Có thể rất ít người biết được rằng trên tinh cầu gần với chúng ta nhất – Mặt Trăng, có chôn một người Trái Đất. Ông ấy là người duy nhất trong lịch sử nhân loại có tro cốt được chôn cất trên Mặt Trăng sau khi qua đời. Ông ấy là ai? Và vì sao lại chôn tro của người này trên Mặt Trăng?
Người được chôn tro cốt trên Mặt Trăng này không quyền quý, không phải tỷ phú, cũng không phải nhân vật lừng lẫy, ông ấy tên là Eugene Shoemaker (28/4/1928 -18/7/1997), từng là một nhà thiên văn, địa chất học của Mỹ.
Ông Eugene sinh ra trong một gia đình vô cùng bình thường ở tiểu bang California vào năm 1928. Từ nhỏ ông đã rất hứng thú với khoa học, hơn nữa còn rất có thiên phú, thông minh hơn người. Ông có một sở thích đó là sưu tập các loại quặng. Sau này lớn lên, ông đã theo học ngành khoa học địa chất một cách có hệ thống hơn trong trường đại học, chẳng những nghiên cứu khoáng thạch trên Trái Đất, mà còn nghiên cứu các loại thiên thạch đến từ vũ trụ.
Năm 1949, ông Eugene đã đạt được học vị thạc sỹ khoa học địa chất của Viện công nghệ California.
Năm 1950, ông Eugene vào làm việc tại Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, bắt đầu xoay vần với các hố thiên thạch lớn nhỏ từ khắp nơi trên Trái Đất, nghiên cứu kết cấu của chúng. Năm 1961, ông Eugene thành lập Dự án nghiên cứu Địa chất Thiên văn của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, bắt đầu công việc nghiên cứu địa chất và thiên văn của nhân loại.
Cùng năm đó, để nghiên cứu các hố thiên thạch trên Mặt Trăng, ông đã tham gia vào kế hoạch thám hiểm Mặt Trăng của NASA và được chọn là ứng viên của kế hoạch thám hiểm Mặt Trăng Apollo! Đó là lần thám hiểm Mặt Trăng đầu tiên trong lịch sử nhân loại và cũng từng là ước mơ lớn nhất của ông Eugene.
Là một ứng viên của kế hoạch lên Mặt Trăng, ông Eugene rất mong mỏi ngày đó đến và cũng đã bắt đầu mọi đợt huấn luyện và công tác chuẩn bị của thành viên phi hành đoàn. Nhưng chẳng may ông Eugene được chẩn đoán bị một căn bệnh bẩm sinh và không thể chữa được: bệnh Addison (suy tuyến thượng thận nguyên phát). Đây là một loại bệnh nhẹ đến mức không dễ phát hiện được, triệu chứng chủ yếu là thể chất khá yếu, dễ mệt mỏi. Nhưng với yêu cầu về thể chất cực kỳ nghiêm mặt đối với các phi hành gia thì dĩ nhiên ông Eugene đã mất đi tư cách được lên Mặt Trăng.
Mang theo đầy sự nuối tiếc, nhưng ông Eugene không hề mất tinh thần, mà hoàn toàn đầu tư vào việc nghiên cứu khoa học trên các hành tinh cũng như giúp đỡ các thành viên phi hành đoàn khác thực hiện việc huấn luyện. Ông nhiều lần cùng các thành viên phi hành đoàn bay đến Arizona để quan sát hố thiên thạch Barringer và miệng núi lửa Sunset Crater ở đó, bởi vì nơi đó rất giống với bề mặt của Mặt Trăng. Ông cũng thảo luận với các thành viên phi hành đoàn cách để thu thập tài liệu trên Mặt Trăng.
Sau khi kế hoạch lên Mặt Trăng kết thúc, ông Eugene tiếp tục nghiên cứu và quan sát các hành tinh và thiên thể, ông đi đi về về các nơi trên thế giới, quan sát những dấu tích để lại do thiên thạch đến từ bên ngoài Trái Đất.
Năm 1993, ông Eugene đã có phát hiện quan trọng khi đã 65 tuổi. Năm đó, lúc cùng vợ và một nhà khoa học khác quan sát đo lường thiên thể tại đài thiên văn Paloma ở California, ông đã vô tình phát hiện một ngôi sao chổi bất thường. Do ông Eugene phát hiện sớm nên lần đầu tiên nhân loại đã được chứng kiến hiện tượng sao chổi va chạm với sao Mộc vào năm 1994, đồng thời cũng viết nên chương mới cho sự phát triển thiên văn của nhân loại. Sau này người ta đặt tên ngôi sao chổi này theo tên của gia đình ông: “Shoemaker-Levy”.
Năm 1997, khi nghiên cứu thiên thạch ở Úc, ông đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn xe, hưởng thọ 69 tuổi. Để tưởng niệm nhà khoa học địa chất thiên văn đã cống hiến một đời này, cũng như bù đắp cho ước mơ lên Mặt Trăng chưa thực hiện được khi còn sống của ông Eugene, NASA đã hợp tác cùng công ty Celestis lên kế hoạch đưa tro của ông lên Mặt Trăng, nhằm thực hiện nguyện vọng lúc sinh thời của nhà khoa học này.
Tháng 1/1998, NASA cho phóng tàu thám hiểm Mặt Trăng mang theo tro cốt của ông Eugene bay lên Mặt Trăng, tròn 30 năm kể từ lần đầu tiên ông Eugene ước mơ được lên đó. Tro cốt của ông được đặt trong một vật hình con nhộng làm từ polycarbon, bên ngoài được bọc một lớp đồng thau, bên trên dùng tia laze khắc tên và ngày sinh ngày mất của ông cùng hai bức ảnh và một bài thơ.
Hai bức ảnh đó lần lượt là sao chổi Shoemaker-Levy, đây là phát hiện to lớn trong đời ông và hố thiên thạch Barringer – chương trình nghiên cứu quan trọng nhất cả đời ông. Còn bài thơ được trích từ quyển “Romeo & Juliet” của Shakespear.
Năm 1999, con tàu thám hiểm Mặt Trăng không người lái hoàn thành nhiệm vụ đáp lên Mặt Trăng, mang theo tro cốt của ông Eugene, chôn sâu bên dưới bề mặt của Mặt Trăng.
Thanh Trúc
Sự thật bất ngờ về đại dương mới được công nhận của thế giới.
Bên cạnh 4 đại dương trên thế giới Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương, mới đây, các nhà khoa học tuyên bố Trái Đất chính thức có đại dương thứ 5 mang tên Nam Đại Dương.
Hiệp hội Địa lý quốc gia Mỹ (National Geographic Society) chính thức công nhận một đại dương thứ năm: Nam Đại Dương. Vùng nước này nằm xung quanh Nam Cực, kéo dài từ đường bờ biển đến vĩ độ 60 độ.
Tất cả các đại dương đều được kết nối với nhau, vì vậy theo một cách nào đó, chúng ta chỉ có một đại dương duy nhất. Nhưng theo truyền thống, từ lâu nước trên hành tinh đã được chia thành bốn khu vực: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương.
Đại dương mới này được xác định bằng dòng chảy hải lưu Nam cực, không phải bằng vị trí địa lý và các mảng kiến tạo như 4 đại dương trước đó.
Nam Đại Dương hay còn được gọi là Nam Cực Đại Dương, Nam Cực hoặc Đại Dương Áo. Đây là đại dương trẻ nhất vì nó được mới được hình thành khoảng 30 triệu năm trước khi lục địa Nam Mỹ và Nam Cực tách rời nhau.
Sự thay đổi mới này khiến Nam Đại Dương trở thành đại dương nhỏ thứ hai, chỉ lớn hơn Bắc Băng Dương. Nó chỉ bao phủ vỏn vẹn 6% bề mặt Trái đất.
Bên cạnh đó, Nam Đại Dương cũng là đại dương duy nhất tiếp xúc với 3 đại dương khác đồng thời bao trùm toàn bộ một châu lục, mà không phải bị các châu lục khác nằm bao quanh như 4 đại dương còn lại.
Dòng chảy ước tính khoảng 34 triệu năm tuổi này là yếu tố làm cho hệ sinh thái của Nam Đại Dương trở nên khác biệt, cung cấp môi trường sống độc đáo cho hàng nghìn loài.
Nam Đại Dương được phát hiện là nơi sinh sống của chim cánh cụt hoàng đế, chim hải âu lang thang, cá voi xanh, hải cẩu lông và cả những con mực khổng lồ có chiều dài lên đến 15m.
Nam Đại Dương được xem là nơi có khung cảnh thiên nhiên đẹp nhất trong những nơi con người có thể đến. Các sông băng xanh ngắt, không khí cực lạnh tạo nên màn trắng băng tuyết cùng những ngọn núi hùng vĩ.
Độ sâu trung bình của Nam Đại Dương là 3.200m, điểm sâu nhất là rãnh South Sandwich với độ sâu hơn 7.000m. Nhiệt độ nước biển của Nam Đại Dương dao động từ -2 độ C đến 10 độ C, dao động theo mùa.
Chỉ có một số ít cảng biển ở Nam Đại Dương và rất khó để di chuyển vào mùa đông, đa số thuộc về các trạm nghiên cứu, chẳng hạn như Trạm Rothera (cơ sở nghiên cứu của Anh), Trạm Palmer (Hoa Kỳ), Trạm Mawson (Úc).
Hầu như không có người bản địa ở Nam Đại Dương, chỉ có các trạm nghiên cứu từ nhiều quốc gia khác nhau, nhưng những nhà nghiên cứu, nhà khoa học và thám hiểm chỉ làm việc
và sinh sống ở đó trong một thời gian nhất định.
Mời các bạn xem video: Những Hiện Tượng Thiên Nhiên Kỳ Lạ Và Độc Đáo Trên Thế Giới. Nguồn: Chuyện lạ VN&TG
Thùy Dung (T.H)
Những xác ướp bí ẩn khiến giới khoa học 'đau đầu'
Mới đây, tạp chí Listverse của Anh đã cập nhật danh sách những xác ướp với nhiều tình tiết ly kỳ, ma mị.
Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Warsaw nghiên cứu xác ướp mang thai duy nhất trên thế giới
Xác ướp giám mục kèm theo hài nhi
Đây là xác ướp thế kỷ 17, chính xác là năm 1679, một giám mục của Thụy Điển tên là Peder Winstrup đã được chôn cất tại Nhà thờ Lund, trụ sở của giám mục Lund và nhà thờ chính của Giáo phận Lund. Giám mục Peder Winstrup là một trong những nhà lãnh đạo giáo hội có ảnh hưởng nhất ở châu Âu thời bấy giờ. Thi thể ông được chôn cất năm 1679 và được bảo quản trong điều kiện tốt bất thường, gần như một xác ướp.
Năm 2013, các nhà nghiên cứu quyết định tìm hiểu kỹ hơn về vị giám mục này. Bằng công nghệ quét xác ướp, các nhà khoa học phát hiện một bào thai chưa phát triển đầy đủ kẹp giấu giữa hai chân của vị giám mục này. Chính xác là xác một bé trai và bị chết lưu. Trong một thời gian dài, câu hỏi được đặt ra, tại sao đứa trẻ sơ sinh lại được chôn cùng với vị giám mục này?
Đầu năm 2021, các xét nghiệm ADN cho thấy, hai người có chung 25% gene. Sau khi xem lại hồ sơ gia đình Winstrup cho thấy, cậu bé không phải là cháu trai, anh họ hay anh trai cùng cha khác mẹ. Vị giám mục có một người con trai và trong khi không có dấu vết của những đứa con của người con trai đó, nên đứa cháu được cho là lựa chọn duy nhất liên quan đến hồ sơ gia phả của gia đình Winstrup và đây cũng là lý do cả hai được chôn chung trong một quan tài.
Chân dung giám mục Peder Winstrup được phục dựng để phục vụ nghiên cứu
Xác ướp mang thai duy nhất trên thế giới
Vào thế kỷ 19, Đại học Warsaw (UoW) Ba Lan đã tiếp nhận một xác ướp Ai Cập. Theo dòng chữ trên quan tài thì đây là xác ướp của linh mục Hor-Djehuty. Người bán cổ vật thường làm lộn xộn theo kiểu "râu ông nọ cắm cằm bà kia". Vì lợi nhuận, họ thường lấy bất kỳ xác ướp nào và đặt vào bên trong quan tài để đưa đi bán. Các cuộc truy quét và điều tra gần đây đã lật tẩy trò gian lận này.
Theo đó, vào năm 2016, những gì còn lại của linh mục Hor-Djehuty đã được chụp X-quang và phân tích. Kết quả, thi thể không phải của vị linh mục mà là một người phụ nữ vô danh đang mang thai. Và vì một số lý do không thể giải thích được, đứa trẻ sơ sinh đã không được lấy ra trong quá trình ướp xác.
Theo Marzena Ozarek-Szilke, nhà nhân chủng và khảo cổ học ở khoa Khảo cổ của trường UoW, trong quá trình chụp cắt lớp, bà và các cộng sự đã tìm ra một số manh mối thú vị. Cơ thể là phụ nữ vì không có dấu hiệu của dương vật, có "cấu trúc bộ xương mỏng manh", mái tóc dài, xoăn và bộ ngực được ướp vào xác. Đương sự được cho là đã chết ở độ tuổi từ 20 đến 30 còn thai nhi đang ở tuần thai 26 đến 30. Một trong những câu hỏi lớn mà các nhà khoa học đặt ra là tại sao bào thai vẫn nguyên vị trí mà không bị loại bỏ. Dù lý do gì đi chăng nữa, đây vẫn là xác ướp mang thai duy nhất trên thế giới tính đến nay.
Xác ướp công chúa Ba Tư
Trung tuần tháng 10/2000, cảnh sát Pakistan đã bắt được một nhóm người đang cố gắng bán xác ướp với giá 20 triệu USD. Hiện vật được tịch thu được gửi đến Bảo tàng Quốc gia ở Karachi và ngay sau đó một cuộc họp báo được tổ chức, thông báo thi thể của một công chúa Ba Tư đã chết vào khoảng 600 năm TCN. Phát hiện hiếm đến mức Iran và Pakistan đã tranh nhau quyền sở hữu. Chữ viết trên tấm áo ngực, trong đó tiết lộ tên và gia đình của người chết nhưng chữ viết lại sai ngữ pháp. Tên của công chúa là một lá cờ đỏ, còn được gọi là Rhodugune, thiên về tiếng Hy Lạp nhiều hơn là tiếng Ba Tư.
Tấm thảm lau sậy bên dưới thi thể cũng chỉ mới 50 năm tuổi, các chuyên gia lo ngại, đây là một xác ướp cổ đại ngẫu nhiên khác đã được trang trí bằng đồ giả hoàng gia để bán giá cao. Sự thật còn kỳ lạ hơn, người phụ nữ không hề cổ đại, mà là hiện đại, tầm tuổi 21-25, qua đời vào khoảng năm 1996 vì bị gãy cổ. Một cú đánh từ một vật thể cùn khiến cô bị gãy xương sống...
Mai Nguyễn (dịch)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét