Trong quá trình thu dọn tàn tích tại cung điện cổ ở Quảng Châu, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã tìm thấy 'vua gạch' có niên đại 2.000 năm tuổi.
Được biết "vua gạch" này có xuất xứ từ một cung điện cổ được tìm thấy tại Quảng Châu vào năm 1995. Cung điện này thuộc quần thể tàn tích cung điện, công trình kiến trúc đá ngầm, vườn thượng uyển của hai thời kỳ nhà Triệu nước Nam Việt cho đến nước Nam Hán thế kỷ 10 tại kinh đô Phiên Ngung.
Di tích này còn có tên gọi là Nam Việt quốc cung thự di chỉ hay còn gọi là cung điện Phiên Ngung. Di chỉ tọa lạc tại vị trí của Công viên thiếu nhi Quảng Châu. Hiện trường khai quật hơn 350m2 chỉ chiếm một góc Đông Nam của công viên. Bộ phận tinh hoa nhất trong cung điện Phiên Ngung vẫn còn ở dưới lòng đất hơn 200.000m2.
Trong khuôn viên cung điện, các nhà khảo cổ tìm thấy vô số gạch ngói được xếp xung quanh các miệng giếng.
Đáng nói, các chuyên gia còn tìm được một viên "vua gạch" với trọng lượng lên tới 600kg, chiều dài và chiều rộng khoảng 1m. Thật khó có thể hình dung được làm thế nào mà người xưa có thể tạo ra một viên gạch ngói khổng lồ như vậy để lợp mái nhà.
Sau khi thẩm định, các chuyên gia đã phát hiện ra viên gạch này ẩn chứa một bí ẩn sâu xa. Bởi việc nung những viên gạch lớn như vậy phải cần tới nhiệt độ rất lớn nên người xưa hẳn phải rất khéo léo trong cách sử dụng lửa.
Các nghệ nhân cổ đại, với kỹ thuật cao siêu đã chọc một số lỗ vô cùng nhỏ trên hai mặt của viên gạch để quá trình nung nhiệt độ có thể tỏa ra đồng đều trên từng phần mà không gây biến dạng hay nứt vỡ.
"Vua gạch ngói" này còn lập thêm khá nhiều kỷ lục khác trong giới khảo cổ học.
Thứ nhất là hàm lượng oxit kim loại kiềm trong viên gạch đã vượt quá 14%, đây là hàm lượng lớn nhất trong số các vật liệu xây dựng được tìm thấy. Điều này thực sự là rất hiếm gặp.
Thứ hai, nhiệt độ được sử dụng để nung viên gạch khổng lồ này là rất cao, vượt quá con số 1000 độ C. Thứ ba là sự kết hợp phương pháp oxy hóa không khí đối với gạch ngói đỏ và khử lớp mèn kiềm với màu gạch ngói xanh.
Công nghệ chế tác này khó mô phỏng đến nỗi, các nhà khảo cổ học dù cố gắng thử nghiệm rất nhiều lần, thậm chí có cả sự trợ giúp của công nghệ hiện đại hay thậm chí là giảm bớt kích thước nhưng họ cũng không thể chế tác được viên gạch tương tự như vậy. Quả thực, trí tuệ của người xưa luôn khiến cho thế hệ con cháu chúng ta phải thán phục.
Chân tướng việc dùng người sống làm tượng đất nung: Tần Thủy Hoàng không hề hồ đồ.
Những bức tượng sống động như người thật
Theo các thông tin mà giới khảo cổ Trung Quốc có được đến thời điểm hiện tại, khu di tích lăng mộ Tần Thủy Hoàng có bốn hố có chôn các chiến binh đất nung. Trong đó, ngoại trừ hố số 4 bị nghi là chưa hoàn thành vì lý do thời gian, hơn 8.000 chiến binh và ngựa đất nung đã được khai quật trong ba hố còn lại.
Các chiến binh đất nung này, tất cả đều cao khoảng 1,8m, thân hình tráng kiện, nhưng mỗi người có một biểu cảm khuôn mặt khác nhau, các phụ kiện tóc khác nhau, cử chỉ và các chi tiết khác cũng rất khác nhau.
Hàng ngàn chiến binh đất nung và ngựa không giống nhau! Không chỉ vậy, những người chiến binh này còn mặc các loại trang phục khác nhau, kể cả kỵ binh và bộ binh.
Vậy những chiến binh này đã được tạo ra như thế nào?
Có hai phỏng đoán liên quan tới việc tạo ra các tượng đất nung. Thứ nhất, tượng đất nung được tạo ra từ những người sống – những người đã được chỉ định chôn theo Tần Thủy Hoàng khi ông ta chết đi.
Từ thời xa xưa, đặc biệt là từ thời nhà Chu, ở Trung Quốc đã tồn tại tập tục tuẫn táng. Trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ cũng đã tìm thấy số lượng lớn các hài cốt được cho là những người bị tuẫn táng cùng hoàng đế.
Đã có rất nhiều người chết khi xây dựng lăng mộ, vậy thì việc dùng người sống làm tượng đất nung là hoàn toàn có cơ sở.
Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng Tần Thủy Hoàng dù tàn độc, dù ham quyền lực ngay cả khi sang thế giới bên kia, nhưng cũng không phải là người hồ đồ đến mức sẵn sàng hy sinh cả một đội quân để làm tượng tuẫn táng.
Sau khi thống nhất Trung Quốc, ông ta luôn hy vọng về một Trung Quốc tồn tại mãi mãi, ông ta giữ lại các quý tộc và cũng không giết các khanh tướng công thần.
Các chuyên gia không muốn phá hủy tượng đất nung để trả lời câu hỏi này, cho nên cuộc tranh cãi mãi không có hồi kết.
Trùng tu tượng đất nung, chân tướng được hé lộ
Khi các chuyên gia sửa chữa lại một bức tượng đất nung, họ tiến hành chụp cắt lớp toàn bộ tượng. Bên trong bức tượng hoàn toàn rỗng.
Tin tức này lập tức tạo thành một cơn sóng với giới khảo cổ trong và ngoài nước. Vậy thì các thợ thủ công đã tạo nên các tác phẩm độc nhất vô nhị này như thế nào?
Hóa ra là các khung gốm đã được sử dụng trong quá trình tạo ra các chiến binh đất nung. Người thợ thủ công sử dụng khung gốm cho hầu hết các tượng, nhưng khi đến công đoạn tạo hình, họ lại tạo ra các chi tiết khác nhau để có được những chiến binh khác nhau.
Qua đây, có thể thấy Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế rất lý trí khi vẫn cố gắng bớt hao tổn sinh mạng quân đội vào công việc xây dựng lăng mộ của mình, không để mạng người bị phí phạm.
Một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Journal of Archaeological Science – tập san học thuật xuất bản hàng tháng về lĩnh vực khảo cổ học của Mỹ - đã hé lộ những khám phá thú vị về văn hóa tâm linh thời kỳ đồ sắt.
Theo đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu, phân tích hai trong số 15 ngôi mộ cổ được phát hiện vào những năm 1920 ở trang trại Valsgärde, ngoại ô thành phố Uppsala, miền trung Thụy Điển.
Cụ thể, hai ngôi mộ cổ là nơi an nghỉ của hai chiến binh từ thế kỷ thứ 7. Họ được chôn trong thuyền với mũ sắt bảo hộ, khiên và vũ khí được trang trí cầu kỳ, thậm chí có cả những mảnh ghép đồ chơi. Những chiếc thuyền chở hài cốt hai chiến binh có chiều dài mỗi chiếc khoảng hơn 9m, với 4-5 cặp mái chèo.
Hài cốt hai chiến binh được đặt nằm trên lớp đệm lót êm ái, được nhồi lông vũ của nhiều loại chim. Các nhà nghiên cứu tin rằng, người xưa chuẩn bị những món đồ trên với hy vọng hành trình đến cõi âm của người đã khuất được dễ dàng hơn.
Phân tích bằng kính hiển vi cho thấy, lông vũ trong đệm trải được lấy từ ngỗng, vịt, gà gô, quạ, chim sẻ, chim lội (chim đầm lầy) và cả cú đại bàng. Kỳ lạ hơn, trong một ngôi mộ, cón có một con cú đại bài Á – Âu bị cắt đầu. Xương ngựa và các động vật khác (gia súc, lợn, cừu, cú tuyết, gà gô đen, vịt, ngỗng và cá chó phương Bắc) cũng được tìm thấy gần thuyền khi chúng được chôn vào khoảng 1.400 năm trước. Ngoài ra còn có những món đồ tạo tác liên quan đến động vật, bao gồm 20 móng ngựa, một yên ngựa, bốn dây cương và 4-5 dây xích chó.
“Các chiến binh dường như được trang bị để chèo thuyền sang thế giới bên kia, đồng thời có thể lên bờ với sự hỗ trợ của những con ngựa. Chúng tôi đoán, việc lựa chọn lông vũ nhồi chăn có thể mang ý nghĩa sâu sắc, mang tính biểu tượng hơn”, Giáo sư Birgitta Berglund của Bảo tàng Đại học NTNU ở Trondheim, Na Uy cho biết.
Theo văn hóa dân gian Bắc Âu, lông vũ nhồi trong bộ chăn đệm cho người sắp chết rất quan trọng. Giáo sư Berglund giải thích, người xưa tin rằng, sử dụng lông gà nhà, cú, các loại chim săn mồi, bồ câu, quạ và sóc sẽ giúp kéo dài thời gian “chiến đấu” với tử thần. “Ở một số khu vực thuộc Bán đảo Scandinavia, lông ngỗng được xem là vật phẩm tốt nhất giúp linh hồn thoát khỏi cơ thể”, ông chỉ ra.
Những loại lông mềm trong các ngôi mộ ở Valsgärde, được xác định cổ xưa nhất được tìm thấy tại vùng Bán đảo Scandinavia, cho thấy, hai chiến binh thuộc tầng lớp cao nhất của xã hội thời kỳ đồ sắt nơi đây. Ông Berglund cho hay, những người Hy Lạo và La Mã giàu có đã nằm giường từ vai trăm năm trước đó, nhưng người giàu ở châu Âu có lẽ không sử dụng rộng rãi cho đến thời Trung cổ.
Ông Berglund tin rằng, con cú bị chặt đầu có ý nghĩa liên quan đến nghi lễ chôn cất. Theo các nhà nghiên cứu, việc nuôi các loài chim săn mồi như cú đại bàng từ lâu đã trở thành biểu tượng cho địa vị. “Có thể đầu của những con cú bị chặt để ngăn nó quay trở lại”, vị giáo sư liên hệ đến những thanh kiếm bị uốn cong trước lăng mộ từ thời Viking để ngăn người chết sử dụng vũ khí nếu họ quay về từ cõi chết.
Valsgärde bắt đầu được khai quật từ năm 1928 do các nhà khảo cổ từ Bảo tàng Đại học Uppsala ngày nay thực hiện. Tại đây phát hiện hơn 90 ngôi mộ từ thời kỳ đồ sắt, trong đó có 15 ngôi mộ của các chiến binh được chôn cất bằng hình thức thuyền táng từ cuối thời kỳ đồ sắt (570–1030 sau Công nguyên).
Hai ngôi mộ là trọng tâm của nghiên cứu mới có tên gọi là Valsgärde 7 và 8, đều có niên đại vào thế kỷ thứ 7. Theo Giáo sư Berglund, Valsgärde 7 được khai quật vào năm 1933, trong khi Valsgärde 8 được khai quật vào năm 1936.
Bên cạnh tiết lộ về nghi lễ chôn cất người chết thời kỳ đồ sắt, nghiên cứu mới còn để xác định lông vũ làm chăn đệm cho các chiến binh được nhập khẩu hay lấy từ các loại chim địa phương. Nếu là lông vũ nhập khẩu, đây sẽ mở ra giả thiết về một con đường thương mại lịch sử nào đó.
Đồng tác giả nghiên cứu, nhà sinh vật học Jørgen Rosvold, đến từ Viện Lịch sử Tự nhiên Na Uy (NINA), cho biết, làm ra vật liệu lông vũ rất tốn thời gian và đầy thử thách vì nhiều lý do. “Tôi vẫn ngạc nhiên về việc những chiếc lông vũ được bảo quản tốt bất chấp thực tế là chúng đã nằm dưới đất hơn 1.000 năm”, ông nói.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, lông vũ được lấy từ các loại chim khác nhau ở địa phương, không phải qua con đường nhập khẩu. “Những chiếc lông vũ cung cấp những quan điểm mới về mối quan hệ giữa con người và loài chim trong quá khứ. Các cuộc khai quật khảo cổ hiếm khi tìm thấy dấu vết của các loài chim ngoài những con được sử dụng làm thực phẩm”, ông Berglund kết luận.
Bí ẩn ngôi mộ cổ chứa hàng nghìn mảnh ngọc bích quý.
Trong quá trình tiến hành khai quật tại đoạn đầu của con đường tơ lụa ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy 27 ngôi mộ cổ. Bên trong những ngôi mộ này, họ đã tìm thấy tượng gốm và hàng nghìn mảnh trang phục bằng ngọc bích ở những ngôi mộ lớn nhất.
Các chuyên gia tại Viện Di tích Văn hóa và Khảo cổ Tây An cho biết: “Những ngôi mộ này, đặc biệt là những ngôi mộ lớn có thể là nơi an nghỉ của những có địa vị, chức tước cao thời đó.”
Việc trùng tu, phục dựng và nghiên cứu về 2.200 mảnh trang phục được làm từ ngọc bích sẽ là bằng chứng cung cấp những dự liệu quan trọng về hệ thống trang phục và nghi lễ mai táng thời nhà Hán. Triều đại nhà Hán kéo dài từ năm 202 TCN đến năm 220 SCN, thời gian này được coi là thời kỳ hoàng kim trong lịch sử Trung Quốc. Vào thời điểm đó, con đường tơ lụa đã bắt đầu được thiết lập và góp phần biến Tây An trở thành một trong bốn kinh đô lớn nhất Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét