a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

Nghiên cứu: ‘Bộ não vẫn hoạt động sau khi chúng ta chết’


Nghiên cứu: ‘Bộ não vẫn hoạt động sau khi chúng ta chết’

Một nghiên cứu mới cho hay khi chúng ta chết, chúng ta có thể biết rằng mình đã chết. Chuyện này không phi lý, bởi khi đó bộ não vẫn tiếp tục hoạt động và nhận thức được những gì đang xảy ra xung quanh.
Cái chết luôn là chủ đề gây ra nhiều tò mò đối với nhân loại và các nhà khoa học y khoa hàng đầu luôn cố gắng tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra khi con người chết.
Đã có nhiều nghiên cứu với những bằng chứng về những trải nghiệm cận tử và trải nghiệm sau khi chết. Những người có cơ hội chứng kiến điều này đã không khỏi kinh ngạc khi mô tả trải nghiệm “hồn lìa khỏi xác” (khoa học gọi là trải nghiệm “ngoài cơ thể”), với sự xuất hiện của ánh sáng cùng những vệt sáng chói lòa.
Nghiên cứu: ‘Bộ não vẫn hoạt động sau khi chúng ta chết’
(Ảnh: minghui.org)
Theo The Sun, một nghiên cứu được tiến hành dựa trên những người sống sót sau trạng thái ngừng tim cho thấy ý thức của chúng ta vẫn hoạt động ngay cả khi trái tim đã ngừng hoạt động và cơ thể chúng ta ngừng chuyển động.
Tiến sĩ Sam Parnia, trưởng phòng nghiên cứu hồi sức tim phổi và giáo sư dự khuyết tại Đại học Y khoa Stony Brook, hiện đang nghiên cứu ý thức của con người sau khi chết và tiến hành kiểm tra các trường hợp ngừng tim ở Châu Âu và Hoa Kỳ. Ông đã phỏng vấn các bệnh nhân mà tim từng bị ngừng đập về những gì họ nhìn thấy và nghe thấy trước khi họ được cứu sống trở lại.
Nghiên cứu của tiến sĩ Parnia tuyên bố rằng những người sống sót sau khi bị ngừng tim đã nhận thức được những gì đang xảy ra xung quanh họ khi tim ngừng đập và sau đó có thể mô tả chính xác môi trường xung quanh.
Theo tin tức từ thời báo Daily Mail đăng ngày 28/11, Tiến sĩ Parnia đã tiến hành một nghiên cứu khảo sát những gì xảy ra với bộ não người sau khi một người bị ngừng tim, với mục đích tìm ra cách thức ngăn chặn hiện tượng chấn thương não trong quá trình hồi sức tim. Ông cũng cố gắng tìm hiểu xem ý thức sẽ tồn tại bao lâu sau khi tim ngừng đập, để từ đó cải thiện chất lượng hồi sức cấp cứu.
Nghiên cứu: ‘Bộ não vẫn hoạt động sau khi chúng ta chết’
(Ảnh: wearehumanangels.org)
Parnia cho biết một bệnh nhân được tuyên bố chính thức là đã chết khi tim ngừng hoạt động. Ông nói “Về mặt kỹ thuật, đó là cách thức để bạn tính toán thời gian tử vong”.
Sau đó, máu không còn lưu thông lên não nữa, có nghĩa là chức năng não gần như “dừng lại tức thì”. Xong ông nói thêm: “Khi đó người ta sẽ mất tất cả các phản xạ thân não – phản xạ hầu, phản xạ đồng tử của bạn, tất cả đều biến mất”. Thêm vào đó cái chết của các tế bào não thường diễn ra khoảng sau đó vài giờ sau khi tim ngừng đập.
Ông nói thêm, việc hô hấp nhân tạo có thể giúp lưu thông máu lên não người.
“Nếu bạn tìm cách để khiến trái tim hoạt động trở lại, và đó cũng là mục đích của việc hô hấp nhân tạo, bạn sẽ dần dần khiến chức năng não hoạt động trở lại. Dù bạn làm hô hấp nhân tạo lâu hơn, nhưng quá trình tử vong của tế bào não vẫn tiếp diễn, chỉ là với một tốc độ chậm hơn mà thôi”, ông trao đổi với trang web.
Nhưng một số người bị ngừng tim trước khi được cứu sống trở lại đã có thể nhớ chính xác những gì đã xảy ra xung quanh họ.
Ông giải thích:
“Họ có thể mô tả việc nhìn thấy các bác sĩ và y tá đang làm việc. Họ thậm chí có thể nghe rõ được toàn bộ cuộc hội thoại, về quang cảnh thực tế đang diễn ra trước mắt, mà nếu trong trường hợp bình thường thì họ không cách nào có thể biết được”, ông giải thích. Những ký ức hồi tưởng này đã được xác nhận bởi các nhân viên y tá túc trực ở đó khi người đó “chết tạm”.
Nghiên cứu: ‘Bộ não vẫn hoạt động sau khi chúng ta chết’
(Ảnh: Medium)
Họ đã vô cùng lúng túng khi nghe những người bệnh hồi tưởng và kể lại những chi tiết này.
Một số người được hồi sinh có thể xuất hiện một trạng thái biểu hiện tích cực.
“Điều thường xảy ra là những người có những trải nghiệm cận tử sâu sắc này có khuynh hướng quay trở lại cuộc sống bình thường với những biến đổi tích cực”. Tiến sĩ Parnia nói. “Họ trở nên vị tha hơn, tận tụy hơn với việc giúp đỡ những người khác”.
Ông nói thêm: “Họ đã tìm thấy một ý nghĩa mới cho cuộc sống khi đối diện với cái chết”.
Theo một bản tóm tắt tài liệu nghiên cứu AWARE của tiến sĩ Parnia, viết tắt của AWAreness during REsuscitation (Ý thức trong quá trình hồi sức cấp cứu) trong quá trình hồi sức, “Những người sống sót sau khi bị ngừng tim (Cardiac arrest) đã trải nghiệm trạng thái thiếu hụt nhận thức, bao gồm rối loạn căng thẳng sau chấn thương (post-traumatic stress disorder). Không rõ liệu những điều này có liên quan đến trải nghiệm nhận thức / tinh thần và ý thức trong quá trình hồi sức hay không. Mặc dù các câu chuyện tường thuật đã cho thấy nhiều trải nghiệm nhận thức / tinh thần và ý thức liên quan đến quá trình hồi sức nhưng chúng chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống”.
Cùng với Parnia, Ken Spearpoint từ Bệnh viện Hoàng gia Hammersmith, Đại học Luân Đôn; Trung tâm y khoa Gabriele de Vos Montefiore, New York, Hoa Kỳ; và Peter Fenwick từ Bệnh viện Đại học Southampton, Southampton, Hoa Kỳ; cũng đã tham gia nghiên cứu vấn đề này, bên cạnh một vài người khác không nhắc tên ở đây.
Trong số khoảng 2.060 hiện tượng ngừng tim, có 140 người sống sót đã được mời phỏng vấn. Theo báo cáo thống kê, có 46% những người trong số họ “đã có những ký ức về 7 chủ đề nhận thức chính, bao gồm: sợ hãi; động vật/thực vật; ánh sáng; chói lòa; bạo lực/đàn áp; ảo giác déjà vu; gia đình; hồi tưởng lại các sự kiện sau khi ngừng tim”, báo cáo có ghi. Khoảng 9% số người có trải nghiệm cận tử, và 2% số người “có thể hồi tưởng lại rõ ràng về việc có thể ‘nhìn thấy’ và ‘nghe thấy’ các sự kiện thực tế trong quá trình hồi sức. Một người đã trải nghiệm một giai đoạn ý thức nhận biết có thể kiểm chứng được, trong khoảng thời gian [tử vong] mà đáng nhẽ ra chức năng não không thể hoạt động được”.
Video: 5 Trải Nghiệm Cận Tử Sẽ Làm Rung Chuyển Niềm Tin Của Bạn – Thiên Đường Là có thật!

Theo visiontimes.comPhương Lâm biên dịch

Sự thần kỳ của toán học thời cổ đại: Không chỉ tính ‘số’ mà còn có thể toán ‘mệnh’


Sự thần kỳ của toán học Trung Quốc cổ đại: Không chỉ tính ‘số’ mà còn có thể toán ‘mệnh’

Toán học Trung Quốc cổ đại không chỉ là tính “số”, mà còn có thể toán “mệnh” và thậm chí tính toán được mọi thứ trong tự nhiên, vũ trụ và xã hội nhân loại. Thậm chí so với nó, toán học hiện đại dường như có rất nhiều điều cần phải học hỏi.
Khi nói đến số học, mọi người nghĩ ngay đến các phép toán của học sinh tiểu học, chẳng hạn như cộng, trừ, nhân và chia hoặc hình học đại số của học sinh cấp hai, sau đó là phép tích phân ở đại học cùng ngành lý thuyết số phức tạp thâm sâu hơn. Nhưng đây đều là những khái niệm của số học hiện đại.
Sự thần kỳ của toán học Trung Quốc cổ đại: Không chỉ tính ‘số’ mà còn có thể toán ‘mệnh’
Toán học liệu có phải chỉ xoay quanh việc nghiên cứu những con số? (Ảnh: Epoch Times)
Số học của Trung Quốc cổ đại có rất nhiều điều kỳ diệu, nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau, rất nhiều khái niệm khoa học của toán học Trung Quốc cổ đại không những không được lưu truyền sang thế hệ sau, mà còn bị chôn vùi và hiểu nhầm trong dòng lịch sử dài lâu.
Có thể nói, sự huy hoàng của toán học cổ đại là độc nhất vô nhị. Nhưng các tư liệu lịch sử được lưu giữ lại khá rời rạc, và nếu muốn biết được nguồn gốc chân thực của nó, thì đòi hỏi người ta phải kiên trì đi khám phá và tìm tòi.
Sự thần kỳ của toán học Trung Quốc cổ đại: Không chỉ tính ‘số’ mà còn có thể toán ‘mệnh’
Một số nhà toán học và công trình toán học của Trung Quốc cổ đại trên các con tem. (Ảnh: mathematicalstamps.eu)
Kỳ mẫu Hoài Văn tính trúng phóc số trái táo tàu trên cây
Theo cuốn “Bắc sử” của sử gia Lý Đại Sư ghi lại giai đoạn lịch sử 386-618 ở Trung Hoa, Kỳ mẫu Hoài Văn chính là người phát minh ra công nghệ luyện thép và thủy lợi ở Bắc triều Trung Quốc (thời Nam-Bắc triều, thế kỷ thứ sáu). Bà không chỉ là một chuyên gia kỹ thuật, mà còn rất tinh thông thuật toán.
Có lần một nhà sư chỉ vào Kỳ mẫu Hoài Văn và nói với mọi người:
“Người này rất tinh thông các thuật toán đó”.
Sau đó, ông chỉ vào một cây táo tàu trong sân và nói:
“Mọi người có thể yêu cầu bà ấy tính số quả trên cây, thì có thể biết được số lượng thực sự của nó”.
Sự thần kỳ của toán học Trung Quốc cổ đại: Không chỉ tính ‘số’ mà còn có thể toán ‘mệnh’
Cây táo tàu. (Ảnh: kythuatnuoitrong.edu.vn)
Vì vậy mọi người đã thử hỏi, và bà đã đưa ra số lượng trái táo màu đỏ và số lượng trái táo nửa đỏ nửa trắng. Rồi mọi người hái tất cả trái trên cây xuống, đếm từng cái một và thấy thiếu một quả. Nghe vậy, Kỳ mẫu Hoài Văn nói:
“Chắc chắn không thiếu, hãy thử rung lắc cây táo xem”.
Kết quả là, cây táo đã rơi xuống thêm một quả.
Thủ pháp toán học huyền diệu của Tào Nguyên Lý
Vào thời kỳ Hán Thành đế, có một người tên Tào Nguyên Lý rất tinh thông toán thuật. Phương cách tính toán của ông có thể khiến con người hiện đại ngày nay rất khó lý giải.
Tào Nguyên Lý từng đến nhà một người bạn tên Trần Quảng Hán. Trần Quảng Hán nói:
“Tôi có hai vựa thóc, không nhớ là đã ghi chép được là bao nhiêu tạ. Anh tính cho tôi đi”.
Hãy đoán xem? Anh ta đã dùng đôi đũa ăn cơm đo hơn mười vòng và đi đến kết luận:
“Vựa thóc ở phía đông có 749 tạ 2 đấu 7 thăng, vựa thóc phía tây có 697 tạ 8 đấu”.
Sự thần kỳ của toán học Trung Quốc cổ đại: Không chỉ tính ‘số’ mà còn có thể toán ‘mệnh’
(Ảnh: kankan.today)
Trần Quảng Hán đậy vựa thóc lại và đóng một con dấu trên đó. Sau đó, khi anh đi ra ngoài bán gạo, thì cân lên thấy vựa thóc phía tây nặng 679 tạ 7 đấu và 9 thăng. Có một con chuột trong vựa thóc, nặng khoảng 1 thăng, cộng lại thì đúng là 679 tạ 8 đấu. Còn vựa phía đông cân nặng hệt như Tào Nguyên Lý đã tính, không sai một li.
Năm thứ hai, hai người bạn gặp lại. Trần Quảng Hán nói với Tào Nguyên Lý về số cân thóc. Nghe người bạn kể, Tào Nguyên Lý đập bàn nói:
“Tại sao anh lại không biết rằng con chuột đang ăn thóc? Đúng là mất mặt quá mà”.
Vì vậy Trần Quảng Hán lấy rượu cùng một vài miếng thịt nai mời Tào Nguyên Lý tính toán giúp số nông sản của mình trong khi uống rượu. Anh ta đã dùng cách dự đoán số liệu để tính rồi nói: “Cánh đồng mía là 25 mẫu, sẽ thu được 1.536 cây; 47 mẫu đất lớn, sẽ thu được 673 tạ thóc. Có 1000 con bò, sẽ sinh ra 200 con nghé. Có 10.000 con gà sẽ nở ra 50.000 con gà con”.
Tào Nguyên Lý đã nói ra số lượng của tất cả cừu, ngỗng, vịt, kể cả trái cây và rau quả là bao nhiêu. Đoạn anh nói tiếp: “Nhà anh có rất nhiều thương nghiệp tư nhân, sao mà chiêu đãi tôi ít thế này?”
Nghe vậy, Trần Quảng Hán xấu hổ nói:
“Chỉ có những vị khách vội vã, không có chủ nhà vội vàng”.
Tào Nguyên Lý nói:
“Anh có rất nhiều lợn, gà, vịt và ngỗng, còn có nhiều trái cây và rau quả nữa. Vậy có thể hấp một ít bánh bao và một đĩa vải thiều cũng được”.
Trần Quảng Hán cúi đầu tạ tội một lần nữa rồi đi vào bếp để lấy món ăn. Sau đó, hai người cùng nhau vui vẻ uống rượu cho đến tối.
Toán học Trung Quốc cổ đại cũng rất khác với toán học hiện đại. Phạm trù bao hàm của loại toán học này là rộng lớn hơn.
Toán thuật của Tào Nguyên Lý sau đó đã được truyền cho Phó Nam Quý, Phó Nam Quý lại truyền cho Hạng Thao; Hạng Thao lại truyền nó cho con trai Phó Lục của Phó Nam Quý. Tuy nhiên, những người này chỉ học được toán phân số của Tào Nguyên Lý, chứ không thực sự kế thừa thành tựu toán học thượng thừa của ông.
Viên Hoằng Ngự tính chính xác số lá của cây vông
Sự thần kỳ của toán học Trung Quốc cổ đại: Không chỉ tính ‘số’ mà còn có thể toán ‘mệnh’
(Ảnh: ntdtv.com)
Có câu chuyện ghi lại từ triều đại nhà Đường, kể rằng có viên quan Viên Hoằng Ngự đặc biệt tinh thông số học. Mọi người trong phủ yêu cầu ông tính xem cây vông trong sân có bao nhiêu lá. Ông ngay lập tức đo đạc cây Vông, vẽ một vòng tròn quanh cây cách nó khoảng hơn 2m rồi đo đường kính vòng tròn.
Sau một lúc lâu, anh nói: “Có ngần này chiếc lá”. Tất nhiên, họ không có cách nào kiểm tra được đúng hay sai nên họ đã rung lắc cái cây làm rơi xuống hai mươi hai chiếc lá. Sau đó lại rung lần nữa và bảo anh ta tính xem có bao nhiêu chiếc lá rơi.
Anh ta nói: “So với vừa rồi thì thiếu 1 chiếc lá”. Kiểm tra và thấy rằng có đúng 21 chiếc lá, trong đó có một chiếc lá ẩn giấu khá kín, bởi nó khá bé và bám vào chiếc lá khác to hơn.
Tiết độ sứ Trương Kính Đạt có hai cái bát ngọc. Viên Hoằng Ngự đã đo chiều dài và rộng của bát. Sau khi tính toán, ông nói: “Hai cái bát sẽ bị vỡ vào ngày 16/5 tới”.
Trương Kính Đạt sau khi nghe xong nói:
“Tôi sẽ cẩn thận cất giấu chúng thật kĩ, xem thử có thể bị vỡ hay không?”
Sau đó, cho người dùng quần áo bằng bông bọc hai bát ngọc bích lại, rồi đặt chúng vào một cái lồng tre lớn đưa vào nhà kho.
Vào ngày 16/5 năm sau, mái nhà kho đột nhiên bị vỡ nó, rơi xuống ngay vào cái lồng tre chứa bát ngọc. Cả hai bát ngọc đều bị đập vỡ. Người hầu tên Văn Mỹ ở trong phủ đã tận mắt chứng kiến điều này.
Khả năng tính toán chính xác dù không cần dụng cụ
Ba câu chuyện này thể hiện chỗ huyền diệu của toán học Trung Quốc cổ đại. Thật không may, những ghi chép cổ đại này đã không được người dân lý giải một sách chính xác, đa số họ xem chúng như những truyền thuyết, từ đó làm mất đi tính xác thực và độ tin cậy của những tư liệu cổ. Nhưng với những người có thể lý giải văn hóa bác đại tinh thâm của Trung Quốc cổ đại thì lại hoàn toàn tin tưởng vào tính chân thực của nó.
Sự thần kỳ của toán học Trung Quốc cổ đại: Không chỉ tính ‘số’ mà còn có thể toán ‘mệnh’
Trong mắt của người hiện đại, toán học là nghĩ về một chuỗi các công thức và phép toán, nhưng toán học Trung Quốc cổ đại không như thế. (Hình: Epoch Times)
“Toán học” cổ đại có liên quan mật thiết đến Dịch học (Chu Dịch, Kinh Dịch)
Thứ nhất, Kỳ mẫu Hoài Văn, Tào Nguyên Lý, Viên Hoằng Ngự cả 3 người đều tinh thông toán thuật. Tuy nhiên, đối với các dạng toán thuật này, thì khái niệm khoa học kỹ thuật hiện tại của chúng ta chưa thể hiểu và lý giải được. Nếu câu chuyện này là đúng thì hẳn toán thuật của ba người là chính xác, nhưng nó đã bị thất truyền.
Thứ hai, không có ghi chép về việc những công cụ tính toán nào được sử dụng trong câu chuyện của Kỳ mẫu Hoài Văn. Tào Nguyên Lý đã sử dụng đũa ăn cơm như một công cụ khi đo trọng lượng của hai vựa gạo của Trần Quảng Hán, thay vì dùng cân. Khi Tào Nguyên Lý trù tính vụ thu hoạch gia súc và mùa màng của Trần Quảng Hán, cũng không thấy bất kỳ dụng cụ nào. Khi Viên Hoằng Ngự đếm số lá của cây Vông, thì ông đo kích thước chu vi của cây, rồi đến số lá cụ thể của cây Vông. Tuy nhiên, vì người dân không thể xác nhận số lượng lá cụ thể trên cây Vông, nên chỉ có cách cố tình rung lắc cây Vông và để ông tính toán số lá rơi trên mặt đất, kết quả tính ra là hoàn toàn chuẩn xác.
Điều này cho thấy người xưa có một phương thức tính toán số lượng đặc thù và các công cụ được sử dụng trong những phép tính này cực kỳ đơn giản. Thậm chí cách tính toán hoặc đơn vị đo lường không hề giống nhau. Khi Viên Hoằng Ngự tính toán số lượng lá của cây Vông. Ông thậm chí còn đo đường kính của cây, và số lượng lá rơi phụ thuộc vào con số này, nhưng mối quan hệ này rốt cục là như thế nào, thì không ai biết rõ.
Thứ ba, ba câu chuyện này được tính toán trên những đối tượng mà nếu dùng quan niệm của con người ngày nay để tính toán, thì cần phải sử dụng các biện pháp đo lường hoặc các công cụ tính toán cực kỳ đặc biệt mới có thể tính ra được. Trên thực tế đây đều là những phép tính rất khó giải, có thể coi như một trò đánh đố, như đếm số sao trên bầu trời hoặc đếm số lông trên thân một con cừu. Tuy nhiên, căn cứ theo tình huống lúc đó, thì không rõ có bất kỳ công cụ nào có thể giúp họ làm được điều đó mà con người chúng ta ngày nay có thể hiểu được hay không.
Khi Kỳ mẫu Hoài Văn tính số quả trên cây táo tàu, bà không chỉ có thể đếm trúng số lượng quả cây mà còn có thể tính được số lượng cụ thể của trái chín và trái sống. Nếu những người hiện đại chúng ta muốn làm điều đó, thì phải hái xuống đếm từng quả thì mới biết rõ được. Do đó, khi phải hái cả quả chín và quả sống, tất nhiên sẽ dẫn đến lãng phí. Đây chính là quá trình thực nghiệm và kết quả của tư duy khoa học thực chứng hiện đại.
Khi Tào Nguyên Lý tính toán số lượng hai vựa gạo, gia súc và cây trồng của Trần Quảng Hán, ông chắc chắn không thể đi đến tận nơi để đếm hoặc cân từng cái một, nhưng vẫn tính ra một kết quả chuẩn xác phi thường. Thậm chí cả trọng lượng con chuột trong vựa thóc cũng được bao hàm.
Viên Hoằng Ngự không chỉ tính được số lá trên cây, mà cả số lá rơi trên mặt đất khi cây bị rung lắc ông cũng có thể nhanh chóng tính ra được. Hơn nữa, Viên Hoằng Ngự có thể tính ra thời điểm hai bát ngọc bị vỡ. Đây gần như là một câu chuyện thần thoại.
Thứ tư, có rất nhiều tình huống chân thực chưa được biết đến trong toán học Trung Quốc cổ đại. Nó chủ yếu bao gồm nhận thức về số học và phương pháp tính toán của số học.
Tác giả tin rằng điều này có liên quan đến văn hóa nửa thần của người Trung Quốc cổ đại, đặc biệt là văn hóa thuật số của Trung Quốc. Điểm này được phản ánh trong câu chuyện của Viên Hoằng Ngự.
Nói tóm lại, người ta thường cho rằng nó thuộc về các loại bói toán đoán mệnh, là những người có thể giải thích được sự biến hóa của điềm tốt xấu. Bói toán thực tế không chỉ là toán mệnh con người, mà còn có thể tính toán cho nhiều loại sự vật trong giới tự nhiên. Nó không nhất định chỉ dùng để toán mệnh cho con người.
Nguồn gốc của văn hóa thuật số
Nguồn gốc của văn hóa thuật số Trung Quốc, đại đa số là những tri thức kiểu như “Chu Dịch”, Âm Dương, Ngũ hành, là các loại kỹ thuật bói toán v.v. Đó là một hệ thống lớn rất chặt chẽ và hoàn thiện, đồng thời có bổn ý là kính Thiên kính Thần. Mối quan hệ giữa thuật số với toán học nên được bàn luận rõ ràng.
Sự thần kỳ của toán học Trung Quốc cổ đại: Không chỉ tính ‘số’ mà còn có thể toán ‘mệnh’
Trái: Ngũ Hành, Phải: Bát Quái. (Ảnh: luongngochuynh.com)
Trước thời nhà Tống, toán học của người hiện đại có thể được quy thành một bộ phận nhỏ trong văn hóa thuật số Trung Hoa. Giống như trong “Hán thư. Luật lịch chí ” có viết: Số là từ 1 đến 10 đến 100 đến 1000 đến 10.000, dùng để tính toán mọi sự vật, thuận theo cái lý của tính và mệnh (bản tính và Thiên mệnh).
Có thể thấy rằng trong mắt người xưa, nghiên cứu về toán số có liên quan mật thiết đến “nguyên lý của tính và mệnh”, nhưng nó chỉ là nhận thức của một bộ phận nhỏ. Khả năng lý giải của con người ngày nay đang bị hạn chế bởi tư duy khoa học hiện đại và cảm thấy xa lạ với thuật số. Nó thực sự có liên hệ với tu luyện đạo đức. Nghĩa là chỉ người tu luyện hoặc kẻ sĩ đại đức mới có thể hiểu hoặc giải thích nội hàm của bộ phận này.
Dịch học nghiên cứu gồm có “nghĩa lý” và “tướng số”. Nghiên cứu cho thấy “tướng số” có liên quan mật thiết đến các khái niệm toán học ngày nay.
Vào thời Bắc Tống, các học giả Nho giáo đã chia Dịch học thành bốn cấp độ: ý nghĩa, từ ngữ, hình ảnh và số. Phương pháp phân chia của “nghĩa lý”, “tướng số” gần giống nhau.
Sự thần kỳ của toán học Trung Quốc cổ đại: Không chỉ tính ‘số’ mà còn có thể toán ‘mệnh’
Kinh Dịch. (Ảnh: weibo.com)
Hậu nhân cũng gọi Dịch học của Thiệu Ung là “toán học”, là vì ông đã sử dụng một số lượng lớn các phương pháp để giải thích thành tựu trong nghiên cứu Dịch học của mình. “Hoàng cực kinh thế” của Thiệu Ung là hiện thân hoàn hảo cho những thành tựu “toán học” của ông. Khái niệm toán học ngày nay và “tướng số” đã được các nhà nghiên cứu tìm thấy có liên quan chặt chẽ với nhau. Hiện tại vẫn còn một số học giả trong và ngoài nước làm việc trong lĩnh vực này.
Trong ”Tứ khố toàn thư” của nhà Thanh, đã có sự phân biệt giữa toán thuật và số thuật, nhưng nó không nghiêm ngặt lắm. Điều này chủ yếu là do thể hệ toán học phương Tây vừa mới tiến nhập vào Trung Quốc lúc đó và mới được lưu hành, đồng thời văn hóa số thuật vẫn đang lưu hành trong triều.
Vào lúc khai thủy của thời cận đại, theo sau sự thay đổi dần dần của phong tục tập quán, ý nghĩa của số học và những phương pháp toán học cổ đại cũng bị mất đi, khiến con người ngày nay khi tư duy chịu ảnh hưởng bởi khoa học thực nghiệm hiện đại thì càng khó lý giải nó hơn nữa. Thậm chí còn hiểu sai về khoa học cổ đại. Nhận thức về toán học cổ đại đã gặp phải trở ngại trong xã hội hiện đại này.
Trên thực tế, nhiều tư tưởng khoa học của Trung Quốc cổ đại vượt ra ngoài phạm vi của khoa học hiện đại. Nên không thể giải thích nó bằng tư duy của khoa học hiện đại được. Ở một trình độ nhất định, toán học hiện đại chỉ là học vấn sơ cấp và nó chỉ có thể tính “số”. Còn ở Trung Quốc cổ đại, toán học là một nền giáo dục đại học. Nó không chỉ tính “số” mà còn toán “mệnh”, thậm chí có thể tính toán mọi thứ trong tự nhiên, vũ trụ và xã hội.
Sự thần kỳ của toán học Trung Quốc cổ đại: Không chỉ tính ‘số’ mà còn có thể toán ‘mệnh’
Ngày nay có rất nhiều công cụ tính toán. Vậy người xưa tính toán dựa vào công cụ gì? ( Hình: Epoch Times)
Khoa học dường như đã đi qua một vòng tròn lớn để rồi cuối cùng quay trở lại với các giá trị tinh hoa của khoa học Trung Quốc cổ đại.
Theo epochtimes
Yên Tử biên dịch

Đồ trang sức của Hoàng hậu Cleopatra được mạ điện: Điện đã tồn tại từ thời Ai Cập cổ đại?

Đồ trang sức của Hoàng hậu Cleopatra được mạ điện: Điện đã tồn tại từ thời Ai Cập cổ đại?

Đồ trang sức của hoàng hậu Ai Cập Cleopatra là một sản phẩm công nghệ cao. Phát hiện của giới khảo cổ đã gây chấn động giới học thuật.
Đồ trang sức của Hoàng hậu Cleopatra được mạ điện: Điện đã tồn tại từ thời Ai Cập cổ đại?
Tranh sơn dầu – Nữ hoàng Cleopatra. (Ảnh: John William Waterhouse/Wikimedia Commons)
Nếu người xưa đã biết sử dụng bóng đèn điện, thì họ hẳn cũng biết sử dụng công nghệ mạ điện để làm đồ trang sức. Điều này nghe có vẻ khó tin.Thời cổ đại đã có điện năng và bóng đèn điện ư? Tuy vậy, những chuyện đáng kinh ngạc như vậy đã được các nhà khảo cổ học phát hiện từ các văn vật được khai quật trên thế giới.
Trong văn thơ cũng như các tác phẩm nghệ thuật của Ai Cập, Hoàng hậu Cleopatra đều được miêu tả là một người phụ nữ xinh đẹp vô song, tượng trưng cho vẻ đẹp và trí tuệ. Tương tự như kim tự tháp, các xác ướp cũng như những bí ẩn liên hệ với nền văn hóa cổ đại này, người ta rất muốn biết vẻ đẹp thật sự của vị nữ vương này rốt cục ra sao.
Tại lăng mộ của Cleopatra, người ta đã tìm thấy rất nhiều đồ trang trí tinh xảo, bao gồm cả đồ trang sức mạ điện.
Phụ nữ thời Ai Cập cổ đại đều thích làm đẹp, và hầu như tất cả mọi người đều đeo đồ trang sức. Trong số các đồ trang trí Ai Cập cổ đại, nhiều đồ trang sức hợp kim được chế tạo bằng công nghệ mạ điện. Nếu không có điện vào thời điểm đó, thì chắc chắn không thể thực hiện được công nghệ mạ điện dạng này.
Hình vẽ bóng đèn điện trên bức tranh tường
Vào đầu thế kỷ 19, nhà khảo cổ học Norman đã tỏ ra rất ngạc nhiên khi khảo sát một trong những Kim tự tháp lớn nhất Ai Cập. Ông tự hỏi:
Những người Ai Cập cổ đại đã sử dụng cái gì để chiếu sáng vùng tối trong kim tự tháp khi đục khắc các bức tranh tường như vậy? Đây là một bí ẩn bởi các nhà khảo cổ không tìm thấy bất kỳ dấu vết nào của lửa tại hiện trường. Có thể thấy rằng người Ai Cập cổ đại đã không sử dụng đuốc hoặc đèn dầu, mà dường như là các công cụ chiếu sáng “không để lại vết tích” như đèn pin.
Tại một hang động bên trong Đại Kim tự tháp, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra các dấu tích trên các bức tranh tường được người Ai Cập cổ đại để lại về việc sử dụng đèn điện và đèn pin. Trên các bức tranh tường được chạm khắc, có những hình vẽ rõ ràng như pin và bóng đèn cổ đại. Một số học giả cho rằng ngay từ 4.000 năm trước, Ai Cập đã sử dụng đèn pin của người Babylon để xây kim tự tháp.
Đồ trang sức của Hoàng hậu Cleopatra được mạ điện: Điện đã tồn tại từ thời Ai Cập cổ đại?
Có bằng chứng về việc sử dụng đèn điện trong các bức tranh tường Ai Cập. (Ảnh: Viện nghiên cứu cổ đại/flickr)
Sau khi tiến hành tất cả các nghiên cứu và so sánh, các nhà nghiên cứu phát hiện ra bóng đèn điện được chế tạo bởi người Ai Cập cổ đại trông rất giống với ống Crookes.
Màu của ống thủy tinh trong ống Crookes rất mỏng. Đó là một loại ống chân không cao. Ống thủy tinh được bịt kín bằng các điện cực ở cả hai đầu. Nếu một điện áp cao được nối vào các điện cực ở hai đầu, một luồng ánh sáng sẽ xuất hiện ở giữa hai cực. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng không khí trong ống thủy tinh có cường độ ánh sáng khác nhau và màu sắc được tạo ra sau khi bật nguồn cũng khác nhau.
Trên các bức tranh tường trong hang động, người Ai Cập cổ đại đã sử dụng nguyên tắc này để tạo ra điện và ánh sáng.
Đồ trang sức của Hoàng hậu Cleopatra được mạ điện: Điện đã tồn tại từ thời Ai Cập cổ đại?
Hình khắc nổi bóng đèn điện trên bức tường phía nam – hầm mộ phía nam của đền thờ thần Hathor tại Dendera – Ai Cập. (Ảnh: thunderbolts.com)
Đồ trang sức của Hoàng hậu Cleopatra được mạ điện: Điện đã tồn tại từ thời Ai Cập cổ đại?
Bóng đèn Crookes. (Ảnh: uvm.edu)
Đồ trang sức của Hoàng hậu Cleopatra được mạ điện: Điện đã tồn tại từ thời Ai Cập cổ đại?
So sánh cấu tạo giữa bóng đèn được mô tả tại đề thờ thần Hathor, Dendera, Ai Cập và bóng đèn hồ quang thời hiện đại. (Ảnh: africancreationenergy)
Nhà khảo cổ học Von Däniken cùng các đồng nghiệp đã tạo ra mô hình bóng đèn này trong phòng thí nghiệm và nó đã hoạt động , phát ra ánh sáng tím.
Von Däniken đã sử dụng cùng loại thông số về kích thước, bao gồm hai thanh kim loại giống như cánh tay kéo dài đến đầu to của bóng đèn, và một sợi dây kết nối những chùm đó với “đui đèn” ở đầu bên kia.
Đồ trang sức của Hoàng hậu Cleopatra được mạ điện: Điện đã tồn tại từ thời Ai Cập cổ đại?
Trái: Von Däniken và đồng nghiệp trong thí nghiệm mô phỏng bóng đèn tại đền thờ Hathor, phải: bóng đèn mô phỏng phát ánh sáng tím (ảnh: thelivingmoon.com)
Video: mô phỏng thành công bóng đèn điện Ai Cập cổ đại
Khám phá pin cổ
Hơn 40 năm trước, nhà khảo cổ học người Đức Wijmus Konig đã phát hiện ra bằng chứng về việc sử dụng điện công nghiệp thời cổ đại trong các bảo tàng ở Iran. Trên ngọn đồi nổi tiếng có tên Khajut Rahu ở vùng ngoại ô Baghdad, Iraq, các nhà khảo cổ học đã khai quật và phát hiện được một thứ rất kỳ lạ. Đó là có rất nhiều chai gốm, nút cổ chai được phủ nhựa đường, ở giữa lỗ hổng được chèn một thanh thép. Könige cho rằng chai gốm này trông rất giống với pin hiện đại, sau này được gọi là “pin Babylon”.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các pin cũ được sử dụng trong thời cổ đại này được chế tạo bởi người Parthia ở Baghdad (khoảng 250 trước Công nguyên đến năm 224 sau Công nguyên).
Đồ trang sức của Hoàng hậu Cleopatra được mạ điện: Điện đã tồn tại từ thời Ai Cập cổ đại?
Pin điện cổ đại, được trưng bày tại Viện bảo tàng Bát-đa. (Ảnh: BBC)
Các nhà khoa học đã mô phỏng thành công pin cổ đại
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, có một nhà khoa học tên là Willard FM Grey làm việc tại tập đoàn General Electric ở thành phố Pittsfield, Massachusetts. Ông đã mô phỏng một bản sao của pin Babylon trong một phòng thí nghiệm điện áp cao giống như cách làm từ hai nghìn năm trước. Khi ông bật công tắc kết nối mô hình pin cổ với điện kế, một dòng điện thực sự đã được tạo ra!
Đồ trang sức của Hoàng hậu Cleopatra được mạ điện: Điện đã tồn tại từ thời Ai Cập cổ đại?
Thí nghiệm mô phỏng pin điện cổ đại ở Ai Cập cho ra dòng điện. (Ảnh: thelivingmoon)
Mô hình pin 2.000 năm tuổi được ông Grey mô phỏng là một chai gốm chứa đầy rượu vang, iốt lưu huỳnh đồng, axit sunfuric muối… các hóa chất để sản sinh năng lượng. Kết quả cho thấy mô hình này đã sản sinh điện áp 0,5 volt, kéo dài liên tục trong 18 ngày.
Hiện vẫn chưa có câu trả lời cho việc mạ điện của các nghệ nhân sản xuất đồ trang sức thời cổ đại. Mô hình pin của ông Gray hoạt động tốt với đồng sunfat, vì vậy ông suy đoán rằng người cổ đại đã sử dụng axit axetic hoặc axit citric để mạ sắt với kết quả tốt hơn. Ông cho rằng độ axit càng cao, nồng độ càng cao thì hiệu quả mạ điện càng tốt.
Đồ trang sức của Hoàng hậu Cleopatra được mạ điện: Điện đã tồn tại từ thời Ai Cập cổ đại?
Cấu tạo pin điện cổ đại. (Ảnh: pintertest, việt hóa: TTVN)
Thí nghiệm này với pin Babylon chứng minh rằng người Babylon xưa kia đã biết sử dụng điện.
Ngoài ra, các nhà khảo cổ học đã khai quật thêm nhiều vật phẩm mạ điện tại thành phố Babylon, Iraq ngày nay, và các nhà khảo cổ học suy đoán rằng kỹ thuật mạ điện đã tồn tại trong thời kỳ cổ đại đó. Ann Thomas, trong cuốn sách Lost Civilization (tạm dịch: Nền văn minh thất lạc), cho biết Tiến sĩ Schneider đã phát hiện ra bằng chứng về việc sử dụng các thiết bị mạ điện ở Ai Cập cổ đại.
Ngọn đèn nghìn năm không tắt
Đồ trang sức của Hoàng hậu Cleopatra được mạ điện: Điện đã tồn tại từ thời Ai Cập cổ đại?
Đền thờ Ai Cập cổ đại. (Ảnh: Viện nghiên cứu cổ đại/flickr)
Điều tuyệt vời nhất về những ngôi mộ cổ được phát hiện trên khắp thế giới là các ngọn đèn chiếu sáng bên trong, nhiều trong số chúng vẫn đang tiếp tục phát sáng khi được phát hiện.
Rất nhiều di tích đền thờ cổ được các nhà khảo cổ học khai quật ở rất nhiều khu vực đều chứa bên trong những ngọn đèn chiếu sáng vĩnh cửu. Sanctus Aurelius Augustinus – người được tôn kính như một “vị thánh”, từng nói rằng ngay cả gió hay nước cũng không thể dập tắt được các ngọn đèn này.
Theo sử sách ghi chép, Numa Pompilius, vị vua thứ hai của thành Rome, đã thắp sáng một ngọn đèn trên mái vòm ngôi đền. Và ánh sáng từ ngọn đèn đó chưa bao giờ tắt.
Nếu điều này là thật, thì làm cách nào để dự trữ điện năng cho ngọn đèn vĩnh cửu này? Các nhà khảo cổ học vẫn chưa hoàn thành công trình nghiên cứu này. Nhưng những khám phá khảo cổ mới cho đến nay đã đủ để phá vỡ và thay thế một số lý thuyết cứng nhắc trong sách giáo khoa hiện đại. Mặc dù sự thật về khoa học và công nghệ cổ đại vẫn chưa được biết đến từ các di tích khảo cổ lẻ tẻ, nhưng manh mối khoa học và ý nghĩa văn hóa phong phú của thời cổ đại đã để lại cho chúng ta nhiều kho báu nghệ thuật kỳ bí.

Lâm Hải Nhu, Đại Kỷ Nguyên tiếng TrungAn Nhiên biên dịch