a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2023

Đài phun nước bị chê 'xấu nhất thế giới'

 


ÁOĐài phun nước mới được xây dựng trị giá 2 triệu USD tại Vienna bị nhiều người đánh giá "xấu nhất thế giới" vì hình dáng không đẹp như kỳ vọng.

Nhân dịp kỷ niệm 150 năm hệ thống cấp nước hiện đại, mang đến cho Vienna nước ngọt từ những dòng suối từ dãy Alps, chính quyền thủ đô Áo đã mở cuộc thi thiết kế xây dựng đài phun nước. Thiết kế của một nhóm nghệ sĩ trong thành phố đã được chính quyền lựa chọn và cho xây dựng theo nguyên tác.

Đài phun nước bị chê xấu nhất thế giới tại Vienna. Ảnh: Koer

Khánh thành vào ngày 24/10 trước sự chứng kiến của Tổng thống Áo Alexander Van der Bellen, đài phun nước mới nhất của Vienna, WirWasser, nhanh chóng thu hút sự chú ý của dư luận. Nhiều người gọi đây là "đài phun nước xấu nhất châu Âu", "xấu nhất thế giới" hoặc "xấu nhất từng thấy", đặc biệt khi kinh phí xây dựng lên đến 2 triệu USD. "Đài phun làm tổn hại đến hình ảnh xinh đẹp của Vienna trong mắt du khách", một người bình luận.

"Công trình giống như được tạo bởi một đứa trẻ 5 tuổi vậy", "Nhiều người khác có thể tạo ra một thứ đẹp hơn với giá rẻ hơn", "Còn đâu là Vienna với những di sản đẹp đẽ" là những bình luận chỉ trích khác.


Du khách chụp ảnh đài phun mới. Ảnh: Vienna

Bất chấp những lời chỉ trích, Thị trưởng Michael Ludwig khẳng định đài phun có thiết kế phi thường, lấy cảm hứng từ thực tế và tạo cảm giác gắn kết. Đối mặt với chỉ trích lãng phí 2 triệu USD để xây "một đài phun xấu nhất thế giới", thành phố cho biết họ đã cố gắng tiết kiệm 300.000 USD.

Ngoài đài phun nước mới, du khách ghé thăm thủ đô Áo có thể tham gia các trải nghiệm khác theo gợi ý từ Tripadvisor như nghe hòa nhạc cổ điển tại Nhà thờ Thánh Peter, tham gia tour đi trong ngày đến làng Hallstatt nổi tiếng, tour đi tham quan Vienna, ghé thăm lâu đài Schönbrunn (Dòng suối đẹp) có 1.441 phòng.

Vì sao du khách thích ném tiền ở đài phun nước Trevi?

ITALYTrước đại dịch, ước tính mỗi ngày đài phun nước Trevi hứng khoảng 3.000 euro.

Một trong những hoạt động nổi tiếng nhất của du khách quốc tế khi ghé thăm Rome là tới đài phun nước Trevi để chụp ảnh lưu niệm và tung đồng xu xuống nước.

Theo truyền thuyết về đài phun nước nổi tiếng nhất thành Rome, có ba lý do chính đáng để du khách làm điều này. Lý do đầu tiên và nổi tiếng nhất là dựa trên truyền thuyết địa phương, rằng nếu bạn làm như vậy sẽ giúp bạn có cơ hội quay lại nơi đây một lần nữa.

Hai lý do khác ít nổi tiếng hơn là: bạn sẽ gặp tình yêu thực sự của mình tại Rome, và kết hôn tại nơi này. Tuy nhiên, để ba điều ước trên cùng trở thành hiện thực, du khách được cho là phải tung ba đồng xu khác nhau. Mỗi xu sẽ tương ứng với một điều ước.

Ngày nay, "phạm vi" ước được các du khách mở rộng hơn, thay vì gói trọn trong ba nội dung trên. Mọi người thường đứng trước đài phun nước, cầu nguyện một điều bất kỳ mình mong muốn, rồi ném xu.


Đài phun nước Trevi clà một trong những đài phun nước nổi tiếng nhất thế giới, và là một trong những điểm du lịch hút khách nhất của Italy. Ảnh: Catarina Belova/Shutterstock

Nhưng không phải, cứ ném thẳng đồng xu xuống nước là được. Mọi thứ cần phải diễn ra đúng "tiêu chuẩn". Theo truyền thống từ hàng trăm năm nay, bạn cầm đồng xu bằng tay phải, ném qua vai trái. Bạn phải ném từng đồng xu riêng lẻ, thay vì tung ba đồng một lúc.

Trên thực tế, ném xu may mắn chỉ là một truyền thống mang tính truyền thuyết, không có bằng chứng nào cho thấy mọi điều ước đều thành hiện thực. Tuy nhiên, chính quyền thành phố lại "bội thu" nhờ niềm tin của khách du lịch.

Trước đại dịch, ước tính mỗi ngày đài phun nước Trevi hứng khoảng 3.000 euro. Mỗi năm, nơi đây thu về khoảng 1,25 triệu euro, khoản tiền được giới chức Rome dùng để mua thực phẩm, thực hiện các chiến dịch thiện nguyện để hỗ trợ người nghèo. Bên cạnh đó, số tiền này cũng bị giới trộm cắp để mắt tới, nhưng mọi nỗ lực lấy tiền từ đài phun nước hầu như hiếm khi thành công.


                         Cầu nguyện và ném xu là hành động yêu thích của du khách. Ảnh: Getours


Anh Minh (Theo Koer, OC)

Bật nắp quan tài Bao Thanh Thiên, chuyên gia đã tìm ra nguyên nhân khiến Bao đại nhân qua đời

Sau khi khám nghiệm thi hài của Bao Thanh Thiên, cuối cùng bí ẩn về nguyên nhân tử vong của ông cũng được hé mở.



Bao Công (999 - 1062), tên thật Bao Chửng, chữ là Hi Nhân, quê gốc ở Lư Châu, Hợp Phì, Trung Quốc. Ông nổi tiếng là một vị quan "thanh liêm, chấp pháp nghiêm minh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình" dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông. Truyền thuyết dân gian cho rằng ông chính là Văn Xương Đế Quân - một trong 7 vị Bắc Đẩu tinh quân - lịch kiếp.
Tranh vẽ Bao Thanh Thiên

Chính vì tính cách cương trực của mình nên Bao Thanh Thiên được dân chúng vô cùng yêu mến, hoàng đế trọng dụng. Khi ông qua đời ở tuổi 64, đích thân Tống Nhân Tông làm chủ lễ truy điệu, ban thụy hiệu “Hiếu Túc”. Thi hài ông được chôn cất ở quê cũ Lư Châu. Về lý do qua đời của vị quan thanh liêm này, trênmộ phần của ông ở Đại Hưng Tập, ngoại ô thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy có khắc nội dung như sau:“Năm Gia Hựu thứ bảy, tháng 5, ngày Kỷ Mùi (tức ngày 12/5/1062) ra làm việc, phát bệnh nên quay về. Hoàng thượng sai sứ ban cho thuốc tốt, đến ngày Tân Mùi (tức ngày 24/5/1062) thì không dậy được nữa”.

Được biết, Bao Công trước khi mất đã đổ bệnh suốt 13 ngày, không thuốc nào chữa được. Có rất nhiều lời đồn đại về cái chết có phần đột ngột của ông. Lúc sinh thời, vì quá ngay thẳng nên ông có không ít kẻ thù, chính vì vậy nhiều lời đồn đại về việc có kẻ đã đầu độc ông bằng thạch tín. Để giải mã lời đồn này, các chuyên gia đã khám nghiệm thi hài của Bao Công được tìm thấy trong mộ cổ ở Đại Hưng Tập để tìm hiểu.


Quan tài chứa thi thể Bao Thanh Thiên đã bị xâm phạm, tìm được 35 chiếc xương

Theo đó, chuyên gia phát hiện trong xương của Bao Công có hàm lượng các nguyên tố thủy ngân, sắt và canxi cao hơn nhiều so với xương của người hiện đại và hàm lượng chì, thạch tín thấp hơn người thường. Từ đó có thể bác bỏ chuyện Bao Công bị đầu độc và nguyên nhân có thể là vì mắc bệnh về tim mạch hoặc bị đột quỵ, dẫn đến cái chết nhanh chóng như vậy.

Theo SHTT&ST

Thân phận đặc biệt của nữ giáo viên dạy nhiều vua nhất Việt Nam, được chọn đặt tên trường ở TP. Hồ Chí Minh

Ở thời kỳ Việt Nam vẫn nặng quan niệm trọng nam khinh nữ, người phụ nữ tài giỏi này lại làm được điều đáng ngưỡng mộ là dạy học cho vua. Không những một mà có đến ba ông vua là học trò của bà.









Lịch sử Việt Nam ghi nhận một nữ giáo viên đặc biệt, từng dạy cho 3 vị vua nhà Nguyễn. Bà là Nguyễn Thị Nhược Bích (1830 – 1909), sinh ra ở làng Đông Giang, huyện An Phước, đạo Ninh Thuận (nay là Phan Rang, Ninh Thuận). Sinh thời, bà Nhược Bích là con gái của ông Nguyễn Nhược Sơn, nguyên là Thanh Hóa Thừa nguyên Bố chính sứ Hộ lý Tổng đốc, mẹ là bà Thục nhân họ Nguyễn.

Cha bà Nhược Bích là nhân tài hiếm có, tính tình khẳng khái, không thích ràng buộc. Khi làm quan, ông nhiều lần bị bãi chức cũng vì tính cách đó. Thừa hưởng gen di truyền của cha, bà Bích từ nhỏ đã tài giỏi hơn người. Suốt tuổi thơ đi theo cha làm quan ở các tỉnh, đến đâu bà Bích cũng gây ấn tượng bởi sự thông minh của mình.

Ảnh minh họa bà Nhược Bích

Năm 1848, bà Bích được tiến cử vào cung cho vua Tự Đức. Một buổi ngâm vịnh nọ, vua xướng đề thơ Tào Mai (Hoa mai sớm nở) và bà là người làm thành thơ nhanh nhất, hay nhất. Vua Tự Đức rất hài lòng, đặc biệt khen ngợi và trọng thưởng cho bà. Thậm chí vua còn nói:“Khéo điều chế câu thơ như người điều chế mai, tỏ rõ chí khí như của Tể tướng Phó Duyệt, thật là bổ ích. Đáng tiếc là nữ, nếu là nam thì chức ấy trẫm cũng không tiếc”.

Dù không thể làm tể tướng nhưng bà Nhược Bích cũng đã khẳng định được vị thế của mình sau này bằng cách dạy học trong cung. Thân là Tiệp dư nhưng bà được giao nhiệm vụ dạy học, chăm sóc các hoàng tử. Vua Tự Đức yêu quý bà vì học rộng hiểu nhiều, có đạo đức, lễ nghĩa. Trong cung ai cũng tôn kính nữ giáo viên này.

Bà Nhược Bích chính là cô giáo của 3 vị vua nhà Nguyễn: Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh ( dạy Kiến Phúc, Đồng Khánh khi còn làm Thái tử và dạy Hàm Nghi khi đã lên ngôi ).


Hạnh Thục ca là tác phẩm ghi lại toàn bộ các sự kiện xảy ra trong cuộc tháo chạy năm 1885 do bà Nhược Bích viết

Không chỉ vậy, bà Nhược Bích còn được đi cùng vua trong những buổi vấn an Hoàng thái hậu Từ Dụ về công việc trong triều, hoàng tộc. Một thời gian sau, từ Tiệp dư, bà trở thành thư ký cho Thái hậu Từ Dũ và gần như là người duy nhất được ở gần hầu hạ thái hậu.

Năm 1883, vua Tự Đức qua đời, tự tay bà Nhược Bích đã biên soạn ý chỉ sắc dụ của Lưỡng Tôn cung (chỉ Hoàng thái hậu Từ Dụ và Chính phi Trang Ý). Năm 1892, dưới thời vua Thành Thái, bà Nhược Bích được phong làm Tam Phi Lễ Tần. Đến năm 1909, tức năm Duy Tân thứ ba, nữ giáo viên tên tuổi này qua đời, thọ 79 tuổi.


Trường Tiểu học Nguyễn Nhược Thị ở TP. Hồ Chí Minh

Hiện nay tên bà được chọn đặt cho một ngôi trường tiểu học ởphường 15, quận 8, TP. Hồ Chí Minh: Nguyễn Nhược Thị.





Không có nhận xét nào: