a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2023

Chuyện Tình Buồn

 Năm năm rồi không gặp!… 


“Chuyện Tình Buồn” có thể được xem là một trong những bản nhạc tình hay và cực kỳ lãng mạn của nền âm nhạc miền Nam Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh ác liệt.Câu chuyện trong bài thơ hay bài hát đều kể về một thanh niên có gia đình theo đạo Phật, đem lòng yêu một cô gái rất đẹp theo đạo Công giáo. Hồi đó, những câu chuyện như thế này là không hề thiếu, và chắc chắn là luôn gặp phải trắc trở vì bị cả hai gia đình, thậm chí cả dòng họ ngăn cấm tới cùng!Chiến cuộc bùng nổ khiến chàng trai đành xếp bút nghiên ra chiến trường, còn nàng ở nhà, và lên… xe hoa với người khác. Câu chuyện tình éo le ấy tưởng như vậy là đã đau khổ quá rồi, có ai ngờ đâu khi chàng trai trở lại, thì “năm năm rồi trở lại, một màu tang ngút trời, thương người em năm cũ, đêm goá phụ bên song.” Vì sao? Thì ra chồng của nàng, một sĩ quan quân y và cũng là một người bạn của chàng trai đó, đã tử nạn trong một phi vụ tản thương bằng trực thăng ở chiến trường Pleiku năm 1972!


Bài thơ “Chuyện Tình Buồn” ra đời ngay sau câu chuyện đau buồn đó và nhạc sĩ Phạm Duy đã giúp cho bài thơ này tới với bao thế hệ người nghe trong nửa thế kỷ qua. Chính tình cảm chân thật và xúc động của câu chuyện tình đã khiến cho cả lời thơ và bản nhạc đều đi sâu vào lòng người. Nhớ lại, hầu như những người yêu nhau trong thời buổi chinh chiến ấy đều dường như tìm thấy hình ảnh của chính mình trong bài thơ. Lứa thanh niên ở nông thôn hay đô thị, ngồi trên giảng đường hay mưu sinh ngoài đường phố, trong đó nhiều nhất có lẽ là những chàng trai lính chiến, đều có thể hát ít nhất vài câu của bản nhạc “Chuyện Tình Buồn” này, và không thiếu người xem như chính câu chuyện tình éo le đó là của chính mình vậy!“Chuyện Tình Buồn” từ khi xuất hiện và đến tận bây giờ, hơn 50 năm đã qua, luôn được xem là một nhạc khúc không chỉ buồn, mà còn quá buồn cho một chuyện tình dang dở. Cung nhạc luôn vấn vương và da diết, lời thơ đượm vẻ u buồn mà nhuốm màu thương đau. Như chính tựa đề, bài hát là một câu chuyện tình yêu đượm buồn của thời tuổi trẻ nhưng lại mang nhớ thương day dứt mãi hoài, và có gì đau thương hơn khi người mà ta yêu thương nhất năm xưa, nay đã là góa phụ bồng con ngồi bên song cửa mà buồn…THI SĨ PHẠM VĂN BÌNH Phạm Văn Bình là người Huế, ông là tác giả của bài thơ nói về tình yêu dang dở của chính mình. Thi sĩ sinh năm 1940 ở Đông Hà (Quảng Trị) nhưng quê gốc ở Bát Sơn, Lương Điền, Thừa Thiên, nay là xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế.Sau khi hoàn tất bậc trung học và có bằng tú tài II, từ năm 1963, Phạm Văn Bình dạy môn Việt văn và Sử Địa tại Trường Trung học Bán công Đông Hà. Chỉ có ba năm được đứng trên bục giảng, năm 1966, ông phải gia nhập quân ngũ để thi hành lệnh động viên.


Nhà thơ Phạm Văn Bình

Sau thời gian thụ huấn quân trường ở Trường sĩ quan Thủ Đức (khóa 24/TB), Phạm Văn Bình được điều về một sư đoàn Thủy quân Lục chiến, và có thời gian làm phóng viên chiến trường. Vô Sài Gòn, khi ấy ông mới quen biết thêm với giới văn nghệ và có thơ đăng trên các tạp chí. Và như một định mệnh, năm 1972, nhạc sĩ Phạm Duy, người được mệnh danh là “nhà ảo thuật phổ thơ”, đã chọn phổ nhạc một bài thơ mà sau đó trở thành bài hát bất tử. Đó là “Chuyện Tình Buồn”!

Thời trai trẻ, Phạm Văn Bình từng theo học các trường Thánh Tâm và Nguyễn Hoàng ở Quảng Trị, Quốc Học và Đại học Văn Khoa ở Huế và có nhiều thơ được đăng trên các tạp chí thời ấy như Khởi Hành, Văn, Bách Khoa, Ngàn Khơi, Tuổi Ngọc, Tiền Tuyến và Tiền Phong.Ông có tác phẩm “Lối Xưa Thiên Đường” (tuyển tập truyện ngắn do Tuổi Ngọc xuất bản), “Dòng Sông Trước Mặt” (tuyển tập truyện ngắn viết chung với Song Linh, Trần Văn Phú, Huỳnh Ngọc Toàn), “Chiến Ca Mùa Hè” (tuyển tập thơ viết chung với Phạm Lê Phan).Đến tận giờ cũng không có nhiều người biết câu chuyện tình của thi sĩ Phạm Văn Bình và người phụ nữ trong ca khúc “Chuyện Tình Buồn” này chớm nở từ lúc nào, nhưng lúc họ chia tay, có lẽ vào quãng giữa thập kỷ 1960._
    Năm năm rồi không gặp/Từ khi em lấy chồng / Anh dặm trường mê mải/ Ðời chia như nhánh sông / Phong thư tình ngây dại / Và môi vai rất mềm /Những hẹn hò cuống quýt /Trên lối xưa thiên đàng /Ngày nhà em pháo nổ /Anh cuộn mình trong chăn / Như con sâu làm tổ . Trong trái vải cô đơn . Ngày nhà em pháo nổ . Tâm hồn anh nhuốm máu . Ôi nhát chém hư vô . Ôi nhát chém hư vô…Năm năm rồi đi biệt. Ðường xưa chưa lối về . Trong đìu hiu gió cuốn . Nằm chơ vơ gác chuông . Năm năm rồi cách biệt . Cỏ hoang sân giáo đường . Chúa buồn trên thánh giá . Mắt nhạt nhoà mưa qua. Ngồi bâng khuâng nhớ biển . Bên bãi đời quạnh hiu . Anh như hồn thủy thủ . Cùng năm tháng phiêu du . Anh một đời rong ruổi . Em tay bế tay bồng . Chiều hắt hiu xóm đạo Hồi chuông giáo đường vang. Năm năm rồi không gặp . Từ khi em lấy chồng . Bao kỷ niệm chôn kín . Dường như đã lắng quên . Năm năm rồi trở lại . Một mầu tang ngút trời . Thương người em năm cũ . Thương góa phụ bên song… Sau khi mối tình này không thành, Phạm Văn Bình lập gia đình với một cô học trò trẻ đẹp của ông tại trường Trung học Bán công Đông Hà và có ba người con. Sau năm 1975, người vợ đem ba con qua Mỹ trước, còn ông qua sau. Vậy người phụ nữ trong bài thơ Chuyện Tình Buồn là ai? NGƯỜI ĐẸP THỊ XÃ ĐÔNG HÀ . Theo công bố của ký giả Lê Đình Bì, đó là cô Ana Nguyễn Thị Tuý, người đẹp nổi tiếng nhất nhì một thuở ở thị xã Đông Hà, Quảng Trị. Vì sao Đông Hà chỉ là một thị trấn nhỏ thuộc tỉnh Quảng Trị, nằm ở miền địa đầu giới tuyến đất đai khô cằn nhiều gió Lào cát trắng và khói lửa chiến tranh đội xuống liên miên mà lại sản sinh ra nhiều người đẹp như vậy?


Cũng chính ký giả Lê Đình Bì đưa ra một giả thuyết và được xem là thuyết phục nhất: Vào thời điểm vua Hàm Nghi bỏ kinh thành Huế chạy ra vùng Tân Sở phát hịch Cần Vương và lập chiến khu chống lại giặc Pháp, đã có nhiều cung phi mỹ nữ cũng chạy ra đây theo nhà vua. Trong số ấy, có lẽ có một số người đã vì một lý do nào đó mà “rơi rớt” lại, hoặc cũng có thể sau này các nàng ấy được trở về với đời sống bình thường, nên đã lập gia đình với cư dân địa phương, thành ra, những cô gái ở vùng Đông Hà, Cam Lộ… có nhiều cô phải nói là có nhan sắc đẹp mê hồn. Phải chăng là họ đã thừa hưởng được cái “gen sắc đẹp” của những người phụ nữ đã từng được tuyển chọn rất gắt gao để tiến cung ngày ấy?Trong thực tế, nhà của Phạm Văn Bình và nhà cô Nguyễn Thị Túy cùng ở trong một con hẻm ở đường Phan Bội Châu, thị trấn Đông Hà. Cô Túy có một người anh trai là bạn thân cùng trang lứa với Phạm Văn Bình. Qua lại giao du, thấy người phụ nữ này có nhan sắc, có học vấn (cô Túy không học ở Đông Hà mà học ở Trung học Bán công Huế), lại biết trang điểm, ăn mặc bắt mắt, nên Phạm Văn Bình thấy quá ưng ý mà đem lòng yêu đương. Hai người yêu nhau, nhiều người người ở Đông Hà ngày ấy thấy mối tình của họ rất chi là da diết, quấn quýt không rời.Nhưng cách trở của tôn giáo hay chính thời cuộc đã khiến họ phải xa nhau. Cô Túy đi lấy chồng (như đã nói ở trên) và có tới bốn người con, nên Phạm Văn Bình sau này gặp lại đã viết trong bài: “Anh một đời rong ruổi; em tay bế tay bồng” là vậy. Cô Túy giờ sống tại Hoa Kỳ. Và trùng hợp thay, thi sĩ Phạm Văn Bình cũng định cư ở đây, nhưng ông đã mất hồi năm 2018 rồi .

 Lê Hồng Minh


HÚ VÍA


ất thì không ai có thể giúp em, em không thể nào viết lại được như lúc đầu vì những cảm xúc ấy đã qua đi. Anh không nhớ có những nửa đêm em mò dậy chỉ để ghi chép một câu thơ?

Anh Bông mỉa mai:

– Rồi hôm sau bà than thở mất ngủ, bài thơ đăng lên người ta khen xã giao được một câu còn mình thì chết sớm. Bà cả ngày ngồi ở nhà, lái xe chỉ quanh quẩn vài ba con đường trong thành phố, lỡ ra tới đường lớn là lạc lối về mà viết truyện làm thơ mãi tận chân mây cuối trời.

Rồi anh Bông ra ý kiến:

– Nhân dịp computer hư bà nghỉ viết luôn đi cho đỡ… cực khổ, đỡ mất ăn mất ngủ, mất cả thì giờ cả ngày ngồi “ôm” computer.

– Ngồi “ôm” computer là đam mê của em. Tuổi hưu tuổi già mỗi người có một thú đam mê, anh có muốn em mê casino không? Mê shopping không? Em mê computer là thú vui không tốn đồng nào.

Cái computer để bàn chị Bông rất yêu quý, nó không những là cầu nối cho chị Bông với bạn bè và thế giới xung quanh mà còn là người bạn tri âm tri kỷ cùng thức khuya dậy muộn, cùng mưa nắng bốn mùa với chị Bông những khi chị ngồi làm bài thơ hay viết câu chuyện đời. Bao nhiêu tâm tình chị Bông đã gởi gắm vào nó, lần này rất nhiều bài chị chưa kịp save vào “My passport” thì nó bỗng trở chứng hư hỏng. Chị Bông bèn dùng cái laptop để vào mail hỏi bạn bè gần xa về cái computer đang bị hư chỉ với một chủ đích là liệu các bài vở trong hardware có bị mất không? Có người trả lời làm chị Bông an tâm là khó bị mất bài lắm có người trả lời lửng lơ còn kèm theo “trách mắng” nếu máy bị virus là mất bài . Sao bài vở viết xong không save ngay để bây giờ lo cuống cuồng lên?!

Chị Bông vào hỏi ông “Gu Gồ” cũng không có câu trả lời rõ ràng vì không biết computer của chị bị hư hỏng thế nào..

Chị Bông lo xa hình như máy mình bị virus rồi, trước đó trong inbox của chị Bông thỉnh thoảng có xuất hiện vài email lạ, chữ ngoằn ngoèo Ả Rập, chị Bông đã cẩn thận delete hết rồi mà, hay là chị… lỡ tay bấm vào để virus len lỏi vào máy và nay nó tung hoành? Phải chi chị Bông bị virus tấn công, bị ốm đau thay cho computer chị còn đỡ lo lắng hơn.

Một ngày trôi qua là một ngày buồn lo, ăn không ngon ngủ không yên. Hôm sau chị Bông mang computer đến một tiệm sửa gần nhà nhất. Khệ nệ ôm cái computer vào tiệm, cái máy nặng và lòng chị Bông cũng nặng trĩu, ông chủ đang ngồi thảnh thơi vây quanh ông là hàng hàng lớp lớp computer cũ đang trưng bày, tiệm vừa sửa chữa vừa bán các phụ tùng và computer cũ. Chị Bông trình bày “căn bệnh” xong và hỏi:

– Ông xem giùm tôi có bị mất memories không.

Khách hàng thì lo lắng mà ông chủ tiệm thì tỉnh bơ:

– OK. Mai tôi trả lời.

Chị Bông năn nỉ:

– Ông xem xét ngay bây giờ và cho tôi biết đi…

– Sorry tôi đang bận.

Chị Bông cố nén bực mình nhìn quanh, tiệm vắng tanh như chùa bà Đanh, ông chủ cũng là người sửa computer đang ngồi ế thiu ế chảy mà cũng chảnh chọe.

Chị Bông đành ghi số điện thoại để mai ông chủ sẽ gọi lại khi sửa máy xong và ra về. Thế là thêm một ngày nữa chị Bông sống trong rầu rĩ bất an. Chị nghĩ đến những trang bài vở và thèm khát mơ ước được trông thấy những bài viết ấy vô cùng, y như người mẹ lo sợ đàn con yêu thất lạc và mong gặp lại từng đứa con của mình.

Trưa hôm sau ông chủ tiệm  gởi tin nhắn đã sửa xong đến lấy máy về. Chị Bông mừng rỡ vội lái xe đến tiệm.

Vào trong tiệm vẫn vắng tanh như ngày hôm qua, chị Bông vừa thương hại vừa cay cú nghĩ thầm lâu lâu mới vớ được một khách là mình chắc ông chủ sẽ tìm cách chém giá chặt đẹp lắm đây.

Ông chủ mở máy cho chị Bông xem thử, đầu tiên là chị Bông kiểm tra lại bài vở vẫn còn y nguyên rồi tới mọi thứ khác vẫn hoạt động như trước, Chị Bông vỡ òa niềm sung sướng, bây giờ chị Bông mới thoải mái mỉm nụ cười tươi rói với ông chủ:

– Cám ơn ông. Bao nhiêu ạ?

– 60 đồng.

Chị Bông giật mình, thật sự ngạc nhiên vì giá quá rẻ, chị nghĩ computer hoạt động lại bình thường và bài vở không bị mất, ông ấy đòi tiền công bạc trăm chị cũng vui vẻ trả ngay. Ông chủ người Mỹ này trung thực, không biết “trông mặt đặt tên”, không biết nhìn tâm lý khách hàng mà “chạc” tiền.

Mở bóp lấy tiền trả xong chị Bông không nén nổi tò mò, hỏi thăm ông chủ tiệm:

– Hôm nay chắc là ông rảnh hơn hôm qua nhỉ? Lúc nào tôi đến cũng chẳng thấy ai.

– Ngày nào tôi cũng bận rộn sửa chữa.

Thấy chị Bông ngơ ngác ông chỉ từng dãy computer và nói:

– 3 cái computer này chiều nay tôi sẽ giao, mấy cái kia đang chờ sửa, còn dãy computer kia là hàng cũ đã tân trang tốt để bán.

Vừa lúc ấy điện thoại của tiệm reo vang, ông chủ ra nghe là một khách hàng nào đó như để chứng minh cho lời kể của ông chủ. Thì ra tiệm đông khách và ông chủ luôn bận rộn chứ không ế như chị Bông đã đánh giá. Chị Bông ân hận đã nghĩ xấu cho người ta, bèn nói một câu lấy lòng:

– Lần sau computer của tôi  hư nữa, sẽ đem tới tiệm của ông.

Nói xong chị Bông càng…ân hận, tự dưng nói điều xui xẻo cho mình. Chị bèn… sửa lại:

– Không, không, từ giờ trở đi computer của thân nhân hay bạn bè tôi có bị hư hỏng là tôi nhất định sẽ chỉ họ tới sửa tiệm của ông.

Ông chủ hiểu ý chị Bông, cười cười:

– Tôi cũng không mong computer của chị hư nữa đâu. Chúc chị xài nó bền lâu.

Chị Bông ôm máy computer ra về, lần này thấy lòng nhẹ tênh và cái máy cũng nhẹ tênh. Thật hú vía.

Lát nữa về nhà trước hết chị Bông sẽ save ngay tất cả những bài vở từ lâu chưa save. Thế là yên tâm không sợ máy hư mất bài vở nữa và tiếp tục thú đam mê “ôm” computer mặc cho lời khuyên “vô duyên” của anh Bông.



Nguyễn Thị Thanh Dương - Dallas , TX , USA 



Lost Dog tranh Thomas Luong


KHUYỂN ĐẾ

Bên bếp đốt bằng củi gộc, lửa đã vạc. Ông chủ nhà cao gầy, dáng ốm yếu, với tay đặt lên lưng con chó đang ngồi, giọng trầm xuống:    

 - Đen! Tao già rồi. Không còn theo mày vào rừng được. Phí tài mày đi. Tao giao mày cho ông chủ mới. Ông ấy ngồi kia. Về với chủ mới, mày được rộng cẳng cùng đồng loại, không bị đói, bị bỏ vạ vật, bị cùm trói tù túng đâu. Nhớ chưa? Đen!     

 Rồi quay về phía người người khách ngồi đối diện qua đống than gộc lửa còn leo lét, ông nói giọng buồn hẳn:    

 - Thôi! Ông dẫn nó đi!     

 Người khách chậm chạp đứng dậy. Con chó chăm chăm nhìn ông già giờ đã im như pho tượng. Rên lên một tiếng khe khẽ, nó vọt ra cửa, chờ người khách, lặng lẽ đi theo.    

Người và chó luồn rừng lội suối, đói ăn khát uống, mấy ngày sau mới về đến nhà. Nhà ông ở một vại núi. Thấy ông về, hai con chó thau tháu xô ra, mừng quấn quýt. Con Đen đi sau, lạnh lùng tách ra. Ông chủ gọi:      

  - Đen! Lại đây!...Lao, Luốc...đây là anh mày. Còn Đen! Từ giờ mày dạy dỗ, chỉ huy chúng nó.      

 Ông tên là Tần. Ở bản Bắp La này từ nhỏ. Sau ngày vợ chết, ông lên núi, để lại cho bốn đứa con mỗi người một dinh cơ ba gian lợp vỏ ràng ràng đàng hoàng trong thị trấn. Ai cũng biết tiếng Tần săn. Ông săn bắn giỏi, có bầy chó nghe và hiểu ý người.     

 Chó nhà ông ba con. Ông chọn kỹ càng lắm. Nếu đúng chó quý, đắt mấy ông cũng tìm cách hỏi mua. Mấy năm trước, trong một trận quyết đấu với hổ mang hoa, con chó đầu đàn sơ suất bị rắn cắn. Nó chết, ông như người mất cánh tay. Hai con còn lại không kẻ hướng dẫn, sút kém hẳn. Ông vẫn đi săn nhưng bọn chó chỉ chạy nhảy lung tung, tha về rặt những kỳ nhông, rắn ráo, sóc nhãi, chồn hôi...Theo hỏi tìm kiếm nhiều nơi nhưng đến chỉ gặp chó xoàng, ông chán ngán, chả lẽ thôi nghề.     

 Nhà ông ở nơi hẻo lánh nhưng người ra vào không ít. Sinh viên lâm nghiệp thực tập, thợ đường dây, dân địa chất...đủ cả. Có người chỉ tạt qua một lần trong đời. Người lâu nhất tới nửa năm. Bù lại, lại có lớp mới. Nhiều hôm hàng chục người rải vải nhựa, mắc tăng võng, ngủ nhờ nhà ông. Nhà chật nhưng lòng ông không chật.      

Họ kể ông nghe. Ông kể họ nghe. Đêm dài ngắn cũng tùy nhưng chuyện về ông đi theo họ rất lâu, năm này sang năm khác.     

 Nghe ông ao ước tìm được chó quý, một anh thợ địa chất vỗ đùi đánh bốp:      

 - Bác Tần! Cháu biết! Con chó khôn cực kỳ, không tìm nổi con thứ hai. Nó nhanh như gió, khỏe như báo. Đâu như ở vùng Nha Trạo...       

- Từ đây lên, đi đường nào? Xa không?      

 - Tắt rừng! Năm sáu ngày bác ạ!     

 Anh công nhân nọ nói một lúc lâu về khả năng của con chó kỳ lạ rồi ngậm ngùi:       

- Kể để biết. Bác có đến cũng không mua nổi. Xin bác nhớ, đến vùng Nha Trạo, bác hỏi nhà có con chó khôn, tên Đen thì biết chứ chủ nhà cháu quên béng ngay từ khi chưa ra khỏi cửa. Không phải cháu vô tình mà vì con chó quá khôn.      

Hỏi thật kỹ càng, nửa tháng sau, ông Tần xách túi khoác bao ra đi. Hơn tuần nữa, ông về, tụ tập con cháu lại:      

- Phải nói là vua chó. Lông phía ngoài đen mượt, bụng trắng. bốn phía trong chân cũng trắng. Mõm khá dài. Hai bên má là hai vạch trắng kéo dài đều nhau từ hàm tới tai. Đầu mũi và chót đuôi màu lửa. Loài khuyển đế đấy. Ông chủ quá già ở với đứa cháu lên tám. Nguồn sống chính do chó kiếm từ rừng về. Ông đòi đổi trâu mộng với ngôi nhà gỗ năm gian lợp lá gồi. Còn chó có sang chủ mới cũng không được đổi tên.      

Ông ngừng lại chờ xem ý bốn thằng con và mấy đứa cháu lớn. Không gian lặng thinh. Họ đang chờ ý kiến ông. Ông thủng thẳng:      

 - Không đắt đâu! Phải trông thấy mới biết. Ta quý chó, cần chó, lại biết thương chúng nên ông mới đổi ý, dành của cho cháu. Một mình á! Không bao giờ ông ấy chịu rời vật báu ra đâu!      

Sau gần hai năm, nhờ sự góp công của bốn cặp vợ chồng và sáu đứa cháu, ông được toại nguyện. Con chó sang tay ông. Nó đã không làm xấu hổ nòi giống, không phụ công ông. Ngay sáng hôm sau, Đen tỏ rõ phẩm chất khác thường. Con Lao, con Luốc phục tùng nó hoàn toàn. Nhìn Đen, ông hài lòng lắm. Nó nằm sấp, mắt lim dim, đầu đặt lên hai chân trước nhìn con Lao, con Luốc tập bò. Phải lấy bụng và đùi mà trườn. Con nào nhổm nhổm tý chút, Đen lại gự một tiếng như người dọn giọng. Lúc ông đổ cơm cho chúng, Lao, Luốc chen nhau ăn. Đen đứng yên. Ông giằng bát ra, đưa sát mặt, nó cũng lặng thinh. Sau ông phải trộn cơm khác, chặt từng lóng xương cả chín cả tái ném cho. Nó xốc xốc. Khúc xương sau hai lần buông bắt bằng hàm chui tuột vào bụng nó. Từ bữa ấy, khi Đen ăn, Lao Luốc y một phép dù đói cũng không dám bén mảng.      

Cứ thế, Đen ở cùng ông Tần được gần chục năm. Nó thành chỗ dựa tin cậy, vững chắc cho ông và mấy con chó cùng nhà. Ông Tần cũng đỡ vất vả, không phải hao tâm tổn sức nhiều như trước. Mấy con chó tự đi săn. Ông chỉ làm kẻ hỗ trợ, khuân vác về, giải quyết hậu quả khi con mồi đã hết khả năng tự vệ. Nhiều hôm, chó săn được thú về gọi, sủa ầm ĩ, ông mới vác dao theo chúng vào rừng. Trước còn quanh bản Bắp La sau rồi khắp vùng núi cao bản xa đồn thổi ầm ầm. Nhà ông Tần có chó khôn. Tay Phàn chột từ Lục Thanh Hòa Bình nghe tiếng, cơm đùm cơm nắm lặn lội hơn năm trăm cây số đến xem, tấm tắc mãi. Nài mua không được, gã ở nhà ông, nửa đùa nửa thật giăng bẫy, đặt bả, thả rắn độc suốt tháng trời. Cuối cùng, gã xin phép ông ra về tay không trong tiếc nuối.     

 Gần chục năm ở với ông Tần, Đen đã làm cho ông sung túc, phát đạt. Chiến công của Đen nhiều lắm, kể không hết.     

 Hôm đó, trời bật nắng sau những trận mưa thối đất thối cát. Những con chó cuồng cẳng cũng rít lên mừng rỡ. Đen dẫn Lao, Luốc vào rừng. Ông Tần lúc đầu không để ý nhưng rồi đêm xuống không thấy chó. Ông ra đầu núi, ngóng vào khoảng vắng, cuối cùng phải ngủ trong thấp thỏm. Sáng hôm sau, ông vào rừng vừa đi vừa gọi. Qua ba ngọn núi, ông chợt thấy con Luốc quấn vào chân. Ông theo nó hơn nửa giờ gặp trên bãi trống, con Đen, con Lao xơ xác ngồi gườm gườm nhìn khỉ độc. Con khỉ độc máu me choe choét, lê lết nhưng sức vẫn chưa hết đang cố thủ, chống trả tuyệt vọng với mấy con chó dữ đã mệt lả. Ông Tần mừng lắm, không phải mừng vì có được thú đâu. Chuyện ấy thường rồi. Ông mừng vì con Đen khôn khéo, mưu mẹo lừa được khỉ độc - một loài khôn ngoan ranh mãnh, đầy kinh nghiệm kiếm ăn, chống đỡ, chiến đấu với kẻ thù – ra vùng bãi trống mới tấn công chứ trong rừng, cây cối nhằng nhịt đan xen đến cái lông khỉ, Đen cũng đừng hòng động tới được. Con khỉ ấy da nhăn nhúm lùng nhùng. Ông gánh xuống thị trấn, cân được năm mươi bảy cân, bán cho người ta nấu cao.     

 Một dạo đầu xuân. Sương ùa từ thung núi ra dày đặc. đất trời nhớp nháp nước, ông đang ở nhà. Con Luốc chạy bổ từ rừng về, giật kéo đi. Bên gốc cây to, đất bị quần nhừ. Con kỳ đà đã kiệt sức nhưng chưa chết. Phần đầu con Đen cắn lôi, phần đuôi con Lao giữ chặt. Hai con chó kéo kỳ đà về hai phía quanh gốc cây to. Kỳ đà nằm ngửa, phơi bụng sáng màu đất, nham nhở vết cắn cứa. Ông phải về phố, gọi mấy đứa con đi theo chó, khiêng kỳ đà về. Nhờ con kỳ đà ấy, mấy ông cháu bố con ăn cái tết linh đình kéo dài ngót tháng trời.     

 Một lần ông từ rừng về. Con Đen đang đi trước, “hức” nhẹ một tiếng. Lao luốc cũng im, cúi thấp lết đến gần Đen. Thoáng chốc, Đen vụt đi. Hai con còn lại rẽ sang hai ngả. Ông Tần biết có thú, không gọi, chỉ lần theo. Lũ chó mất hút trong rừng cây rậm rạp. Ông tựa gốc cây, giở thuốc ra hút rồi lơ mơ ngủ quên. Lâu lắm, ông tỉnh dậy. Nghe miên man tiếng gió chảy trên mặt lá, linh tính người thợ săn mách bảo phía ấy mơ hồ có tiếng động lạ. Ông dò dẫm cầm dao lần theo. Sườn núi bên kia, ba con chó đang giao tranh với con lợn độc. Con lợn xoay xở, hộc lên giận giữ nhưng không thoát khỏi vòng vây như kín như hở của ba con chó nòi. Ông thấy Đen thường đối mặt với lợn lòi, tung dứ cho lợn hồng hộc, dữ dằn hất lên. Mặt đất bị hai răng nanh cong như vành trăng khuyết và chân lợn, chân chó cào nát. Mỗi khi lợn hung hãn hất đầu lên, Đen đã chờ dịp cắm hai hàm răng cứng như vành đai thép vào yết hầu kẻ địch mà nhay nhay, xé hất ra trước khi lợn kịp chống đỡ.     

 Phân lợn, phân chó vãi lung tung. Mùi chiến trận nồng nặc. Biết gặp địch thủ dữ tợn, lợn quay sang nhằm vào con Lao, con Luốc tấn công, tìm hướng thoát thân. Đen xông lên, cắn dái, bắt lợn quay lại chiến đấu với mình. Hai con chó còn lại cũng không dám đánh mạnh, chủ yếu lừa cắn hai chân sau. Con lợn khỏe khủng khiếp nhưng không chống lại được, không tìm nổi đường chạy. Các con ông phải vất vả gần hai đêm ba ngày mới mang được về chợ thị trấn. Con lợn lòi, cân vội vã đã có một tạ hai. 

 Nghĩ về Đen, ông Tần vẫn âm thầm tiếc rừng này hết hổ báo. Con Đen không có đất dụng võ, hao phí tài năng, không khác nhà lực sĩ nổi danh đi làm nghề gõ trống. Chẳng gặp kỳ phùng địch thủ, danh tiếng không truyền được xa như ông vua giỏi võ công trị vì đất nước thanh bình, không ai màng tới chiến tranh. Con công đẹp lẫn trong đám gà trống xanh đỏ. Ông buồn một nỗi buồn dai dẳng âm ỉ, không phương cách chữa.     

 Mấy hôm nay, ông Tần ngủ không ngon giấc, hễ thấy động mạnh là bật dậy. Đã bốn đêm, Đen không về. Hai con Lao Luốc uể oải ngoài sân. Từ khi Đen đến nhà ông, bọn chó theo nhau không sủa. Như người kém cỏi hay khuếch khoác, to mồm, chó giỏi sủa là chó hỏng. Con nào bền lắm, sủa dai lắm cũng chỉ mươi, mười lăm phút là mỏi miệng, không dám há mõm. Lúc ấy, thấy người lạ, thấy động mạnh cũng tìm đường lủi. Người có mỗi miếng võ, xổ ra không thấy hiệu quả thì cao chạy xa bay là thượng sách. Con Đen về nhà gặp sự bất bình chỉ “hực” một tiếng gọn ghẽ. Lao Luốc học theo, không sủa nữa. Lần Đen bỏ nhà hai đêm. Con Lao, con Luốc cùng đi nhưng gặp mưa, tìm về nhà trước. Ông đã chuẩn bị theo dấu thì sáng hôm thứ ba, Đen về. Người nó nhàu nát, xây xước, ướt lướt thướt. Ăn vội vàng cho xong, nó ngoạm hờ ống chân ông ra hiệu. Ông biết có thú to rồi, giục con Lao xuống phố gọi người. Vài hôm sau, dân bản thấy bố con ông khiêng con nai to, hai chân bị dập. Ông Tần hiểu con Đen lùa nai vào sâu trong thung lũng, cắn gãy chân. Thú rừng có sức sống mãnh liệt, dù gãy, thậm chí cả hai chân, chúng cũng chạy thoát dù có mang di tật suốt đời. Có con dũng cảm, dùng răng cắn đứt phần xương thịt mình bị cắm giữ trong cạm bẫy, chạy thoát. Đen khôn hơn. Nó cắn vỡ hai gối chân nai cùng một phía. Nai không đi được nằm thở ở lòng thung. Đen mới trở về gọi ông.     

 Lần này, linh tính nhắc ông, Đen không về nữa. Ông phải theo tìm. Biết tìm đâu giữa rừng núi mênh mông?      

Thế rồi sau mấy đêm trằn trọc, ông quyết định rời Bắp La về Nha Trạo tìm Đen. Chuẩn bị đầy đủ thức ăn tiền bạc, mang theo hai con Lao Luốc, ông đi.       

Tới bản ông già, nhìn quang cảnh, ông biết chủ cũ của Đen vừa qua đời. Quay lại chợ, sắm sửa một ít đồ cũng lễ, ông tìm vào nhà.      

Đứa bé trước kia đã thành tay thanh niên vạm vỡ, tiếp đón ông tử tế dù chả nhớ gì chuyện xưa. Nghe ông kể về con chó, người thanh niên reo lên:       

- Trước hôm ông cháu đi, có con chó Đen già cào cửa, tìm đến chỗ ông cháu. Lúc ấy không nói được nhưng thấy nó, ông cháu rướn người, nhướng mắt lên. Ông cháu khóc. Con chó nằm phủ phục quanh đấy đến lúc ông cháu qua đời. Nó rền rĩ nhưng người ta sợ là chó dại, đuổi nó đi mấy hôm rồi.     

 Người thanh niên dẫn ông ra chỗ mộ ông già. Theo phong tục địa phương người chết chưa đủ trăm ngày, người nhà không được đến mộ. Anh chỉ đứng từ xa chờ ông. Ông Tần đến, chợt nhận thấy con Đen nằm úp cái mõm dài trên ngôi mộ ấy. Nó ngước nhìn ông bằng cặp mắt nhòa nước. Hình như nó không nhận ra ông. Hai con Lao Luốc xô lại gần Đen nhưng rồi cùng nằm toài, lùi dần ra. Phía trước Đen, nắm cơm quả trứng còn nguyên. Ông thận trọng đặt miếng thịt luộc lên đĩa, thắp hương vái ba vái. Con chó không nhúc nhích. Bất thần ông nhìn nó, vái một vái dài. Ngước lên, ông thấy Đen khẽ khàng chớp mắt. Giọt nước từ trong tràn ra, đọng giọt lớn ở bờ mi.

Đêm ấy, ngủ lại nhà người thanh niên, những kỷ niệm xa xưa hiện về rõ nét trong mắt ông Tần. Những buổi luyện chó, những con chó khôn, cách đặt tên...Muốn gọi cho vang cho xa, tên chó phải không dấu hoặc dấu sắc. Thức ăn không được cho hành ớt tỏi gừng và các loại rau thơm làm hỏng khứu giác chúng. Thưởng phạt phải công minh, không coi thường, không thiên vị mới mong chúng gắng sức. Phải đầy lòng thương yêu, tận tụy tận tâm săn sóc mới mong chúng giúp đỡ, làm việc cho mình. Luẩn quẩn thế nào rồi hình ảnh con Đen vẫn hiện lên rõ ràng, to lớn, choán đầy trong mắt ông.     

 Trước lúc ra về, ông Tần nắm lấy tay người thanh niên dặn dò:       

- Tôi nhờ anh, Đen sẽ đi thôi. Nhìn mũi nó khô, tôi biết. Nó tìm được chủ cũ sau mười năm trời ở cách hơn ba trăm cây số đường núi. Trên đời này không tìm được con chó khác đâu. Nó là loài khuyển đế mà nhà tôi mấy đời ao ước. Chỉ sớm mai, anh chỉ người ra đó mang xác nó về. Anh cầm số tiền này nhờ người đào hố chôn nó giúp tôi thật cẩn thận cho nó được mát mẻ. Đây là chút nghĩa tình của tôi với nó. Nó đã tìm về để ông cụ đi thanh thản. Giờ tôi phải đi để nó khỏi day dứt khi thấy tôi trong lúc nó lìa đời.      

Rồi ông cắm cúi bước. Con Lao con Luốc lặng lẽ theo sau./.


TRẦN TÂM



Không có nhận xét nào: