám và chín đều từ cuống cho đến đít quả. Múi mít có màu vàng óng, cùi dày và ăn ngọt bùi, xơ mít màu trắng hoặc vàng nhạt.
Nếu quả mít chưa già mà bị “kích chín” bằng thuốc thường có gai bên ngoài nhọn, dày đặc và có màu xanh tươi mà múi bên trong đã chín. Ngoài ra khu vực gần cuống quả mít (chỗ thường để tiêm thuốc kích chín) sẽ bị nhũn thối, trong khi phần đít quả lại vừa chín tới.
Mít chín ép thì múi mít vẫn vàng như thường nhưng ăn vào thấy có cảm giác bị sượng, quan sát thấy xơ mít không có màu trắng như bình thường mà cũng có màu vàng giống với múi. Mít không có mùi thơm lừng như mít chín tự nhiên.
Mít chín ép bằng thuốc
Hồng xiêm
Trái hồng xiêm chín tự nhiên thường có vân xanh nhìn thấy được qua lớp vỏ mỏng. Còn quả chín bằng hóa chất thường có màu vàng thẫm, toàn bộ lớp vỏ đều màu trông rất bắt mắt.
Thanh long
Thanh long chín tự nhiên có vỏ mỏng, thân màu đỏ thẫm trong khi các gai trên quả có màu tươi đẹp. Còn thanh long chín do thuốc kích thích có màu đỏ nhạt, gai trên quả héo, vỏ dày, ăn vị rất nhạt.
Cam, quýt
Để cam tươi lâu, nhiều thương nhân tiêm chất bảo quản cho trái cây, ngoài bề mặt quả cam thường có độ bóng rất cao và dính, có màu vàng sẫm, loang lổ, không đều. Trong khi đó, một quả cam chín tự nhiên có màu vàng đều toàn bộ quả cam.
Cam quýt chín tự nhiên có cuống rất tươi, quả no tròn, các nốt tinh dầu trên vỏ nở to, chín từng mảng từ trên cuống xuống.
Cam chín do dùng thuốc sẽ cho màu chín vàng nhạt đều cả quả, cuống héo, các nốt tạo tinh dầu rất bé.
Chuối
Quả chuối chín ép bằng hóa chất thì thân chín vàng đều nhưng cuống vẫn còn có màu xanh và đầu ngọn vẫn dính nhựa. Khi bóc vỏ ra ăn thì chuối vẫn sượng như ăn cơm sống.
Chuối chín tự nhiên sẽ chín từ gốc. Khi chọn chuối, bạn nên chọn những loại chuối chín lác đác, nghĩa là quả chín, quả xanh và màu thì không được đẹp lắm. Chuối như vậy là chuối chín tự nhiên nên khi ăn không bao giờ có vị chát, khó chịu.
Đu đủ
Đu đủ chín cây thường cầm nặng tay, mềm, cuống còn nhựa dính. Những quả này vừa ngọt lại vừa thơm, ít hạt, thịt dày và mềm, có thể dễ dàng xúc bằng thìa.
Với đu đủ chín do thuốc, chúng sẽ có màu vàng óng, vỏ trơn, khi ấn tay vào không có độ lún. Khi gọt vỏ vẫn còn nhiều nhựa, khi ăn ruột không mềm, sượng mà vị ngọt rất nhẹ.
Xoài
Xoài chín cây sẽ có cuống tươi, da căng, chín từng mảng kéo dài từ cuống đến đuôi và từ phần bụng đến phần lưng quả. Những quả chín nhiều hơn sẽ có màu vàng đậm và bóp thấy thịt quả mềm.
Xoài chín do dùng thuốc kích thích thường chín không đều, có xen kẽ sọc xanh, dễ bị sượng.
Sầu riêng
Nếu cuống quả héo cũ, gai bầm dập, màu sạm cũ thì là quả bị cắt cây khi còn non và đã bị ngâm thuốc hoặc tiêm thuốc kích chín. Còn sầu riêng chín cây có cuống và gai tươi mới, xách lên ngửi sẽ cảm nhận hương thơm lừng tự nhiên.
Bơ
– Bơ chín do thuốc, bơ non bị chín ép dù đã mềm vẫn đắng.
– Bơ chín tự nhiên, chín ngon, nạo hết thịt đến tận vỏ thì vẫn không bị đắng, phần thịt bên ngoài còn rất béo và ngậy.
Để nhận biết bơ non hay già, hãy nhìn phần cuống của nó.
– Vết cuống to thì nghĩa là bơ non.
– Đừng chọn những quả sờ vào mềm nhũn, vì nó đã nẫu hỏng, ít ra cũng không còn hương vị thơm ngon nữa.
– Bóp nhẹ, thấy hơi mềm nhưng vẫn chắc, không ọp.
– Bấm vào cuống, thấy nó hơi mềm thì chọn.
– Quả bơ chín ngon có phần vỏ căng bóng nhưng vẫn hơi sần sùi, cầm chắc tay.
ND (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét