Biết cách tôn trọng người khác, thì cuối cùng sẽ được người khác tôn trọng lại. Bất kể như thế nào, một người biết giữ bí mật, tất sẽ được người khác trọng dụng, cũng có thể giành được sự tín nhiệm của mọi người.
Trong cuộc sống, chúng ta không muốn giữ bí mật của mình, thì cũng nên tôn trọng bí mật của người khác
Có một số người, trong lúc được người khác khoản đãi, thường dễ dàng đem hết thảy bí mật mà mình biết nói ra khỏi miệng. Lại có một số người tâm tính không ổn định, khi được người khác thịnh tình thiết đãi, thì bao nhiêu tâm sự đều không giữ được trong lòng, tất cả đều muốn nói ra cho bằng hết.
Đặc biệt là sau khi cơm no rượu say, người ta lại thường dễ dàng thốt ra câu nói: “Chúng ta là bằng hữu, cũng đã có giao hảo nhiều năm, hôm nay không cần phải giấu giếm điều gì, hết thảy đều nói cho bạn nghe, nhưng bạn nhất định không được nói với người khác”.
Tục ngữ có câu: “Bí mật một khi đã nói ra khỏi miệng, sau khi đi qua cánh cửa thì nhất định cả thế giới đều biết”. Vậy nên, bí mật một khi đã nói ra, sẽ có sức lan tỏa vô cùng mạnh mẽ.
Thế nhưng, người không thể giữ được bí mật như thế, thì chỉ khiến cho những người tin tưởng vào mình càng thêm thất vọng. Vì vậy, chúng ta đối với bí mật của người khác, nhất định phải biết ‘giữ mồm giữ miệng’.
Giữ được bí mật của người, tất sẽ được người khác trọng dụng
Có một người đến tham gia phỏng vấn xin việc tại một xí nghiệp. Rất nhiều người cũng đến ứng tuyển. Sau khi trải qua phần vấn đáp là phần thi viết. Đề bài đối với anh ta hoàn toàn không khó, nhưng có một câu hỏi cuối cùng khiến anh rất đắn đo.
Câu hỏi được đặt ra là: “Hãy viết ra những bí mật của công ty trước đây của bạn, càng nhiều càng tốt”.
Anh ta nhìn xung quanh, phát hiện thấy những người khác đều đang thi nhau viết, anh ta nghĩ nghĩ một hồi, rồi cầm bài thi đến trước mặt giám khảo nói: “Thật xin lỗi, câu hỏi này tôi không thể trả lời được. Cho dù là công ty trước đây, nhưng tôi vẫn phải có nghĩa vụ giữ kín bí mật”. Nói xong, anh ta rời trường thi.
Ngày hôm sau, anh ta nhận được thư thông báo tuyển dụng của xí nghiệp, trong thư có viết: “Chúng tôi hài lòng với phẩm đức nghề nghiệp của bạn. Một người biết cách giữ bí mật của người khác, chính là người chúng tôi đang cần”.
Có thể thấy rằng, biết cách tôn trọng người khác, cuối cùng sẽ được người khác tôn trọng. Dù trong hoàn cảnh nào, nếu có thể giữ được bí mật của người khác tất sẽ được người khác trọng dụng, cũng sẽ được người tín nhiệm.
Mặt khác, cũng có một số việc dù không phải là bí mật, nhưng đó là chuyện riêng tư của hai người, thì cũng vẫn là nên giữ bí mật.
Dưới đây là những bí mật cần phải cất trong lòng, không nên nói ra:
1. Giữ bí mật những việc công đức mình đã làm
Mặc dù chính mình đã làm được rất nhiều việc công đức, nhưng cũng không thể ở trước mặt người khác mà khua môi múa mép, khoe khoang mình đã làm được nhiều việc tốt như thế nào.
Nếu như tự mình nói ra những việc công đức mình đã làm, thì phần nhiều chính là thể hiện ra một loại tâm thái tự cao tự đại, như vậy người khác không những không tin tưởng bạn, mà ngược lại còn xuất hiện nhiều cách nghĩ không tốt khác.
2. Giữ bí mật khuyết điểm của người khác
Khi người khác nói đến khuyết điểm của mình, chúng ta thường cảm thấy rầu rĩ không vui, hai ba ngày đều không muốn ăn cơm. Nhưng nếu đổi lại là bạn, liệu bạn có còn thích nói đến khuyết điểm của người khác?
3. Giữ bí mật về kế hoạch tương lai
Hết thảy mọi thứ thế gian đều vô thường, cho nên, làm việc gì nếu không có nắm chắc, tốt nhất không nên nói ra. Mọi người đều không thích bí mật của mình bị tiết lộ ra ngoài, vậy nên, chúng ta cũng không thể tiết lộ bí mật của người khác.
Đặc biệt là trong xã hội phức tạp này, mỗi câu nói ra đều phải cẩn trọng, đều phải trải qua quá trình suy tính lâu dài, mới không có chuyện trong lúc vô tình mà tiết lộ bí mật cho người khác, đắc tội với người khác. Cho nên nói, có thể giữ mồm giữ miệng chính là cách hành xử tôn trọng nhất đối với người khác.
Tuệ Tâm biên dịch
Cựu Tổng Thống Nam Phi: Tha Thứ Cho Người Khác là Cởi Trói Cho Chính Mình
Sự khoan dung, độ lượng của ông Mandela và tinh thần lạc quan hướng về phía trước của ông đã làm cảm động sâu sắc đến tất cả mọi người. (Ảnh: Mashable)
Nelson Mandela, cha già dân tộc Nam Phi, không chỉ là chính khách nổi tiếng vì sự đấu tranh không mệt mỏi để loại bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, mà còn là một người có tấm lòng khoan dung, có thể tha thứ cho cả “kẻ thù” của mình.
Có thể nói, ông Nelson Mandela là nhân vật quan trọng trong giới chính trị quốc tế. Cả đời ông đều tận sức phản đối chính sách kỳ thị, phân biệt chủng tộc, đẩy mạnh đấu tranh vì dân chủ ở Nam Phi. Cũng bởi vì thế mà ông bị bắt giữ và bị cầm tù suốt 27 năm. Ngày 10/2/1990, ông Nelson Mandela được chính phủ Nam Phi phóng thích vô điều kiện.
72 tuổi với mái tóc hoa râm, ông Mandela bước ra khỏi nhà tù. Ngay ngày hôm sau, ông Mandela lại bước vào con đường mà ông đã chọn – đấu tranh giải phóng dân tộc. Tháng 12-1993, ông Mandela và Tổng thống Willem de Klerk được trao giải Nobel Hòa bình “vì những nỗ lực để chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc trong hòa bình, đồng thời đặt nền móng cho nền dân chủ Nam Phi mới”.
Năm tháng sau đó, lần đầu tiên trong lịch sử Nam Phi, cử tri mọi chủng tộc nô nức đi bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử dân chủ. Kết quả, ông Mandela được bầu làm Tổng thống với số phiếu áp đảo, trở thành vị Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi sau hơn ba thập kỉ do người da trắng thống trị.
Trong lễ nhậm chức của ông Nelson Mandela có 50.000 người đã tham gia. Sau lễ nhậm chức, ông Mandela cũng tổ chức yến tiệc chiêu đãi đặc phái viên các nước và khách mời. Mandela đã mời cả các cai ngục ở đảo Robben và công tố viên đã đòi ông phải bị kết án tù chung thân tham dự lễ nhậm chức tổng thống của ông.
Trong yến tiệc, đầu tiên, ông hoan nghênh các vị quan khách đã dành thời gian tới tham dự. Ông nói, ông cảm thấy vô cùng vinh hạnh vì được tiếp đãi nhiều vị khách tôn quý như vậy. Nhưng điều khiến ông hài lòng nhất là sự xuất hiện của ba người quản ngục ở nhà tù Đảo Robben, nơi ông từng bị giam giữ.
Sau đó ông mời ba người quản ngục cũ này đứng lên và giới thiệu từng người một với tất cả mọi người. Khi Mandela đứng dậy cung kính chào 3 người này thì tất cả những người có mặt ở đó, thậm chí cả thế giới đều phải tĩnh lặng.
Những người có mặt tại buổi lễ đều vô cùng cảm động. Trong số những người tham dự này, có một người là thành viên phái đoàn đặc phái viên Mỹ, thân là đệ nhất phu nhân tổng thống – bà Hillary Clinton.
Bởi vì đang phải chịu tiếp nhận điều tra vụ Whitewater và thường xuyên bị báo giới công kích, bà Hillary đã hỏi ông Mandela rằng vì sao trong dòng chảy nguy hiểm, trong cuộc đấu tranh biến động liên tục như vậy mà ông vẫn bảo trì được một tấm lòng quảng đại, khoan dung và tha thứ?
Ông Mandela nhìn bà Hillary, rồi dùng tâm thái mà mình thu hoạch được trong ngày ra tù trả lời bà. Ông nói: “Khi tôi bước ra khỏi phòng giam của mình, đi qua cánh cổng nhà tù để được tự do, tôi đã hiểu rõ ràng rằng, nếu tôi không thể để nỗi đau và sự oán hận của mình ở lại đằng sau, thì thực sự chính là tôi vẫn còn đang ở trong tù”.
Ông Mandela cũng nói với bà Hillary rằng: “Lòng biết ơn và khoan dung thường có nguồn gốc từ sự đau khổ và hoạn nạn, chúng ta phải dùng nghị lực thật to lớn để huấn luyện. Bản thân tôi lúc còn trẻ tính tình rất nóng nảy, ở trong tù phải học cách kiểm soát, kiềm chế cảm xúc mới tồn tại được đến hôm nay.
Những năm tháng ở trong tù đã cho tôi thời gian và sự khích lệ, có thể thâm nhập được vào nội tâm của chính mình, học được cách xử lý những đau khổ mà bản thân gặp phải”.
Sự khoan dung, độ lượng của ông Mandela và tinh thần lạc quan hướng về phía trước của ông đã làm cảm động sâu sắc đến tất cả mọi người.
Trong cuộc sống, vui vẻ và thống khổ thường thường luân phiên xuất hiện và hoán đổi tác dụng. Cho nên, khi thống khổ đến, hãy làm giống như Mandela, bỏ lại thống khổ và oán hận ở đằng sau, vui vẻ bước về phía trước. Chúng ta làm điều đó, không phải vì người khác mà là vì chính bản thân mình.
Bởi vì, tâm con người, trái tim con người cũng được ví là một nhà tù, nếu như để oán hận chôn sâu trong đó, thì chúng ta sẽ trở thành tù nhân của chính mình. Lúc ấy, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng, như thế mới là thống khổ nhất!
Học trò của Khổng Tử là Tử Cống từng hỏi ông rằng: “Thưa thầy! Có hay không có một chữ mà có thể làm nguyên tắc khiến con người cả đời làm theo?”
Khổng Tử nói: “Chính là chữ “Thứ”. Chữ “Thứ” này chính là mang ý nghĩa khoan dung, độ lượng”
Một vị học trò khác của Khổng Tử là Nhan Hồi cũng từng nói: “Người đối tốt với ta, ta cũng đối tốt với người. Người không đối tốt với ta, ta vẫn đối tốt với người”.
Cho nên, tha thứ cho người khác chính là giải thoát cho chính mình, cũng là cách yêu thương chính mình!
Theo Trithucvn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét