a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2023

Đài phun nước bị chê 'xấu nhất thế giới'

 


ÁOĐài phun nước mới được xây dựng trị giá 2 triệu USD tại Vienna bị nhiều người đánh giá "xấu nhất thế giới" vì hình dáng không đẹp như kỳ vọng.

Nhân dịp kỷ niệm 150 năm hệ thống cấp nước hiện đại, mang đến cho Vienna nước ngọt từ những dòng suối từ dãy Alps, chính quyền thủ đô Áo đã mở cuộc thi thiết kế xây dựng đài phun nước. Thiết kế của một nhóm nghệ sĩ trong thành phố đã được chính quyền lựa chọn và cho xây dựng theo nguyên tác.

Đài phun nước bị chê xấu nhất thế giới tại Vienna. Ảnh: Koer

Khánh thành vào ngày 24/10 trước sự chứng kiến của Tổng thống Áo Alexander Van der Bellen, đài phun nước mới nhất của Vienna, WirWasser, nhanh chóng thu hút sự chú ý của dư luận. Nhiều người gọi đây là "đài phun nước xấu nhất châu Âu", "xấu nhất thế giới" hoặc "xấu nhất từng thấy", đặc biệt khi kinh phí xây dựng lên đến 2 triệu USD. "Đài phun làm tổn hại đến hình ảnh xinh đẹp của Vienna trong mắt du khách", một người bình luận.

"Công trình giống như được tạo bởi một đứa trẻ 5 tuổi vậy", "Nhiều người khác có thể tạo ra một thứ đẹp hơn với giá rẻ hơn", "Còn đâu là Vienna với những di sản đẹp đẽ" là những bình luận chỉ trích khác.


Du khách chụp ảnh đài phun mới. Ảnh: Vienna

Bất chấp những lời chỉ trích, Thị trưởng Michael Ludwig khẳng định đài phun có thiết kế phi thường, lấy cảm hứng từ thực tế và tạo cảm giác gắn kết. Đối mặt với chỉ trích lãng phí 2 triệu USD để xây "một đài phun xấu nhất thế giới", thành phố cho biết họ đã cố gắng tiết kiệm 300.000 USD.

Ngoài đài phun nước mới, du khách ghé thăm thủ đô Áo có thể tham gia các trải nghiệm khác theo gợi ý từ Tripadvisor như nghe hòa nhạc cổ điển tại Nhà thờ Thánh Peter, tham gia tour đi trong ngày đến làng Hallstatt nổi tiếng, tour đi tham quan Vienna, ghé thăm lâu đài Schönbrunn (Dòng suối đẹp) có 1.441 phòng.

Vì sao du khách thích ném tiền ở đài phun nước Trevi?

ITALYTrước đại dịch, ước tính mỗi ngày đài phun nước Trevi hứng khoảng 3.000 euro.

Một trong những hoạt động nổi tiếng nhất của du khách quốc tế khi ghé thăm Rome là tới đài phun nước Trevi để chụp ảnh lưu niệm và tung đồng xu xuống nước.

Theo truyền thuyết về đài phun nước nổi tiếng nhất thành Rome, có ba lý do chính đáng để du khách làm điều này. Lý do đầu tiên và nổi tiếng nhất là dựa trên truyền thuyết địa phương, rằng nếu bạn làm như vậy sẽ giúp bạn có cơ hội quay lại nơi đây một lần nữa.

Hai lý do khác ít nổi tiếng hơn là: bạn sẽ gặp tình yêu thực sự của mình tại Rome, và kết hôn tại nơi này. Tuy nhiên, để ba điều ước trên cùng trở thành hiện thực, du khách được cho là phải tung ba đồng xu khác nhau. Mỗi xu sẽ tương ứng với một điều ước.

Ngày nay, "phạm vi" ước được các du khách mở rộng hơn, thay vì gói trọn trong ba nội dung trên. Mọi người thường đứng trước đài phun nước, cầu nguyện một điều bất kỳ mình mong muốn, rồi ném xu.


Đài phun nước Trevi clà một trong những đài phun nước nổi tiếng nhất thế giới, và là một trong những điểm du lịch hút khách nhất của Italy. Ảnh: Catarina Belova/Shutterstock

Nhưng không phải, cứ ném thẳng đồng xu xuống nước là được. Mọi thứ cần phải diễn ra đúng "tiêu chuẩn". Theo truyền thống từ hàng trăm năm nay, bạn cầm đồng xu bằng tay phải, ném qua vai trái. Bạn phải ném từng đồng xu riêng lẻ, thay vì tung ba đồng một lúc.

Trên thực tế, ném xu may mắn chỉ là một truyền thống mang tính truyền thuyết, không có bằng chứng nào cho thấy mọi điều ước đều thành hiện thực. Tuy nhiên, chính quyền thành phố lại "bội thu" nhờ niềm tin của khách du lịch.

Trước đại dịch, ước tính mỗi ngày đài phun nước Trevi hứng khoảng 3.000 euro. Mỗi năm, nơi đây thu về khoảng 1,25 triệu euro, khoản tiền được giới chức Rome dùng để mua thực phẩm, thực hiện các chiến dịch thiện nguyện để hỗ trợ người nghèo. Bên cạnh đó, số tiền này cũng bị giới trộm cắp để mắt tới, nhưng mọi nỗ lực lấy tiền từ đài phun nước hầu như hiếm khi thành công.


                         Cầu nguyện và ném xu là hành động yêu thích của du khách. Ảnh: Getours


Anh Minh (Theo Koer, OC)

Bật nắp quan tài Bao Thanh Thiên, chuyên gia đã tìm ra nguyên nhân khiến Bao đại nhân qua đời

Sau khi khám nghiệm thi hài của Bao Thanh Thiên, cuối cùng bí ẩn về nguyên nhân tử vong của ông cũng được hé mở.



Bao Công (999 - 1062), tên thật Bao Chửng, chữ là Hi Nhân, quê gốc ở Lư Châu, Hợp Phì, Trung Quốc. Ông nổi tiếng là một vị quan "thanh liêm, chấp pháp nghiêm minh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình" dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông. Truyền thuyết dân gian cho rằng ông chính là Văn Xương Đế Quân - một trong 7 vị Bắc Đẩu tinh quân - lịch kiếp.
Tranh vẽ Bao Thanh Thiên

Chính vì tính cách cương trực của mình nên Bao Thanh Thiên được dân chúng vô cùng yêu mến, hoàng đế trọng dụng. Khi ông qua đời ở tuổi 64, đích thân Tống Nhân Tông làm chủ lễ truy điệu, ban thụy hiệu “Hiếu Túc”. Thi hài ông được chôn cất ở quê cũ Lư Châu. Về lý do qua đời của vị quan thanh liêm này, trênmộ phần của ông ở Đại Hưng Tập, ngoại ô thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy có khắc nội dung như sau:“Năm Gia Hựu thứ bảy, tháng 5, ngày Kỷ Mùi (tức ngày 12/5/1062) ra làm việc, phát bệnh nên quay về. Hoàng thượng sai sứ ban cho thuốc tốt, đến ngày Tân Mùi (tức ngày 24/5/1062) thì không dậy được nữa”.

Được biết, Bao Công trước khi mất đã đổ bệnh suốt 13 ngày, không thuốc nào chữa được. Có rất nhiều lời đồn đại về cái chết có phần đột ngột của ông. Lúc sinh thời, vì quá ngay thẳng nên ông có không ít kẻ thù, chính vì vậy nhiều lời đồn đại về việc có kẻ đã đầu độc ông bằng thạch tín. Để giải mã lời đồn này, các chuyên gia đã khám nghiệm thi hài của Bao Công được tìm thấy trong mộ cổ ở Đại Hưng Tập để tìm hiểu.


Quan tài chứa thi thể Bao Thanh Thiên đã bị xâm phạm, tìm được 35 chiếc xương

Theo đó, chuyên gia phát hiện trong xương của Bao Công có hàm lượng các nguyên tố thủy ngân, sắt và canxi cao hơn nhiều so với xương của người hiện đại và hàm lượng chì, thạch tín thấp hơn người thường. Từ đó có thể bác bỏ chuyện Bao Công bị đầu độc và nguyên nhân có thể là vì mắc bệnh về tim mạch hoặc bị đột quỵ, dẫn đến cái chết nhanh chóng như vậy.

Theo SHTT&ST

Thân phận đặc biệt của nữ giáo viên dạy nhiều vua nhất Việt Nam, được chọn đặt tên trường ở TP. Hồ Chí Minh

Ở thời kỳ Việt Nam vẫn nặng quan niệm trọng nam khinh nữ, người phụ nữ tài giỏi này lại làm được điều đáng ngưỡng mộ là dạy học cho vua. Không những một mà có đến ba ông vua là học trò của bà.









Lịch sử Việt Nam ghi nhận một nữ giáo viên đặc biệt, từng dạy cho 3 vị vua nhà Nguyễn. Bà là Nguyễn Thị Nhược Bích (1830 – 1909), sinh ra ở làng Đông Giang, huyện An Phước, đạo Ninh Thuận (nay là Phan Rang, Ninh Thuận). Sinh thời, bà Nhược Bích là con gái của ông Nguyễn Nhược Sơn, nguyên là Thanh Hóa Thừa nguyên Bố chính sứ Hộ lý Tổng đốc, mẹ là bà Thục nhân họ Nguyễn.

Cha bà Nhược Bích là nhân tài hiếm có, tính tình khẳng khái, không thích ràng buộc. Khi làm quan, ông nhiều lần bị bãi chức cũng vì tính cách đó. Thừa hưởng gen di truyền của cha, bà Bích từ nhỏ đã tài giỏi hơn người. Suốt tuổi thơ đi theo cha làm quan ở các tỉnh, đến đâu bà Bích cũng gây ấn tượng bởi sự thông minh của mình.

Ảnh minh họa bà Nhược Bích

Năm 1848, bà Bích được tiến cử vào cung cho vua Tự Đức. Một buổi ngâm vịnh nọ, vua xướng đề thơ Tào Mai (Hoa mai sớm nở) và bà là người làm thành thơ nhanh nhất, hay nhất. Vua Tự Đức rất hài lòng, đặc biệt khen ngợi và trọng thưởng cho bà. Thậm chí vua còn nói:“Khéo điều chế câu thơ như người điều chế mai, tỏ rõ chí khí như của Tể tướng Phó Duyệt, thật là bổ ích. Đáng tiếc là nữ, nếu là nam thì chức ấy trẫm cũng không tiếc”.

Dù không thể làm tể tướng nhưng bà Nhược Bích cũng đã khẳng định được vị thế của mình sau này bằng cách dạy học trong cung. Thân là Tiệp dư nhưng bà được giao nhiệm vụ dạy học, chăm sóc các hoàng tử. Vua Tự Đức yêu quý bà vì học rộng hiểu nhiều, có đạo đức, lễ nghĩa. Trong cung ai cũng tôn kính nữ giáo viên này.

Bà Nhược Bích chính là cô giáo của 3 vị vua nhà Nguyễn: Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh ( dạy Kiến Phúc, Đồng Khánh khi còn làm Thái tử và dạy Hàm Nghi khi đã lên ngôi ).


Hạnh Thục ca là tác phẩm ghi lại toàn bộ các sự kiện xảy ra trong cuộc tháo chạy năm 1885 do bà Nhược Bích viết

Không chỉ vậy, bà Nhược Bích còn được đi cùng vua trong những buổi vấn an Hoàng thái hậu Từ Dụ về công việc trong triều, hoàng tộc. Một thời gian sau, từ Tiệp dư, bà trở thành thư ký cho Thái hậu Từ Dũ và gần như là người duy nhất được ở gần hầu hạ thái hậu.

Năm 1883, vua Tự Đức qua đời, tự tay bà Nhược Bích đã biên soạn ý chỉ sắc dụ của Lưỡng Tôn cung (chỉ Hoàng thái hậu Từ Dụ và Chính phi Trang Ý). Năm 1892, dưới thời vua Thành Thái, bà Nhược Bích được phong làm Tam Phi Lễ Tần. Đến năm 1909, tức năm Duy Tân thứ ba, nữ giáo viên tên tuổi này qua đời, thọ 79 tuổi.


Trường Tiểu học Nguyễn Nhược Thị ở TP. Hồ Chí Minh

Hiện nay tên bà được chọn đặt cho một ngôi trường tiểu học ởphường 15, quận 8, TP. Hồ Chí Minh: Nguyễn Nhược Thị.





Thứ Ba, 28 tháng 11, 2023

8 CÂU NÓI NỔI TIẾNG NHẤT THẾ GIỚI

 



1. William Shakespeare : “Đừng bao giờ đùa giờ với cảm xúc của người khác, bởi vì bạn có thể giành chiến thắng nhưng hậu quả là bạn chắc chắn sẽ mất đi người đó suốt cuộc đời.”
2. Napoleon: “Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt"
3. Albert Einstein :“Tôi rất biết ơn những người đã nói “KHÔNG” với tôi. Nhờ vậy mà tôi biết cách tự giải quyết mọi việc.”
4. Abraham Lincoln : “Cuối cùng điều quan trọng không phải là số năm bạn có thể sống. Mà là bạn sống như thế nào trong những năm đó.”
5. William Arthur Ward:”Cơ hội giống như bình minh. Nếu bạn chờ quá lâu, bạn sẽ bỏ lỡ nó.”
6. William Shakespeare : “Đồng tiền luôn phát ra âm thanh. Nhưng tờ tiền thì luôn im lặng. Vì vậy, khi giá trị của bạn tăng lên thì hãy luôn giữ im lặng.”
7. Adolf Hitler : ”Khi bạn ở ngoài sáng tất cả mọi thứ đều theo bạn, nhưng nếu bạn bước vào bóng tối, ngay cả cái bóng của bạn cũng không đi theo bạn nữa.”
8. Lão Tử : ”Con ngỗng tuyết không cần tắm để khiến chúng có bộ lông trắng. Bạn cũng không cần làm gì ngoài việc là chính mình.”

(Cre: Đắc nhân tâm)


VỀ NHÀ
Bao lâu nay, Tôi cứ nghĩ báo hiếu với ba mẹ chỉ cần tiền là đủ, nhưng không, tôi đã lầm
Một ngày, mẹ nhắn tin cho tôi: "Con có bận không? Cho mẹ gọi điện nói chuyện với con một chút”. Chỉ một dòng tin ngắn ngủi, nhưng nước mắt tôi cứ thế mà chảy ra
Từ khi nào, ba mẹ muốn gọi cho con của chính mình mà phải xin phép
Từ khi nào mà việc lắng nghe nhau khó khăn đến mức như thế này...?
Tôi đã làm gì để hằn lên tâm trí ba mẹ một rào cản như thế...!
Ngày xưa, chỉ khi nào bị ba mẹ đánh tôi mới khóc, còn bây giờ, chẳng ai mắng mỏ, rầy la tôi mà nước mắt tôi cứ chảy ra
Với con, tôi vẫn kiên nhẫn giải thích từng chữ cái từng con số, thì với đồng nghiệp, dù tức giận đến đâu tôi vẫn nở nụ cười, nhưng riêng với ba mẹ mình, tôi lại chẳng ngại ngần mà nói: “Con bận..., rồi ngưng điện thoại”
Vì tôi biết:
- Nếu tôi ngắt máy với người ngoài, người ta sẽ không bao giờ làm việc, hợp tác với tôi nữa.
- Nếu tôi ngắt máy với bố mẹ, bố mẹ vẫn mãi chờ tôi, không oán hận, không trách móc tôi điều gì cả
Chúng ta càng lớn càng muốn rời xa khỏi vòng tay của ba mẹ, nhưng ba mẹ càng già lại càng muốn nương nhờ con cháu, chẳng phải vì mong được báo đáp, mà vì mắt không còn nhìn rõ, chân không còn đứng vững, tay cầm tô chén dễ rơi xuống đất nữa rồi.
Ta cứ nghĩ kiếm được nhiều tiền đã được gọi là báo hiếu, không ba mẹ nào có cần tiền, cái các cụ cần là không khí đầm ấm của gia đình, là tiếng cười đùa của con cháu, là tiếng xuýt xoa khen chén canh bà nấu, là vòng tay ôm lấy mỗi khi đêm về
Báo hiếu thật ra không quá to tát, báo hiếu chính là đặt ba mẹ ở vị trí quan trọng trong lòng mình, luôn lắng nghe, chia sẻ và chăm sóc cho cảm xúc của họ
Là phận con, ta hãy nhớ nằm lòng cho cả cuộc đời
Nước mắt chảy xuôi: Chỉ làm nguôi kí ức
"Nước mắt chảy ngược: Mới thấm được niềm đau"
“Nỗi buồn là di sản của quá khứ"
Sự nuối tiếc là nỗi đau của ký ức”
-Ngước lên cao để thấy mình còn thấp.
-Nhìn xuống thấp để thấy mình chưa cao
Con đã hiểu rồi Bố Mẹ ơi.
Sưu Tầm



Có một vị đạo sĩ nọ tinh thông phong thủy, thích phiêu bạt khắp nơi.
Vào một ngày nọ, trời oi nóng, ông ta vừa mệt vừa đói, khó có thể cầm cự được. Đi bộ rất lâu, khó khăn lắm ông ta mới nhìn thấy bên đường có căn nhà tranh.
Vội vã tiến lại gần, vị đạo sĩ nhìn thấy một phụ nữ đang cho heo ăn. Ông ta cung kính nói: ” Thật phiền cô quá, cô có thể cho tôi một chút nước uống được không? “
Người phụ nữ nhìn vị đạo sĩ người đầy bụi bặm, mồ hôi nhễ nhại, liền đáp: ” Được chứ, được chứ “, rồi đi vào trong một lúc lâu mới bưng ra một bát nước ở trên mặt có một ít cám.
Đi đường đang khát, vị đạo sĩ định uống một hơi cho đã nhưng khi bưng lên thì thấy nước nóng và có một ít cám trên mặt nên lấy làm khó chịu, thầm nghĩ: ” Mình chẳng qua chỉ xin một bát nước uống, tại sao cô ta lại đối xử với mình như vậy? Người phụ nữ này thật đáng ghét."
Nhưng vì quá khát, ông chỉ có thể nén tức giận, vừa thổi cám gạo trôi đi, vừa làm cho nước nguội dần rồi uống từng chút một.
Uống xong, vị đạo sĩ lại nghĩ, phải tìm cách dạy cho người phụ nữ này một bài học mới được. Và thế là, ông ta cất lời: ” Tôi biết xem phong thủy, không biết cô có muốn xem không? “
Nghe vị khách lạ nói vậy, người phụ nữ vui vẻ cười đáp: ” Chẳng giấu gì ông, nhà chúng tôi cũng đang chuẩn bị xây lại. Vậy thì làm phiền ông xem giúp tôi vị trí nào tốt nhất để xây nhà cho thuận “.
Vị đạo sĩ nhìn ngắm một hồi, cuối cùng chỉ vào một vị trí mà theo phong thủy học là xấu nhất và nói: ” Vị trí này là đẹp nhất, xây nhà trên mảnh đất này chắc chắn cả nhà cô sẽ phát, cuộc sống sẽ đủ đầy, hạnh phúc. “
Người phụ nữ nghe xong thì mừng lắm, luôn miệng cảm ơn vị đạo sĩ nọ nhưng cô nào có biết rằng, ông ta đang ”chơi xấu mình, cố tình tìm một mảnh đất hung và nói đó là đất tốt nhằm mục đích dạy cho cô ta một bài học..."
Bẵng đi 10 năm, trong một dịp tình cờ, vị đạo sĩ quay trở lại khu vực trên và phát hiện ra rằng, gia đình người phụ nữ khi xưa cho ông ta nước uống chẳng những không lụi bại mà còn làm ăn phát đạt, cuộc sống ngày càng khá giả.
Điều này khiến vị đạo sĩ lấy làm băn khoăn, khó hiểu lắm.
Gặp lại ” khách quý “, người phụ nữ đon đả mời vào nhà, tiếp đãi nhiệt tình, đồng thời vẫn tỏ ra vô cùng cảm kích trước sự giúp đỡ của ông ta trước đây.
Gia đình cô cho rằng, nhờ đạo sĩ chọn được đúng mảnh đất quý, họ không chỉ khấm khá mà còn sinh thêm được hai cậu con trai thông minh, ngoan ngoãn, được đặt hai cái tên khá kêu.
Vị đạo sĩ nghĩ bụng, lẽ nào nhà này ăn nên làm ra là nhờ tên hai cậu con trai có thể át được cái hung của mảnh đất xấu?
Băn khoăn một hồi, vị đạo sĩ cuối cùng không nhẫn nại được, quyết định hỏi người phụ nữ một câu hỏi mà suốt 10 năm qua, ông ta không thể nào hiểu nổi: ” Ngày đó tôi xin nước uống, cô có bỏ vào bát nước vài hạt cám, tôi thật không hiểu vì sao cô lại làm như vậy? “
Sau khi lắng nghe, người phụ nữ mỉm cười và nói: “Trong phạm vi mấy dặm ở vùng này không có người, người đi đến đây nhất định phải đi rất xa, lập tức uống nước liền có hại đối với cơ thể. Cho anh chờ một lúc là vì để hơi thở của anh ổn định lại. Nước lạnh càng làm tổn hại thân thể, do đó thay bằng nước sôi, cho thêm cám là để ông phải thổi, uống một miếng nước lớn có hại đối với cơ thể… Làm như vậy ông sẽ uống chậm lại một chút. “
Nghe xong câu trả lời, vị đạo sĩ giật mình thấy xấu hổ và hối hận, lẩm bẩm nói với chính mình: ” Nhất Niệm thiện tâm, thần quỷ nan phạm “, ý chỉ rằng, chỉ cần có cái tâm lương thiện, thần, quỷ đều khó có thể gây khó dễ.
Ngôi nhà của người phụ nữ rõ ràng được xây trên mảnh đất hung, nhưng chính nhờ cái tâm lương thiện mà đất dữ hóa lành, đất hung hóa cát.
Từ đó về sau, ông đã từ bỏ các loại phong thủy, chuyên tâm tu hành bản thân. Bởi vì cuối cùng ông đã hiểu rằng tốt hơn phong thủy rất nhiều chính là thiện tâm, cao hơn phép thuật chính là nhân quả.
Phong thủy lớn nhất đời người chính là thiện tâm
Người xưa nói: “Tâm còn chưa thiện, phong thủy vô ích. Bất hiếu cha mẹ, thờ cúng vô ích“.
LeVanQuy share từ ChuaPhoTu



LỢI TỨC YÊU THƯƠNG!
Đúng năm giờ bác C tài xế xe taxi phải giao xe, nhìn đồng hồ đã năm giờ rồi, bác tài tắt đèn báo hiệu "tạm thời không đón khách" .
Ngày cuối tuần, học sinh trong ký túc xá của trường trung học N chạy ùa ra. Bác C tài xế nhịn không được thói quen này nên dừng xe lại, nhìn học sinh đi đi lại lại, chúng mặc đồng phục nhà trường, trên mặt tươi cười rạng rỡ.
"Bác tài, con... con muốn ngồi xe của bác." - Một bé gái chân đi khập khiễng, lưng mang cặp sách đi đến, nhìn hai bên phải trái, nói vội vàng.
Bác tài nói phải giao xe, và chỉ có dừng xe chút xíu thôi.
Em bé gái cúi đầu, mấy giây sau nó lại thành khẩn nói: "Con cám ơn bác, bác tài, nếu được con chỉ ngồi trạm tới là xuống thôi."
Hai chữ "Con cám ơn" làm cho bác tài động lòng, bác liếc nhìn thấy em bé gái mặc cái áo giặt trắng tinh, một cái cặp sách cũ không thể cũ hơn được nữa, không đành lòng, ông thở dài nói: "Lên xe."
Em bé gái sung sướng lên xe. Xe đi một đoạn ngắn, bé gái đột nhiên tằng hắng nói: "Bác tài, con chỉ có 3000 đồng thôi, cho nên, đến nửa trạm cho con xuống".
Bác tài nhìn trong kính chiếu hậu thấy em bé gái mặt đỏ gấc, không nói gì. Đây là xe taxi thành phố, giá mỗi đoạn đường lên xuống chỉ có thể là 7000 đồng.
Lái xe đến trạm dừng công cộng thì bác tài dừng xe lại, em bé đứng nơi cửa cúi đầu nói: "Con cám ơn bác".
Bác C tài xế nhận thấy em bé gái dị tật chân, khập khiễng đi về phía trước, đột nhiên trong lòng có chút ái ngại pha thương cảm.
Cũng từ ngày cuối tuần ấy, bác C cứ mỗi ngày cuối tuần đều nhìn thấy em bé gái đứng đợi ở cổng trường, mấy chiếc xe taxi chạy qua, em bé gái nhìn như không nhìn, chỉ đứng chờ. Em bé gái đợi mình? Bác C đoán và trong lòng cảm thấy ấm áp, bác lái xe đến, em bé gái từ đằng xa giơ tay vẫy vẫy, bác C rất đỗi kinh ngạc, xe bác màu da cam giống với các xe taxi khác, em bé gái làm sao có thể nhìn mà biết được chứ? Đây là 3000 đồng, đây là một trạm. Bác tài không hỏi nó tại sao chỉ đứng đợi xe của mình, và cũng không hỏi tại sao chỉ ngồi có một trạm?
Trong lòng em bé gái hẳn có một bí mật nhỏ, bác C tài xế rất hiểu điều này. Một lần, hai lần, ba lần, dần dần bác C tài xế trở thành thói quen. Cuối tuần trước khi giao xe, thì người cuối cùng phải chở nhất định là cô bé có đôi chân dị tật trong trường trung học đó. Bác tài tắt đèn bảng "tạm không chở khách", chuyên tâm đợi trước cổng trường. Em bé gái chỉ mười bốn mười lăm tuổi mà thôi, vừa nhìn thấy ông thì giống như con nai nhỏ cà nhắc cà nhắc chạy qua đường, lớn tiếng nói với bạn học "tạm biệt", bất quá chỉ năm phút đồng hồ là em bé gái xuống xe, câu cuối cùng vẫn là: "Con cảm ơn bác, bác tài."
Hình như chỉ đợi câu nói ấy, cuối tuần bất kể là đi bao xa thì bác C cũng lái xe đến trường. Có lúc giao xe bị phạt, bác ta cũng nhất định chở em bé gái đi một đoạn đường.
Thời gian qua rất nhanh, chớp mắt mùa hè của năm thứ hai đã đến. Nhìn em bé gái mang cặp sách thật nặng nề, bác C đột nhiên cảm thấy như đánh mất cái gì đó. Bác biết em đã tốt nghiệp phổ thông cấp hai, và nó sẽ học cấp ba ở đâu?
- "Bác tài, cám ơn bác, có lẽ đây là lần cuối cùng con được ngồi xe của bác, con quấy rầy bác quá. Con thi đậu trường THPT L, có lẽ nửa năm mới về nhà một lần," em bé gái nói như thế. Bác tài từ trong kính chiếu hậu nhìn cặp mắt em bé gái, trong lòng rất là không yên. Em bé quả nhiên rất ưu tú, trường L là trường điểm của thành phố lớn, thi đậu vào đó thì đã bước một chân vào ngưỡng cửa đại học hay sẽ du học với học bổng toàn phần rồi.
- "Vậy thì bác đưa con về nhà." - Bác tài nói.
Em bé gái lắc đầu nói mình chỉ có ba đồng bạc thôi.
- Lần này không lấy tiền.
Bác tài nói xong thì nhìn đồng hồ, đưa em bé gái về nhà thì nhất định giao xe bị trễ giờ, có thể bị phạt chút tiền, nhưng có quan hệ gì chứ ? Bác muốn ngồi chung với em bé gái thêm chút nữa. Em bé gái nói địa chỉ rất xa, còn thêm bảy trạm nữa, nửa giờ sau, bác tài dừng xe, em bé ôm cặp bước xuống, bác tài lấy một cái hộp trong cốp xe ra, nói: "Đây là món quà bác tặng con".
Em bé gái thảng thốt xúc động đến kinh ngạc tiếp nhận quà, sau đó cúi mình lí nhí chào bác tài, nói: "Con cảm ơn bác, bác tài."
Nhìn em bé gái bị dị tật chân khập khiễng đi vào nhà, bác C tài xế thở dài. Cháu bé, từ nay không còn gặp lại nữa? Bác tài cũng không biết tên em bé là gì !
***
Đã qua mười năm rồi. Bác C tài xế vẫn còn lái xe taxi.
Hôm nay, việc cũng không nhiều, ông đang lái xe và nghe chương trình ca nhạc - thông tin của đài giao thông phát đi : "nhắn tin tìm người, tìm bác tài xế mười năm trước lái xe của công ty AAA số xe là Axxxx."
Bác C tài xế nghe , ngớ người ra, có người tìm mình?. Mười năm trước đây , ông lái chính là chiếc xe này. Tò mò, ông gọi thẳng đến tổng đài, cô nhân viên trực tổng đài nhanh chóng đưa cho bác tài xế số điện thoại lạ hoắc , bác C thắc mắc, là ai nhỉ? Mỗi ngày bận bịu vì kế sinh nhai, ngoại trừ bà vợ ra thì bác tài không quen biết người phụ nữ nào khác.
Khi điện thoại, bác tài nghe âm thanh của một cô gái trẻ, cô ta kinh ngạc vui mừng hỏi: "Là bác sao, bác tài ?"
Bác tài giật mình, âm thanh này, lời nói này rất là quen thuộc, nhưng bác tài không nhớ là ai cả.
-"Con cảm ơn bác, bác tài." Cô gái nói. Bác nhớ ngay, chắc chắn là nó.
Hai người hẹn gặp nhau ở một quán cà phê, khi gặp cô gái ấy, bác C như không tin vào mắt mình, trước mắt là một cô gái thướt tha, là bé gái mười năm trước đi xe chỉ có 3000 đồng đó ư?
Cô gái cúi đầu chào bác tài và nói: "Con cám ơn bác, bác tài."
Uống nước, cô gái kể chuyện ngày trước: Mười hai năm trước, ba của cô cũng là một tài xế lái xe taxi, ông rất thương yêu cô gái, mỗi ngày cuối tuần, dù bận cách mấy ông cũng lái xe đến trường đưa cô về nhà. Tết đến, cả nhà về quê ăn tết, vì để mang được nhiều đồ, ba của cô mượn xe bánh mì của người bạn. Lái xe được nửa đường, đột nhiên đường mưa mù trời, xe ba lái tông vào một chiếc xe hàng, xe bánh mì bị hư toàn bộ, ba của cô chết tại chỗ, từ đó chân của cô bị thương tật nặng. Chôn cất ba xong, mẹ phải bồi thường xe cho người bạn của ba một khoản tiền lớn, và để làm phẫu thuật chân cho cô, nên mẹ làm việc ngày đêm không nghỉ, còn cô, sau khi vết thương lành, cô lập tức đi học, nhất tâm muốn mau lớn. Bản tính cô kiên cường, việc gì cũng có thể chịu đựng, nhưng duy chỉ có một việc là không chấp nhận người khác thương hại mình. Cho nên, cô không nói cho ai biết việc ba và cô bị tai nạn. Tan học về nhà, khi bị bạn học hỏi tại sao bây giờ lại đi xe công cộng? Cô bé nói dối là vì ba đi xa, nói dối được nửa năm, cho đến khi gặp bác C tài xế. Cô bé thấy chiếc xe taxi dừng bên đường không chút động đậy, giống như ba cô bé lái xe đến đợi trước cổng trường.
Cô bé chỉ có 3000 đồng để đi xe công cộng, nhưng cô bé lấy tất cả để ngồi xe taxi, chỉ ngồi một trạm, sau đó đi bộ nửa giờ nữa về nhà, mặc dù đường rất xa, nhưng cô bé vẫn đi, bởi vì cô bé không muốn ai có thể thương hại việc ba của cô bé đã chết.
"Bác chắc không biết, chiếc xe taxi mà bác đang lái đó là chiếc xe mà ba của con đã lái, số xe cứ in hằn trong óc con".
Cô gái nói trong nước mắt: "Cho nên, từ xa xa, chỉ cần nhìn , con nhận ra nó liền".
Bác C tài xế thấy mũi như nghẹt thở, chút xíu nữa thì cũng không kìm được nước mắt.
"Tấm huy chương này con luôn mang trên mình, con không biết, nếu không có nó thì con có thể được như ngày hôm nay không. Hơn nữa, bác trả lại con tiền xe, con vẫn cứ giữ nó. Nhờ số tiền bác trả lại không nhận, con tự tin, cảm thấy vấn đề gì cũng có thể khắc phục được. Mặc dù mất ba , nhưng cháu vẫn có người cha như cũ."
Nói xong, cô gái lấy trong túi ra tấm huy chương mang vào mình. Góc cạnh của tấm huy chương đó đã biến thành màu đen, sau tấm huy chương có viết hàng chữ: "Chúc cuộc sống của con cũng như tấm huy chương này."
Tấm huy chương này là của bác C tài xế làm quà tặng cho cô gái hơn mười năm trước.
Cô gái cầm tay bác C tài xế rời khỏi quán cà phê. Nhìn cô gái lái xe đi rất xa, bác C dừng xe bên đường, để cho nước mắt chảy xuống. Cô gái dị tật chân ấy, bây giờ bác mới biết tên cô ta là Tuyết.
Cô gái và con của bác đã chết cách đây mười năm vì ung thư, thật giống nhau một cách kỳ lạ. Con gái của bác khi còn sống, cứ mỗi ngày cuối tuần thì bác đều lái xe đến trường N đón nó. Con gái trước khi lên xe thì nói: "Con cám ơn ba", xuống xe cũng câu ấy: "Ba, con cám ơn ba", làm cho bác tài cảm được rất nhiều hạnh phúc!
Tấm huy chương ấy là của con gái ông , được ông đặt làm thưởng khi nó đoạt giải kỳ thi Olympic, đã làm cho ông ta rất kiêu hãnh và hy vọng, nhưng con gái ông đột nhiên qua đời, khiến cho ông ta không kịp lấy lại thăng bằng trong cuộc sống. Hễ đến ngày cuối tuần, đi ngang qua trường trung học N, ông đều dừng xe lại, hình như con gái vẫn có thể từ cổng trường chạy ra, lên xe, và lớn tiếng nói: "Ba, con cám ơn ba."
Trên đường trở về nhà, bác C mua một tờ báo, vừa mở báo ra xem thì bác liền thấy ngay hình của cô gái dị tật chân ấy. Cô ta cười tươi với bác C tài xế, trên đề mục có chạy hàng chữ lớn: ... Tuyết – phó tổng giám đốc trẻ nhất của công ty đa quốc gia, niềm kiêu hãnh của thành phố S..." bác C tài xế kinh ngạc , đọc nhanh như nuốt vội, vừa đọc vừa móc túi lấy thuốc ra hút theo thói quen.
Đột nhiên, tay của ông ta chạm phải một phong bì, lấy ra, bên trong phong bì đựng đầy tiền đô la Mỹ dày cộm, bác C ngớ ra, bác ta nghĩ không ra Tuyết bỏ tiền vào túi ông lúc nào? Có phải khi cầm cánh tay mình dẫn đi không?
Giữa xấp tiền mỹ kim ấy còn kẹp một tờ giấy nhỏ: "Bác tài, đây là lợi tức của yêu thương, xin bác nhận lấy. Cái vốn vô giá thì vĩnh viễn ở trong lòng con. Con cám ơn bác, bác tài! Bác, người cha con hằng yêu thương"
Mắt của bác tài lại mờ thêm một lần nữa...

Sưu tầm