a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Chủ Nhật, 6 tháng 6, 2021

Phát minh khóa cửa đi trước thời đại của người Ai Cập cổ đại.

 Là một trong những nền văn minh nổi tiếng nhất lịch sử, người Ai Cập cổ đại có nhiều sáng chế quan trọng được sử dụng rộng rãi đến ngày nay. Trong số này, nổi tiếng là phát minh khóa cửa vô cùng độc đáo.

Người Ai Cập cổ đại được biết đến với nhiều phát minh đi trước thời đại và được sử dụng trong suốt nhiều thế kỷ. Đặc biệt, một vài sáng chế được dùng đến ngày nay.

Một sáng chế nổi tiếng của người Ai Cập thời cổ đại ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chúng ta ngày này là khóa cửa.

Theo các nhà nghiên cứu, người Ai Cập phát minh ra khóa cửa vào khoảng năm 4000 trước Công nguyên.



Khóa cửa của người Ai Cập là một khóa trụ tang chốt. Về cơ bản, ổ khóa được thiết kế có một then rỗng ở cửa được kết nối với chốt.

Nó chỉ có thể được mở bằng cách sử dùng chìa để xoay chốt rồi rút ra khỏi then. Khi ấy, khóa cửa được mở.

Ban đầu, khóa cửa được người Ai Cập làm từ gỗ. Về sau, người ta thực hiện một số cải tiến khi sử dụng thêm các nguyên liệu khác như kim loại trong chế tạo khóa cửa.


Những khóa cửa của người Ai Cập thời cổ đại có kích thước khá lớn khi ổ khóa có thể dài khoảng 60 cm.


Sau khi người Ai Cập phát minh ra khóa cửa, đế chế La Mã cũng có phát minh tương tự nhưng có một số cải tiến.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, phát minh khóa cửa được con người sử dụng với nhiều thay đổi để phù hợp với tình hình thực tiễn.


Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (theo Ancient-origins)

Người xưa tạc tượng Nhân sư khổng lồ thế nào?

Tượng Nhân sư khổng lồ trên cao nguyên Giza, bên bờ Tây sông Nile, Ai Cập. Với niên đại khoảng 4.500 tuổi, việc xây dựng kiến trúc này như thế nào khiến nhiều người tò mò.

Nằm trên cao nguyên Giza, bên bờ Tây sông Nile, Ai Cập, tượng Nhân sư khổng lồ là một trong những công trình cổ xưa nổi tiếng nhất thế giới.

Theo các chuyên gia, tượng Nhân sư của Ai Cập có niên đại khoảng 4.500 tuổi. Kiến trúc này gây ấn tượng với kích thước "khủng": dài 73,5m, rộng 19,3m và cao 20,22m.

Tượng Nhân sư có hình đầu người, thân sư tử và ở trong tư thế nằm thủ phục ở cao nguyên Giza.

Do thay đổi của địa hình và yếu tố thời tiết nên phần thân tượng Nhân sư nhiều lần chôn vùi dưới lớp cát. Vì vậy, các chuyên gia và giới chức trách tiến hành đào cát để trả lại dáng vẻ ban đầu cho kiến trúc này.



Một bí ẩn lớn liên quan đến tượng Nhân sư là việc người Ai Cập thời cổ đại tạo ra kiến trúc này như thế nào.


Các chuyên gia cho rằng, tượng Nhân sư được tạo ra dưới thời pharaoh Khafre. Nhà vua Ai Cập cho người tìm kiếm địa điểm tạc tượng Nhân sư tại một núi đá vôi.

Sau khi chọn được địa điểm tại Giza, những người thợ điêu khắc có tay nghề cao thực hiện tạc tượng Nhân sư với kích thước khổng lồ. Họ sử dụng các công cụ thô sơ để hoàn thành công trình đồ sộ và kiên cố. Nhờ vậy, kiến trúc của người Ai Cập tồn tại suốt hàng ngàn năm.

Nhiều nhà khoa học cho rằng, khuôn mặt tượng Nhân sư có nhiều điểm tương đồng với dung mạo pharaoh Khafre.

Hiện các chuyên gia chưa thể tìm ra bất cứ tài liệu hay thông tin chính xác về thời gian người Ai Cập bắt đầu thi công công trình này cũng như thời điểm hoàn thành tượng Nhân sư.
Do đó, giới khoa học đã và đang dành nhiều thời gian và tâm huyết để giải mã bí ẩn này. Họ hy vọng sẽ tìm ra câu trả lời chính xác trong thời gian sớm nhất.

Tâm Anh (theo LV)

Cây cầu cổ độc đáo nhất thế giới và lời đồn về những ổ khóa tình yêu vĩnh cửu.

Ponte Vecchio là cây cầu có kiến trúc đặc biệt nhất thế giới. Nếu như nhìn từ xa, du khách sẽ ngỡ đây là một thành phố thu nhỏ trên sông mà không nghĩ đó là một cây cầu. Bởi cầu Ponte Vecchio không hề có thành cầu hay phương tiện đi lại.

Cầu Ponte Vecchio được xây bằng đá vào thời La Mã. Tuy nhiên, trải qua hai trận lụt vào năm 1117 và năm 1333, cây cầu đã bị phá hủy khá nhiều. Một thời gian sau, Ponte Vecchio được xây dựng, định hình lại như trước và tồn tại cho đến ngày nay. Cây cầu được tạo ra nhằm phục vụ nhiều mục đích như: buôn bán, giao thương, đi lại của người đi bộ.

(Ảnh: Sumfinity)

Nhìn từ xa, bạn sẽ chỉ thấy có hai dãy nhà cổ nằm hai bên đầu cầu và lơ lửng ngang con sông Arno. Bởi lẽ, trên cầu Ponte Vecchio không có xe cộ đi lại và rất yên tĩnh. Cây cầu như một hình hộp chữ nhật nằm ngang khép kín. Bạn sẽ cảm tưởng như đó là một cái hang nhỏ màu vàng lấp lánh giữa con sông Arno vậy!

Cây cầu Ponte Vecchio còn đặc biệt hơn khi nó được thế giới biết đến như một nhân chứng sống trong lịch sử. Trong thế chiến thứ 2, vào năm 1944 khi Đức quốc xã rút khỏi Florence, đó là cây cầu duy nhất còn tồn tại cho đến ngày nay. Trong khi các cây cầu bắc qua sông Arno khác đều bị phá hủy. Chính vì thế, cầu Ponte Vecchio có giá trị lịch sử to lớn đối với nước Ý.

(Ảnh: Wanted in Rome)

Ngày nay, sông Arno có tới 6 cây cầu khác để người dân đi bộ và xe qua, ngoại trừ Ponte Vecchio không cho phép các phương tiện di chuyển. Lý do là cây cầu cổ này luôn đông đúc người qua lại mua sắm ở các cửa hiệu. Bước chân lên cầu, bạn như được đặt chân đến một khu trung tâm thu nhỏ náo nhiệt, đầy đủ các gian hàng buôn bán.

(Ảnh: Italiandualcitizenship)

Không chỉ đồng hành cùng lịch sử đấu tranh của nước Ý, cây cầu Ponte Vecchio còn là chứng nhân cho tình yêu của các cặp đôi. Từ nhiều nước trên thế giới, như thông lệ nếu như các cặp đôi du lịch tại đây, họ sẽ mua một cái ổ khóa, ghi tên hai người lên trên, rồi móc vào cầu và ném chìa khóa xuống sông.

Người ta cho rằng, phong tục này xuất phát từ câu chuyện của những người kinh doanh cửa hàng bán ổ khóa ở hai đầu cầu. Theo câu chuyện ấy thì nếu viết tên mình và người mình yêu lên khóa, móc vào một chỗ bất kì trên cầu và ném chìa khóa xuống dòng sông, thì cặp đôi đó sẽ có thể chung sống hạnh phúc đời đời kiếp kiếp.

Chính vì thế, có cả những người đi một mình trên cầu cũng mua khóa và ghi tên mình với người mình thầm yêu để mong tình cảm sẽ đơm hoa. Cho nên, khi tham quan cây cầu Ponte Vecchio, bạn sẽ thấy vô vàn những ổ khóa khác nhau được móc trên cây cầu này.

(Ảnh: Gettyimages)

Thế nhưng, phong tục ấy cũng gây nên một sự tổn hại không nhỏ cho kiến trúc của Ponte Vecchio. Du khách, đặc biệt là các cặp đôi đã ào ào đến đây và móc khóa lung tung khắp cầu. Không ít lần chính quyền thành phố đã gỡ đi hàng trăm ngàn ổ khóa. Thậm chí, một chiếc bảng được đặt trên đầu cầu để cảnh cáo nếu một người nào bị bắt gặp đang khóa ổ khóa vào khu vực cầu thì họ sẽ bị phạt 50 euro (khoảng 1,4 triệu VNĐ). Điều đó có vẻ như vẫn không ngăn chặn được hình ảnh những chiếc ổ khóa quấn vào nhau quanh chiếc cầu Ponte Vecchio.

(Ảnh: Aeroflot)

Dưới chân cầu Ponte Vecchio, nước sông Arno vẫn cứ trôi đi nhịp nhàng với thời gian. Hàng thế kỉ đã trôi qua, có một cây cầu như Ponte Vecchio vẫn đứng đó như một chứng nhân lịch sử cũng như mốc kỷ niệm của bao cuộc tình trên khắp thế giới.

(Ảnh: Wallpaperswide)


Ảnh: KLM

Cersei (Tổng hợp)


















































Không có nhận xét nào: