a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Hai, 7 tháng 6, 2021

Những bí mật thú vị về Tử Cấm Thành

 Dân trí

 Tử Cấm Thành không chỉ là điểm tham quan nổi tiếng tại Bắc Kinh, mà còn được ví là cuốn sách giáo khoa lịch sử sống động của Trung Quốc.



Vẻ đẹp cổ kính của Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành được xây dựng từ năm 1406 đến năm 1420 và bao gồm 980 tòa nhà có tổng diện tích 720.000 m2 - gấp đôi diện tích của Vatican và gấp ba lần diện tích của điện Kremlin ở Moscow, Nga. Tử Cấm Thành được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1987 và cũng được tuyên bố là nơi bảo tồn các công trình kiến trúc bằng gỗ từ thời cổ đại lớn nhất thế giới.

90% mái nhà trong Tử Cấm Thành được sơn màu vàng. Màu vàng là một màu quan trọng trong tâm trí người dân Trung Quốc. Vào thời Tây Hán, Hoàng đế Lưu Biểu đã coi màu vàng là biểu tượng cho quyền lực tối cao của hoàng đế. Kể từ đó, màu vàng được coi là màu tôn vinh và được dành cho các hoàng đế Trung Quốc.

Tử Cấm Thành được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.

Việc trùng tu các cung điện cổ trong Tử Cấm Thành là một dự án phức tạp, mất nhiều thời gian. Năm 2017, 60% số phòng của Tử Cấm Thành mở cửa cho khách du lịch nhưng 40% số phòng vẫn bị cấm không được phép vào thăm. Tới năm 2018, hơn 80% số phòng được mở cửa cho công chúng.

Tử Cấm Thành có 9.999 căn phòng. Đây từng là nơi ở của 24 vị hoàng đế trong đó có 14 vị hoàng đế của nhà Minh và 10 hoàng đế của nhà Thanh. Một truyền thuyết kể rằng có 10.000 ngôi nhà trên thiên đường của Ngọc Hoàng. Các phòng của hoàng đế không thể bằng số lượng phòng Ngọc Hoàng nên hoàng đế đã quyết định xây dựng 9.999 phòng trong cung điện của mình.

Vẻ đẹp hoành tráng của Tử Cấm Thành

Hoàng đế Minh Thành Tổ bắt đầu xây dựng Tử Cấm Thành vào năm 1406 và dự án này tiếp tục trong 15 năm. Để xây dựng cung điện hoàng gia này, hoàng đế đã sử dụng 100.000 thợ thủ công xuất sắc và hơn một triệu lao động. Mặc dù nó đã được mở rộng hoặc xây dựng lại nhiều lần kể từ đó, nhưng bố cục cơ bản đã được hình thành ngay từ khi xây dựng lần đầu tiên.

Tử Cấm Thành có 9.999 gian phòng.

Có khoảng một triệu hiện vật được đặt trong bảo tàng Cố Cung trong Tử Cấm Thành được coi là Di sản Quốc gia của Trung Quốc và được chính phủ Trung Quốc bảo vệ.

Tử Cấm Thành là địa điểm nổi tiếng thu hút khách du lịch ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc. Đây là một trong những địa điểm đón nhiều khách du lịch nhất trên thế giới. Rất ít bảo tàng khác trên thế giới có bề dày lịch sử như Tử Cấm Thành.

Vĩnh Ngọc Theo Trippest 

Những lăng mộ cổ đại đều bị đóng chặt từ bên trong, làm thế nào để người thợ cuối cùng thoát ra?


Lăng mộ thời cổ đại, đặc biệt là lăng tẩm của hoàng thất đều được xây dựng với những thiết kế đầy bí ẩn mà đến thời nay chúng ta vẫn rất khó để tìm ra lời giải.

Như chúng ta đã biết, các bậc đế vương thời xưa rất coi trọng việc xây dựng lăng mộ. Họ bắt đầu xây dựng lăng tẩm từ khi mới lên ngôi. Một số người nghĩ, tại sao khi còn trẻ khỏe đã nghĩ đến việc xây lăng tẩm? Không phải đây là điềm dữ sao?

Tuy nhiên, hoàng đế cổ đại lại cảm thấy, chỉ cần lăng mộ được xây dựng hoành tráng nguy nga thì bản thân sau khi chết vẫn được sống trong nhung lụa. Chính vì vậy, hầu hết những lăng mộ của hoàng tộc hay quan lại thời xưa đều chứa đựng rất nhiều bảo vật quý giá, mong người đã khuất có thể hưởng sự sung túc vào kiếp sau.

Ngoài ra, do khoa học kỹ thuật khi đó chưa phát triển, không thể cơ giới hóa mà chỉ có thể dùng sức người nên việc xây dựng lăng mộ đòi hỏi rất nhiều tiền bạc, vật lực và cả nhân lực. Từ việc chọn địa điểm, thiết kế, triệu tập nhân công, chuẩn bị kinh phí, cuối cùng là thi công lăng mộ, mỗi khâu đều mất rất nhiều thời gian. Chính vì vậy, các hoàng đế cổ đại thường bắt đầu suy nghĩ về việc xây dựng lăng tẩm ngay khi vừa lên ngôi.

Mọi người sẽ thắc mắc một điều, khi lăng mộ dưới lòng đất được xây dựng và chôn cất xong, cửa lăng đều bị đóng chặt từ bên trong, những người thợ cuối cùng làm sao để thoát khỏi đó?

Theo "Sử ký" Tư Mã Thiên ghi lại, sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, Tần Nhị Thế đã chôn cất ông trong lăng mộ chính Tần Thủy Hoàng tự mình xây dựng khi còn sống. Tần Nhị Thế sợ rằng bí mật trong lăng mộ sẽ bị những người thợ thủ công phơi bày nên đã hạ lệnh bí mật giết chết toàn bộ người tham gia quá trình xây dựng. Những người này đều bị giam cầm và chết ngạt dưới lòng đất.

Trên thực tế, không chỉ có Tần Thủy Hoàng mà rất nhiều hoàng đế cổ đại đều dùng phương thức này để che giấu bí mật về lăng mộ dưới lòng đất của mình. Tất cả đều lo sợ vàng bạc châu báu sẽ bị đánh cắp.

Tránh việc tiết lộ bản thiết kế của lăng mộ, đồng thời bị bạc vàng làm mờ mắt, hầu hết những người thợ nắm được bí mật then chốt của lăng mộ sẽ bị sát hại hoặc bồi táng theo chủ mộ. Một số người thợ thủ công biết được số phận của người trước đây và hiểu rằng họ không thể thoát khỏi cái chết nên đã tìm cho bản thân một con đường sống.

Trước hết, nhìn lại cách xây dựng cổng của các lăng mộ thời nhà Minh, chúng ta sẽ hiểu những người thợ thủ công có thể thoát ra ngoài thế nào.

Minh Thần Tông và hai hoàng hậu của ông được chôn cất tại lăng Minh Định. Đây cũng là lăng mộ duy nhất trong mười ba lăng tẩm Hoàng gia tại Thập Tam Lăng được khai quật.

Sau khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa được thành lập, việc làm thế nào để vào lăng Minh Định là một bài toán khó đối với các nhà khảo cổ học. Từ ngoài nhìn vào, cổng lăng dưới lòng đất bị khóa hoàn toàn từ bên trong. Nếu dùng thuốc nổ sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho di tích.

Nhưng các nhà khảo cổ bỗng nảy ra một suy nghĩ: "Nếu không có ai khóa từ bên trong thì những người thợ thủ công chắc chắn có thể sẽ dùng một cơ chế bí ẩn nào đó đóng cánh cổng lại. Mọi chuyện không chắc đã giống như những gì trước đó đã nhận định, rằng sau khi cổng lăng khóa lại, tất cả thợ thủ công đều chết ngạt bên trong."

Đây là điểm mấu chốt chứa đựng trí tuệ của những người thợ thủ công. Chính là phương pháp thông qua lực chặn của khối đá trên cánh cổng. Khi đóng lại cổng lăng, đợi đến khi mọi người bên trong đã hoàn toàn đi ra, lợi dụng độ nghiêng và trọng lực tự nhiên, người ta để tảng đá chống vào vừa khớp thanh chốt cánh cửa lớn đóng kín từ bên trong, lợi dụng sức lực của viên đá để chặn cánh cửa.

Cơ chế "đá tự động"

Cổng lăng dùng một loại đá có tên gọi là "Đá tự động" chốt một cách chắc chắn. Những người thợ đã thiết kế một rãnh nhỏ trên nền đất. Sau khi đã đặt "Đá tự động" vào rãnh đó, người ta dựa vào khối đá vào cánh cổng và dần đóng lại. Người ở ngoài nếu không hiểu được cơ chế này rất khó để mở.

Những người thợ đã dùng phương pháp này để tránh khỏi kết cục bi thảm bị chôn sống trong lòng đất. Vào thời đó, người ta đã biết cách lợi dụng trọng lực, đồng thời cũng đã có thể ước tính sơ bộ tốc độ và thời gian rơi của khối đá nên đã giúp họ nhanh chóng thoát khỏi lăng mộ dưới lòng đất.

Theo: newqq

Vì sao những phi tần bị chôn sống cùng Tần Thủy Hoàng đều trong tư thế không khép chân?

Khi được giới khảo cổ tìm thấy, hầu hết hài cốt của các vị phi tần này đều trong tư thế không khép chân hoặc chân tay xiên xẹo. Vậy rốt cuộc họ đã gặp phải chuyện gì.
Trung Quốc cổ đại có một phong tục là tuẫn táng, một trong những tục chôn cất ghê rợn và đáng sợ nhất thời xưa, bắt nguồn từ quan niệm "trần sao âm vậy". Khi một người có quyền thế qua đời, ngoài việc chôn cất theo những vàng bạc châu báu, đồ đạc có gá trị, người ta còn chôn theo súc vật sống hoặc người sống để đảm bảo vẫn có người đi theo cùng hầu hạ, bảo vệ ở thế giới bên kia. Những người thường phải chịu tục tuẫn táng nhất chính là phi tần của nhà vua.Tục tuẫn táng xuất hiện từ thời nhà Chu và kết thúc vào thời của hoàng đế Khang Hi của nhà Thanh.
Từ triều đại nhà Hán đến nhà Nguyên, tục tuẫn táng rất ít khi diễn ra. Thời kỳ Tào Ngụy, trước khi chết, Tào Tháo có dặn thê thiếp không được tuẫn táng cùng mình, nếu họ muốn tái hôn thì cứ tái hôn. Tuy nhiên đến thời đại Tần Thủy Hoàng, tục tuẫn táng lên đến mức nhẫn tâm tột đỉnh. Số của cải và số người được chôn theo ông đến nay vẫn chưa đếm xuể. Ước tính, có ít nhất 70 phi tần được chôn trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Những phi tần bị ép theo tục tuẫn táng đều có kết cục vô cùng đáng thương. Dù có địa vị cao quý thế nào, có được hoàng đế sủng ái hay không, thì cái chết của họ đều rất bi thảm. Bởi trong thời đại phong kiến, phụ nữ không có quyền quyết định số phận của mình.

Bên cạnh đó, cũng có một số lý do khiến các vị phi tần bị ép tuẫn táng cùng hoàng đế. Một số phi tần có thể không được lòng người đứng đầu hậu cung, bị kẻ khác đấu đá, hoặc không có chỗ dựa phía sau. Một số phi tần có con trai được phong làm hoàng tử nhưng hoàng đế sợ sau khi mình băng hà, quyền lực sẽ bị tranh chấp hoặc chuyển giao nên phải tuẫn táng họ.

Vua Tần Thủy Hoàng

Theo sử sách, có rất nhiều cách để ép phi tần tuẫn táng của nhà vua. Ngoài việc bị chôn sống, họ có thể bị hạ độc, ép treo cổ đến chết trước khi chôn. Một số người biết không thể thay đổi được số phận nên đành tự tử trước khi đưa đi tuẫn táng.

Một trong những phương pháp hạ độc dã man nhất là đổ thủy ngân. Người Trung Quốc cổ đại tin rằng thủy ngân có tác dụng giúp cơ thể người chết không bị mục rữa, giữ được hình dáng nguyên vẹn sau khi chôn cất. Những phi tần bị chọntuẫn táng sẽ được đưa vào một căn phòng, cho uống trà có thuốc mê. Sau khi đã ngất đi, họ sẽ bị cắt một hình chữ thập trên đỉnh đầu, sau đó rót thủy ngân vào vết cắt rồi khâu vết thương lại. Lượng thủy ngân này sẽ ngấm vào người và khiến họ tử vong vì nhiễm độc.


Những phi tần đau khổ tột cùng khi bị ép tuẫn táng (Ảnh minh họa)

Trong lịch sử, Tần Thủy Hoàng là ông vua có tục tuẫn táng kinh hoàng nhất. Tất cả những phi tần từng theo ông mà chưa có con đều không được thả ra mà phải tuẫn táng.Nhiều sử sách mô tả khung cảnh ấy lúc cực kỳ bi thảm và kinh khủng:"Tiếng khóc làm rung động đất trời, ai vô tình nghe thấy cũng sợ đến bay cả hồn vía".

Sau này, giới khảo cổ đã khám phá lăng mộ của Tần Thủy Hoàng, ngoài những của cải và binh lính được chôn theo ông, người ta còn phát hiện một số lượng lớn hài cốt của phụ nữ. Những hài cốt này được xác định là phi tần và cung nữ bị tuẫn táng cung Tần Thủy Hoàng.

Tuy nhiên, giới khảo cổ học đã phát hiện một điều vô cùng kỳ lạ trên những hài cốt của phi tần này. Hầu hết các bộ hài cốt đều nằm ở tư thế không khép chân hoặc chân tay xiêu vẹo. Vậy tại sao lại có hiện tượng này, rốt cuộc các phi tần đã gặp phải chuyện gì khi còn sống mà chân không thể duỗi thẳng được?


Hài cốt những phi tần trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng hầu hết đều không khép chân.

Sau một thời gian tìm hiểu, các nhà khảo cổ học và nhà khoa học đã tìm ra đáp án. Thì ra trước khi chết, con người thường có nhiều hành động và động tác vô thức. Khi bị chôn sống trong hầm mộ mà không thể thoát ra được, họ chắc chắn đã trải qua những giây phút đau khổ, giãy giụa, gào khóc và vũng vẫy trong tuyệt vọng, những cơn vật vã đau đớn khi phải đối mặt với tử thần, dẫn đến những tư thế kỳ lạ sau khi chết.

 

Có thể nói, hình thức tuẫn táng là một trong những phong tục chôn cất phi nhân đạo và tàn khốc nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc. Rất nhiều mạng sống đã bị cướp đi chỉ vì ý muốn của nhà vua. Qua đó, người ta càng thương thay số phận của người dân đen và những người phụ nữ trong chế độ phong kiến.

THEO KHÁNH HẰNG/ THỜI ĐẠI PLUS




























Không có nhận xét nào: