a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Ba, 30 tháng 11, 2021

GỞI LẠI EM...




 

" TÌNH HUỐNG BẤT KHẢ KHÁNG " (!)

 

Chuyện xảy ra tại một trường Đại học . Sắp hết giờ giảng, Giáo sư bỗng đề nghị với các sinh viên :
- Tôi cùng mọi người thử một trắc nghiệm nho nhỏ, ai muốn cùng tôi thử nào ?
Một nam sinh viên bước lên . Giáo sư nói :
- Em hãy viết lên bảng tên 20 người em khó có thể rời bỏ .
Chàng sinh viên làm theo , trong số tên đó có tên của bạn bè, hàng xóm và người thân .
Giáo sư nói :
- Em hãy xóa tên của một người mà em cho là ít quan trọng nhất !
Chàng sinh viên liền xóa tên của người hàng xóm
Giáo sư lại nói :
- Em hãy xóa thêm một người nữa !
Chàng sinh viên xóa tiếp tên của một đồng nghiệp .
Giáo sư nói tiếp :
- Em hãy xóa thêm một người nữa đi . Một người không quan trọng nhất trong cuộc đời .
Chàng sinh viên xóa tiếp . Cuối cùng trên bảng chỉ còn lại ba tên Bố Mẹ , Vợ và Con .
Cả giảng đường im phăng phắc . Mọi người lặng lẽ nhìn vị giáo sư , cảm giác dường như đây đơn thuần không còn là một trò chơi nữa rồi. Giáo sư bình tĩnh nói tiếp :
- Em hãy xóa thêm một tên nữa !
Chàng sinh viên chần chừ , rất khó khăn mới đưa ra được lựa chọn . Anh đưa viên phấn lên và gạch đi tên của Bố Mẹ mình
-Hãy gạch đi một cái tên nữa đi ! Tiếng của vị giáo sư lại vang lên bên tai .Chàng sinh viên sững lại rồi như một cái máy , từ từ rồi kiên quyết gạch đi tên của đứa con trai . Và anh bật khóc thành tiếng , dáng điệu vô cùng đau khổ .
Vị giáo sư chờ cho anh chàng sinh viên bình tĩnh lại hồi lâu và hỏi :
- Lẽ ra người thân thiết nhất với em phải là Cha mẹ và đứa con , bởi Cha mẹ là người sinh thành và dạy dỗ em nên người , còn đứa con là do em dứt ruột sinh ra . Còn người Vợ thì có thể tìm người khác thay thế được . Vậy tại sao với em người vợ lại là người khó rời xa nhất ? .
Cả giảng đường im lặng chờ nghe câu trả lời .
Chàng sinh viên bình tĩnh và từ tốn nói :
- Theo thời gian Cha mẹ cũng sẽ rời bỏ em mà đi , con cái khi trưởng thành cũng chắc chắn sẽ bỏ em mà đi . Người luôn ở bên em làm bạn với em suốt đời chỉ có vợ ! .
Vị giáo sư mỉm cười quay xuống nói với cả giảng đường :
- Đây là lựa chọn mà tôi muốn nói với các bạn .
Nói xong vị giáo sư quay lại giang tay ôm lấy chàng sinh viên đang giàn giụa nước mắt và thì thầm :
-Cảm ơn lựa chọn của em . Thực ra em chọn sai rồi , nhưng vì vợ tôi đang ngồi ở phía dưới nên tôi đành phải tán thành
Chàng sinh viên nghe vậy bật khóc nức nở và cũng rỉ tai tai ông thầy:
- Thưa thầy vợ em cũng đang ngồi ở phía dưới (!)

Sưu Tầm

1. Kia mới là chồng tôi

Đôi nam nữ đang ngồi ăn trong nhà hàng. Từ góc phòng, anh hầu bàn nhìn thấy người đàn ông đột nhiên từ từ tuột khỏi ghế, trong khi đó người phụ nữ vẫn vô tư chả biết gì.
Anh này theo dõi cho đến khi người đàn ông biến mất sau tấm khăn trải bàn. Bà vợ thì vẫn nhìn xa xăm đâu đó, không hề chú ý. Lo lắng, anh ta đến bên con người vô tâm kia, thông báo:
- Xin lỗi, thưa bà, tôi nghĩ chồng bà vừa trượt khỏi ghế và ngã xuống gầm bàn rồi ạ.
Không nhìn anh ta, bà này trả lời qua kẽ răng:
- Anh ta không sao đâu. Chồng tôi đang vừa bước vào cửa kia kìa.
 
2. Mua thuốc tránh thai để ngủ ngon


Một người phụ nữ cao tuổi đã đến văn phòng bác sĩ địa phương và yêu cầu: "Tôi muốn có một ít thuốc tránh thai".
Bác sĩ suy nghĩ ít phút và sau đó nói:
- Xin lỗi, bà Glenwood, nhưng bà 80 tuổi.
- Nó giúp tôi ngủ ngon hơn - Người phụ nữ trả lời.
Bác sĩ suy nghĩ trong vài giây và tiếp tục:
- Làm thế nào thuốc tránh thai giúp bà ngủ ngon hơn?
Người phụ nữ nói:
- Tôi đặt chúng trong nước cam của cháu gái của tôi, và tôi ngủ ngon hơn vào ban đêm.
 
3. Vào phòng khám còn hơn đi khách sạn


Có hai cụ già tới phòng khám nọ. Trước cửa phòng khám treo biển chuyên liệu pháp cho sex.
Bác sĩ trực hỏi:
- Cháu có thể giúp gì cho hai cụ?
Cụ ông phều phào:
- Ông có thể để chúng tôi cùng vào phòng bên, chúng tôi sẽ quan hệ. Ông hãy nghe tiếng thở của chúng tôi được không?
Bác sĩ hơi bị ngạc nhiên, nhưng cũng đồng ý. Khi hai người “làm việc” xong, bác sĩ nói:
- Với nhiều năm kinh nghiệm trong chuyện này, cháu chắc chắn là hai cụ không có vấn đề gì cả.
Rồi ông bác sĩ thu của họ 20 nghìn đồng.

Cách vài hôm, hai cụ già lại dắt nhau tới, xin “vào phòng bên cạnh” như lần trước. Bác sĩ lại phán không có vấn đề và thu 20 nghìn đồng.
Chuyện ấy xảy ra vài tuần liền. Đến một hôm, bác sĩ không thể kìm nén được bèn hỏi:
- Chính xác thì các cụ định khám cái gì vậy?
Cụ ông cười nhe lợi:
- Chúng tôi không định khám gì cả. Tôi và bà ấy vốn là người tình cũ, 50 năm rồi mới gặp nhau.
- Thì sao ạ?
- Bà ấy đã có chồng, tôi đã có vợ nên chúng tôi không thể tới nhà bà ấy được, cũng không thể tới nhà tôi. Khách sạn luôn đòi 90 nghìn một lần như vậy. Nhà nghỉ cũng đòi tới 50 nghìn. Chúng tôi thực hiện việc ấy ở đây với 20 nghìn đồng và còn lấy lại 10 nghìn từ bảo hiểm y tế nữa chứ!
-Dạ, con chịu thua Ba với Má.

Sưu Tầm

SỐNG ẢO !!!


Vợ tôi còn 19 ngày , 9 tiếng nữa là gia nhập Hội người cao tuổi, nhưng mụ bảo không thích vào cái Hội ấy vì mụ nghĩ mình còn trẻ.Tôi và mụ đã có cháu nội, cháu ngoại, con dâu , con rể đầy đủ. Cả tôi và mụ cũng không còn trẻ trung gì, cả một đời mụ vất vả vì chồng con nên nhan sắc cũng tàn tạ theo tháng ngày…Vả lại mụ không phải là típ người giữ được dung nhan “vượt thời gian”, nhìn cũng thương! Con người ta có nhiều cách để níu kéo thanh xuân nhưng cách của mụ thì không thể chấp nhận được…

Mới đây, con gái tặng mụ một chiếc xờ-mát-phôn rất hiện đại, nó còn cài đặt cả phần mềm chỉnh sửa ảnh rất chuyên nghiệp, khỏi nói mụ vui như thế nào, mụ cười toe toét…

Từ ngày có cái xờ-mát-phôn mới, mụ xao nhãng nhà cửa. Buổi sáng, mụ đi tập thể dục quanh hồ với hội bạn già đến tận trưa mới về vì các mụ bận seo-phì.

Nhìn các mụ tạo hình, tạo dáng “diễn” như tuổi xì- tin phát gai cả mắt, nhưng không dám nói, tôi mà mở mồm là mụ “nhảy” vào thò chân ra ngay... Tôi bèn chặn trang của mụ kết bạn với mình để đỡ chướng tai gai mắt, nhưng mụ phát hiện và bắt nối lại, tôi đành phải nghe lời mụ cho êm cửa, êm nhà.

Tôi còn phải tích cực “comment” thật ướt át nữa chứ không mụ lại chê tôi :

Bụt nhà không thiêng.

Các mụ chụp, rồi “post” ảnh lên, ngồi chat chit đợi “like, share, comment…"

Nhờ cái công nghệ chỉnh sửa hiện đại ấy mà mụ nào nhìn cũng trẻ ra đến hai, ba chục tuổi. Tóc bạc, da mồi, răng xỉn… biến đi đâu mất chỉ còn những cô nàng ngoài 30 xinh tươi, nõn nà, đến ngay cả như thằng tôi mà còn không nhận ra người vợ “tay ấp đầu gối” của mình đâu nữa, nói gì đến Cộng đồng mạng.

Các mụ làm quen với một nhóm trai trẻ, ngày nào cũng chat chit đến tận khuya…

Trưa hôm ấy, tôi và mụ đang cho thằng cháu nội ăn trưa, có tiếng chuông bấm cửa, tôi nhìn lên màn hình , thấy một chàng trai trẻ, liền hỏi:

- Cậu gặp ai?

Cậu ta trả lời :

- Cháu chào bác, cháu muốn gặp con gái bác , em Huệ!

Huệ là tên mụ ấy. Nick name là “White Huệ”…chết không kia chứ ! Tôi hiểu liền câu chuyện….Nhân lúc, mụ đang lúi húi cho cháu ăn, không để ý, tôi liền bấm cửa mở mời cậu ta vào nhà để “bóc phốt” mụ và “dạy” cho mụ một bài học . Chàng trai bước vào, thấy tôi và vợ, liền hỏi :

- Cháu chào bác trai! Chào bà! Em Huệ đi vắng ạ ?

Lúc này, vợ tôi không phải là cô nàng ngoài 30 nữa mà là một bà lão ngoài 60, đầu bù tóc rối , quần áo xộc xệch, da dẻ nhăn nheo… Mụ có vẻ bất ngờ và bối rối, nhưng trấn tĩnh được ngay và nhanh nhảu:

- Huệ nào ? Cậu nhầm địa chỉ rồi.

Tôi định mở mồm nhưng mụ đã đá vào chân tôi, ra hiệu im lặng, tôi chỉ cười không dám hó hé gì, không khéo , tí nữa khách ra khỏi cửa là lại phải “chịu trận” cuồng phong. Thôi , tốt nhất là im lặng cho lành !

Tôi bâng quơ hỏi

- Thế sao cậu biết địa chỉ của cô gái mà tìm đến nhỉ

- Dạ, cô ấy seo phì trước nhà, cháu đọc được số.

Chàng trai ấy ngập ngừng :

- Chắc cháu lộn địa chỉ, nhà cô ấy không thuê người giúp việc!

Tôi không nhịn được cười, phải giả vờ đưa tay nhổ râu…

Chàng trai vừa ra khỏi cửa mụ thốt lên :

- Gớm ! Tìm được đến đây cơ à !

Dại của các mụ giải trí chat, chit trên face lại lộ địa chỉ thật của mình. Mà thôi như thế cũng may, để cho mụ vợ tôi xuống mặt đất, suốt ngày mụ ở trên mây, trên mạng , mệt lắm !

Sưu Tầm

Dụ dỗ

Cá voi đực, có vẻ bối rối, bơi lòng vòng quanh cá voi cái và dụ dỗ: "Em có biết là hàng trăm quốc gia, những tổ chức bảo vệ môi truờng, các nhà lãnh đạo lớn nhỏ, rồi cả hàng trăm triệu người trên thế giới đang làm mọi việc... để đảm bảo sự tồn tại của loài mình. Vậy mà em... em lại bảo là đêm nay em nhức đầu, nghĩa làm sao?


Dành cho đàn bà.


Có anh bợm nhậu đi nhầm vào phòng vệ sinh nữ.
Một bà ở trong đó thấy anh ta nên nói:
- Ở đây dành cho đàn bà!
Anh ta cứ tự nhiên mở khóa quần và nói:
- Cái này cũng dành cho đàn bà.

Suýt huỷ hoại cuộc đời vì lời nói dối của hàng xóm.


Bác sĩ hỏi một bệnh nhân trẻ đang nằm bất động vì gãy chân: "Tại sao anh nhảy qua cửa sổ?".

- Vì cô gái nhà kế bên của tôi nói dối.

Bác sĩ trợn mắt:

- Chỉ vì một lời nói dối mà anh định hủy hoại cả cuộc đời mình sao?

Bệnh nhân lắc đầu:

- Không phải vậy! Cô ấy nói là chồng mình đi vắng, nhưng khi chúng tôi đang ở trong phòng thì anh ta lại bất ngờ quay về...

- !?!

Bị đuổi về vì trả lời đúng câu hỏi khó của thầy giáo.

Một ngày nọ, Tèo đi học về rất sớm. Mẹ cậu thấy lạ liền hỏi:

- Sao hôm nay con về sớm thế?

Tèo trả lời:

- Bởi vì con là người duy nhất trả lời được câu hỏi của thầy.

Mẹ Tèo vui sướng hỏi:

- Ôi con trai mẹ hôm nay thông minh thế? Thầy hỏi gì nào?

Tèo nhún vai:

- Dạ thầy hỏi ‘Sáng nay ai đi học trễ và trèo rào vào lớp?’.

- !!!

Đám cưới hỗn loạn vì tưởng tình nhân xuất hiện.

Trước khi chính thức cử hành hôn lễ, người chủ trì nói to với tất cả mọi người trong hội trường:

- Thưa quý vị, trước khi giây phút thiêng liêng nhất của ngày hôm nay bắt đầu, còn ai ở đây có điều gì muốn nói cùng với cô dâu chú rể hay không?

Cả hội trường đang im lặng thì đột nhiên trở nên huyên náo, lộn xộn khi một người phụ nữ dẫn theo một đứa trẻ chừng ba tuổi tiến về phía trước. Mọi người vô cùng ngạc nhiên, mặt chú rể xanh mét, cô dâu thậm chí sốc đến mức ngất xỉu. Người chủ trì cố giữ giọng bình tĩnh hỏi người phụ nữ:

- Cô gái, có chuyện gì muốn nói cùng với cô dâu chú rể ư?

Người phụ nữ cười bối rối:

- Không có gì cả, thật ngại quá, tại ngồi ở hàng ghế cuối không nghe được gì cả nên hai mẹ con cháu lên đây tìm chỗ khác thôi ạ!

- !!!


Cứ tưởng bạn thân quen được hoa khôi.


Tý và Tồ đang ngồi tán dóc cùng nhau trong sân trường thì bỗng dưng có một cô nàng xinh đẹp đi ngang qua.

Tồ hích tay Tý:

- Con bé đó trông đáng yêu quá mày ha!

Tý nhìn theo dáng cô nàng, cười đáp:

- Con bé đó là hoa khôi của trường chứ đâu. Tao lạ gì, cả năm nay ngày nào tao chả nhắn tin với em ý.

Tồ ngạc nhiên:

- Thôi đừng chém gió! Cỡ mày làm gì có cửa chứ!

Tý cười hềnh hệch:

- Thề, tao nói thật. Ngày nào tao cũng gửi tin nhắn, chẳng qua gần một năm qua em ý chưa chịu hồi âm thôi.

- !!!

Sưu Tầm














Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2021

NHỮNG QUE DIÊM KHÔNG CHÁY - Nghi Phương -

Quyên – vợ tôi mất mới đó mà đã hơn một năm. Nhanh quá. Mới ngày nào tôi còn ra vô tất tả trong bệnh viện để chăm sóc cho Quyên. Ấy thế mà... Cứ mỗi tối đi làm về ngang qua con đường dẫn vào bệnh viện là tôi lại se lòng. Vẫn là cái ông gác cửa người da đen trong bộ đồng phục cứng đờ và những cái băng ghế mà tôi đã ngồi lê lết chờ Quyên ở mỗi ca phẫu thuật. Tội nghiệp vợ tôi quá. Từ ngày chân ướt chân ráo qua xứ người Quyên đi làm đầu tắt mặt tối để lo cho cả ba cha con đi học. Đến khi tôi ra trường rồi hai đứa con cũng đỗ đạt ra trường thì cái đòn gánh nặng trĩu cong vòng qua bao nhiêu năm tháng không còn chịu đựng nổi nữa. Nó gãy ngang cái rụp. Người gánh lăn ra chết.

Tôi chôn cất Quyên tử tế nhưng nỗi buồn thì chẳng thể nào chôn được. Nó vẫn hiện hữu đó, trơ trơ ra đó, gặm nhấm lấy tôi. Quyên như người trồng cây mà chẳng bao giờ hái được quả. Thật đau lòng. Nghe lời bạn bè tôi đi đó đi đây cho khuây khỏa nhưng làm gì làm, mỗi khi bước chân về nhà thì cái buồn lại dâng trào làm tôi như bị nhận chìm trong cái cảm giác trống vắng và thê lương…

Nhà tôi có hai tầng. Tầng trên có hai phòng ngủ. Trước đây thì một phòng ngủ dành cho hai đứa con, một phòng dành cho hai vợ chồng. Sau này thì hai cháu đi làm xa không còn ở đó nữa. Quyên mất đi rồi thì tôi cũng không muốn lên lầu ngủ một mình trên cái giường rộng thênh thang như sân bóng để làm gì. Tầng trên coi như hoàn toàn bỏ trống. Tôi dọn mọi thứ xuống tầng dưới, ăn cơm xong thì ngã ra trên cái ghế sofa mà ngủ cho rồi. Ngày Quyên mới mất tôi hay chiêm bao thấy nàng lắm. Tôi nghĩ trong vòng bốn mươi chín ngày người chết chưa đi đầu thai nên chắc Quyên vẫn còn quanh quẩn bên tôi. Sau bốn mươi chín ngày thì tôi vẫn chiêm bao thấy Quyên nhưng thưa hơn. Đến sau một trăm ngày thì tôi vẫn thấy. Tôi lấy làm lạ nên đi hỏi han người nọ người kia nhưng ai cũng bảo là do tôi nhớ Quyên quá nên thấy trong mơ chứ không có gì lạ. 

Tuy mơ nhiều nhưng những giấc mơ ấy không có gì làm tôi sợ mà trái lại là khác. Trong mơ Quyên không còn mang cái hình hài hốc hác tiều tụy như ở bệnh viện mà luôn xinh đẹp, dễ thương, trẻ trung và nhanh nhẹn như dạo nào. Có lúc tôi thấy Quyên và tôi đi dạo bên bờ sông. Mặt sông xanh biếc lờ lững những dề lục bình. Có một cây gì to lắm, cành de ra trĩu đầy quả. Tôi đưa tay hái cho Quyên. Quyên cười khanh khách. Có lúc tôi lại thấy hai vợ chồng đi xem phim, rồi đi chợ mua rau cải, có lúc thấy Quyên ôm về một cái bao gì to tướng. Tôi hỏi:” Em đem gì về vậy?” Quyên cười tươi hớn hở lấy ra cho tôi xem bao nhiêu quà với cái áo đầm con nít xinh xắn mà bảo:” Anh coi em mua cho con Tí nè. Anh thấy đẹp không?” Tôi gật đầu mỉm cười:” Đẹp lắm.” Quyên cười rạng rỡ, ánh mắt chan hòa yêu thương. Tỉnh dậy đầu tôi vẫn còn gối trên cánh tay tôi. Tôi nhớ Quyên quá. Tôi mặc kệ không còn đi hỏi han ai về những giấc mơ của mình nữa. Tôi thả trôi theo ngày tháng, sống lẫn lộn thực hư. Có lúc tôi mơ thấy Quyên ba đêm liên tiếp mà lúc nào cũng toàn chuyện vui.

Một ngày nọ tôi ra mộ thăm Quyên và nhận ra khoảng đất trống bên cạnh vợ tôi đã có người nằm. Mộ bia không có hình nhưng theo những dòng chữ khắc ở đó thì người mất là một người đàn ông lớn hơn tôi bốn tuổi, mất đã được ba năm. Như vậy là mộ này được cải táng từ nơi khác về. Mộ rất tươm tất, sạch sẽ, xung quanh có rất nhiều bông tươi và bình nhang thì cũng đầy những cái chân nhang. Có vẻ như người này có nhiều thân bằng quyến thuộc. Tiếng chuông của ngôi giáo đường lại văng vẳng vang lên trong buổi hoàng hôn tịch mịch. Tôi lau chùi mộ Quyên cho sạch sẽ xong thắp nhang cắm lên cho Quyên và những người xung quanh. Tới người hàng xóm mới tôi cũng cắm cho anh một cây nhang và lầm thầm van vái cho anh an nghĩ nơi chốn vĩnh hằng.

Trời ập xuống tối thui khi tôi về tới nhà.

Vẫn là tiếng chìa khóa rột rẹt khô khốc vang lên, vẫn là cái công tắc điện kêu cái “cắc” khi tôi bật đèn bước vào và bên trong vẫn là cái bầu không khí im lìm, lạnh lẽo và cô đơn…

Chẳng còn cái gì trong tủ lạnh ngoài một ít canh rau củ từ hôm qua và nửa con cá muối. Tôi hâm các thứ ấy lại và ngồi ăn lặng lẽ. Xong bữa tôi tráng miệng bằng một quả cam. Ngày còn độc thân tôi chẳng bao giờ ăn trái cây. Từ ngày lấy vợ Quyên ép tôi ăn trái cây cho có chất tươi, riết rồi quen, tôi thấy ngon, ngày nào không có trái cây là không chịu nổi. Đồng hồ điểm chín giờ. Tôi leo lên sofa bật Tivi xem rồi ngủ thiếp đi hồi nào không biết. Những âm thanh trong Tivi cứ vang vọng chập chờn trong giấc ngủ của tôi cho tới một lúc tôi giật mình vì nghe có tiếng động lạ phát ra từ trên lầu.

Hình như cái tiếng động ấy phát ra càng lúc càng lớn. Đến bây giờ thì tôi giật mình tỉnh hẳn và ngồi nhổm lên nghe ngóng. Tiếng ấy giống như tiếng của những vật gì va quẹt vào nhau nhưng khó đoán là vật gì. Tôi đứng dưới chân cầu thang bật đèn và nghe ngóng hồi lâu. Tiếng ấy khi có khi không, rất khó hiểu. Kẻ trộm chăng? – tôi tự hỏi. Vơ lấy cái chày giã cua trên quầy bếp tôi rón rén bước lên tầng trên và khe khẽ mở cửa căn phòng của mình. Trong phòng không có ai cả, trống trơn và không có gì bất thường ngoại trừ cánh cửa sổ mở mà từ đó tiếng cành cây va đập vào nhau phát ra những tiếng động vọng xuống dưới nhà. Thì ra là đây. Tôi tới đóng lại cánh cửa sổ mà không khỏi ngạc nhiên. Đã lâu tôi không hề bước chân lên lầu. Cửa sổ không bao giờ mở ra mà nay lại mở. Lạ thật. Tôi đến kiểm tra lại chốt cửa thì không thấy gì lạ, nhìn ra bên ngoài thì những cành cây vẫn còn đang quằn quại dưới cơn gió lớn. Bầu trời đen kịt, vần vũ như sắp có giông.

 Thốt nhiên tôi giật bắn người. Tôi sực nhớ là chiều hôm qua tôi vừa dọn hết đồ đạc trong nhà xe ra ngoài vườn để lau dọn sàn nhà cho sạch, đồng thời xem đồ vật nào không xài thì cho từ thiện. Công việc còn dang dở thì tôi bỏ đó đi thăm người cô bị bệnh. Sau đó thì quên khuấy mất. Ngoài vườn còn ngổn ngang va li, quần áo cũ, giày cũ, nệm cũ, máy hút bụi, khung ảnh, đồ vật lưu niệm….Nếu mưa xuống một trận là tiêu tùng. Tôi hốt hoảng chạy bắn xuống thang lầu, mở cửa ra vườn đem tất cả cho vào nhà xe như cũ. Hai mươi phút sau thì trời đổ mưa như trút. Hú hồn. Tôi băn khoăn tự hỏi tại sao cái cửa sổ trên lầu lại mở ra nột cách bí ẩn như thể. Để nhắc nhở mình chăng? Ai nhắc? Tôi rùng mình không dám trả lời câu hỏi ấy. Chẳng lẽ là Quyên? Mưa gió ngoài kia vẫn đập ào ào trên mái ngói. Tôi run run thắp cây nhang cắm lên bàn thờ cho Quyên. Hai mắt Quyên trong ảnh nhìn tôi trìu mến. Nước mắt ứa ra tôi khấn thầm:” Có phải em đã mở cái cửa sổ ấy ra không Quyên? Sự tận tụy của em đối với anh đã quá đầy đủ rồi còn gì, sao lại còn đem qua bên kia thế giới làm chi nữa. Em đi đi. Đừng vướng bận gì ở đây nữa. Hãy thanh thản mà đi đi…” Khấn xong tôi trở lại cái sofa trùm chăn ngủ. Trong lúc đang mơ màng tự dưng tôi giật mình vì có cảm giác như có ai đang đứng cạnh mình. Tôi hốt hoảng ngồi bật dậy mắt ráo hoảnh như muốn nhìn xuyên thấu bóng đêm thì không thấy ai cả. Được một lát tôi nằm xuống ngủ tiếp thì lại nghe khe khẽ vang lên bên tai tiếng chân ai bước lên lầu, sột soạt một chút rồi mất hẳn không còn nghe thấy gì nữa.

Sau chuyện ấy một thời gian thì tôi không còn chiêm bao thấy Quyên nữa. Tôi nghĩ có lẽ là Quyên đã đi như tôi vẫn thầm khấn nguyện cho Quyên. Tôi cũng dần quen với đời sống của một chú gà trống đơn độc, không nuôi ai chỉ phải nuôi chính mình. Nước mắt tôi không còn chảy ra nữa mà chảy ngược vào trong khi nhìn ảnh Quyên trên bàn thờ. Bạn bè ai cũng mong tôi làm lại cuộc đời nhưng dường như tôi đã chai đi rồi. Tôi chẳng buồn để ý đến ai nữa. Suốt tuần tôi cặm cụi đi làm, cuối tuần thì ra thăm Quyên. 
                                           
Sáng hôm ấy tôi cũng chuẩn bị một ít trái cây và hoa quả như thường lệ để ra viếng mộ. Lúc sắp thắp nhang thì tôi sực nhớ là hộp quẹt còn để quên trong xe. Tôi ra xe lục lọi một hồi. Quái. Cái hộp quẹt máy. Tôi nhớ là có đem theo rõ ràng, để ở cái hộc ngay chỗ ngồi. Sao không cánh mà bay thế này. Tôi lục tung hộc nọ hộc kia cuối cùng tìm được một hộp diêm nằm kín đáo trong đám đồ lặt vặt sau thùng xe. Hộp diêm này đã cũ lắm. Trên nắp hộp diêm còn có tên một nhà nghỉ mà trước đây tôi và Quyên từng đến. Tôi nhớ ra rồi. Lâu lắm. Từ hồi hai đứa con tôi còn nhỏ. Cả nhà đi biển chơi và mướn phòng ở nhà nghỉ đó. Trong nhà nghỉ người ta hay để một số đồ linh tinh cho khách xài như hộp khăn giấy, kim chỉ và cả diêm quẹt cho những người hút thuốc. Khi trả phòng thì Quyên đã lấy hộp diêm đó mang về. Sau bao nhiêu năm chẳng hiểu sao nó lọt ra ngoài cái thùng xe này một cách lạ lùng và tìm đến tay tôi trong cái lúc tôi đang rất cần nó. Mừng quýnh, tôi cầm hộp diêm chạy vào nơi mộ Quyên. Tôi rút những que diêm ra đánh lửa thắp nhang nhưng thật bực mình. Tất cả những que diêm đều không cháy. Tôi quẹt tới quẹt lui đến gần rách cả giấy mà chẳng que nào cháy. Chợt một giọng nói nhỏ nhẹ vang lên bên tai tôi:

– Tôi có hộp quẹt đây. Anh lấy mà dùng.

Ngẩng lên tôi nhìn thấy một người đàn bà xa lạ đang đứng cạnh mình. Chị ấy chìa ra cái hộp quẹt và một lần nữa thúc giục:

– Chắc diêm cũ quá không cháy được. Anh lấy hộp quẹt của tôi nè.

Tôi đỡ lấy cái hộp quẹt máy từ tay người phụ nữ xa lạ ấy và khẽ gật đầu:

– Cám ơn chị.

Đợi tôi thắp nhang xong thì người phụ nữ cầm cái hộp quẹt trở về ngôi mộ bên cạnh. Chị cho những cái hoa đã héo vào bao để chút nữa bỏ thùng rác, đồng thời bày những cái hoa tươi lên mộ. Tôi bảo:

– Tôi ra đây hoài, thấy mộ này mấy tháng nay mà không gặp ai. Nay mới gặp chị.

Người phụ nữ đáp:

– Tôi mới cải táng nhà tôi về đây.

Tôi chỉ qua nấm đất của Quyên bảo:

– Nhà tôi thì nằm ở đây. Vậy mình là hàng xóm… hàng xóm trong nghĩa trang…

Người phụ nữ ngước nhìn tôi cười gượng gạo. Cái cảnh nghĩa trang đìu hiu quá. Tự nhiên tôi cũng mủi lòng trong câu nói của chính mình. Tôi nhớ tới căn nhà của mình mà lát nữa tôi trở về, nghĩ tới những cái tôi sắp phải đối diện trong chốc lát nữa đây. “Không còn ai nữa trong nhà. Ngoài hoàng hôn lạnh lẽo và cô đơn”. Hai câu thơ buồn bã ấy không nhớ ai viết vang lên trong đầu tôi. Người đàn bà mở cái bánh lá ra mời:” Anh dùng lấy thảo. Bánh này nhà tôi lúc trước hay ăn nên tôi đem ra cúng.” Tôi hỏi: “Lúc trước chị ở đâu mà cải táng anh đem về đây?” Người phụ nữ đáp: “Dạo trước tôi theo chồng sống bên miền Bắc. Cách nay ba năm thì anh ấy mất. Tôi trở về đây sống cho gần cha mẹ, cải táng chồng tôi về đây luôn cho tiện chăm sóc.” Những sợi tóc của người phụ nữ lòa xòa một bên mặt, rũ xuống che đôi mắt buồn sau hai hàng mi rậm rạp. Tôi và chị có nói qua nói lại vài ba câu gì nữa rồi chị ấy cáo từ ra về. Tôi nhìn theo tà áo phất phơ của chị trên lối đi trong nghĩa trang giữa những thân cây cao vút đang rì rầm xào xạc. Có một con chim màu đen đang đậu trên bờ tường kêu lên quang quác. 

Tôi nhìn xuống những cây nhang mình mới đốt khi nãy nay đã cháy hết còn trơ những cái chân màu đỏ. Trên chân mộ còn vương vãi những cái que diêm không cháy. Tôi cầm lên một trong những cái que diêm ấy mà không khỏi thắc mắc. Quái lạ thiệt. Sao nó không cháy nhỉ? Chắc nó bị hơi ẩm trong bao nhiêu năm? Lẩn thẩn tôi cầm cái que và quẹt một cái trên vỏ bao. Bất thình lình que diêm cháy bùng lên mạnh mẽ. Tôi hốt hoảng nhìn sững ngọn lửa mà không khỏi bàng hoàng. Tại sao khi nãy nó không cháy mà bây giờ lại cháy? Hình như có một bàn tay nào đã sắp xếp cho những que diêm ấy không cháy và sự sắp xếp ấy hẳn nhiên là có một dụng ý nào đó. Thẫn thờ tôi nhặt hết những que diêm còn lại và quẹt vào vỏ bao một cách rất nhẹ nhàng thì que nào cũng cháy cả. Tôi cứ ngồi trơ ra đó hàng giờ, hai tay buông thõng chẳng buồn làm gì, đầu óc miên man suy nghĩ cho đến khi người bảo vệ tới nhắc là sắp tới giờ đóng cửa thì tôi mới đứng dậy ra về…

Sau lần đi viếng mộ ấy thì mãi đến hai tháng sau tôi mới trở lại vì bận rộn cho những chuyến công tác liên miên. Từ đằng xa, qua những hàng cây bụi cỏ và những bia mộ chập chùng tôi đã thấy một dáng người phụ nữ đang lúi húi bày biện bông hoa trên ngôi mộ của Quyên. Tôi chạy vội tới. Không ai khác chính là người phụ nữ hôm trước mà tôi đã gặp. Chị ngước nhìn tôi mỉm cười:

– Chào anh. Sẵn tôi ra thăm mộ nhà tôi, tôi qua thăm chị luôn.

Tôi bảo:

– Ôi, cám ơn chị quá. Chắc nhà tôi cũng vui khi có người qua thăm. Tôi đi công tác mấy tháng nay không ra được…

Người phụ nữ bảo:

– Anh đừng lo. Nếu anh không ra được thì đã có tôi ra thường xuyên. Tôi sẽ giúp anh giữ phần mộ của chị sạch sẽ. Anh yên tâm nhé.

Chị nói xong thì quay lại phần mộ của chồng mình ngồi xuống lấy miếng giẻ ra lau. Qua làn khói hương thong thả bay lên tôi nhìn thấy khuôn mặt người phụ nữ hiện lên hết sức dịu dàng, thân ái. Tôi nhìn chị. Chị cũng nhìn lại tôi. Hình như tôi thấy chị rất quen, quen lắm, quen như tôi từng gặp ở đâu đó. Cũng là đôi mắt ấy, vầng trán ấy, đôi môi ấy và rồi thoắt một cái tôi nhìn thấy Quyên đang đứng trước mặt mình, âu yếm đưa tay chờ đợi. Sau lưng Quyên là một không gian mờ ảo, bảng lảng khói sương, đầy những âm thanh ù ù chứ không còn là hình ảnh nghĩa trang với cây cối và những ngôi mộ nữa. Tôi nhìn Quyên trân trối, tay đưa ra nhưng hai chân như chôn chặt một chỗ, miệng mấp máy nhưng không nói được gì. Thoắt một cái tất cả những ảo ảnh ấy tan biến mất. Hai mắt tôi tối sầm, chân tôi dường như đang sụm xuống rồi tôi chẳng biết gì nữa. Bên tai tôi có tiếng người hốt hoảng cùng với hai bàn tay đỡ lấy thân người tôi:

– Anh. Anh làm sao vậy. Tỉnh lại đi. Anh có sao không?

Tôi lảo đảo gượng dậy nhưng không đứng lên được lại ngồi phịch xuống. Người phụ nữ lấy trong xách tay cái bình giữ nhiệt rót cho tôi ít trà nóng rồi bảo:

– Anh uống đi. Coi chừng có bị gì không. Để tôi đi kêu bảo vệ

Tôi ngăn lại:

– Chị… chị đừng đi. Tôi hơi chóng mặt. Có vậy thôi chớ không sao.

Chị bảo:

– Chắc anh đang yếu trong người. Thôi anh thu xếp về sớm đi. Ở ngoài này rất dễ trúng gió.

Nói xong cả chị và tôi nhanh chóng gom góp nhang đèn hoa quả rồi ra bãi đậu xe. Đến lúc này thì tới phiên chị mếu máo vì cái xe của chị không cách gì nổ máy. Tôi giúp chị gọi dịch vụ kéo xe rồi hôm sau giúp chị đem cái xe đi sửa. Ngày qua ngày tôi và chị dần dần vượt qua những rào cản e dè và không còn là hai người hàng xóm ngoài nghĩa trang nữa. Những bận rộn và sự quan tâm cho một tình cảm mới mẻ đã làm cho nỗi nhớ về Quyên dần dần lắng xuống. Tâm trí tôi giờ đây không còn bị bủa vây bởi bóng tối hay những ám ảnh của ao tù quá khứ mà nó đã thật sự được khơi thông để ánh sáng ùa vào, đánh thức cái con người bấy lâu nằm sâu dưới đáy vực. Lúc này tôi đã biết chị tên là Trúc, có một đứa con gái đã lấy chồng và ở xa. Chị cũng như tôi, sống đơn độc một mình trong căn nhà thuê ở gần viện dưỡng lão để tiện ra vô chăm sóc cho người mẹ già. Chúng tôi từ từ trở thành hai người bạn rồi hai người yêu. “ Hình như tôi thấy mình đã hồi sinh.” – tôi vừa nói vừa nhìn Trúc. Trúc còn chưa đáp thì tôi nói tiếp: “Trúc ơi, nếu chúng ta về ở chung, nếu chúng ta cùng nhau làm lại cuộc đời thì Trúc có đồng ý không?”

Trúc ngước lên nhìn tôi, vẫn bằng ánh mắt đằm thắm mà tôi đã nhìn thấy qua làn khói mong manh lượn lờ từ những cây nhang cắm ngoài mộ. Thế nhưng lần này thì tôi không còn thấy hình ảnh Quyên lồng vào Trúc trong mơ hồ hư ảo nữa. Trúc thật sự là Trúc, là sự xác thực không hề lẫn lộn, là tình yêu cũng như tâm hồn đã chết đi sống lại của tôi đang đâm chồi nẩy lộc. Sau này khi đã thành vợ thành chồng với nhau, Trúc kể:

– Hình như ông Trời sắp xếp cho em gặp anh hay sao ấy. Lẽ ra em đã phải cải táng anh Tâm về khoảng đất rất xa nằm giáp mặt đường bên kia của nghĩa trang. Cách hôm cải táng có bốn ngày thì người ta gọi cho em bảo là có khoảng đất tốt hơn, gần cửa ra vào mà người mua lúc trước đã hủy hợp đồng. Họ hỏi em có muốn lấy chỗ đất ấy không và em đã đồng ý. Thế là mộ của anh Tâm nằm cạnh mộ chị Quyên. Em gặp anh hình như do sự sắp đặt ấy.

Tôi nhìn Trúc mỉm cười. Không biết Trúc có còn nhớ những cái que diêm không cháy khi tôi dùng để đốt nhang cho Quyên ngoài mộ không. Nếu những cái que diêm ấy cháy thì tôi đâu cần mượn hộp quẹt của Trúc, đâu cần có cái sự dạo đầu làm quen ấy thì làm gì có cái ngày hôm nay. Không nói ra nhưng tôi biết tất cả là Quyên. Chính Quyên đã dun rủi cho tôi và Trúc đến với nhau. Chính Quyên đã đem lại màu xanh cho mảnh đất tưởng đã khô cằn trong trái tim tôi, chính Quyên đã dành cho tôi tất cả tình yêu và lòng tận tụy, dù đã ở bên kia thế giới.

“Quyên thương yêu – tôi thì thầm. Hãy cho anh nhìn thấy em trong chiêm bao thêm một lần nữa, một lần sau cuối có được không? Em hãy mặc chiếc áo đầm trắng có thêu hoa thủy tiên vàng, cùng anh và hai con đến nhà nghỉ trên bờ biển năm xưa. Em sẽ chạy nhảy, chơi đùa, cỡi ngựa với bé Tí, bé Tơ, còn anh thì sẽ lẽo đẽo theo sau mà chụp hình. Chiều chiều mình lại thả bộ lững thững xem người ta bán hàng rong bên bờ biển, mua những món quà lưu niệm mà em thích. Em sẽ khoác lên người cái mảnh vải có thêu hoa sặc sỡ của người dân địa phương, mua một cái kem, uống một ly nước cam pha rượu đỏ và nằm dài trên những cái ghế bố dưới hàng dừa tỏa bóng. Buổi tối khi thành phố đã lên đèn thì em lại kỳ kèo đòi ra biển ngắm trăng trong khi anh thì lại thích vào đại sảnh để khiêu vũ với mọi người. Em yêu thích cái tĩnh lặng bao nhiêu thì anh lại chuộng cái ồn ào náo nhiệt bấy nhiêu phải không Quyên. Hết kỳ nghỉ thì chúng ta sẽ trở về ngôi nhà thân yêu với bao nhiêu thứ lỉnh kỉnh mà em đã tha về làm cho anh phải phát cáu mà la em. Trời ơi, cái gì cũng rinh về. Ba cái đôi dép lát mỏng dính, tập giấy ghi chép, rồi hộp diêm nữa, nhà chật hết rồi nè em biết không. Em sẽ vừa cười vừa nũng nịu bảo, ờ, thôi kệ mà, có lúc biết đâu sẽ cần đến những thứ đó…

Em nói đúng đấy Quyên ạ. Anh cũng không ngờ là có lúc anh cần đến hộp diêm của em, cái hộp diêm mà anh từng cho là vô tích sự thì nay chính nó đã thắp lên ngọn lửa sưởi ấm lại căn nhà của chúng ta, đem lại cho anh cái hạnh phúc mà anh đã vuột mất. Em thương anh nhiều đến thế hả Quyên, một tình thương quá nhiều đến anh không mường tượng được. Thôi thì, em hãy cho anh nhìn thấy em một lần cuối trong chiêm bao, một lần cuối đi Quyên…”

Thế nhưng không nhớ là bao nhiêu ngày tháng đã kéo nhau đi, dù tôi có van cầu tha thiết như thế nào đi nữa thì Quyên cũng không bao giờ còn xuất hiện trong giấc mơ của tôi. Nàng đã ra đi vĩnh viễn, âm thầm và mãn nguyện….

Nghi Phương

TIẾNG CHỔI TRE...CỦA MẸ....! - Tiểu Mẫn -


Mặc cho mẹ quỳ lạy, van xin bố ở lại với mẹ con tôi. Bố cầm tay mẹ giật mạnh, mẹ ngã ngửa ra đằng sau. Bố quay lại liếc nhìn tôi một cái rồi xách vali đi một mạch ra ngõ...!

Cuối cùng mọi cố gắng của hai mẹ con đều vô vọng, bố vẫn quyết định đi theo người đàn bà mà bố đã qua lại mấy tháng qua...!

Mấy tháng sau mẹ nhận được giấy gọi của tòa án đến giải quyết việc ly hôn do bố gửi đơn. Trời mùa đông lạnh giá, trước hôm mẹ và bố ra tòa mẹ cả đêm không ngủ. Dù đã biết trước sẽ không níu giữ được bố vậy mà mẹ vẫn khóc rất nhiều. Nằm bên cạnh giả vờ nhắm mắt nghe tiếng nấc nghẹn ngào của mẹ lòng tôi đau như thắt. Lúc đó tôi rất muốn vùng dậy tìm đến người đàn ông mà tôi gọi bằng bố để níu kéo về với mẹ nhưng tôi lại không thể làm vậy vì mẹ. Mẹ đã dặn bố đã không còn yêu mẹ thì có sống với mẹ bố mẹ cũng sẽ không hạnh phúc, mẹ đã dặn dù bố có như thế nào thì cũng là người sinh ra con... Đèo tôi đến tòa án trên con đường đá gập ghềnh, ngược gió trong cái rét đầu đông. Mẹ gật đầu khi tòa hỏi mẹ lần cuối có đồng ý để bố mẹ ly hôn, mẹ không cần khoản trợ cấp nào của bố dành cho tôi, không nhận một tài sản chung nào của bố mẹ mà mấy năm qua mẹ vun đắp. Bước ra khỏi cánh cửa kia bố và mẹ sẽ là hai người xa lạ không còn ràng buộc nhau. Nhớ lại lúc bước qua tôi trong tòa án. Tôi đã nắm lấy tay bố kéo lại, bố quay lại nhìn tôi một lúc, rút tay ra và đi thẳng theo hướng người đàn bà đang chờ bên ngoài...

Mẹ về xin một mảnh đất nhỏ của ông bà ngoại dựng tạm mái nhà tranh để ở.... Tôi dần lớn lên cần bao khoản chi phí cho học hành. Một mình mẹ làm công nhân lương không đủ cho tôi ăn học. Mẹ xin làm thêm buổi tối việc quét dọn đường phố. Hàng ngày sáng dậy sớm lo cho tôi ăn, chở tôi đi học rồi đến công ty đi làm. Tối về mẹ lo cơm nước dặn dò tôi ở nhà cẩn thận rồi lại vội vàng trên chiếc xe đạp cũ kỹ đi đến để kịp giao ca công việc lao công. Nhìn người mẹ càng ngày càng héo hắt lòng tôi như ngàn vạn lưỡi dao đâm. Tôi xin mẹ cho đi phụ mẹ vào cuối tuần được nghỉ học, ban đầu mẹ không đồng ý nhưng tôi cứ nì nèo nên mẹ đồng ý cho đôi đẩy xe phụ mẹ vào thứ 7 hàng tuần.

Đẩy xe rác đi đằng sau mẹ tôi mới ngộ ra nhiều điều đằng sau công việc của mẹ mà tôi chưa biết...

Mọi người đi đường có vẻ khinh thường những người quét rác như mẹ. Khi đang lúi húi mấy anh thanh niên rú còi trêu mẹ làm mẹ giật thốt mình, có khi chỗ mẹ vừa dọn xong mấy người ngồi trong nhà quăng vù bịch rác ra. Nhiều lúc những người trên xe ô tô cầm những túi bẩn ném vào người mẹ... Mẹ vẫn bỏ qua tất cả để cố gắng kiếm tiền vì tôi...!

Chiếc xe dần nặng bánh như chính gánh nặng cuộc đời mẹ con tôi đang chầm chầm trôi qua mỗi ngày. Cứ cuối tuần tôi lại được nhìn hình bóng mẹ trong đêm với tiếng chổi nghe nặng nề trên đường phố. Ánh đèn điện hắt xuống khiến mẹ càng hiện rõ trong đêm. Cái rét mùa đông hay cái nắng nóng mùa hè cũng không làm mẹ nản chí. Cuộc sống hai mẹ con đỡ cơ cực hơn, nhưng bù lại mẹ nhìn gầy gò, xanh xao hơn trước.

Đợt này được nghỉ hè nên ngày nào tôi cũng được đẩy xe cùng mẹ. Đi qua công viên chợt thấy mẹ đứng khựng lại nhìn gì đó từ phía bên kia đường. Chạy lại gần mẹ tôi thấy bố cùng người đàn bà ấy đang cầm tay cho bé trai tập đi. Nhìn thấy nước mắt mẹ rơi còn sống mũi tôi cay cay. Không hiểu tại sao lúc đó tôi đã chạy sang bên đường, đứng trước mặt bố. Hai bố con tôi nhìn nhau như người xa lạ. Cuối xuống nhìn bé trai đang cầm tay bố lôi đi. Nhìn nó rồi nhìn tôi như hai người ở hai thế giới khác nhau. Nó được ăn mặc đẹp còn tôi đang khoác trên mình bộ quần áo lao động cũ kỹ, bẩn thỉu. Tôi chợt nhận ra vì sao bố bỏ mẹ con tôi đi theo người phụ nữ đó. Không nói câu nào tôi lùi dần, lùi dần và chạy sang nơi mẹ đang đợi. Mẹ ôm lấy tôi vuốt mái tóc dài rối bù của tôi trong bóng tối. Mẹ tiếp tục quét còn tôi quay lại đẩy chiếc xe đi. Tôi không biết bên kia đường bố có nhìn thấy mẹ con tôi không nhưng tôi nhận ta tiếng chổi của mẹ nghe không còn nhanh nhẹn như ban đầu mà nằng nặng. Nhận ra nỗi đau mà mẹ đang kìm nén để ngăn không cho dòng nước mắt chảy ra.

Hôm sau bố tìm đến mẹ con tôi...                  

Bố đưa cho mẹ một chiếc phong bì không biết đựng bao nhiêu tiền trong đó nhưng tôi nghe bố nói với mẹ "cầm lấy mà lo cho con bé, đừng đi làm việc quét dọn nữa người khác nhìn thấy sẽ không hay...". Mẹ nói lại: "Làm sao mà không hay, công việc đó có gì bất chính à. Hay anh xấu hổ khi biết mẹ con tôi làm nghề này...!"

Bố hung dữ ném phong bì xuống bàn định đi. Tôi chạy lại cầm chiếc phong bì chạy theo bố "ông cầm lấy đi, mấy năm qua không có ông mẹ con tôi vẫn sống tốt. Nếu ông cảm thấy xấu hổ vì có đứa con quét rác như tôi thì không cần nhận tôi là con. Từ bây giờ tôi cũng không nhận ông là bố là được rồi đúng không?". Bố tát tôi một cái rất mạnh cùng câu nói "con mất nết". Mẹ chạy ra ôm tôi vào lòng và đuổi bố về. Tay tôi vẫn nắm chặt chiếc phong bì tiền của bố, nước mắt tôi chảy dài và lòng tôi tan nát...!

Dần dần cuộc sống của hai mẹ con ổn định hơn. Từ ngày đó mẹ không còn nhắc về bố trước mặt tôi. Tôi chỉ biết cố gắng học thật giỏi để làm mẹ vui, cũng từ ngày có cái tát đó bố không còn quay lại tìm mẹ con tôi. Mười năm sau tôi đậu đại học. Mẹ vẫn cùng chiếc chổi tre mỗi đêm cho tôi ăn học. Chọn một trường trong tỉnh để được gần mẹ. Mỗi lần ai hỏi tôi về mẹ tôi rất tự hào trả lời mẹ làm công nhân và lao công quét rác. Trên các con đường hình bóng mẹ con tôi vẫn in hằn trong đêm tối. Mẹ bây giờ không còn như trước. Khuôn mặt mẹ đã có nhiều nếp nhăn, làn da đen sạm, mái tóc đã điểm hoa râm. Nhưng với tôi mẹ vẫn là cả một tài sản quý báu mà tôi không thể đánh đổi lại bất kỳ tài sản quý giá nào?
Đã lâu vậy mà đôi khi thức giấc vẫn nghe tiếng nấc của mẹ trong đêm. Tôi đã rất hận bố vì đã phụ bạc lại tình yêu chung thủy mẹ dành cho bố. Hận bố chạy theo giàu sang mà bỏ rơi mẹ con tôi, hận bố vì trong suốt mười mấy năm qua bố không một lần đến thăm mẹ. Cuộc sống đã lâu tôi không còn quan niệm rằng mình có bố, tôi chỉ cần bàn tay mẹ nắm chặt tôi mỗi lúc ốm đau, mỗi kỳ thi khó khăn mà tôi gặp phải. Hôm nay tôi nhận học bổng toàn phần, mẹ mừng mà xin nghỉ hẳn một ngày dành cho tôi. Tôi chọn mua cho hai mẹ con bồ đồ thật đẹp, cầm tay mẹ đi qua những con đường dài mà công việc lao công của mẹ con tôi mỗi tối vẫn đi qua. Mẹ nắm chặt tay tôi như tôi vẫn còn non trẻ. Mẹ bảo mẹ hạnh phúc vì có tôi, mẹ tự hào về tôi, mẹ chỉ cần tôi bên cạnh là đủ. Ôm mẹ vào lòng tôi nhận ra thân hình của mẹ ngày càng nhỏ bé, da thịt mẹ đã vì tôi mà hao tổn quá nhiều. Đã nhiều lần tôi bảo mẹ nghỉ công việc lao công nhưng mẹ không đồng ý. Mẹ bảo cần tiền lo cho tương lai của tôi, rồi lúc tôi lấy chồng, lúc mẹ già nua không còn làm được gì nữa. Những lúc như vậy tôi chỉ biết ôm lấy mẹ mà khóc. Mẹ bảo bây giờ mẹ mà thiếu tiếng chổi tre mẹ sẽ rất buồn. Nó đã trở thành người bạn thân quen của mẹ...

Ngày tôi ra trường mẹ cầm bó hoa đến tận trường tặng tôi. Bạn bè ai cũng lại hỏi thăm mẹ, họ cảm phục mẹ cả đời con gái của mẹ đã hy sinh cho tôi. Đã có nhiều người đến với mẹ nhưng mẹ đều từ chối, mẹ bảo mẹ chỉ cần tôi là đủ. Xin vào một doanh nghiệp nước ngoài công việc cũng ổn định. Đã đến lúc mẹ cần nghỉ ngơi nhưng tính mẹ lo xa nên vẫn hàng đêm với chiếc chổi tre. Hôm đó là một ngày rét mướt mẹ bảo tôi ở nhà mẹ làm nốt hôm nay rồi nghỉ nên tôi không cần phụ mẹ. Tiếng điện thoại reo giọng một người đàn ông lạ nói mẹ bị tai nạn phải nhập viện. Không còn nghe thấy gì tôi lao như bay đến bệnh viện, trên người mẹ máu đỏ thấm ướt bộ quần áo lao công. Bác sĩ thấy tôi lắc đầu bảo tôi vào nói lời cuối với mẹ. Trời đất như sụp đổ. Tôi lao đến ôm mẹ mà khóc thảm thiết. Mẹ nặng nề lấy trong túi áo chùm chìa khóa tủ mẹ luôn mang bên mình. Giọng mẹ thì thào "Con hãy giữ lấy phòng thân, giao lại cái phong bì cho bố con và nói với ông ấy mẹ chưa bao giờ hận ông ấy cả...". Tiếng la của tôi dù có đến tận trời xanh thì mẹ vẫn rời xa tôi vĩnh viễn...!

Đã một tuần mẹ bỏ tôi ra đi. Căn nhà nhỏ bây giờ mình tôi lẻ loi với cuộc sống. Mở chiếc hộp gỗ của mẹ đựng trong chiếc va li bằng sắt đã cũ. Phong bì cách đây gần mười lăm năm bố đưa cho mẹ con tôi chưa có vết bóc cùng chiếc sổ tiết kiệm của mẹ để lại cho tôi. Ôm những thứ đó vào lòng tôi như người chết lặng giữa dòng đời. Thì ra mẹ không hề sử dụng số tiền bố đưa cho hai mẹ con tôi. Mẹ đã cố gắng dùng tiền bằng mồ hôi xương máu của mẹ để nuôi lớn tôi ăn học thành người. Nước mắt thay nhau rơi xuống, chạy đến trước bàn thờ mẹ, tôi quỵ xuống chỉ biết khóc mà gọi hai tiếng "mẹ ơi...". Đêm khuya tĩnh lặng chỉ mình tôi với bóng tối, đêm nào tôi cũng mơ thấy hình bóng mẹ về bên cạnh. Mơ thấy mẹ hát đưa đôi vào giấc ngủ...

Hôm đó tròn một trăm ngày cho mẹ. Bố tôi đến thắp hương. Cũng đã gần mười lăm năm tôi chưa gặp bố. Tôi thấy bố đứng nhìn ảnh thờ mẹ hồi lâu rồi quay sang tôi "Con định thế nào? Con định sống một mình như thế này sao?". Tôi chỉ im lặng nhìn bố như một kẻ thù, tôi hận bố đã đẩy mẹ con tôi đến tình cảnh ngày hôm nay. Tôi im lặng trước bố. Cả buổi chiều đó bố ở lại cùng tôi nhưng một lời tôi cũng không thể nói ra với bố. Lúc bố ra về tôi đã gọi lại "khoan đã mẹ nhờ tôi gửi lại cái này cho ông. Mười lăm năm qua mẹ chưa hề bóc nó. Lúc đó mẹ cầm vì chỉ sợ có lúc mẹ cần đến để lo cho tôi, nhưng rất may tôi vẫn khỏe mạnh đến bây giờ. Số tiền này xin gửi lại cho ông...". Lúc đó tôi thấy bàn tay run run từ bố đưa ra nhận phong bì từ tôi. Bố muốn nói gì đó nhưng không thể nói nên lời. Bố quay đi. "Mẹ còn dặn tôi nói lại với ông rằng mẹ chưa bao giờ hận ông. Mẹ thật ngốc ngếch. Mẹ không hận ông, mẹ rất yêu ông. Tôi vẫn thường nghe thấy tiếng mẹ khóc nghẹn trong đêm vì ông. Còn tôi, tôi hận ông đến tận xương tủy. Tôi không thể tha thứ cho ông. Nhưng dù sao cũng cảm ơn ông vì đã đẩy mẹ con tôi vào tình cảnh này. Đẩy tôi thành đứa con gái không cha, không mẹ. Cảm ơn ông đã cho mẹ con tôi nghị lực sống đến ngày hôm nay..." Chẳng hiểu sao lúc đó tôi hét lên với bố dù rất muốn được chạy lại ôm bố làm điểm tựa cho nỗi đau lớn tôi vừa trải qua. Bố không quay lại, bố cúi đầu im lặng và bước đi loạng choạng trong bóng chiều tà.

Hôm nay là sinh nhật tôi. Mọi năm mẹ đều nghỉ một ngày làm dành cho tôi nhân ngày sinh nhật. Dù không có quà nhưng những bữa ăn ngon trong ngày tôi sinh ra làm tôi ấm áp. Một mình lang thang dọc con đường tôi nghe thấy tiếng chổi đêm của cô lao công đang dọn dẹp đường phố trước mặt. Hình ảnh mẹ cùng tiếng chổi tre vang vọng trong đêm hiện về trong tôi, nước mắt không thể kiềm chế mà rơi dọc con đường. Từ ngày mẹ mất đêm nào tôi cũng đi dọc những con phố để tìm lại hình bóng mẹ. Nỗi đau quá lớn làm tôi mất đi phương hướng trong cuộc sống. Bạn bè, đồng nghiệp động viên tôi nên kìm nén lại để lo cho tương lai phía trước. Nhưng tôi hàng đêm vẫn theo đuổi tiếng chổi đêm để được tìm lại hình dáng người mẹ mà cả đời tôi yêu mến, cảm phục...

Năm năm sau tôi có gia đình riêng với chồng và con gái gần một tuổi. Người chồng yêu thương hết mực và con gái ngoan hiền có lẽ chính là món quà mẹ ban tặng cho tôi. Hàng năm vào ngày sinh nhật tôi. Tôi không cần bánh sinh nhật, không cần thổi nến mà chỉ cần cùng nắm tay chồng và con đi dạo trên những con phố nơi tuổi thơ tôi từng gắn bó với tiếng chổi của mẹ....!

CHUYỆN VỀ CHA : Nỗi niềm giữa đêm

Ngày nọ, anh hẹn chị ra quán cà phê trước nhà ga chính của thành phố Bremen
Chị nói ra vẻ bực bội:
- Ông lại bán xe rồi hay sao mà đi tàu lên đây?
Anh cúi đầu, trả lời lí nhí, hổ thẹn:
-Ừ... thì bán rồi! Vì cũng không cần nó lắm!
Chị sầm mặt xuống:
- Ông lúc nào cũng vậy! Suốt đời, không ngóc đầu lên được! Hẹn tôi ra đây, có chuyện gì vậy?
Khó khăn lắm anh mới có thể nói với chị điều mà anh muốn nhờ chị. Chị cũng khó khăn lắm mới có thể từ chối anh:
- Nhưng mà gia đình tôi đang yên lành! Nếu đưa con bé về, e sẽ chẳng còn được bình yên nữa!
Anh năn nỉ và nói:
-- Con bé đã đến tuổi dậy thì. Anh là đàn ông, không thể gần gũi và dạy dỗ nó chu đáo được. Anh chưa bao giờ cầu xin em điều gì, chỉ lần này thôi, giúp anh nửa năm hay vài ba tháng cũng được. Là phụ nữ, em gần nó, hướng dẫn và khuyên bảo nó trong một thời gian để nó tập làm quen với cuộc sống thiếu nữ. Sau đó, anh lại đón nó về.
Chị thở dài:
- Ông lúc nào cũng mang xui xẻo đến cho tôi! Thôi, được rồi, ông về đi, để tôi bàn lại với chồng tôi đã. Có gì, tôi sẽ gọi điện thông báo cho ông sau.
Anh nhìn chị với ánh mắt biết ơn, rồi đứng dậy, cúi đầu xuống như có lỗi, tiễn chị ra xe, thở dài, lủi thủi bước vào nhà ga để trở về Hamburg.
 
Trước kia, anh và chị là vợ chồng. Họ yêu nhau từ hồi còn học phổ thông. Anh đi lao động ở Đông Đức. Chị học Đại học Sư phạm Hà Nội. Ngày bức tường Berlin sụp đổ, anh chạy sang Tây Đức. Chị tốt nghiệp đại học và về làm giáo viên cấp 3 ở huyện Thái Thụy, Thái Bình.
Họ vẫn liên lạc và chờ đợi nhau.
Khi đã có giấy tờ cư trú hợp lệ, anh về cưới chị, rồi làm thủ tục đón chị sang Đức.
Vừa sang Đức, thấy bạn bè của anh đều thành đạt, đa số có nhà hàng, hay cửa tiệm buôn bán, chỉ có anh vẫn còn phụ bếp thuê cho người ta.
Chị trách anh vô dụng. Anh không nói gì, chỉ hơi buồn vì chị không hiểu rằng, để có đủ tiền lo thủ tục cho chị sang được đây, anh đã vất vả và tiết kiệm mấy năm trời, mà không dám bỏ tiền ra làm ăn.
''Đồ cù lần, đồ đàn ông vô dụng…”, đó là câu nói luôn miệng mà chị dành cho anh sau khi anh và chị có bé Hương.
Bé Hương sinh thiếu tháng, phải được nuôi bằng lồng kính đến hơn nửa năm mới về nhà. Khi bác sĩ thông báo cho vợ chồng anh chị biết bé Hương bị thiểu năng bẩm sinh, giông tố bắt đầu thực sự nổi lên. Chị trách anh: ''Một đứa con cũng không làm cho ra hồn, thì hỏi làm được gì chứ.''
Anh ngậm đắng, nuốt cay, nhận lỗi về mình và dồn hết tình thương cho đứa con gái xấu số.
Bé Hương được ba tuổi mà chưa biết nói. Cũng rất thương con, nhưng chị bận bịu làm ăn nên việc chăm sóc đứa bé hầu hết là do anh. Vì vậy mà con bé quấn quít bố hơn mẹ.
Biết vậy nên chị rất yên tâm và nhẹ nhõm nhường quyền nuôi dưỡng con bé cho anh khi làm thủ tục ly hôn.
Ly dị được gần một năm thì chị tái giá. Chị sinh thêm một đứa con trai với người chồng mới.
Bremen là thành phố nhỏ. Người Việt ở đó hầu như đều biết nhau. Chị cảm thấy khó chịu khi thỉnh thoảng bắt gặp cha con anh đi mua sắm trên phố.
Chị gặp anh và nói với anh điều đó. Anh thông cảm chị nên chuyển về Hamburg sinh sống.
Không phải là người vô tâm, thỉnh thoảng, chị gởi tiền cho anh nuôi dưỡng con. Trong những dịp năm mới hay Noël, chị cũng có quà riêng cho con bé. Nhiều năm, nếu có thời gian, chị còn đến tặng trực tiếp quà cho con bé trước ngày Lễ Giáng Sinh.
Giờ đây, con bé đã sắp trở thành thiếu nữ. Chị biết con bé lớn lên trong tật nguyền, nhưng anh rất thương nó. Chị cũng biết con bé gặp vấn đề trong giao tiếp, phải đi học trường khuyết tật. Nhưng nó rất ngoan. Anh cũng không phải vất vả vì nó nhiều. Nó bị bệnh thiểu năng, trí tuệ hạn chế, phát âm khó khăn. Tuy vậy, nó vẫn biết tự chăm sóc mình trong sinh hoạt cá nhân. Thậm chí nó còn biết giúp anh một số công việc lặt vặt trong nhà.
Chồng chị đồng ý cho chị đón con bé về tạm sống vài tháng với điều kiện: trong thời gian ấy, anh không được ghé thăm nó. Chị cũng muốn thế vì cảm thấy hổ thẹn khi phải tiếp xúc vẻ mặt đần đần, dài dại của anh.
Vợ chồng chị đã mua nhà rộng nên con bé được ở riêng một phòng. Chị xin cho con bé theo học tạm thời ở trường khuyết tật gần nhà. Con bé tự đi đến trường và tự về được. Ở nhà, nó cứ thui thủi trong phòng. Đứa em trai cùng mẹ với nó, mẹ nó và bố dượng nó rất ít khi quan tâm đến nó. Niềm vui duy nhất của nó là chờ điện thoại của bố. Nó phát âm không chuẩn và nói rất khó khăn nên hầu như nó chỉ nghe bố nói chuyện. Bố dặn dò nó rất nhiều và thỉnh thoảng còn hát cho nó nghe.
Em trai nó học thêm piano nên nhà mẹ nó có cái đàn piano rất đẹp để ở phòng khách. Có lần, nó sờ và bấm bấm vài nốt. Mẹ mắng nó và nói không được phá đàn của em. Nên, từ đó, nó không dám đụng đến đàn nữa. Có hôm, anh gọi điện thoại cho nó, nó nghèn nghẹn nói lỏm bỏm: ''Đàn... đàn…klavia…. con muốn…'' Anh bèn thở dài và hát cho nó nghe.
Tháng đầu, hầu như ngày nào anh cũng gọi điện thoại cho nó. Rồi thưa dần, thưa dần. Cho đến ngày nọ, anh không gọi cho nó nữa. Sau một tuần, không nghe anh gọi điện thoại, con bé bỏ ăn và nằm bẹp ở nhà, không đi học. Chị chẳng biết gì, cứ mắng nó dở chứng.
 
Một đêm, chị bỗng bật choàng dậy khi nghe tiếng đàn piano vang lên. Chị chạy ra phòng khách, thấy con bé đang ngồi đánh đàn say sưa. Nó vừa đánh, vừa hát thì thầm trong miệng. Chị cứ há hốc mồm, kinh ngạc. Chị không thể tưởng tượng nổi là con bé chơi piano điêu luyện như vậy. Chị chợt nhớ ra là có lần anh nói với chị rằng con bé học đàn piano ở trường khuyết tật, cô giáo khen con bé có năng khiếu. Lần đó, tưởng anh kể chuyện để lấy lòng chị nên chị không quan tâm.
Chị đến gần sau lưng nó và lặng lẽ ngắm nhìn nó đánh đàn. Chị cúi xuống, lắng nghe con bé hát thầm thì cái gì. Chị sởn cả da gà khi nghe con bé hát rõ ràng từng tiếng một, mà lại bằng tiếng Việt hẳn hoi:   “…Nhớ những năm xa xưa ngày cha đã già với bao sầu lo…sống với cha êm như làn mây trắng…nhớ đến năm xưa còn bé, đêm đêm về cha hôn chúng con….với tháng năm nhanh tựa gió.....ôi cha già đi cha biết không…”
Chị choàng tay ra trước cổ nó và nhẹ níu, ôm nó vào lòng. Lần đầu tiên, chị ôm nó âu yếm như vậy. Chị thấy tay mình âm ấm. Nó ngừng đàn, đưa tay lên ôm riết tay mẹ vào lòng ngực. Nó khóc. Chị xoay vai nó lại, nhìn vào khuôn mặt đầm đìa nước mắt của nó. Nó chìa cho chị một tờ giấy khổ A4 đã gần như nhàu nát. Chị cầm tờ giấy và chăm chú đọc, rồi thở hắt ra, nhìn nó và hỏi: ''Con biết bố con bị ung thư lâu chưa?''  Nó chìa bốn ngón tay ra trước mặt mẹ.
Chị hỏi: ''Bốn tháng rồi hả?'' Nó gật đầu.
Chị nhìn chăm chăm vào tờ giấy và, từ từ ngồi thụp xuống nền nhà, rũ rượi, thở dài.  Con bé hốt hoảng, đến bên mẹ, ôm mẹ vào lòng, vuốt mặt mẹ rồi, vừa ấp úng, vừa ra hiệu cho mẹ. Đại ý là nó diễn đạt rằng: Bố lên ở trên Thiên Đường rồi, mẹ yên tâm, con đã xin vào nội trú ở trường dưới Hamburg. Ngày mai, con sẽ về dưới đó, con không ở lại đây lâu để làm phiền mẹ và em đâu! Con về ở tạm đây là vì bố muốn thế, bố muốn mình ra đi được nhẹ nhàng và yên tâm là có mẹ ở bên con.”
Chị cũng ôm nó vào lòng, vỗ vỗ vào vai nó và nói: ''Con gái ngoan của mẹ, ngày mai, nếu mẹ sắp xếp được công việc, mẹ sẽ đưa con về Hamburg….''
Lời kết:
Tôi nghe người ta kể lại câu chuyện đó khi dự cuộc biểu diễn nghệ thuật của học sinh khuyết tật và khiếm thị. Khi thấy em gái đệm đàn piano cho dàn đồng ca, cứ khăng khăng đòi phải đàn và hát bài “Người Cha Yêu Dấu” bằng tiếng Việt trước, sau đó mới chịu đệm đàn cho dàn đồng ca tiếng Đức. Quá kinh ngạc, nên tôi cứ gạn hỏi mãi người trong ban tổ chức. Cuối cùng, họ kể cho tôi nghe câu chuyện như vậy.
Câu chuyện đơn giản, không nhiều tình tiết, đã lấy đi nước mắt của nhiều người đọc. Tôi hình dung cảnh người cha Việt Nam gầy ốm, bệnh hoạn và đứa con gái tật nguyền tội nghiệp của anh trên đất khách quê người.
Tôi thấy được hình ảnh đứa con gái tưởng nhớ người cha - mà em biết đã mất rồi – qua tiếng đàn piano. Tiếng đàn ấy đau đớn biết bao. Tôi nghe được cả lời ca nghẹn ngào của em ...

''Nhớ những năm xa xưa, ngày cha đã già với bao sầu lo…sống với cha êm như làn mây trắng…nhớ đến năm xưa còn bé, đêm đêm về cha hôn chúng con….với tháng năm nhanh tựa gió.. ôi cha già đi cha biết không…''

Tiểu Mẫn


CÁI NÚT ÁO

Giật mình thức giấc. Cảm thấy khát khô ở cổ, tôi lồm cồm ngồi dậy mở tủ lạnh nốc một hơi. 

Nước lạnh làm tôi tỉnh người. Nhìn đồng hồ đã hơn 4g sáng. Tôi đến bên máy vi tính bật máy lên. Mở chương trình Nhật Ký định nhập vào những việc mình đã làm hoặc những suy nghĩ về một ngày đã qua. Nhưng chương trình lại bật lên thông báo nhấp nháy màu đỏ chói: "Tuần sau là đến ngày đầu tiên quen M". Tôi chỉnh chương trình để xem lại cái ngày đầu tiên đó và mỉm cười khi thấy lúc đó mình trẻ con hết sức. 

Tôi quyết định sẽ lục tung hết Internet để tìm ra một cái thiệp độc chiêu gửi nàng. Cuối cùng tôi cũng mãn nguyện với một cái thiệp nhiều ý nghĩa. Tôi kéo ngăn tủ ra để lấy cái đĩa CD hình mình để ghép vào thiệp, nhưng chợt nhìn thấy trong đó có một gói quà xinh xắn. Biết là của M tôi hồi hộp mở gói quà. Bên trên là một tấm thiệp to, còn bên dưới là một chiếc đồng hồ để bàn rất dễ thương và một cái nút áo. Hơi ngạc nhiên khi nhìn cái nút áo, tôi vội mở thiệp ra xem. 

"Anh thân mến! 

Thế là chúng mình quen nhau đã 3 năm rồi. Trong 3 năm qua em rất vui vì đã quen được anh. Em đã học được rất nhiều điều từ anh. 

Anh là người rất giỏi, làm được rất nhiều việc lại sống rất tốt với mọi người. Anh sống hết sức chan hoà không câu nệ giàu nghèo, chức vị. Anh hết lòng với mọi người và được rất nhiều anh em bè bạn mến yêu, kính nể. 

Tối nay, cũng như bao ngày em đến nhà anh, đã 9g tối anh vẫn chưa về nhà. Khi đến nhà anh, em nhìn thấy mẹ đang khâu lại chiếc áo bị bỏng thuốc lá của anh. Nhìn mẹ chợt em nhớ đến anh, rồi nhớ đến những gì em đã thấy ở nhà anh. 

Em xin phép được tặng cho anh cái đồng hồ với lời nhắn: 

"Thời gian luôn trôi đi lạnh lùng. Có những thứ ngày mai làm được, nhưng có những thứ ngày mai không thể nào làm được". 

Và một cái nút áo với lời nhắn chân tình: "Đôi khi người ta biết được rất nhiều điều nhưng lại không biết một điều đơn giản là áo mình đang mặc có bao nhiêu cái nút!". Anh đã sống vì mọi người nhưng trong mọi người lại thiếu một người quan trọng nhất. Anh hãy xem tờ giấy bên dưới. Chúc anh luôn vui vẻ và thành đạt". 

Tôi cầm đồng hồ và cái nút lên, bên dưới có một tờ giấy xếp làm tư nằm ngay ngắn, tôi mở ra xem và thấy ngẩn ngơ với những dòng chữ dưới đây: 

Em thấy anh rủ bạn về nhà cùng vui vẻ, làm xả láng mấy thùng Ken, anh em bàn tán chuyện đời, chuyện cơ quan, chuyện nhà sếp, chuyện quan trường, đủ thứ chuyện nhậu hoài bàn hổng hết. 

Em thấy mẹ cặm cụi dọn dẹp thức ăn dư, lom khom nhặt từng vỏ lon xếp lại, sáng mai ra chợ đổi lấy chục chanh pha nước, cho thằng con tỉnh rượu mỗi khi say. 

Em thấy anh sáng ra sạp gom gần hết báo, đọc ngấu nghiến từng bài từng mục. Ngẫm chuyện đời, chuyện quan liêu, chuyện cửa quyền, chuyện Mỹ, chuyện I rắc, chuyện SEA Games... 

Em thấy mẹ cẩn thận sắp từng tờ báo, lựa riêng ra những phần quảng cáo rồi ngập ngừng hỏi cái này cân ký bán được hông con? 

Em thấy anh chơi hết lòng với bạn, chẳng bỏ về dù tăng 4 hay tăng 3... 

Em thấy mẹ cứ trằn trọc ra vô mãi, 2g rồi mà phòng nó vắng tanh 

Em thấy anh sau một ngày làm mệt mỏi, về nhà bật máy lạnh, bật quạt, ngã lưng nằm thẳng chân, chẳng muộn phiền. 

Em thấy mẹ ra hiên nằm những ngày trời nóng, rồi lẩm bẩm xem điện tháng này có quá định mức chưa. 

Em thấy anh ghiền chơi vi tính, cứ băn khoăn hoài chuyện nâng cấp CPU lên 2 hay 3 Gb. 

Em thấy mẹ rất ghiền xem cải lương, cứ chặm nước mắt, cứ cười vui thoải mái khi xem hoài cái tivi cà giật, cái Tivi từ lúc anh tắm mưa. 

Em thấy anh chuyên viên vi tính, viết phần mềm để quản lý công ty, xem công nợ, lãi lỗ, bấm một phát là có ngay. Thế mà chẳng thể nào tính đúng được tình thương của người mẹ. 

Em thấy mẹ chẳng cần vi tính, vẫn âm thầm lập trình cá, cơm, rau. Biết chị Hai cái áo ủi không ngay, còn anh nữa đôi giày cả tuần chưa chịu đánh! 

Em thấy anh chuyên làm chuyện lớn mà quên đi những chuyện nhỏ xung quanh. 

Em thấy mẹ suốt đời vụn vặt mà dạy con mình những bài học lớn lao...


VuLe St-Ảnh Inter