a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2022

Lá Thư Từ Bên Kia Thế Giới.....


Bác sĩ Elizabeth Kübler-Ross, người tiền phong trong lãnh vực nghiên cứu về hiện tượng hồi sinh cho biết:

Con người sợ chết như con nít sợ ma, họ đã nhìn cái chết một cách sợ hãi, ghê tởm và cố gắng phủ nhận nó vì nó làm gián đoạn sự liên tục của đời sống. Nhưng nếu họ biết chấp nhận sự chết một cách bình thản, giản dị thì họ sẽ thấy chết là một sự kiện tự nhiên cũng như lúc sinh ra vậy. Bất kỳ lúc nào chung quanh chúng ta, sống và chết cũng luôn luôn tiếp diễn. Lá cây rụng để nhường chỗ cho những mầm non xuất hiện, hết mùa đông lại có mùa xuân. Một hiện tượng tự nhiên và cần thiết như thế không lẽ lại chẳng bao hàm một ý nghĩa thâm sâu nào đó? Phải chăng chính vì có sự chết mà sự sống hiện hữu, có sự xây dựng thì cũng phải có sự hủy diệt, đâu có gì tồn tại vĩnh viễn. Người ta không thể hiểu được ý nghĩa đích thực của sự sống nếu họ không chịu chấp nhận sự chết, và đã đến lúc người ta phải nghiên cứu cặn kẽ các sự kiện này chứ không thể chấp nhận những lý thuyết mơ hồ nào đó được.

Sau đây là tài liệu được trích lại từ cuốn La Revue Spirite:

**

Tình thương giống như đá nam châm, nó thu hút những người thương nhau thực sự, để họ tiến lại gần nhau, kế hợp với nhau. Nó là một mãnh lực bất diệt, mạnh mẽ, trường tồn và chính nhờ lòng thương này mà người ta có thể tìm gặp lại nhau trải qua không gian hay thời gian.

Bác sĩ Henri Desrives là một khoa học gia hoạt động, vui vẻ và yêu nghề. Như mọi nhà trí thức khác, ông sống một cuộc đời rất thực tế và không buồn lưu ý đến những điều mà khoa học chưa giải thích được. Ông không tin rằng có một linh hồn tồn tại sau khi chết vì thể xác chỉ là sự kết hợp của các vật chất hữu cơ và trí thông minh chẳng qua chỉ là sản phẩm của các tế bào thần kinh. Khi thể xác đã hư hoại thì trí thông minh cũng không thể tồn tại. Một hôm khi bàn chuyện với các con về đề tài đời sống sau khi chết, ông hứa sẽ liên lạc với các con nếu quả thật có một đời sống bên kia cửa tử.

Cậu con trai Piere Desrives, cũng là một y sĩ, đã nói: “Nếu đã chết, làm sao cha có thể liên lạc với con được?

Bác sĩ Henri suy nghĩ một lúc rồi trả lời: “Cha không tin có một đời sống hay cõi giới nào ngoài đời sống này nhưng nếu sau khi chết mà cha thấy được điều gì thì cha sẽ tìm đủ mọi cách để liên lạc với các con.

Vài năm sau, bác sĩ Desrives từ trần, các con ông vì bận việc nên cũng không để ý gì đến buổi bàn luận đó nữa.

Khoảng hai năm sau, một nhóm nhân viên làm việc trong bệnh viện lập bàn cầu cơ chơi, bất ngờ cơ bút đã viết: “Xin cho gọi bác sĩ Piere Desrives đến vì tôi là cha cậu đó và tôi có mấy lời muốn nhắn nhủ với các con tôi.

Được thông báo, bác sĩ Piere không tin tưởng mấy nhưng nhớ lại lời dặn của cha, ông bèn gọi các em đến tham dự buổi cầu cơ này. Một người cầm giữ đầu một sợi dây, đầu kia cột vào một cây bút chì và chỉ một lát sau cây bút đã tự động chạy trên các trang giấy thành bức thư như sau:

Các con thân mến,

Cha rất hài lòng đã gặp đủ mặt các con nơi đây. Gần một năm nay, cha có ý trông đợi để kể cho các con về những điều ở cõi bên này mà cha đã chứng kiến nhưng không có cơ hội nói lại cho các con biết.

Như các con đã biết, hôm đó sau khi ở bệnh viện về, cha thấy trong người mệt mỏi lạ thường, cha bèn lên giường nằm và dần dần lịm đi luôn, không hay biết gì nữa. Một lúc sau cha thấy mình đang lơ lửng trong một bầu ánh sáng trong suốt như thủy tinh. Thật khó có thể tả rõ cảm tưởng của cha khi đó, nhưng không hiểu sao cha thấy trong mình dễ chịu, linh hoạt, thoải mái chứ không bị gò bó, ràng buộc như trước. Các con biết cha bị phong thấp nên đi đứng khó khăn, vậy mà lúc đó cha thấy mình có thể đi đứng, bay nhảy như hồi trai tráng. Cha có thể giơ tay giơ chân một cách thoải mái, không đau đớn gì. Đang vẫy vùng trong biển ánh sáng đó thì bất chợt cha nhìn thấy cái thân thể của cha đang nằm bất động trên giường. Cha thấy rõ mẹ và các con đang quây quần chung quanh đó và phía trên thân thể của cha có một hình thể lờ mờ trông như một lùm mây màu xám đang lơ lửng. Cả gia đình đều đang xúc động và không hiểu sao cha cứ thấy trong mình buồn bực, khó chịu. Cha lên tiếng gọi nhưng không ai trả lời, cha bước đến nắm lấy tay mẹ con nhưng mẹ con không hề hay biết và tự nhiên cha ý thức rằng mình đã chết. Cha bị xúc động mạnh, nhưng may thay lúc đó mẹ con và các con đều lên tiếng cầu nguyện, tự nhiên cha thấy mình bình tĩnh hẳn lại như được an ủi. Cái cảm giác được đắm chìm trong những lời cầu nguyện này thật vô cùng thoải mái dễ chịu không thể tả xiết. Lớp ánh sáng bao quanh cha tự nhiên trở nên sáng chói và cả một cuộc đời của cha từ lúc thơ ấu đến khi trưởng thành bỗng hiện ra rõ rệt như trên màn ảnh. Từ việc gần đến việc xa, ngay cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất cũng đều hiện ra rõ rệt trong tâm trí của cha. Hơn bao giờ hết, cha ý thức tường tận các hành vi của mình, các điều tốt lành, hữu ích mà cha đã làm cũng như các điều xấu xa, vô ích mà cha không tránh được. Tự nhiên cha thấy sung sướng về những điều thiện đã làm và hối tiếc về những điều mà đáng lẽ ra cha không nên làm. Cả một cuốn phim đời hiện ra một cách rõ rệt cho đến khi cha thấy mệt mỏi và thiếp đi như người buồn ngủ.


Cha ở trong tình trạng vật vờ, nửa ngủ nửa thức này một lúc khá lâu cho đến khi tỉnh dậy thì thấy mình vẫn lơ lửng trong một bầu ánh sáng có màu sắc rất lạ không giống như màu ánh sáng lần trước. Cha thấy mình có thể di chuyển một cách nhanh chóng, có lẽ vì không còn xác thân nữa. Cha thấy cũng có những người đang di chuyển gần đó nhưng mỗi lần muốn đến gần họ thì cha lại có cảm giác khó chịu làm sao. Một lúc sau cha đi đến một nơi có đông người tụ họp. Những người này có rung động dễ chịu nên cha có thể bước lại hỏi thăm họ một cách dễ dàng. Một người cho biết tùy theo các rung động thích hợp mà cha có thể tiếp xúc được với những người ở cõi bên này. Sở dĩ cha không thể tiếp xúc với một số người vì họ có sự rung động khác với “tần số rung động” (frequency) của cha. Sự giải thích có tính cách khoa học này làm cha tạm hài lòng. Người nọ cho biết thêm rằng ở cõi bên này tần số rung động rất quan trọng, và tùy theo nó mà người ta sẽ lựa chọn nơi chốn mà họ sống. Cũng như loài cá ở ngoài biển, có loài sống gần mặt nước, có loài sống ở lưng chừng và có loài sống dưới đáy sâu tùy theo sức ép của nước thì ở cõi bên này, tùy theo tần số rung động mà người ta có thể tìm đến được các cảnh giới khác nhau. Sự kiện này làm cha cảm thấy vô cùng thích thú vì như vậy quả có một cõi giới bên kia cửa tử và cõi này lại có nhiều cảnh giới khác nhau nữa.


Khi xưa cha không tin những quan niệm như thiên đàng hay địa ngục nhưng hiện nay cha thấy quan niệm này có thể được giải thích một cách khoa học qua việc các tần số rung động. Những tần số rung động này như thế nào? Tại sao cha lại có những tần số rung động hợp với một số người? Người nọ giải thích rằng tùy theo tình cảm của con người mà họ có những sự rung động khác nhau; người có tình thương cao cả khác với những người tính tình nhỏ mọn, ích kỷ hay những người hung ác, không hề biết thương yêu. Đây là một điều lạ lùng mà trước nay cha không hề nghĩ đến. Cha bèn đặt câu hỏi về khả năng trí thức, phải chăng những khoa học gia như cha có những tần số rung động đặc biệt nào đó, thì người nọ trả lời rằng, khả năng trí thức hoàn toàn không có một giá trị nào ở cõi bên này cả. Điều này làm cho cha ít nhiều thất vọng. Người nọ cho biết rằng cái kiến thức chuyên môn mà cha tưởng là to tát chẳng qua chỉ là những mảnh vụn của một kho tàng kiến thức rất lớn mà bên này ai cũng có thể học hỏi được.


Người nọ nhấn mạnh rằng, điều quan trọng là con người biết làm gì với những kiến thức đó. Sử dụng nó để phục vụ hay tiêu diệt nhân loại? Sử dụng nó vào mục đích vị tha hay ích kỷ? Sử dụng nó để đem lại niềm vui hay để gây đau khổ cho người khác? Thấy cha có vẻ thất vọng, người này bèn đưa cha đến một thư viện lớn, tại đây có lưu trữ hàng triệu cuốn sách mà cha có thể tham cứu, học hỏi. Chưa bao giờ cha lại xúc động như vậy. Có những cuốn sách rất cổ viết từ những thời đại xưa và có những cuốn sách ghi nhận những điều mà từ trước tới nay cha chưa hề nghe nói đến. Sau một thời gian nghiên cứu, cha thấy cái kiến thức mà mình vẫn hãnh diện thật ra chẳng đáng kể gì so với kho tàng kiến thức nơi đây. Đến khi đó cha mới thấm thía điều người kia nói về khả năng trí thức của con người và bắt đầu ý thức về tần số rung động của mình.


Nơi cha đang sống có rất đông người, đa số vẫn giữ nguyên tính nết cũ như khi còn sống ở thế gian. Có người hiền từ vui vẻ, có người tinh nghịch ưa chọc phá người khác, có người điềm đạm, có kẻ lại nóng nảy. Quang cảnh nơi đây không khác cõi trần bao nhiêu; cũng có những dinh thự đồ sộ, to lớn; có những vườn hoa mỹ lệ với đủ các loại hoa nhiều màu sắc; có những ngọn núi rất cao hay sông hồ rất rộng. Lúc đầu cha ngạc nhiên khi thấy những cảnh vật này dường như luôn luôn thay đổi, nhưng về sau cha mới biết cảnh đó hiện hữu là do sức mạnh tư tưởng của những người sống tại đây. Điều này có thể giải thích giống như sự tưởng tượng ở cõi trần. Các con có thể tưởng tượng ra nhà cửa dinh thự trong đầu óc mình, nhưng ở cõi trần sức mạnh này rất yếu, chỉ hiện lên trong trí óc một lúc mà thôi. Bên này vì có những rung động đặc biệt nào đó phù hợp với sự rung động của tư tưởng làm gia tăng thêm sức mạnh khiến cho những hình ảnh này có thể được thực hiện một cách rõ ràng, chính xác và lâu bền hơn.


Các con đừng nghĩ rằng những người bên này chỉ suốt ngày rong chơi, tạo ra các hình ảnh theo ý muốn của họ; mà thật ra tất cả đều bận rộn theo đuổi các công việc riêng để chuẩn bị cho sự tái sinh. Vì mọi tư tưởng bên này đều tạo ra các hình ảnh nên đây là môi trường rất thích hợp để người ta có thể kiểm soát, ý thức rõ rệt hơn về tư tưởng của mình. Vì đời sống bên này không cần ăn uống, làm lụng nên người ta có nhiều thời giờ theo đuổi những công việc hay sở thích riêng. Có người mở trường dạy học, có kẻ theo đuổi các nghành chuyên môn như hội họa, âm nhạc, kiến trúc, văn chương thơ phú, v.v...


Tóm lại, đây là môi trường để họ học hỏi, trau dồi các khả năng để chuẩn bị cho một đời sống mai sau. Phần cha đang học hỏi trong một phòng thí nghiệm khoa học để sau này có thể giúp ích cho nhân loại. Càng học hỏi, cha càng thấy cái kiến thức khi xưa của cha không có gì đáng kể và nền y khoa mà hiện nay các con đang theo đuổi thật ra không lấy gì làm tân tiến lắm nếu không nói rằng rất ấu trĩ so với điều cha được biết nơi đây. Hiển nhiên khoa học phát triển tùy theo khả năng trí thức của con người, mỗi thời đại lại có những sự phát triển hay tiến bộ khác nhau nên những giá trị cũng vì thế mà thay đổi. Có những giá trị mà thời trước là khuôn vàng thước ngọc thì đời sau lại bị coi là cổ hủ, lỗi thời; và như cha được biết thì những điều mà ngày nay đang được người đời coi trọng, ít lâu nữa cũng sẽ bị đào thải. Tuy nhiên cái tình thương, cái ý tưởng phụng sự mọi người, mọi sinh vật thì bất kỳ thời đại nào cũng không hề thay đổi, và đó mới là căn bản quan trọng mà con người cần phải biết. Càng học hỏi cha càng thấy chỉ có những gì có thể tồn tại được với thời gian mà không thay đổi thì mới đáng được gọi là chân lý. Cha mong các con hãy suy ngẫm về vấn đề này, xem đâu là những giá trị có tính cách trường tồn, bất biến để sống theo đó, thay vì theo đuổi nhũng giá trị chỉ có tính cách tạm bợ, hời hợt.


Cha biết rằng mọi ý nghĩ, tư tưởng, hành động đều có những rung động riêng và được lưu trữ lại trong ta như một cuốn sổ. Dĩ nhiên khi sống ở cõi trần, con người quá bận rộn với sinh kế, những ưu phiền của kiếp nhân sinh, không ý thức gì đến nó nên nó khép kín lại; nhưng khi bước qua cõi bên này thì nó từ từ mở ra như những trang giấy phô bày rõ rệt trước mắt. Nhờ vậy mà cha biết rõ rằng hạnh phúc hay khổ đau cũng đều do chính ta tạo ra và lưu trữ trong mình. Cuốn sổ lưu trữ này là bằng chứng cụ thể của những đời sống đã qua và chính nó kiểm soát tần số rung động của mỗi cá nhân. Tùy theo sự rung động mà mỗi cá nhân thích hợp với những cảnh giới riêng và sẽ sống tại đó khi bước qua cõi giới bên này. Do đó, muốn được thoải mái ở cõi bên này, các con phải biết chuẩn bị. Cha mong các con hãy bắt tay vào việc này ngay. Các con hãy rán làm những việc lành, từ bỏ những hành vi bất thiện. Khi làm bất cứ việc gì, các con hãy suy gẫm xem hậu quả việc đó như thế nào, liệu nó có gây đau khổ hay tổn thương cho ai không? Đừng quá bận rộn suy tính những điều hơn lẽ thiệt mà hãy tập quên mình. Đời người rất ngắn, các con không có nhiều thời giờ đâu.


Khi còn sống, đã có lúc cha dạy các con phải biết đầu tư thương mại để dành tiền bạc vào những trương mục tiết kiệm, những bất động sản, những chứng khoán... nhưng bây giờ cha biết rằng mình đã lầm. Một khi qua đến bên đây, các con không thể mang những thứ đó theo được. Danh vọng, địa vị, tài sản vật chất chỉ là những thứ có tính cách tạm bợ, bèo bọt, đến hay đi như mây trôi, gió thổi, trước có sau không. Chỉ có tình thương mới là hành trang duy nhất mà các con có thể mang theo mình qua cõi giới bên này một cách thoải mái, không sợ hư hao mất mát. Tình thương giống như đá nam châm, nó thu hút những người thương nhau thực sự, để họ tiến lại gần nhau, kế hợp với nhau. Nó là một mãnh lực bất diệt, mạnh mẽ, trường tồn và chính nhờ lòng thương này mà người ta có thể tìm gặp lại nhau trải qua không gian hay thời gian. Chắc hẳn các con nghĩ rằng người cha nghiêm nghị đầy uy quyền khi trước đã trở nên mềm yếu chăng? Này các con, chỉ khi nào buông xuôi tay bước qua thế giới bên này, các con mới thực sự trải nghiệm được trạng huống của mình, tốt hay xấu, hạnh phúc hay đau khổ, thích hợp với cảnh giới thanh cao tốt lành hay những nơi chốn thấp thỏi xấu xa. Hơn bao giờ hết, cha xác định rằng điều cha học hỏi nơi đây là một định luật khoa học thật đơn giản mà cũng thật huyền diệu. Nó chính là cái nguyên lý trật tự và điều hòa hằng hiện hữu trong vũ trụ. Sự lựa chọn để sống trong cảnh giới mỹ lệ đẹp đẽ hay tăm tối u minh đều do những tần số rung động của mình mà ra cả và chính mình phải chịu trách nhiệm về cuộc đời của mình hay lựa chọn những nơi mà mình sẽ đến.


Khi còn sống cha tin rằng chết là hết, con người chỉ là sự cấu tạo của các chất hữu cơ hợp lại, nhưng hiện nay cha biết mình đã lầm. Cha không biết phân biệt phần xác thân và phần tâm linh. Sự chết chỉ đến với phần thân xác trong khi phần tâm linh vẫn hoạt động không ngừng. Nó đã hoạt động như thế từ thuở nào rồi và sẽ còn tiếp tục mãi mãi. Hiển nhiên cá nhân của cha không phải là cái thể xác đã bị hủy hoại kia mà là phần tâm linh vẫn tiếp tục hoạt động này, do đó cha mới cố gắng liên lạc với các con để hoàn tất điều mà cha đã hứa với các con khi xưa.


Cha nghiệm được rằng sự sống giống như một dòng nước tuôn chảy không ngừng từ nơi này qua nơi khác, từ hình thức này qua hình thức khác. Khi trôi chảy qua những môi trường khác nhau nó sẽ bị ảnh hưởng những điều kiện khác nhau; và tùy theo sự học hỏi, kinh nghiệm mà nó ý thức được bản chất thiêng liêng thực sực của nó. Cũng như sóng biển có đợt cao, đợt thấp thì đời người cũng có những lúc thăng trầm, khi vinh quang tột đỉnh, lúc khốn cùng tủi nhục, nhưng nếu biết nhìn lại toàn vẹn tiến trình của sự sống thì kiếp người có khác chi những làn sóng nhấp nhô, lăng xăng trên mặt biển đâu. Chỉ khi nào biết nhận thức về bản chất thật sự của mình vốn là nước chứ không phải là sóng thì các con sẽ ý thức được tính cách trường cửu của sự sống. Từ đó các con sẽ có một quan niệm rõ rệt rằng chết chỉ là một diễn tiến tất nhiên, một sự kiện cần thiết có tính cách giai đoạn chứ không phải một cái gì ghê gớm như người ta thường sợ hãi. Điều cần thiết không phải là trốn tránh sự chết hay ghê tởm nó, nhưng là sự chuẩn bị cho một sự kiện tất nhiên phải đến một cách thoải mái, ung dung vì nếu khi còn sống các con đã đem hết khả năng và phương tiện của mình để giúp đời, để yêu thương mọi loài thì lúc lâm chung, các con chẳng có gì phải luyến tiếc hay hổ thẹn với lương tâm cả.

Trước khi từ biệt các con, cha muốn nói thêm rằng hiện nay cha đang sống một cách thoải mái, vui vẻ và an lạc chứ không hề khổ sở.


Bác sĩ Henri Desrives

Nhà văn Nguyên Phong biên soạn và dịch thuật 


SƯU TẦM NHỮNG HÌNH ẢNH HIẾM CÓ TRÊN THẾ GIỚI...













































 

MẸ ĐẺ CỦA ĐIỆN THOẠI

 

Nổi tiếng xinh đẹp suốt 40 năm của thế kỷ XX, nhưng ít ai biết rằng, ngoài là ngôi sao của Hollywood, cô còn là một nhà khoa học nổi tiếng và được mệnh danh là "mẹ đẻ của điện thoại" ngày nay.

Heidi Rama (Hedy Lamarr), trước đây gọi là Hedwig Eva Maria Kiesler sinh ngày 9 tháng 11 năm 1914 tại Vienna, Áo. 

Cha cô là chủ ngân hàng của người Do Thái nổi tiếng trong nước và bà nội là một nghệ sĩ dương cầm.

Xuất thân từ một gia đình nổi tiếng, Heidi sống trong nhung lụa và được hưởng một nền giáo dục hoàn hảo. Tuy nhiên, trái tim cô có một dấu vết của cuộc nổi loạn. 

Năm 15 tuổi, để chống lại mong muốn của cha mẹ, cô đã bắt tay với giám đốc nhà hát nổi tiếng và đến Đức lập nghiệp.

Với vẻ đẹp nổi trội của mình, năm 1931, ở độ tuổi 16, cô bước vào Hollywwod với vai diễn đầu đời trong phim "Tiền đường phố". 

Bộ phim đã được đánh giá rất cao và cái tên Heidi Rama vụt sáng trở thành ngôi sao ăn khách nhất lúc bấy giờ.

Các năm tiếp theo, một công ty Séc đã mời cô đóng phim với thù lao rất hời, cam kết sẽ phủ sóng bộ phim trên toàn thế giới với điều kiện duy nhất là cô phải khỏa thân. 

Heidi Rama đồng ý và trở thành diễn viên khỏa thân đầu tiên trên thế giới. Nhưng do sức "nóng" của bộ phim qua lớn, các nhà bình luận đã đưa ra rất nhiều lời chỉ trích, bộ phim đã bị cấm ở nhiều quốc gia.

Tuy nhiên, đến năm 1937, 6 năm sau khi Heidi đóng phim, cô vẫn phá vỡ kỷ lục Hollywood về vẻ đẹp quý tộc, mặn mà và số lượng người hâm mộ trên khắp thế giới. 

Dù một số chuyên gia không đánh giá cao về khả năng diễn xuất sáng tạo của cô, nhưng Heidi quá đẹp, điều đó khiến khán giả chỉ chú trọng đến vẻ đẹp của cô mà không quan tâm đến diễn xuất. 

Bằng cách này hay cách khác, bộ phim của cô luôn đạt thành công vang dội. 

Suốt 40 năm giữa thế kỷ XX, Heidi là một hiện tượng sắc đẹp khiến rất nhiều báo đài và tạp chí tốn giấy mực. 

Người ta tung hô cô là "người phụ nữ đẹp nhất thế giới".

Tuy nhiên, Heidi than phiền rằng cô luôn luôn gặp rắc rối bởi vẻ đẹp của mình. 

Để chứng minh mình không phải là một "bình hoa di động", Heidi Rama đã bước chân vào con đường nghiên cứu khoa học 

- đó là bước ngoặt đúng đắn nhất cuộc đời cô.

Với vốn kiến thức tự tích lũy được nhờ tham gia các cuộc họp kinh doanh của chồng, cô đã học được cách kiểm soát tín hiệu vô tuyến đáng kinh ngạc. Nhưng các tín hiệu radio thu được thường xuyên bị chặn, Heidi đã nhận ra rằng, việc thay đổi thường xuyên các tần số vô tuyến để ngăn chặn sự xâm nhập của đối phương.

Đầu năm 1940, cô bắt tay cùng nhà soạn nhạc George thiết kế một hệ thống điều hướng máy bay. 

Cô đã phát minh ra một bộ điều khiển và ngư lôi được đặt bên trong máy bay. 

Để chắc chắn những thay đổi trong thứ tự tần số, Heidi và George đã cho nhảy tần số liên tục. 

Phát minh này thành công mỹ mãn, Heidi và George được tặng bằng sáng chế và họ quyết định tặng phát minh này cho chính phủ. 

Tuy nhiên, quân đội Mỹ đã từ chối thử phát minh trên và yêu cầu được bảo mật thông tin. 

Chính vì vậy, trong thời điểm đó, Heidi không nhận được sự công nhận công khai nào.

Đến những năm 1950, phát minh của Heidi đã được cải tiến và sử dụng rộng rãi trong các máy tính quân sự.

Kể từ đó, công nghệ này đã truyền cảm hứng cho rất nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực truyền thông, được áp dụng rộng rãi cho điện thoại di động, điện thoại không dây và nghiên cứu Internet...

Năm 1997, khi công nghệ thông tin liên lạc dựa trên phát minh của Heidi bắt đầu bước vào đời sống công cộng, cộng đồng khoa học đã nhớ đến Heidi năm đó 83 tuổi, và trao tặng danh hiệu "Electronic Frontier Foundation" của giải thưởng Pioneer. 

Tuy nhiên đến thời điểm này, bằng sáng chế đã hết hạn nên giải thưởng cũng không mang lại quyền lợi cho cô trong cuộc sống. 

Mặc dù vậy, cho đến ngày hôm nay, với phát minh của cô từ gần một thế kỷ trước, nhiều người vẫn khẳng định rằng, đó là tiền đề cho những phát minh lớn sau này. 

Có thể nói, Heidi là "Mẹ Đẻ" của điện thoại di dộng, những đóng góp của cô cho khoa học thế giới là những điều không phải ai cũng làm được.

Ngày 19/1/2000, Heidi Rama trút hơi thở cuối cùng trong căn hộ của mình ở Florida. 

Luật sư của cô cho biết: 

"Đối với tôi, cô ấy đã trở thành ngôi sao điện ảnh hoàn hảo nhất và luôn luôn sống ngẩng cao đầu". 

Nhiều năm sau ngày Heidi Rama mất, thế giới vẫn truyền nhau về những giai thoại của cô, về cuộc đời của người phụ nữ tài sắc nhất thế kỷ XX.

An Nguyên.

 

Hình ảnh ấn tượng về 'siêu trăng dâu tây' trên khắp thế giới.

Từ Frankfurt, New York đến Istanbul, Bắc Kinh, những người yêu thích thiên văn học có thể chiêm ngưỡng siêu trăng - một khung cảnh ấn tượng - trên đường chân trời.

Khi xảy ra hiện tượng siêu trăng, trăng tròn dường như lớn hơn bình thường và đôi khi có màu hơi cam. Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), hiện tượng siêu trăng xảy ra khi Mặt Trăng ở gần Trái Đất nhất. Trong ảnh, siêu trăng rọi sáng tượng Nữ thần Tự do ở New York (Mỹ).

Mặt Trăng đạt cực đại vào hôm 14/6. Hiện tượng này còn được gọi là "siêu trăng dâu tây (Strawberry Moon)" vì Mặt Trăng tròn vào thời điểm thu hoạch dâu tây ở Mỹ. Trong ảnh, những vật trang trí hình những con thú linh thiêng trên mái của Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh (Trung Quốc) được in bóng dưới ánh trăng hôm 14/6.

Ở Frankfurt (Đức), trăng nhô lên phía sau các tòa nhà tại khu vực gồm nhiều ngân hàng trong thành phố.

Ánh trăng chiếu rọi bức điêu khắc các thiên thần ở nhà thờ St. Isaak tại St.Petersburg (Nga) hôm 13/6.

Một siêu trăng xuất hiện phía sau tháp Galata ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 14/6.

Trăng tròn soi rọi thánh giá của nhà thờ St. Joseph ở Baghdad (Iraq).

Trăng tròn mọc giữa hai tòa tháp ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) vào hôm 14/6.

Mặt trăng chiếu sáng các cột trụ của ngôi đền cổ Poseidon ở Cape Sounion (Hy Lạp).

"Siêu trăng dâu tây" mọc sau ngôi làng Imerovigli trên miệng núi lửa Sandorini, thuộc quần đảo Cyclades của Hy Lạp vào ngày 14/6.

Trăng tròn bắt đầu lặn ở phía sau các thiết bị viễn thông trên đỉnh núi Feldberg gần Frankfurt (Đức) vào sáng 15/6.

Trăng tròn xuất hiện tại Marseille, miền Nam nước Pháp vào ngày 14/6.

Một siêu trăng chiếu rọi tác phẩm điêu khắc Vua Tomislav, vị vua đầu tiên của Croatia, ở trung tâm thành phố Zagreb vào ngày 14/6.

Bóng của mòng biển hiện rõ dưới ánh sáng của siêu trăng ở Rome (Italy) vào hôm 15/6.

Vân Đinh/Ảnh: AP


Những chi tiết “phản khoa học” thường thấy trên TV có thể khiến bạn gặp nạn!...


Ngay cả khi đó là một chương trình truyền hình thực tế về “thử thách sinh tồn”, thì những kỹ năng mà bạn học được cũng có thể lại chính là thứ khiến bạn gặp nạn, nếu rơi vào tình huống tương tự!

Đốt lửa trong hang đá hoàn toàn vô hại


Đốt lửa để sưởi ấm khi trú chân trong các hang, hốc đá nhỏ là chi tiết thường thấy trong phim ảnh về đề tài phiêu lưu, thám hiểm. Tuy nhiên, sẽ là một sai lầm “chết người” nếu bạn tin và bắt chước theo hành động này, khi ở trong tình huống tương tự!

Cụ thể, khi chúng ta đốt lửa, nhiệt lượng tỏa ra sẽ khiến các hòn đá ở nóc hang, vốn đang ẩm lạnh, bị giãn nở đột ngột. Trong trường hợp xấu nhất, viên đá sẽ bị vỡ ra, rơi xuống bên dưới và hoàn toàn có thể gây nguy hiểm cho bạn.

Chúng ta có thể dễ dàng sinh tồn giữa thiên nhiên hoang dã với kiến thức từ các chương trình thực tế.


Ngay cả những chương trình truyền hình thực tế theo dạng “thử thách sinh tồn”cũng có không ít những chi tiết dàn dựng. Hơn hết nhân vật chính không hề đi một mình mà còn có cả một ê kíp sẵn sàng hỗ trợ trong các tình huống xấu. Vì vậy, dù nắm vững tất cả mọi kiến thức sinh tồn được dạy từ những chương trình kiểu này, bạn cũng không nên nghĩ rằng, mình có thể sống tốt một thời gian dài giữa thiên nhiên hoang dã!

Mọi nguồn nước đều an toàn khi được nấu sôi.


Cũng trong các bộ phim về đề tài phiêu lưu thám hiểm, chúng ta còn có thể nhận thấy rằng, tất cả các thứ nước được tìm thấy sẽ đều an toàn tuyệt đối nếu được đun sôi!

Thực tế, nhiệt độ cao chỉ có thể tiêu diệt các vi sinh vật. Còn đối với nhiều hóa chất hay nguyên tố độc hại (ví dụ: kim loại nặng), việc bạn đun sôi nước trong thời gian bao lâu cũng không ảnh hưởng gì đến độc tính mà chúng gây ra cho cơ thể.

Do đó, nếu ở trong trường hợp nêu trên, tốt nhất bạn cần lọc lượng nước mà mình tìm thấy qua một miếng vải sạch, sau đó đem đun sôi, cuối cùng chờ những chất cặn bẩn lắng xuống đáy rồi mới nên uống.

Khi bị lạc, cứ đi về phía hạ lưu dòng sông thì sớm hay muộn cũng đến được khu dân cư

“Sớm hay muộn” chính là điểm mấu chốt ở tình huống này. Logic của các bộ phim không hề sai, bởi các khu dân cư thường tập trung ở gần sông để thuận tiện trong việc khai thác nước. Vấn đề là ở chỗ bạn cần đi bộ bao lâu để đến được đó, bởi nếu không may mắn thời gian có thể lên đến hàng tuần.

Do đó, quy tắc đầu tiên khi bị lạc là hãy ở yên tại chỗ; cố gắng tìm cách giữa ấm, đảm bảo an toàn cho bản thân và chờ đội cứu hộ đến!

Điều đầu tiên khi bị lạc ở sa mạc là tìm nguồn nước

Không thể phủ nhận được rằng, nước chính là thứ quý giá nhất đối với chúng ta trên sa mạc. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa đây là thứ mà bạn phải ngay lập tức đi tìm kiếm khi bị lạc giữa sa mạc cát, như điều mà chúng ta thấy trong các bộ phim.

Ở hoàn cảnh này, điều đầu tiên chúng ta cần làm chính là tránh cái nóng thiêu đốt của sa mạc, bằng cách trốn dưới các tảng đá, gốc cây và chỉ đi tìm nguồn nước hay khu dân cư khi màn đêm buông xuống!

Bị thương thì cứ băng thật chặt để cầm máu.

Cảnh này quen quá đúng không? Nhân vật chính trúng đạn ở tay, được đồng đội xé vải băng thật chặt, thế là sống.

Nhưng tình huống thực tế thì không được màu hồng như vậy đâu. Nếu băng đủ chặt để máu không chảy đến thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đã cắt luôn tuần hoàn máu của bộ phận đó. Điều này khiến cho cả khu vực có nguy cơ bị hoại tử, phải cắt bỏ luôn sau đó. Thậm chí, một số người còn bị truỵ tìm vì áp lực máu dồn quá nhiều lên các vùng khác.

Phương pháp băng chặt chỉ có thể dùng trong trường hợp máu chảy quá nhanh. Ngoài ra, cách một khoảng thời gian cần phải nới lỏng để máu lưu thông, nuôi dưỡng phần bị thương.

Trong sa mạc, cần phải tiết kiệm nước triệt để.


Đây cũng là điều đúng, nhưng nếu cảm thấy khát thì bạn cũng nên tìm lấy một bóng râm mà bổ sung nước đi thôi. Nếu cố chấp phơi nắng và đẩy bản thân đến giới hạn chịu khát, bạn có thể bị sốc nhiệt, say nắng và mất ý thức.

Có thể ăn cá sống để tồn tại

Một số bộ phim từng đề cập về việc con người buộc phải ăn cá sống khi lạc trên đảo hoang. Điều này cũng không sai, nhưng đó là trong trường hợp bạn không thể làm khác được, vì rủi ro mang lại là rất lớn.

Đúng là con người vẫn ăn hải sản tươi sống (như sushi của Nhật Bản), nhưng nguồn hải sản bạn vẫn ăn đã được kiểm định kỹ càng. Còn ngoài tự nhiên thì khác hẳn. Bạn sẽ không thể biết bên trong con cá vừa bắt có chứa vi khuẩn hay ký sinh trùng gì, có gây ngộ độc hay không.

Hơn nữa trong các tình huống sinh tồn, cần nhớ rằng bạn không hề có thuốc, cũng không thể đến bệnh viện. Việc để bản thân nhiễm bệnh vì thế sẽ là điều tối kỵ.

Để giảm thiểu rủi ro, mọi thứ cần được làm chín qua lửa, trừ hoa quả.

Cởi quần áo và nằm ôm nhau để ấm hơn

Những bộ phim tiếp tục là nguồn cung cấp kiến thức thiếu thực tế hoặc không đầy đủ cho người xem. Ta thường thấy khi nhân vật nữ chính bị lạnh, nhân vật nam chính sẽ chủ động cởi quần áo của cả hai để truyền hơi ấm cho nhau, sau đêm mặn nồng nữ chính khoẻ trở lại một cách thần kỳ. Dù lý thuyết này về cơ bản là đúng nhưng nó lại thiếu một số yếu tố rất quan trọng đi kèm.

Đầu tiên cả hai phải sử dùng nhiều lớp che phủ xung quanh người, và quan trọng nhất là một trong hai người chưa bị hạ thân nhiệt hoặc tê cóng hoàn toàn. Nếu đã bị hạ thân nhiệt, điều tốt nhất họ cần làm là đến gần lửa và uống chất lỏng ấm, thay vì nằm ôm nhau để cuối cùng cả hai đều bị mất nhiệt.

Lầm tưởng này xảy ra phổ biến đến mức khoa học có một thuật ngữ cho nó"paradoxical undressing" (cởi quần áo ngược đời). Cụm từ nổi tiếng trở lại sau khi các nhà khoa học kiểm tra 33 trường hợp tử vong do hạ thân nhiệt từ tháng 11 đến tháng 1/1979 ở Thụy Điển. Điểm chung là những nạn nhân đều quyết định cởi quần áo vào phút cuối, điều này không giúp ích gì mà chỉ đẩy họ đến cửa tử nhanh hơn.

Uống nước từ cây xương rồng giúp giảm tình trạng mất nước

Trong một số trường hợp, chất lỏng từ xương rồng thậm chí gây tê liệt tạm thời.

Khi xem các bộ phim sinh tồn trên sa mạc, chúng ta thường bắt gặp cảnh nhân vật chính uống nước từ các loài thực vật xung quanh, chủ yếu là cây xương rồng. Từ đó ta tự nhận định, khi bị mất nước tốt nhất là tìm cây xương rồng. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo, vì chứa nhiều loại axit và alkaloid mà hệ tiêu hóa con người khó xử lý nên chất lỏng từ cây xương rồng có thể gây buồn nôn kèm tiêu chảy ngay lập tức.

Hai tình trạng trên đều khiến cơ thể mất nước nhanh, đe doạ đến tính mạng của bạn. Trong một số trường hợp, chất lỏng từ xương rồng thậm chí gây tê liệt tạm thời. Nếu có bị mắc kẹt ở sa mạc, hãy cẩn thận với tất cả nguồn nước từ thực vật!

Rút vũ khí khỏi chỗ bị đâm

Các đạo diễn Hollywood thường để nhân vật chính rút dao hoặc kiếm ra khỏi cơ thể ngay sau khi bị đâm, mặc dù hành động này đẩy cao trào cho bộ phim nhưng nó khiến khán giả có hình dung sai về những tình huống như vậy.

Chuyên gia y tế khuyên rằng nếu không may bị đâm hãy giữ nguyên vị trí của vật đó và di chuyển đến bệnh viện để bác sĩ kịp thời can thiệp. Trong trường hợp tự ý rút, bạn có thể rơi vào tình trạng mất máu quá nhiều từ vết đâm, vì vật nhọn lúc này đóng vai trò như van khóa ngăn không cho máu chảy ra.

Ống dẫn điều hòa không khí là một trong những con đường dễ dàng để đột nhập vào các tòa nhà.

Chắc hẳn trong chúng ta, ai cũng ít nhất một lần xem Paul Blart: Mall Cop, với nhân vật chính của chúng ta là anh hùng Mall Cop do Kevin Jame thủ vai (trong cả hai phần phim năm 2009 và 2015). Tuy nhiên, có những cảnh quay cho thấy anh ta dù sở hữu thân hình có phần thừa cân nhưng vẫn có thể chui qua được đường ống thông hơi, thoáng khí của trung tâm thương mại.

Tuy nhiên các lối thông gió ngoài thực tế lại không hề giống với những gì chúng ta thường thấy trong phim, ở những tòa nhà lớn, hệ thống đường điều hòa và thoáng khí có thể lớn như trong phim, nhưng nó lại có rất nhiều chướng ngại vật như quạt gió. Ngoài ra cấu trúc của nó cũng không đủ mạnh để cho những người đàn ông trưởng thành có thể di chuyển thuận lợi trong đó, bởi vậy nếu di chuyển trong đó, bạn có thể rơi bất cứ lúc nào.

Hơn nữa, có rất nhiều bụi bẩn và mảnh vụn bên trong bộ phận thông hơi, và nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp của bạn, nên có thể bạn sẽ không có cơ hội đi ra ngoài nếu chẳng may tò mò chui thử vào bên trong xem nó như thế nào.

Bạn có thể chạy nhanh hơn một vụ nổ khổng lồ.

Cảnh "chạy trốn khỏi một vụ nổ" luôn là một trong những điểm nhấn ấn tượng của mọi bộ phim hành động. Những anh hùng như James Bond và Jason Bourne thường được xem là có thể vượt qua những vụ nổ chết người một cách dễ dàng.

Trong cuộc sống thực, các vụ nổ thường có những chất nổ như TNT hoặc C-4. Những vật liệu như vậy gây ra vụ nổ khi chúng kết hợp với oxy. Hãy lấy C-4 làm ví dụ. Khi được đánh lửa bằng ngòi nổ, nó sẽ đốt cháy và giải phóng nhiều khí với một lực lớn.

Những luồng khí này nhấn chìm không gian xung quanh trong tích tắc và phát nổ, trong một vụ nổ đủ mạnh, nó có thể thổi bay người, cây cối, ô tô và mọi thứ khác trên đường đi của nó.

Vì vậy, bạn có thể chạy nhanh hơn một vụ nổ trong cuộc sống thực không? Câu trả lời là không! Nhưng nó cũng có thể phụ thuộc vào khoảng cách của bạn với vụ nổ và tốc độ bạn chạy. Trong trường hợp nổ C-4, khí được giải phóng với tốc độ đặc biệt 26.400 feet/ giây (khoảng 8km/s), và nuốt chửng mọi thứ trên đường đi của nó. Do đó, nếu bạn ở khoảng cách với các vụ nổ như những nhân vật chính trong các bộ phim hành động, chắc chắn bạn sẽ không thể chạy thoát được.

Chỉ mất vài giây để hạ gục ai đó bằng một chiếc giẻ tẩm chloroform.

Giẻ tẩm chloroform là một vũ khí phổ biến được sử dụng trong các bộ phim Hollywood, và chức năng của nó chính là khiến cho mục tiêu bị bất tỉnh hay đánh gục một người theo cách không gây nguy hiểm đến tính mạng.

Một miếng vải tẩm chloroform được đắp lên miệng ai đó, và người đó bất tỉnh trong vài giây. Trong thực tế, mọi thứ diễn ra theo chiều ngược lại. Các nhà khoa học ước tính rằng gần như không thể làm mất khả năng phản kháng của một người nào đó theo cách này.

Trên thực thế, chloroform có thể được sử dụng để đánh bất tỉnh mọi người, nhưng sẽ phải mất ít nhất năm phút kể từ khi hít chất này trực tiếp từ những tấm vải.