a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Chủ Nhật, 6 tháng 6, 2021

Lạ lùng loài chim khổng lồ, có cả chòm râu dưới cằm và rất thích nuốt chửng xương.

 Nhắc đến những loài quái điểu của bầu trời thì không thể nào bỏ qua kền kền râu. Về vóc dáng, chúng rất to lớn với sải cánh có thể lên tới 3m, vẻ mặt kì dị khi gắn chòm 'râu dê' dưới cằm và về sở thích ăn uống thì còn quái đản hơn vì chỉ thích... nuốt chửng xương ống động vật.

Nói đến chim kền kền thường người ta hay nghĩ đến những con vật trông khá bẩn thỉu với màu lông xám đen, cái đầu trọc lốc, chuyên ăn xác thối... Tuy nhiên kền kền râu lại có một vẻ ngoài khác hoàn toàn, oai phong lẫm liệt như đại bàng

Đặc điểm kỳ dị nhất, đó là chúng sở hữu một chòm râu lớn dưới cằm.

Loài chim này sống và sinh sản trên các vách đá cheo leo ở vùng núi cao ở Nam Âu, Caucasus,Châu Phi và Tây tạng

Đây là loài chim ăn thịt to lớn. Khi đứng chúng cao 1m3, cân nặng có thể đến 8kg- một trọng lượng rất đáng kể, và để có thể nhấc bổng lên trời cao chúng cần sải cánh rộng tới gần 3m. Con cái thường lớn hơn một chút so với con đực.

Kền kền râu thường được chụp ảnh với bộ lông màu cam nhưng đây thực sự là "mỹ phẩm". Màu sắc này có thể xuất phát từ việc chúng tắm bụi, thoa bùn lên cơ thể hoặc do uống trong nước giàu khoáng chất.

Kền kền râu đẻ 1-2 trứng vào mùa đông và nở vào mùa xuân. Có những thời điểm loài chim này rơi vào tình trạng bị đe dọa, tuy nhiên hiện nay chúng sinh sôi nhanh chóng

Loài quái điểu này có bản tính hung dữ, bảo vệ lãnh thổ đến cùng. Gần như không có loài chim nào có thể là đối thủ của chúng. Thường kền kền râu chỉ cần lo bảo vệ tổ trước sự tấn công của chính đồng loại.

Từ nhỏ, kền kền râu đã được bố mẹ mớm cho thức ăn là... xương. Chim non có màu nâu đen sẫm trên hầu hết cơ thể, với bộ ngực màu nâu đen và mất 5 năm để trưởng thành hoàn toàn.

Loài chim này có khoái khẩu ăn uống cực dị...

... đó là nuốt chửng các cục xương ống lớn.

Kền kền râu có thể nuốt toàn bộ hoặc cắn vỡ xương giòn có kích thước bằng xương đùi cừu non. Hệ tiêu hóa mạnh mẽ của nó nhanh chóng tiêu tan ngay cả những mảnh xương lớn.


Nhờ nồng độ axit đậm đặc trong dạ dày, kền kền râu tiêu hóa gọn cả khúc xương lớn chỉ trong khoảng 24 giờ

Điều này lý giải vì sao khu vực sinh sống của kền kền râu thường gần với các đàn gia súc như cừu, bò, ngựa


Những con kền kền râu trưởng thành mất tới 7 năm để hoàn thiện một kỹ năng quan trọng

Đó là khi tìm được một khúc xương quá lớn, không thể nuốt chừng, chúng sẽ quắp khúc xương bay vọt lên độ cao 150-200m...

Khúc xương này đôi khi nặng bằng nửa trọng lượng con chim. Sau đó chúng thả chính xác vào những tảng đá bên dưới, khiến khúc xương vỡ thành những mảnh nhỏ.


Nhiều lần thả trượt tảng đá khiến khúc xương không vỡ thì kền kền râu lại sà xuống, lặp lại hành vi.

Con mồi sống đôi khi bị kền kền râu tấn công. Trong số này, rùa cạn được ưa chuộng đặc biệt. Các nhà khoa học ghi nhận kền kền râu từng nâng bổng những con rùa cạn lớn bằng trọng lượng cơ thể chúng, thả ra từ trên không, tương tự cách làm với những khúc xương

Trong mùa sinh sản, chúng chủ yếu ăn xác động vật. Chúng thích các chi của cừu và các động vật có vú nhỏ khác và mang thức ăn về tổ

Mặc dù thường sống đơn độc, song kền kền râu lại nổi tiếng chung thủy theo chế độ một vợ một chồng vào mùa sinh sản

Thông thường, kền kền râu làm tổ trên các mỏm đá hoặc các bức tường đá dốc, do đó các loài động vật có vú không thể săn lùng con non.

Tổ của chúng được kết từ các cành cây lớn, to và sâu cả mét, rất chắc chắc giữa gió mưa

Mặc dù có khả năng bay rất cao, tới hơn 7km, song khi tìm mồi kền kền râu thường bay là là mặt đất, đôi khi chỉ cách vài mét để dễ bề tóm gọn con mồi.

Đây là loài chim có tuổi thọ khá cao, trung bình khoảng 20 năm trong tự nhiên, và cá biệt trong môi trường nuôi nhốt, có con thọ đến 45 năm

Theo Anh Quân/ANTĐ

Nơi nam nữ ở trần quanh năm suốt tháng, xuyên xương khỉ qua môi để làm đẹp

Sống biệt lập trong rừng sâu, những người thuộc bộ lạc này không hề biết gì về thế giới bên ngoài và vẫn duy trì cuộc sống như thời nguyên thủy

Zo’é là một bộ lạc nhỏ, sống ẩn sau trong khu rừng nhiệt đới Amazon, phía bắc Brazil. Đến tận năm 1987, khi một nhà truyền giáo tìm đến đây để xây dựng căn cứ, bộ lạc này mới được thế giới biết đến và chính thức chính phủ Brazil công nhận. Mặc dù vậy, người Zo’é hoàn toàn không tiếp xúc với thế giới hiện đại, giữ nguyên cách sống như thời nguyên thủy của mình.

Người Zo’é sống trong những ngôi nhà tranh lớn hình chữ nhật với cửa mở ở 4 phía. Nhiều gia đình có thể sống cùng nhau, ngủ trên võng được làm từ cây cỏ và nấu nướng ngay tại đó. Họ sống phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Rừng nguyên sinh Amazon cung cấp một lượng thực phẩm hết sức phong phú mà gần như chẳng bao giờ cạn kiệt, giúp ngươìZo’é không chỉ có cái ăn mà còn chế tạo ra trang sức, vòng tay hay vòng đội đầu.

Người Zo’é ở trần quanh năm suốt tháng.

Cộng đồng người Zo’é thường được bao quanh bởi những khu vườn rộng lớn, trồng sắn, ớt, chuối và nhiều loại rau củ quả khác. Họ cũng thường xuyên trồng cây bông để làm võng và trang trí cơ thể, buộc đầu mũi tên hoặc làm địu em bé. Đặc biệt, người Zo’é luôn ở trần quanh năm suốt tháng, bất kể già trẻ gái trai, không hề có bất cứ thứ gì che chắn trên người kể cả lá cây.

Người Zo’é sống theo phong tục đa phu đa thê, cả nam và nữ đều có thể lấy nhiều hơn một người chồng/vợ. Đặc biệt, nếu một người phụ nữ có nhiều chị em gái, chồng của cô ta cũng được phép kết hôn với chị em gái của vợ.

Tất cả mọi người đều bình đẳng trong xã hội của người Zo’é. Không có người lãnh đạo, không phân biệt trên dưới, không có tộc trưởng, tuy nhiên tiếng nói và vai trò của người đàn ông vẫn được coi trọng hơn một chút bởi họ kiếm ăn nhiều hơn, nhất là trong một cuộc hôn nhân.


Người Zo’é được phép lấy nhiều vợ hoặc nhiều chồng.

Người Zo’é có một phong tục làm đẹp vô cùng kỳ lạ và đau đớn, đó là xuyên xương khỉ qua môi dưới. Những chiếc xương khỉ này được gọi là "m’berpót", khá to và dài, được xuyên qua môi dưới như một món đồ trang sức cho người trưởng thành, đồng thời cũng là dấu hiệu nhận biết người của bộ lạcZo’é. Nghi lễ xỏ khuyên môi được tiến hành trên những bé gái khoảng 7 tuổi và bé trai khoảng 9 tuổi. Khi chúng lớn lên, những miếng xương to hơn sẽ được thay thế.

Ngoài ra, phụ nữ Zo’é còn thích đội lên đầu những chiếc mũ được làm công phu từ lông ngực màu trắng của loài kền kền, sau đó bôi lên cơ thể một loại nước màu đỏ được làm từ hạtannatto nghiền nát ra pha với nước. Đó là cách để phụ nữ thu hút ánh nhìn từ đối phương.

Bên cạnh nghi lễ xỏ khuyên môi, người Zo’é còn duy trì một nghi lễ khác có tên "seh’py", là nghi lễ lớn nhất trong cộng đồng của họ, dùng để đánh dấu những sự kiện quan trọng như sinh - tử, một thiếu nữ lần đầu có kinh nguyệt haynghi thức săn lợn rừng đánh dấu sự trưởng thành của nam thanh niên trong bộ lạc. Trong nghi lễ này, người dân sẽ cùng tụ tập, uống loại rượu lên men từ rau củ tự nhiên, đàn ông và phụ nữ ca hát nhảy múa với nhau cả đêm. Vào lúc bình minh, nghi lễ kết thúc và những người đàn ông sẽ phải nôn hết ra những gì đã uống.

Giống như nhiều bộ lạc khác trên thế giới, người Zo’é cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ, đặc biệt liên quan tới vấn đề tuyệt chủng. Là một trong những bộ lạc bị cô lập nhất Brazil, người Zo’é cũng tò mò và mong muốn được tìm hiểu về thế giới bên ngoài.

Tháng 2/2011, lần đầu tiên một nhóm người Zo’é đã đặt chân tới thủ đô Brasilia của Brazil để đưa ra yêu cầu của họ với chính quyền. Bộ lạc Zo’é muốn có một chương trình giáo dục, đào tạo nhân viên y tế và các chương trình bảo vệ đất đai để nâng cao điều kiện sống của mình.

Theo Khánh Hằng/Khám phá

Có một nơi trên Trái đất không tồn tại sự sống.

Sự sống có thể tồn tại trong những môi trường khắc nghiệt trên Trái đất, từ sa mạc khô cằn hay vùng lãnh nguyên băng giá đến các miệng phun thủy nhiệt độc hại ở những vùng sâu nhất của đáy đại dương. Thế nhưng, các nhà khoa học không thể tìm thấy một sinh vật nào, dù chỉ là vi sinh vật, tồn tại tại một khu vực ở Ethiopia.

https://dulich.petrotimes.vn/

Theo kết quả nghiên cứu mới nhất vừa được đăng trên tạp chí khoa học Nature Ecology & Evolution, trái ngược với nghiên cứu trước đó, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm hơn và cuối cùng đưa ra kết luận rằng, không có sự sống ở Dallol. Một trong những nơi khắc nghiệt nhất của Trái đất, Dallol cực kỳ nóng, mặn và có tính axit. Các ao của nó chạy ngang một miệng núi lửa ở vùng trũng Danakil của Ethiopia.

https://dulich.petrotimes.vn/

Dallol là một núi lửa hình nón ở vùng trũng Danakil ở phía đông bắc dãy Erta Ale, được hình thành bởi sự xâm nhập của đá mắc-ma bazan vào trầm tích muối Miocene và các hoạt động thủy nhiệt sau đó.

https://dulich.petrotimes.vn/

Dallol là tên người Afar địa phương dùng để chỉ sự chết chóc, phân hủy. Nơi đây có vô số ao axit xanh (độ pH nhỏ hơn 1), oxit sắt, sulfur, cánh đồng muối.

https://dulich.petrotimes.vn/

Ngay cả vào mùa đông, nhiệt độ ban ngày ở Dallol có thể vượt quá 113 độ F. Một số hồ có độ axit và độ mặn có giá trị pH âm.

https://dulich.petrotimes.vn/

"Sau khi phân tích nhiễu mẫu hơn so với những thử nghiệm lần trước, với các phương pháp luận có độ chính xác cao và cách thức phù hợp để mẫu không bị hỏng, chúng tôi xác nhận rằng, không có vi sinh vật sống trong các ao mặn, nóng và độ axit siêu cao này cũng như trong các hồ muối giàu magiê”, tác giả nghiên cứu Purificacíon López García, nhà sinh học công tác tại Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp, nói.

https://dulich.petrotimes.vn/

Hiện tại, các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu các hồ để xác định thêm về giới hạn của cuộc sống.


https://dulich.petrotimes.vn/

https://dulich.petrotimes.vn/ Thu Hường





 

































































Không có nhận xét nào: