a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Ba, 5 tháng 10, 2021

Kỳ quan ngăn nước lũ 2000 năm trước ở Thổ Nhĩ Kỳ

 

Đường hầm Vespasianus Titus (Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ) là công trình kiến trúc cổ tuyệt đẹp để ngăn nước lũ dưới thời đế quốc La Mã.

Đường hầm Vespasianus Titus nằm ở tỉnh Hatay, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ. Công trình được xây dựng để ngăn dòng nước lũ mang theo cát, sỏi tràn xuống thành phố Seleucia Pieria và bến cảng Antioch. Hàng nghìn tù nhân và nô lệ của La Mã phải đào đá ngày đêm để hoàn thành việc xây dựng đường hầm được khoét từ những khối đá khổng lồ, cao chót vót. Ảnh: Daily Sabah.

Đường hầm Vespasianus Titus được khởi công xây dựng dưới thời hoàng đế La Mã Vespasian (69-79) vào thế kỷ 1. Việc xây dựng được tiếp tục trong thời kỳ trị vì của con trai ông là Titus (79-81). Cuối cùng, sau 150 năm xây dựng, đường hầm đã được hoàn thành dưới thời hoàng đế Antoninus Pius. Ảnh: Turkey Tour Organizer.

Đường hầm dài 1.380 m với chiều cao 7 m và chiều rộng 6 m. Vespasianus Titus là một phần của hệ thống dẫn nước, bao gồm đập để chuyển hướng dòng chảy của sông Orontes; kênh dẫn nước ngắn; đoạn đường hầm đầu tiên; kênh trung gian ngắn; đoạn đường hầm thứ hai và kênh xả dài. Hệ thống dẫn nước được thiết kế theo nguyên tắc chặn dòng suối bằng nắp lệch, sau đó chuyển nước qua kênh và đường hầm nhân tạo. Ảnh: Daily Sabah.

Từ quầy vé, du khách men theo con đường mòn dọc theo dòng kênh thủy lợi gần như khô cạn sẽ nhìn thấy dòng chữ khắc ở lối vào đoạn đường hầm đầu tiên: Vespasianus và Titus. Trong khi đó, tên của hoàng đế Antoninus Pius được chạm khắc ở kênh xả dài. Ảnh: 123rf.

Cách đường hầm khoảng 100 m là hang Besikli, tiếng Hy Lạp có nghĩa "thành phố của người chết". Trong hang có những ngôi mộ từ thời La Mã cổ đại, được cho là của một nhà quý tộc cùng gia quyến. Những ngôi mộ có mái vòm phía trước, được trang trí và chạm khắc cầu kỳ. Các ngôi mộ giờ đây đều trống rỗng do bị kẻ trộm mộ cướp phá. Ảnh: Dissolve.

Đường hầm Vespasianus Titus nằm trong danh sách di sản thế giới dự kiến của UNESCO từ năm 2014. Theo UNESCO, đường hầm Vespasianus Titus là một trong những công trình tráng lệ nhất của đế quốc La Mã với kích thước lớn và giá trị kiến trúc, kỹ thuật độc đáo. Hiện nay, công trình này là điểm tham quan nổi tiếng, thu hút nhiều du khách khi đến Samandag, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: tripadvisor.

Hiểu Phong


Hành trình đến Ethiopia - nơi khởi nguồn của loài người

Bộ lạc Mursi có thể tấn công khách tham quan, vì vậy để vào được làng của họ, bạn phải đi cùng cảnh sát có đem theo súng.

Tôi đã may mắn có dịp ghé thăm miền nam Ethiopia vào tháng 2/2020, nơi được coi là khởi nguồn của loài người hiện đại, cũng là nơi bắt gặp được những bộ lạc nguyên bản nhất. Ethiopia là đất nước còn khá xa lạ với du khách Việt và ẩn chứa nhiều điều hấp dẫn, bất ngờ.

Phụ nữ bộ lạc Hamer đang ngồi đun cà phê.

Quê hương của cà phê

Tôi hạ cánh xuống Jinka vào buổi trưa đầy nắng. Đây có lẽ là sân bay nhỏ nhất mà tôi từng tới khi nhà ga đơn giản chỉ có dãy cấp bốn lợp mái tôn. Bên ngoài sân chờ lác đác vài người. Degu cũng đã đợi ở đó cùng biển tên tôi, phía sau lưng là chiếc xe tuk tuk màu xanh. Tôi biết cậu bạn này thông qua một website về du lịch mà Degu là người Ethiopia duy nhất cung cấp dịch vụ lưu trú và trải nghiệm tham quan các bộ lạc tại đây. Quả thật, Internet ở Ethiopia vẫn là cái gì đó khá xa xỉ, nên những người có thể quảng bá được du lịch ra nước ngoài như Degu không nhiều.

Trên đường về nhà nghỉ, Degu có giới thiệu sơ qua bản thân, cậu là người Aari, một trong hơn 80 dân tộc của Ethiopia. Degu cũng nói về Jinka, thị trấn gần nhất với thung lũng Omo, nơi tập trung những bộ lạc nguyên sơ nhất không chỉ của Ethiopia mà còn trên toàn thế giới.

Mẹ Degu đang chuẩn bị cà phê cho tôi.

Sau khi sắp xếp hành lý, Degu rủ tôi về thăm nhà cậu ấy, cách trung tâm thị trấn vài cây số. Đây là một ngôi nhà bằng đất nhỏ, khá gọn gàng. Degu có sáu đứa em, đa phần lít nhít nhưng rất mến khách và thích chụp ảnh cùng tôi. Mẹ cậu thì đang lúi húi chuẩn bị pha cà phê để mời tôi. Hạt cà phê được rang và giã bằng tay sau đó đun bằng bình gốm trên bếp than. Thành phẩm sau khi rót ra chén sẽ cho thêm vào lá tena’adam (có nghĩa là sức khoẻ cho Adam). Đây chính là nét đặc trưng trong cách thưởng thức cà phê của người Ethiopia.


Cà phê có lẽ là một trong những thức uống phổ biến nhất toàn cầu, nhưng không nhiều người biết quê hương của nó ở đất nước Ethiopia xa xôi. Theo truyền thuyết, những người chăn dê ở vùng Kaffa (Ethiopia ngày nay) đã phát hiện ra một số con trong đàn ăn một cành cây có hoa màu trắng, quả màu đỏ đã chạy nhảy không biết mệt mỏi cả ngày. Sau đó họ ăn thử và xác nhận công dụng giúp tỉnh táo của loài cây này. Trải qua hơn một nghìn năm du nhập qua Ảrập rồi châu Âu... cà phê đã thịnh hành như ngày nay.

Tới Ethiopia, bạn mới thực sự cảm nhận được rõ hương vị cà phê thấm đẫm trong văn hoá và con người của đất nước này. Loài cây này dường như được trồng ở khắp mọi nơi, ngay cả tại nhà Degu cũng có một vườn cà phê rộng. Những khu chợ địa phương bày bán đủ loại cà phê từ bình dân đến đóng gói đẹp mắt, kể cả lá cà phê cũng được phơi khô làm thức uống.

Degu cũng dẫn tôi đi thăm quanh làng của người Aari, nơi đây có nghề gốm thủ công, chủ yếu làm các loại bình đun cà phê. Họ nung gốm rất đơn giản, không dùng lò mà chỉ vùi trong củi và đốt lửa, tuy vậy thành phẩm khá xinh xắn, hữu dụng.


Buổi tối, khi về lại nhà nghỉ, thị trấn Jinka chìm trong tĩnh lặng. Không có internet, điện nước ở đây cũng chập chờn, hương cà phê vẫn phảng phất đâu đó quanh đây, tôi dễ dàng chìm vào một giấc ngủ ngon lành.

Bộ lạc Mursi hoang dại ở nơi khởi nguồn của loài người

Chính tại thung lũng Omo, các nhà khoa học đã tìm thấy những di chỉ cổ xưa nhất của người hiện đại từ gần 200.000 năm trước. Trước chuyến đi, tôi được cảnh báo về sự hung hăng của bộ lạc Mursi ở đây. Họ có thể tấn công khách tham quan, vì vậy, để vào được làng của người Mursi ngoài Degu làm thông dịch viên, tôi còn phải đi cùng một cảnh sát có đem theo súng phòng vệ. Tuy nhiên, khi tới nơi, mọi thứ không quá nguy hiểm như trong tưởng tượng. Đàn ông trong làng hầu như đã đi chăn gia súc, chủ yếu chỉ còn lại phụ nữ và trẻ em. Điểm nổi bật nhất của bộ lạc này chính là tục lệ đeo đĩa môi. Khi một cô gái Mursi trẻ đến tuổi 15 hoặc 16, môi dưới của họ bị xuyên thủng để có thể đeo một chiếc đĩa. Nó càng lớn, giá trị thách cưới của cô gái ấy càng nhiều.



Bé trai Mursi.

Nhà của người Mursi chỉ đơn giản là những túp lều bằng rơm, điều kiện nhìn chung thiếu thốn, lạc hậu, nhưng tôi vẫn thấy họ vui vẻ. Phải chăng lối sống hoang dại như những tổ tiên nguyên thuỷ đã làm cho người Mursi luôn giữ sự lạc quan, trong khi chúng ta nhiều khi đầy đủ về vật chất lại chưa chắc có được tinh thần ấy.

Tạm biệt bộ lạc Mursi, xe của tôi vượt qua dòng sông Mago để về lại Jinka, để lại phía sau những hình ảnh như của loài người hàng nghìn năm về trước vậy. Xa lạ mà cũng thật thân quen!

Ra đường phải đem theo súng

Ngày thứ 3, tôi và Degu đi xe máy khám phá các bộ lạc phía nam. Hành trình gần 100 km, khung cảnh dọc đường có nhiều nét giống với miền núi phía Bắc Việt Nam. Nhưng điều hơi kỳ lạ khiến tôi phải thắc mắc với Degu, đó chính là bắt gặp rất nhiều người đi bộ trên đường cầm súng, kể cả mấy chàng trai chăn gia súc. Hoá ra, nơi đây giáp biên giới với Kenya và Nam Sudan, an ninh bất ổn, thỉnh thoảng có xung đột vũ trang hoặc xuất hiện những toán cướp. Dù vậy, mọi người trông vẫn thong thả làm công việc của mình nên tôi không cảm thấy quá sợ hãi.

Nguyễn Thành Trung, 28 tuổi, làm ở một công ty du lịch. Anh chụp cùng một người trên đường đang cầm súng để tự vệ.

Nơi tôi ghé thăm đầu tiên là một ngôi làng của người Hamer, bộ lạc này được biết đến với hình ảnh phụ nữ có mái tóc màu nâu đặc trưng và đặc biệt là lễ nhảy bò (Ukuli Bula). Những bé trai khi lớn lên sẽ phải trải qua nghi lễ này để đánh dấu sự trưởng thành. Trước nghi lễ, những Maza (người lớn) nhảy múa theo các nghi thức truyền thống và sau đó dùng roi quất lên lưng người phụ nữ có mối quan hệ họ hàng với chàng trai chuẩn bị nhảy bò. Người phụ nữ chịu đòn roi nhận được sự đồng thuận của cộng đồng.

Những vết sẹo "trang trí" để lại trên lưng minh chứng cho lòng trung thành và tận tụy đối với họ hàng. Đây còn là "vết sẹo" dấu ấn, tức sau này người chị gái gặp khó khăn trong cuộc sống thì em trai sẽ nhớ và giúp đỡ lại. Sau đó nam thanh niên khỏa thân phóng nhảy lên lưng bò, thường khoảng 15 con. Nếu chàng trai ngã khi nhảy là một sự xấu hổ, nhưng được phép nhảy lại 4 lần. Nếu vẫn thất bại, anh phải chờ tới lễ nhảy bò vào năm sau hoặc nếu bị khiếm thị, bị tật chân, anh sẽ được người khác giúp đỡ. Sau khi thành công, các Maza cùng người nhảy tham gia một vũ điệu nhảy múa tán tỉnh đặc trưng. Các cô gái có thể chọn đối tác để nhảy cùng bằng cách đá vào chân anh ta. Sau nghi lễ này, chàng trai chính thức được coi là trưởng thành, có thể kết hôn, chăn nuôi gia súc và có con cái.


Tôi cũng ghé thăm một chợ phiên truyền thống chung của người Hamer và hàng xóm của họ là bộ lạc Banna. Hàng tuần, tại đây sẽ họp hai buổi để trao đổi, buôn bán gia súc, cà phê, lương thực và quần áo. Điều ấn tượng của chợ chính là màu sắc đặc trưng của các bộ lạc và không khí đầy náo nhiệt.

Những điều đọng lại

Chuyến đi ngắn tới Ethiopia giúp mở ra trong tôi một kho tri thức mới đồ sộ về con người, giống như chuyến tàu du hành về quá khứ nguyên sơ để càng thấy trân trọng hơn cuộc sống hiện tại.

Những em bé Banna đi cà kheo rất giỏi tôi gặp trên đường.

Với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, đa dạng và chiều sâu văn hoá, Ethiopia chắc chắn sẽ là điểm đến tuyệt vời dành cho những người yêu trải nghiệm. Hiện tại Ethiopia đã bắt đầu mở cửa nhiều hơn cho khách du lịch nước ngoài với chính sách e-visa đơn giản. Từ Việt Nam để bay tới thủ đô Addis Ababa, có thể lựa chọn hãng Ethiopian Airlines hoặc Kenya Airways, quá cảnh tại Bangkok. Ngoài ra, mạng lưới đường bay nội địa tại Ethiopia cũng phủ rộng khắp đất nước giúp du khách thuận tiện hơn trong việc khám phá đất nước này.

Bài và ảnh: Thành Trung

Những thành phố không xe hơi trên thế giới.

Những 'thành phố không xe hơi' sau nổi tiếng vì không khí trong lành, yên tĩnh. Có nơi còn thưởng tiền cho người dân nếu chịu... từ bỏ xe ô tô hoàn toàn.

1. Giethoorn, Hà Lan - thành phố không xe hơi yên ả

Thị trấn Giethoorn, Bắc Âu được biết đến là "thành phố không xe hơi" yên bình ở Hà Lan. Thay vì đường xá, họ có kênh đào. Đây là một thành phố mang hơi hướng "điền viên", phù hợp với người muốn thú vui đơn tận hưởng một điểm đến không có tiếng còi ô tô.

Được biết, thị trấn thành lập vào năm 1230 này lấy cảm hứng từ chiếc sừng dê. Bởi khi những nhà sáng lập đặt chân tới đây, họ thấy một đống sừng dê - có thể là tàn dư của trận lũ hôm trước. Từ đó, họ lấy tên thành phố là Giethoorn, nghĩa là sừng dê. Ảnh: @giethoornhospitality

Nhận thấy sự phong phú của than bùn trong khu vực, người dân khoét những đường nước hẹp để để có thể chèo thuyền ngay trong thành phố, từ đó tạo nên những con kênh làm cho thị trấn trở nên nổi tiếng. Ảnh: @nastusia_panchenko

Ngày nay, những chiếc thuyền có động cơ điện là phương tiện di chuyển hàng ngày cho người dân địa phương và cả du khách, Vào mùa đông, các con kênh bị đóng băng là điểm trượt băng cho hàng nghìn du khách.

2. Đảo Mackinac, Michigan

Thành phố không xe hơi này được biết đến với lệnh cấm xe cơ giới vào năm 1898. Vì vậy, phương thức di chuyển chính ở thành phố lúc bấy giờ là đi bộ, đi xe đạp hoặc xe ngựa kéo.

Trước khi có lệnh cấm, khách du lịch đã mang ô tô đến đảo và khiến ngựa hoảng sợ, cũng như phá đi bầu không khí yên tĩnh.

Để giữ gìn không khí tĩnh lặng, thành phố quyết định cấm xe hơi. Ảnh: @kelsalyn

Một cuộc thi chạy bộ ở đảo. Ảnh: @danakinskyrocker

Từ đó, người dân thị trấn đã thống nhất cấm ô tô. Giờ đây, những chiếc xe duy nhất trên đảo chỉ hoạt động trong trường hợp khẩn cấp.

3. Hydra, Hy Lạp

Đảo Hydra nằm ở biển Aegean, giữa các Vịnh Saronic và Argolic, Hy Lạp. Cảng Hydra, hay thành phố chính của đảo, là một thành phố không xe hơi với vẻ đẹp đơn sơ mà quyến rũ của những mái nhà trắng bên bờ biển xanh.

Cảng biển vắng bóng xe ô tô. Ảnh: @sakis_karajohn

Hòn đảo có thành phố không xe hơi vì độ dốc bất tiện. Ảnh: @joemanderton

Điều khiến hòn đảo Hydra trông không khác gì hàng chục năm trước là lệnh cấm xây nhà mới, vì thành phố cho rằng điều đó "làm mất đi vẻ đẹp vốn có", tiếp theo là vì đường quá hẹp và dốc để lái xe hơi.

4. Fire Island, New York, Mỹ

Không ai rõ nguồn cơn của cái tên Fire Island (Đảo Lửa). Một số người cho rằng đó là do viết sai chính tả trên một chứng thư, người khác lại cho rằng hòn đảo có tên này vì bị cướp biển phóng hỏa.

Hòn đảo dài hơn 4800 m, nhưng chỗ rộng nhất thì chỉ hơn 400 m. Vì thế, người dân trên đảo phải đi xe đạp, cũng như cả họ lẫn du khách sử dụng xe ngựa để chở đồ đạc, vận chuyển hàng hóa... khi cần.

Đảo Lửa có bờ biển tương đối vắng vẻ. Ảnh: @beanscasper

5. Paqueta, Brazil

Hòn đảo ngoài khơi bờ biển Brazil này ban đầu là nơi sinh sống của bộ tộc da đỏ Tamoio. Tamoio là một bộ tộc sống nhờ săn bắn, nhưng khi Pháp xâm chiếm đất đai của họ, Tamoio đã liên minh với người Bồ Đào Nha để tồn tại.

Cuộc xung đột này đánh dấu sự chuyển mình của Paqueta. Từ hòn đảo săn bắt và hái lượm, Paqueta trở thành nơi được canh tác để sản xuất trái cây, rau và gỗ.

Ngày nay, với những con đường lát đá cuội và vắng bóng xe cộ, Paqueta vẫn giữ được vẻ hoang sơ ngày nào. Ảnh: @casalsejoga

6. Venice, Ý

Đây có lẽ là thành phố không xe hơi nổi tiếng nhất. Vào thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên, nền văn minh La Mã đã sụp đổ. Người La Mã quyết định rời bỏ nhà cửa và thiết lập các khu định cư tạm thời trên các đầm lầy Torcello, Iesolo và Malamocco - khu vực sau này được gọi chung là Venice.

Những khu định cư tạm thời này cuối cùng đã trở thành vĩnh viễn, và những người tị nạn từ các vùng khác của đế chế đã đến và dựng trại trong đầm lầy. Ảnh: @jlove.r

Ngày nay, Venice là 118 hòn đảo riêng biệt được nối với nhau bằng các kênh đào và cầu, mỗi hòn đảo ban đầu được hình thành bởi một nhóm người tị nạn từ ngàn xưa. Ảnh: @serev92

7. Vauban, Đức

Thị trấn Vauban được quy hoạch với mục đích trở thành thành phố phát triển bền vững về mặt môi trường, kinh tế và xã hội. Mục tiêu chính của Hội đồng thành phố là biến trung tâm Vauban thành "thành phố không xe hơi".

Các mục tiêu khác bao gồm xây dựng doanh nghiệp, công viên công cộng, trường học và nhà sao cho thuận tiện nhất với người dân. Ảnh: @chebotarovaa

Vì trung tâm thành phố không cho phép ô tô, người muốn có ô tô phải đậu xe ở khu vực ngoại vi của khu dân cư. Vài năm trước, có khoảng 40% công dân chọn từ bỏ ô tô sẽ được nhận phần thưởng bằng tiền hoặc sử dụng xe điện miễn phí. Ảnh: @gt8kfan

Theo Travel Mag
































































Không có nhận xét nào: