a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2021

Vùng núi thiêng 1000 năm không có bóng phụ nữ, trẻ em và động vật giống cái

 

Chiêm nghiệm, cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ và ẩm thực đặc biệt là những trải nghiệm độc đáo không nơi nào có ở Athos.

Núi Athos nằm trên bán đảo thứ ba và cũng là bán đảo đẹp nhất của Halkidiki, Hy Lạp với diện tích khoảng 335 km2. Đây là nơi sinh sống của cộng đồng các cư dân Kitô giáo có lịch sử từ thế kỉ thứ 9.

Nơi đây có khoảng 20 tu viện độc lập - hầu hết đều nằm trên hoặc gần bờ biển - cũng như hàng chục bộ phận phụ thuộc nhỏ hơn của chúng, bao gồm tiểu đường, xà lim, ẩn thất. Năm 1998, núi thiêng Athos đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Khu vực núi Athos rất nổi tiếng với một đạo luật đó là cấm phụ nữ, trẻ em, động vật giống cái và thậm chí là cả đàn ông không có râu. Những đối tượng bị cấm phải cách xa khu vực núi này 500 m. Được biết đạo luật kỳ lạ này đã tồn tại ở núi thiêng Athos suốt 1000 năm qua và đến này người ta vẫn áp dụng rất nghiêm ngặt.

(Ảnh: Rick Findler)

Nằm ở độ cao 2000 mét so với mực nước biển, núi Athos sẽ mang đến cho bạn tầm nhìn bao quát biển tuyệt đẹp, đây là một trong những nơi ngắm cảnh vô cùng lý tưởng. Ngoài ra việc tiếp xúc với các thầy tu và tìm hiểu cuộc sống của họ tại ngọn núi thiêng cũng là trải nghiệm vô cùng thú vị cho du khách.



(Ảnh: Shutterstock)

Tất cả những ai đến đây đều được đón tiếp với lòng hiếu khách cởi mở như nhau, hoàn toàn miễn phí, trong khuôn khổ bất thành văn về sự tôn trọng lẫn nhau và duy trì những truyền thống lâu đời của một khu vực linh thiêng dành cho chiêm ngưỡng, tâm linh và thờ cúng. Một khu vực có vẻ đẹp tự nhiên và hoang sơ cùng các khu phức hợp tu viện độc đáo với những bức tranh tường tuyệt đẹp và các biểu tượng kỳ diệu.

Thức ăn Athos chủ yếu là rau, thi thoảng sẽ có cá, nước và rượu vang. Hầu hết những thực phẩm này đều được trồng trong các trang trại của tu viện, thậm chí họ còn có vườn nho để làm rượu vang.


Có khoảng 300.000 du khách ghé thăm Athos mỗi năm. Tuy nhiên để được tận mắt trải nghiệm và tham quan ngọn núi thiêng này không phải là một thủ tục đơn giản. Trước hết, chỉ có nam giới mới được phép vào vùng núi Athos.

Khi đến Ouranoupolis, bến cảng nơi các con thuyền khởi hành đến Athos, du khách phải xin giấy phép cư trú “Diamonitirio”. Giấy phép này có giá 30 Euro, cho phép du khách đến thăm và ở lại các tu viện mà mình lựa chọn. Những giấy phép này có giá trị cho một chuyến thăm bốn ngày vào những ngày cụ thể.

Ảnh: Shutterstock)

Đối với phụ nữ và những người không có cơ hội đặt chân lên ngọn núi, họ có thể tận hưởng chuyến du ngoạn thư thái quanh Athos, chiêm ngưỡng khung cảnh ngoạn mục và kiến trúc Byzantine độc đáo của các tu viện.

Các chuyến du ngoạn bằng thuyền hàng ngày được khởi hành từ Ouranoupoli, ở đó có một hướng dẫn viên du lịch, giúp bạn có cơ hội tìm hiểu cuộc sống của các nhà sư và lịch sử của ngọn núi thiêng.

Trong khi du ngoạn quanh Vịnh Siggitikos, thưởng ngoạn khung cảnh của Nhà nước Tu viện hùng vĩ, những chú cá heo xinh đẹp sẽ cùng bạn bơi quanh thuyền cả ngày. Đó chắc chắn sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời không kém.

Cersei (Tổng hợp)

10 LOẠI TRÁI CÂY Ở VIỆT NAM CỰC HIẾM NGƯỜI BIẾT

Người dùng mạng xã hội nước ta từng không ít lần xôn xao về một số loại trái cây "lạ hoắc", chưa bao giờ có cơ hội ăn thử. Đây đều là các loại quả mọc phổ biến ở những vùng quê Việt Nam, gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người. Ngày nay, muốn tìm mua cũng "khó như lên trời".

Cùng điểm lại một vài loại quả mới nghe tên thôi đã thấy "độc nhất vô nhị" rồi bạn nhé!


1. Quả dủ dẻ

Thoạt nghe qua cái tên loại trái cây này, chắc hẳn nhiều người còn ngờ ngợ không biết nó là gì. Dủ dẻ vốn là loài cây dại thường mọc ở ven rừng các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Quả dủ dẻ khi còn non có màu xám nhạt và lúc chín thì màu vàng, thịt mỏng và có vị ngọt thanh rất thơm ngon.



2. Quả chay

Quả chay có hình dáng lồi lõm độc đáo, thường mọc thành từng chùm xinh xắn, khi còn sống có màu xanh, vị hơi chua và chát. Đến cuối hè thì trái chín vàng ươm, ruột hồng, khi ăn mang hương vị chua chua, ngọt ngọt. Chay chín có thể dùng ăn sống hoặc mang đi phơi khô để dành chế biến các món ăn như kho cá, nấu canh,…


3. Quả quăng

Quăng là loại trái cây có hình tròn, mọc thành từng chùm, kích cỡ nhỏ hơn ngón chân cái người lớn với phần vỏ màu đỏ sậm. Chúng thường được tìm thấy ở nhiều vùng núi rừng tại Việt Nam, phổ biến nhất là Quảng Ngãi. Mùa quăng chín thường rơi vào tầm giữa tháng 5 đến cuối tháng 6 hàng năm. Hạt quả quăng khá to và lớp thịt mỏng có vị chua chua, ngọt ngọt vô cùng đặc biệt, là món "quà quê" mà nhiều đứa trẻ rất yêu thích.

4. Quả cám

Cám là một loài cây thân leo, thường mọc dại ở những nơi gần sông nước khu vực miền Tây Nam Bộ. Quả có lớp vỏ ngoài màu nâu sần sùi, nhiều mủ, sau khi bóc ra sẽ thấy một lớp "xốp xốp" y hệt cùi bưởi. Bên trong, phần nhân trái cám có hình thù như một con cá với lớp vẩy đặc trưng, vậy nên ở một vài nơi, người ta còn gọi đây là trái cá. Những người từng ăn thử cho biết nó có vị ngọt giống sắn, có người cho rằng giống bọng dừa. Tuy nhiên, không phải người miền Tây nào cũng biết trái này có thể ăn được.



5. Quả chùm chày

Sở dĩ có tên như vậy là vì quả thường khá dài, có đầu tròn như cái chày và mọc thành từng chùm. Chúng thường được tìm thấy ở các chân đồi, ven bìa núi của đồng bằng miền Trung. Khi còn non quả có màu xanh, lúc chín thì chuyển sang đỏ sậm, lớp thịt mỏng và hạt to, có vị ngọt nhẹ và rất thanh.


6. Quả vả

Quả vả được trồng nhiều ở Huế và được xem là món ăn dân dã của người dân nơi đây. Loại quả này trông khá giống quả sung, nhưng to hơn và đặc biệt khi chín có dòng mật ngọt lịm chảy ra rất hấp dẫn. Khi còn xanh, quả vả có phần cơm bên trong màu trắng, được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon ở Huế như: vả trộn hến, vả tôm xúc bánh đa…


7. Quả quách

Trái quách còn được mệnh danh là loại quả "xấu từ ngoài vào trong" bởi cả phần vỏ lẫn ruột bên trong đều khá xù xì, có màu nâu đen trông chẳng đẹp mắt cho lắm. Thế nhưng hương thơm ngào ngạt và vị chua ngọt đã khiến người ta "si mê" loại quả này. Chúng thường mọc nhiều ở các vùng quê miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng hay An Giang. Quách chín có thể dùng chế biến thành các món như sinh tố, lẩu gà hay làm mắm đều rất ngon.



8. Quả tai chua

Cây tai chua còn được gọi là bứa cọng, có họ hàng gần với măng cụt, thường mọc nhiều ở các vùng quê Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ Hà Tĩnh trở ra. Trái của nó có hình cầu hơi bẹp, vỏ dày màu xanh ngả vàng. Thoạt nhìn từ bên ngoài, 9/10 người sẽ nhầm nó với quả ổi, nhưng thực chất thì chúng chẳng hề liên quan gì với nhau. Nhìn từ bên ngoài, tai chua thường có 4 - 8 múi, thịt bên trong màu trắng hoặc hồng khi chín. Người ta thường dùng nó phơi khô để tạo vị chua cho các món ngon như thịt cá kho, nấu canh, luộc rau…


9. Quả thù lù

Thù lù còn có nhiều tên gọi khác như tầm bóp, lu lu cái, lồng đèn, thù lù cạnh, bôm bốp. Đây là loài thực vật có hoa thuộc họ Cà, thường mọc hoang khắp các bờ ruộng, bãi cỏ, ven đường làng,… Quả thù lù mọng tròn, nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín màu đỏ, thường có vị chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt và rất tốt cho sức khỏe.

 


10. Quả bình bát

Bình bát còn có tên gọi là na nước hay trái nê, thường mọc dại ven nhiều kênh rạch, sông nước ở khu vực miền Nam. Trước đây bình bát được trồng rất nhiều, là loại quả gắn liền với tuổi thơ của không ít người, thế nhưng ngày nay muốn kiếm quả này cũng không phải dễ. Bình bát có vị ngọt đậm, ăn vào mát và có nhiều công dụng cho sức khoẻ. Thông thường, người ta thường sử dụng phần ruột loại quả này dầm với một ít đường, sữa và đá để tạo nên món uống thơm ngon




Hạ Linh / Theo: PL & BĐ

”Chuyện Xứ Lèo(Lào)”


Nhiều người hay đem những đức tính cao quý của người Nhật ra để so sánh, để thấy người Việt mình tệ biết chừng nào.

Rồi nhiều người khác kêu rằng so sánh như vậy là khập khiễng. Khập khiễng vì nước Nhật giàu có và văn minh từ lâu, sao bì được.

Tui thấy vầy: Có thể phú quý sinh lễ nghĩa; rách quá, đôi khi cũng khó mà thơm, thế nhưng văn minh là chuyện khác. Không phải cứ giàu là văn minh, và ngược lại (tui, và chắc các bạn cũng vậy, đã nhiều lần chứng kiến lắm kẻ giàu nứt đố nhưng văn minh vẫn là zero đó thôi).

Không nói đâu xa xôi, sát bên nách mình thôi, nước Lào nè. Trời ơi, họ văn minh khủng khiếp. Chân đã đi nát mặt địa cầu nhưng nếu hỏi tui yêu quý dân tộc nào nhất, câu trả lời sẽ là Lào. Người Nhật văn minh vì đôi khi họ buộc phải gồng lên làm điều đó đểthỏa mãn những chuẩn mực tối thiểu của một nền văn hóa khắt khe, dần dà thành bản tính đặc hữu giống nòi.

Người Lào thì khác, họ văn minh một cách rất hồn nhiên, như máu họ sẵn có, như ngàn đời nay vẫn vậy, chẳng cần cố gắng gì.

Nước Lào tươi đẹp, tươi đẹp vì xanh mát, trong lành và bình yên. Người Lào hồn nhiên, hiền hậu, chân thật, lịch sự và điềm đạm. Từ lao động chân tay đến trí thức, cảnh sát hay doanh nhân, ai ai cũng toát lên một thần thái an lạc.

Nước Lào ít có người giàu, phần lớn những người giàu nhất là doanh nhân Hoa kiều và Việt kiều. Vì người Lào ít kinh doanh. Nếu có, họ cũng đóng cửa sớm lắm. Khi thấy mới 5 giờ chiều họ đã đóng cửa hàng, tui hỏi sao sớm quá, không bán thêm vài tiếng nữa, anh chị cười cười “Thôi, nhiêu đó đủ rồi, về ăn cơm rồi xem ti vi”. Là không phải họ lười biếng, là không phải họ hổng biết kinh doanh, là không phải họ chê tiền, chỉ là họ biết đủ. Làm được điều này như họ khó, khó lắm.

Ở Lào rất rất hiếm có chuyện cướp giật hay mất trộm ngoài đường. Chiếc xe máy dựng trước thềm nhà không khóa, sáng ra vẫn y nguyên. Nửa khuya, giữa ngã tư thênh thang vắng, người ta vẫn dừng đúng vạch đèn đỏ. Giao thông bên ấy rất tuyệt vời, thi thoảng giữa thủ đô cũng có kẹt xe giờ tan tầm nhưng tuyệt nhiên không có chen lấn hay bóp còi, không có cáu gắt hay bực dọc. Khi bạn băng qua đường, dù không trên vạch trắng, xe cộ thấy bạn từ xa, họ đã hãm tốc.

Thành phố lúc nào cũng lằng lặng, ngày cũng như đêm. Đi mua sắm, lựa chọn đã đời, xách đít không đi ra họvẫn vui vẻ chắp tay chào.

Và còn nhiều nữa…Vũ trường ở Lào, nói thiệt, như cái quán hủ tíu bên mình vậy, sơ sài, nghèo nàn và vắng vẻ. Nhưng bảo tàng và thư viện rất to, nhà hát rất đẹp, lúc nào cũng đông.

Tự suy ra nhé.

Để tui kể chuyện này cho nghe, hồi SEA Games 25, lúc biết bóng đá Việt Nam vào được chung kết và cơ hội thắng Malaysia để vô địch là rất cao, tui rủ thằng bạn bay qua Viêng Chăn để ủng hộ đội nhà, để sướng với cảm giác vô địch. Trần ai kiếm được vé máy bay, qua tới nơi, khách sạn sang hèn, nhà trọ lớn nhỏ không còn một chỗ trống. Dân Việt Nam ngập tràn bên đó, phần lớn đi đường bộ qua cửa khẩu Lao Bảo.

Anh taxi cũng khốn đốn tới khuya để chở tụi tui đi tìm nơi ở, rồi anh xin lỗi vì không giúp được. Thì thôi, kiếm chỗ nào có mái che, lăn ra ngủ vậy, cổ động viên bóng đá chứ có phải doanh nhân đi nghỉ dưỡng đâu. Nghe vậy, anh taxi hổng chịu. Anh nói ở đây an toàn, không sợ gì con người nhưng anh sợ nửa đêm gió sương… Rồi anh mời tụi tui về nhà, gọi vợ mình dậy nấu mì cho ăn. Khách tắm rửa xong, vợ chồng anh nhường cho họ phòng ngủ của mình. Sáng ra, anh chở đi tìm vé vào sân vận động (ui trời, dân bán vé chợ đen toàn Việt Nam tràn qua).

Gửi biếu anh chị tiền, họ nhất mực không nhận, chỉ lấy tiền taxi. Vậy đó.Ai mơ ước người Việt được như người Nhật thì cứ việc.

Tui tỉnh táo và thực tế hơn, mơ ước dân mình được như…Lèo

Hồng Hải


 

 







































Không có nhận xét nào: