a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2022

THẤY HẾT RỒI NÊN KHÔNG CẦN GÕ CỬA

 


Một cô gái xinh đẹp ở khách sạn trong khu nghỉ mát.
Sáng sớm, ngủ dậy, vừa thay xong quần áo, cô đã thấy anh phục vụ bưng bữa điểm tâm vào phòng.
- Trước khi vào phòng anh phải gõ cửa chứ! - cô gái kêu lên. - Nhỡ tôi không mặc quần áo thì sao?
- Cô yên tâm. Tôi nhìn qua lỗ khóa từ nãy, thấy cô mặc xong quần áo tôi mới vào đấy chứ.

🤣🤣🤣🤣🤣🤣
(DieuLe_St)

Bị đàn bà xỏ mũi
Sau một vụ tai nạn giao thông của một người đàn ông và một người phụ nữ, cả hai chiếc xe đều bị hỏng. Xe của người đàn bà và người đàn ông đâm nhau. Cả hai chiếc xe đều bị hỏng nhưng may mắn là họ không hề bị thương. Sau khi quan sát hai chiếc xe một vòng, người đàn bà nói:– Ông là đàn ông còn tôi là phụ nữ, điều đó thật là thú vị. Hãy nhìn xem xe của chúng ta, không còn gì cả, nhưng thật là may mắn là chúng ta đều không bị sao. Đó thật sự là ý của thượng đế khiến chúng ta gặp nhau trong hoàn cảnh này để trở thành bạn và sống chung với nhau. Anh có đồng ý không?
Người đàn ông vui vẻ trả lời: – Tôi hoàn toàn đồng ý, đó thật là chủ ý của thượng đế. Người đàn bà nói tiếp:– Hãy nhìn xem này, lại còn một kỳ tích khác nữa. Xe của tôi đã nát hết rồi nhưng chai rượu trong xe tôi không hề bị vỡ nát, đây chắc chắn là ý của thượng đế muốn chúng ta uống để chúc mừng tương lai sau này. Người đàn bà cầm chai rượu đưa cho người đàn ông. Ông này gật đầu lia lịa tỏ vẻ tán thành và cầm chai rượu uống một hơi thật dài. Sau đó trả lại cho người đàn bà. Bà này lập tức đậy nút chai rượu và đưa lại cho người đàn ông. Người đàn ông ngạc nhiên hỏi:
-Bà không uống chút nào sao? Người đàn bà đáp:
-Không, tôi nghĩ tôi nên chờ cảnh sát đến.

SƯU TẦM

AI THÀNH TÂM THÌ THIỆN NGỘ!
Hắn có một đồng môn An Lộc cũng một thời ngon lành trên trận địa, cũng giác ngộ, thành tâm đến với cửa thiền, cũng tu học tại xứ không có sư quốc doanh ở tận Bhutan...thầy có dặn hắn nếu có sang cửa thiền nơi thầy trụ trì khỏi cần đem nhang đèn cứ cúng phật một cặp Martel tối thiểu cũng là V.S.O.P, còn không cứ vác XO sang cho thơm chính điện. Hắn mà có nói điêu thì bị thụt lưỡi( cái lưỡi không xương này với hắn rất quan trọng). Ca dao về rượu hắn cũng nhặt được một bồ, thả vài đoạn cho vui.
Chung nhau mấy chén rượu đầy
Không say men rượu lại say men tình.
Rượu nào là rượu chẳng nồng
Trai nào chẳng khoái Lan, Hồng, Cúc, Mai
Rượu ngon cái cặn cũng ngon
Thương em chẳng luận chồng con mấy đờị.
Ở đời chẳng biết sợ ai,
Sợ thằng say rượu nói dai tối ngày.
Qua những câu ca dao về rượu, ta thấy rượu cũng quan trọng trong đời sống phong tục, tập quán. Có ai dám nói cái điều này không đúng; rượu là "số dách" đó :
Thứ nhất là rượu ngà ngà
Thứ nhì là ở đường xa mới về
Lấy chồng trà rượu là tiên,
Lấy chồng cờ bạc là duyên nợ nần.
Có chồng say như trong chay ngoài bội,
Ngó vô nhà như đám hội Trùng Dương!
Con tằm bối rối vì tơ;
Anh say vì rượu, em ngẩn ngơ vì tình.
Hắn nói làm xàm về rượu nhưng hắn cũng thành tâm với rượu như sư cụ bảo : Đến với đạo có nhiều đường. Ta ăn chay, tụng kinh, niệm Phật. Ngươi uống rượu, đọc thơ, nói lời tử tế. AI THÀNH TÂM THÌ THIỆN NGỘ!
Phật tại tâm, ai thành tâm là có trái tim bồ tát
Ara
AI THÀNH TÂM THÌ THIỆN NGỘ!
Nghe đài nói ở Bhutan chùa thật không phải chùa giả, sư thật không phải sư quốc doanh, tu thật không phải tu lưu manh, nên vợ mình dắt mình sang gửi tu học kết hợp cai rượu.
Sau khi nghe vợ mình trình bày tiểu sử rượu bia của mình, nhà sư nhân từ hỏi:
- Ngươi uống rượu có thích không?
- Thưa thầy thích, rất thích
- Ngươi uống rượu có ngon không?
- Thưa thầy ngon, rất ngon.
- Rượu chỉ mang đến cảm xúc vậy thôi sao?
- Thưa còn nữa, mỗi lần uống rượu con thấy vui tươi, hoan lạc, yêu đời, yêu người, yêu thương, độ lượng, tha thứ, hào hiệp. Có chai rượu ngon con gọi bạn bè đến, có món ăn ngon con mời bạn bè đến. Uống rượu, đọc thơ và nói những lời tử tế.
- Thôi ngươi hãy về đi, đừng đến đây gặp ta làm gì nữa.
- Thầy không nhận những thằng uống rượu làm đệ tử phải không thầy?
- Không, ta tu tập 50 năm để được sống thích thú, vui tươi, hoan lạc, yêu đời, yêu người, độ lượng, tha thứ, hào hiệp nhưng vẫn chưa đạt đến cảnh giới đó. Còn ngươi chỉ uống rượu lại đạt đến cảnh giới cao nhất của đạo.
- Nhưng thưa thầy con muốn học đạo.
- Đến với đạo có nhiều đường. Ta ăn chay, tụng kinh, niệm Phật. Ngươi uống rượu, đọc thơ, nói lời tử tế. AI THÀNH TÂM THÌ THIỆN NGỘ!
Nói xong nhà sư quay lưng đi, để lại mình bơ vơ trong sân tu viện.
Vợ mình dắt mình về, nói từ nay sẽ cho thêm tiền mua rượu.
SƯU TẦM



















ĐÊM KHÔNG NGỦ - NGUYÊN LẠC




 

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2022

QUẺ DỊCH – Cách lập & Giải đoán - NGUYÊN LẠC HD 61-68


[TRÍCH ĐOẠN]

MỤC LỤC
Lời nói đầu
Phần thứ nhất: NHẬP MÔN KINH DỊCH/ ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẺ DỊCH
I. Kinh Dịch
II. Thuật ngữ cần nhớ
III. Ý nghĩa các hào
IV. Quy tắc cần nhớ
Phần thứ hai: BÓI QUẺ DỊCH
I. Nghi thức bói và luật cảm ứng
II. Các phương pháp lập quẻ Dịch
III. Giải đoán quẻ
Phần thứ ba: PHỤ CHÚ
I. Phương pháp lập quẻ bằng thẻ tre
II. Bấm độn
Phần thứ tư: ÔN TẬP
I. Nước Việt của Câu Tiễn
II. Lập quẻ Dịch
III. Giải quẻ
IV. Chuyển đổi quẻ
LỜI KẾT

***

Lời nói đầu:

Bói Dịch không phải là mê tín, nó là khoa học. Có thể gọi là khoa học huyền bí. Vì vậy, Tiến sĩ Phân tâm học C.G. Jung (ông cùng với S. Freud là một trong những thủy tổ của khoa Phân Tâm Học, nghiên cứu về tiềm thức của loài người) năm 1949 đã dùng bói Dịch để biết việc quảng bá và giới thiệu Dịch (I Ching) từ tiếng Đức sang tiếng Anh có được thuận lợi hay không?. Bói được rất tốt, ông tiến hành và Dịch đã trở thành kinh điển cho các học giả và các trường đại học Tây Phương học hỏi!
Có 2 lý do để tôi viết tiểu luận này:
1/ Chúng ta chỉ sợ những gì mình không hiểu: Thí dụ như sợ Ma, vì chúng ta không biết rõ Ma là gì?. Nếu biết thì sẽ không sợ. Cũng vậy, chúng ta sợ chết, vì không biết chết ra sao, sau khi chết như thế nào?. Nếu chúng ta biết rõ thì chắc chúng ta cũng sẽ không sợ. Đó là lý do Phật giáo khuyên chúng ta nên tìm hiểu về sự chết (Tử)
Tôi viết tiểu luận này mong độc giả tìm hiểu rõ về Bói Dịch, không sợ nó nữa, để các ông thầy Bói toán, Phong thủy (giả), vì tư lợi, không còn “hù” ta được nữa. Bói Dịch mà vì tư lợi sẽ không bao giờ linh ứng.
2/ Kinh Dịch là 1 trong 5 Kinh chính của triết lý Đông Phương. Các nhà trí thức (Nho gia) xưa phải lào thông nó mới có thể đi thi. Điều đó chứng tỏ nó rất quan trọng. Bói Dịch rất khó hiểu đối với các người trẻ, người mới bắt đầu. Ngay cả sách được cho là kinh điển của cụ Ngô Tất Tố, phần giải thích về bói cũng rất khó hiểu. Tôi mong làm nó đơn giản hơn, dễ hiểu hơn để giúp các bạn trẻ, ai muốn tìm hiểu sẽ dễ dàng hơn, hầu mong giữ gìn những quý giá của ông cha không bị mai một!
Lại nữa, ý của Dịch cho rằng: con người tự mình vẫn có thể sửa đổi được số mạng của mình một phần nào; thế thì tại sao chúng ta không tự tìm hiểu, tự bói quẻ tìm phương thức đối ứng, mà phải nhờ người khác làm thay cho mình? Biết chắc họ thật sự là bậc thức giả không? Ở đời, biết đâu hư biết đâu thực, biết đâu chân biết đâu giả.

.

PHẦN THỨ NHẤT

NHẬP MÔN KINH DỊCH
ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẺ DỊCH

 

I. KINH DỊCH

Kinh Dịch là một trong ba bộ kinh cổ nhất của Trung quốc, sau Kinh Thi và Kinh Thư, nhưng nguồn gốc của nó (tức bát quái) thì có thể sớm hơn, vào cuối đời Ân, khoảng 1.200 năm trước Tây Lịch.
Nó không do một người viết, mà do nhiều người góp sức trong một ngàn năm, từ Văn Vương nhà Chu mãi đến đầu đời Tây Hán.
Điều kỳ dị nhất của Dịch là nó chỉ dựng trên thuyết âm dương, trên một vạch liền ____ tượng trưng cho dương, một vạch đứt __ __ tượng trưng cho âm. Hai vạch đó chồng lên nhau, đổi lẫn cho nhau nhiều lần thành ra tám hình bát quái, rồi tám hình bát quái này lại chồng lẫn lên nhau thành sáu mươi bốn hình mới: Lục thập tứ quái.
Dùng sáu mươi bốn hình này người ta sẽ diễn giải được tất cả các quan niệm về vũ trụ, nhân sinh. Từ những hiện tượng trên trời dưới đất, những luật thiên nhiên cho tới những công việc thường ngày như trị nước, ra quân, trị nhà, cưới hỏi, ăn uống, xử thế…
— Mới đầu chỉ có lưỡng nghi: dương (vạch liền: ___ ) và âm (vạch đứt: _ _ )
— Bên dương, nếu lấy dương chồng lên dương, rồi lấy âm chồng lên dương, chúng ta sẽ được hai hình tượng:
– (vạch dương/ vạch dương): thái dương
– (vạch âm/ vạch dương): thiếu dương
Bên âm cũng vậy, nếu lấy âm chồng lên âm, rồi lấy dương chồng lên âm, chúng ta sẽ được hai hình tượng nữa:
– (vạch âm/ vạch âm): thái âm
– (vạch dương/ vạch âm): thiếu âm
Như vậy được bốn hình tượng, gọi là tứ tượng.
Tứ tượng có tên: Thái dương, thiếu dương, thái âm, thiếu âm
— Sau cùng, lấy dương lần lượt chồng lên cả bốn hình trên, chúng ta sẽ được 4 hình:
Ly (Li), Càn (Kiền), Tốn, Cấn.
Rồi lấy âm lần lượt chồng lên cũng cả bốn hình đó, chúng ta sẽ được thêm 4 hình nữa:
Chấn, Ðoài (Đoái), Khảm, Khôn.

Sự hình thành bát quái
Sự hình thành bát quái

Như vậy được hết thảy 8 hình gọi là bát quái (tám quẻ). Mỗi quẻ có 3 vạch (gọi là 3 hào), xuất hiện lần lần từ dưới lên trên. Cho nên khi gọi tên hào, khi đóan quẻ, phải đếm và xét từ dưới lên trên: Hào dưới (cũng là hào 1), rồi lên hào 2, hào 3…

[HẾT TRÍCH]

Quẻ Dịch F1

Đọc toàn bộ sách hoặc Download xin theo links dẫn dưới đây:

Hoặc:

QUẺ DỊCH-Cách lập và Giải đoán

______________________

Phụ lục:

@ Về Bác sĩ Nhân Tử NGUYỄN VĂN THỌ (1921-2014)

Bác sĩ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ sinh ngày 15 tháng 12 năm 1921 tại Chi Long, Hà Nam, Bắc Việt. Tốt nghiệp Đại học Y khoa Hà Nội năm 1952. Phục vụ ngành Quân Y từ năm 1952 đến năm 1965 với cấp bậc Thiếu Tá và giữ chức vụ Chỉ huy Tổng Y Viện Duy Tân (Đà Nẵng) từ năm 1956 đến 1963. Từ năm 1967 cho đến 1975, Bác sĩ là Giáo sư trường Đại học Saigon và Minh Đức (Saigon), phân khoa Văn Khoa: dạy Triết Học Đông Phương, đặc biệt có giảng dạy thêm về Kinh Dịch. Năm 1960 tác giả được trao giải thưởng văn chương Tinh Việt Văn Đoàn qua tác phẩm Trung Dung Tân Khảo.
Năm 1982 Bác sĩ cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ và lấy bằng Bác Sĩ Y Khoa tương đương tại Hoa Kỳ vào năm 1983. Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ từng là cộng tác viên của nhiều nguyệt san tại Việt Nam, Hoa Kỳ, Canada, Đức, Úc và đã hoàn tất 18 tác phẩm với khoảng 7000 trang về hai đề tài chính là Triết Học Đông Phương và Tôn Giáo Đối Chiếu (Khổng Học Tinh Hoa, Chân Dung Khổng Tử, Dịch Kinh Đại Toàn, Phật Học Chỉ Nam, Lão Trang Giản Lược, Đạo Đức Kinh Đường Vào Triết Học Và Đạo Học v.v…)
Lúc ở California thập niên 1980, bác sĩ Thọ có mở lớp dạy Kinh Dịch miễn phí vào cuối tuần tại chùa Việt Nam (12292 Magnolia St, Garden Grove, CA 92641). Lớp dạy phải giải tán vì bác sĩ Thọ bị tai biến mạch máu não năm 1989.
Bác sĩ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ tạ thế ngày 07 tháng 01 năm 2014 tại Issaquah, WA, USA, hưởng thọ 93 tuổi.
Link trang web BS Nhân tử Nguyễn Văn Thọ
– Văn hóa Đông phương (Có bộ sách Dịch Kinh đại toàn E – Book)
http://nhantu.net/

.

Nguyên Lạc  HD 61-68


 

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2022

TẢN MẠN VỀ TRÀ (Khảo Luận) – E Book. NGUYÊN LẠC


[TRÍCH ĐOẠN]
.
Giới thiệu:

Ông bà ta có câu “Khách đến nhà không trà thì rượu”. Với nhiều người, uống trà không chỉ đơn thuần là giải khát, mà còn là thú vui tao nhã thưởng thức hương vị thơm, ngọt, chát, nồng của ” Dịch thể ngạnh ngọc bào” – bọt của chất lỏng màu ngọc bích (Tên người xưa gọi nước trà). Trà, rượu và cà-phê là 3 thức uống hầu như hiện nay ai cũng yêu thích. Đối với cụ Trần Tế Xương thì: “Một trà, một rượu, một đàn bà/ Ba cái lăng nhăng nó quấy ta”. Về “yêu trà”, tôi xin dẫn ra đây vài lời của nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh, trong chương sách Nghệ Thuật Yêu Trà của bà, đại khái:

   – “Yêu là cả một nghệ thuật, mà đã là nghệ thuật thì cần phải có sự nghiên cứu kỹ càng, và sự hướng dẫn chu đáo. Muốn yêu ai thì cần phải tìm hiểu tính tình, biết cả từ tính tốt đến tính xấu, những ưu khuyết điểm, xét xem có thích hợp với mình không. Khi đã biết rõ rồi mới yêu thì tình mới bền. Trà cũng như người, cổ nhân gọi trà là Tình Nhân, và ngày xưa cũng như bây giờ có những người yêu trà, chờ đợi giờ phút được ngồi cạnh ấm trà như chờ đợi giờ phút hò hẹn với người yêu”- (Minh Đức Hoài Trinh)

Ngồi cạnh ấm trà một mình vào buổi sáng tinh sương hay với tri kỷ trong đêm khuya, thì không cần phải dùng đến lời nói; đọc cho nhau nghe một câu thơ, hay mỗi người nói một mẩu chuyện rồi thả tâm tư suy nghĩ; chẳng cần bàn cãi nhiều lời, khói trà và hương trà sẽ đưa hai tâm tư đến cùng một điểm. Hai người tri âm tri kỷ đã trở thành một.

Chúng ta hãy cùng nhau nhắp một chén trà. Ánh sáng xế trưa đương chiếu vào bụi trúc, dòng suối đương róc rách vui tai, và tiếng ngàn thông đương rì rào trong ấm trà của chúng ta. Hãy thả hồn mơ vào chỗ vô thường, tha thẩn trong cái vẻ cuồng dại mỹ miều của vạn vật.

Lý Chi Lai, (Lichilai) một kẻ yêu trà,  một thi sĩ đời Tống đã cho rằng, đời có 3 mối hận nhất là: “Những thanh niên ưu tú bị hư hỏng vì một chế độ giáo dục sai lầm; những bức danh họa bị mất giá trị vì những kẻ phàm phu tục tử tán thưởng; và những cánh trà ngon bị hao phí quá nhiều vì những bàn tay bất tài vầy vò”.

Trà không có cái tính chất tự tôn xằng như của rượu, tự ý thức như của cà phê, hay ngây thơ khờ khạo như của ca cao – (Bảo Sơn – Trà Đạo, dịch từ cuốn The Book of Tea của Okakura Kakuzo)
….
[NGƯNG TRÍCH]
.
Các bạn có nhã hứng đọc toàn bộ sách hoặc Download, xin theo link dưới đây:
https://t-van.net/nguyen-lac-tan-man-ve-tra-khao-luan/?fbclid=IwAR2J5zD-28ESCJssym7WKIwdvuk971WJrCyKKriupQhfTSSpp-5WELizPXA
hoặc:
https://nguyenlac.wordpress.com/2022/10/29/nguyen-lac-tan-man-ve-tra-khao-luan-e-book/
.
Nguyên Lạc 
CHS. Hoàng Diệu 61-68