a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.
Hiển thị các bài đăng có nhãn LOI HAY Y DEP. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn LOI HAY Y DEP. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2024

BIẾT ĐỦ LÀ ĐỦ

Tượng hai bàn tay tại Khackiv, Ukraine

Bạn tôi có đứa cháu ở quê. Nhà cháu rất nghèo. Khi hỏi "Kinh tế thế nào?", cháu nói: "Ổn chú ạ. Ruộng cấy đủ thóc ăn quanh năm, mảnh vườn sau nhà, mùa nào có rau đó. Chả thiếu thứ gì. À, mà tháng chín này, cu Tý nhà cháu đến trường, cháu đang thiếu tiền để mua cho nó một đôi dép". Số tiền, mà cô cháu này thiếu, chỉ là mấy chục nghìn.
Tôi nhớ tới một người bạn cùng quê, hiện sống ở Hà Nội. Gia đình anh khá giả hơn. Vợ chồng anh có hai cậu con trai. Họ đã lo được cho đứa lớn du học ở Mỹ. Giờ họ phải lo cho đứa nhỏ cũng được du học như anh nó. Số tiền họ thiếu mỗi năm là... hàng tỷ đồng.
Có cái gì đó như là nghịch lý: người nghèo thiếu ít hơn, người khá giả thiếu nhiều hơn!
Khi đi bộ, bạn thiếu xe đạp. Khi có xe đạp, bạn thiếu xe máy. Khi có xe máy, bạn thiếu ô tô. Khi chưa có nhà, bạn chỉ thiếu tiền mua căn hộ. Khi có căn hộ, bạn sẽ thiếu tiền mua biệt thự...
Càng giàu, cái thiếu càng lớn hơn, cho tới khi... bạn ngộ ra đạo lý: biết đủ là đủ.
Tuy nhiên, không dễ ngộ ra đạo lý này. Chính lòng tham vô đáy của con người là trở ngại lớn nhất, như câu chuyện ngụ ngôn dưới đây.
Một vị tướng quân có công lớn, được vua ban thưởng theo cách sau: cho phép tướng quân, một người một ngựa, phi liên tục không nghỉ; ngựa phi tới đâu thì đất Vua ban tới đó. Và thế là vị tướng quân này đã lên ngựa, phi liên tục trong nhiều ngày không nghỉ. Ngựa của ông đã đi qua những vùng đất bao la rộng lớn. Ông thấy đất vẫn chưa đủ rộng. Phi tiếp. Khi người và ngựa đã rất mệt, ông vẫn cố gắng. Ông muốn lãnh địa của mình phải rộng lớn hơn nữa. Cuối cùng sức lực cũng cạn kiệt, cả người và ngựa đã gục ngã xuống đất. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, ông mới hiểu rằng, thực ra mình chỉ cần có sáu tấc* đất.
Người không biết đủ, dù giàu mà vẫn nghèo. Họ luôn nhìn lên những thứ người khác có, mà mình không có. Họ chẳng bao giờ hài lòng với những gì mình đang có.
Người biết đủ, dù nghèo mà không nghèo. Họ không dằn vặt vì những thứ mình không có. Thay vào đó, họ trân trọng và hạnh phúc với những gì mình đang có.
“Tri túc tiện túc, đãi túc, hà thời túc”
Biết đủ là đủ, đợi cho đủ, thì bao giờ mới đủ.
DieuLe__Sưu tầm




DÙ BẠN LÀ AI CŨNG ĐỪNG BỎ QUA BÀI VIẾT NÀY

(Hãy đọc để thức tỉnh)
1. Lòng tin là thứ mà một khi ta đã mất thì khó có thể trở lại như ban đầu. Vì vậy, hãy sống đúng ngay từ đầu bởi trường học có bút xóa nhưng trường đời thì không.
2. Đừng nghĩ mãi về quá khứ nếu nó chỉ mang tới những giọt nước mắt. Đừng nghĩ nhiều về tương lai, nó chỉ mang lại sự lo sợ. Sống ở hiện tại với nụ cười trên môi như trẻ thơ. Nó sẽ mang lại niềm vui cho bạn.
3. Cuộc đời vốn chẳng có thứ gì hoàn hảo nhưng mỗi người đều có nét đẹp riêng, thiên tài ở chỗ là mỗi người tìm ra được nét đẹp của chính mình và hoàn thiện nó.
4. Cuộc sống có 3 cái đừng:
– Đừng hiền quá để người ta bắt nạt
– Đừng ngốc quá để người ta đùa giỡn
– Đừng tin tưởng quá để người ta lừa dối.
5. Cuộc đời ngắn lắm nên đừng lãng phí thời gian của mình với những người không có thời gian dành cho bạn.
6. Con người tạo ra để được yêu thương . Vật chất tạo ra là để sử dụng. Nhưng vì một lí do nào đó, vật chất lại được yêu thương. Còn con người thì lại bị lợi dụng.
7. Đá còn có thể mòn huống chi là lòng người. Thay đổi trước sau âu cũng là chuyện thường tình. Duyên là do người giữ. Hết thương rồi có cố mãi cũng bằng không.
8. Đồng xu tuy có 2 mặt nhưng chỉ có 1 mệnh giá. Con người chỉ có 1 mặt cớ sao lại sống 2 lòng.
9. Làm người nhất định phải có lương tâm! Nhất định không được quên người đã từng giúp đỡ bạn, nếu không bạn sẽ ngày càng ít bạn bè, đường đi sẽ ngày càng hẹp.
10. Ngay cả ngõ cụt cũng là điểm xuất phát, nếu bạn biết quay lưng.
11. Có những người họ quên những lần ta giúp đỡ họ, nhưng sẽ nhớ mãi một lần ta từ chối họ.
12. Quan tâm nhiều quá đồng nghĩa với làm phiền. Yêu thương nhiều quá, người ta lại không biết trân trọng!
13. Dựa núi, núi hóa thành vôi,
Dựa nước, nước chảy ra ngoài biển Đông.
Dựa người, người đổi thay lòng,
Chỗ dựa chắc chắn chỉ trong chính mình.
(Nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh)
14. Có hai sai lầm lớn trong cuộc sống. Một là sống cho người khác coi. Hai là coi người khác mà sống. Thật ra chỉ cần bản thân cảm thấy hạnh phúc là được. Đừng mãi nhìn vào người khác mà đi sai con đường dưới chân mình.
15. Bạn có tốt bao nhiêu thì vẫn có người ghét bạn. Đó là điều không thể tránh khỏi.
16. Có lẽ cần phải trải qua tuổi thanh xuân mới có thể hiểu được tuổi xuân là khoảng thời gian ta sống ích kỷ biết chừng nào. Có lúc nghĩ, sở dĩ tình yêu cần phải đi một vòng tròn lớn như vậy, phải trả một cái giá quá đắt như thế, là bởi vì nó đến không đúng thời điểm. Khi có được tình yêu, chúng ta thiếu đi trí tuệ. Đợi đến khi có đủ trí tuệ, chúng ta đã không còn sức lực để yêu một tình yêu thuần khiết nữa.
17. Bất kỳ một sự đả kích nào cũng không nên trở thành cái cớ cho bạn sa ngã. Bạn không thể thay đổi thế giới nhưng bạn có thể thay đổi bản thân mình. Việc cần làm là chọn lựa một con đường đúng đắn và kiên trì bước tiếp.
18. Ai không giả dối, ai không dễ thay đổi, không ai là ai của ai hết. Hà tất phải coi một số người, một số chuyện quan trọng đến thế.
19. Tình yêu, tình bạn, không phải là cả đời không cãi nhau, mà là cãi nhau rồi vẫn có thể bên nhau cả đời.
20. Người quan tâm đến tôi, tôi sẽ quan tâm lại gấp bội!
Người không quan tâm đến tôi, bạn dựa vào cái gì mà bảo tôi phải tiếp tục?


Theo: Quà tặng cuộc sống

 





Ở ĐỜI, ĐỐI VỚI NGƯỜI GHÉT BẠN, SỰ TRẢ THÙ KHÔN NGOAN NHẤT, CHÍNH LÀ 2 CHỮ NÀY.
Sống trên đời, ai cũng phải đối mặt với những người ganh ghét và đố kỵ với bạn, đó là điều không tránh khỏi. Vậy bạn nên làm gì với những người này, hãy ghi nhớ những điều sau đây:
* Đừng nghe, hãy phớt lờ những lời vu khống:
Một người nói xấu người khác, về bản chất là đang cố gắng đề cao bản thân mình. Từ quan điểm tâm lý học mà nói, một người như vậy thực ra có một lòng tự trọng rất thấp, họ không thể nhận được phản hồi tích cực từ những nơi khác, và chỉ có thể vu khống người khác để đạt được sự hài lòng về giá trị của mình.
Không còn nghi ngờ gì nữa, cách tiếp cận này thực sự hèn nhát. Vu khống, đặt điều, dìm người khác xuống để thấy bản thân mình cao hơn, thực sự là cách làm vô nghĩa. Loại khẳng định này chỉ dựa trên sự tưởng tượng rằng, đối phương tệ hơn, còn mình bay cao như một quả bóng mà không biết rằng, rồi nó sẽ nổ tung.
Mỗi người lại có nhận thức, quan điểm sống khác nhau, và chúng ta không thể ép ai đó, theo hay hiểu mình. Đối diện với những lời đồn thổi, mình chỉ chọn một cách duy nhất là: Phớt Lờ.
Nếu bạn không đưa chúng vào đầu, chúng sẽ không ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Cho dù người khác có nói xấu bạn bao nhiêu, thêu dệt chuyện về bạn như thế nào, cuối cùng cũng chỉ như gió thoảng qua, không chút sức lực và càng chẳng hề hấn đến bạn. Theo thời gian, những kẻ vu khống đó sẽ không còn thấy niềm vui từ việc mình làm, và những lời nói ác ý kia sẽ tự nhiên biến mất. Khi bạn không cho phép, không ai có thể làm tổn thương bạn.
Không nghe không hỏi, dù thế nào cũng không liên quan đến bạn.
Bản chất của sự đối đầu đều tiềm ẩn trong mỗi chúng ta. Khi bạn có thể bỏ qua những lời gièm pha của người khác, bạn sẽ thấy mọi chuyện không hề đáng quan tâm như mình vẫn tưởng. Khi người ngoài không thể làm tổn thương bạn và không nhận được phản hồi, họ sẽ thua và bạn sẽ thắng trận mà không cần đánh.
Mỗi trải nghiệm trong đời đều là những trải nghiệm hiếm có đối với chúng ta. Dù là thất bại hay thành công, dù là vui sướng hay tủi hổ, từ đó chúng ta đều có được sức mạnh nội tại để tu thân, để mạnh mẽ hơn mà tiến bước về phía trước.
Ai nói thì người ấy nghe, bạn không thể cản người khác nói, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát những gì mình đưa vào đầu. Những người vu khống đó thực sự mong chờ, khao khát sự phản ứng lại của bạn, họ muốn thấy bạn phát điên, nổi giận và chống trả những lời của họ. Và nếu bạn nổi nóng, bạn đã thua. Họ sẽ hả hê với những gì mình đạt được, tiếp thêm niềm vui cho những lời châm chọc sau này.
Vậy mới nói, phớt lờ chính là cách "trả thù" khôn ngoan nhất. Khi bạn không nghe, không hỏi, như chuyện không liên quan đến mình, đối phương sẽ từ tức giận mà chuyển sang xấu hổ. Cách phản ứng của bạn thực sự nằm ngoài phán đoán của họ.
Không làm gì cả là cách "trả thù" tốt nhất cho những kẻ vu khống và làm tổn thương bạn.
Đến rồi đi, những kẻ vu khống bạn sẽ nhanh chóng nhận ra, với bạn, họ chẳng có nghĩa lý gì, và càng không thể làm gì tổn hại đến con người thực sự của bạn. Vì vậy, họ sẽ tự nhiên từ bỏ và không tiếp tục vu khống, cũng như làm tổn thương bạn nữa. Rèn luyện nội lực của chính mình mạnh hơn bất kỳ cách đối đầu nào.

Sưu tầm


TÔN GIÁO VÀ TỰ DO ...

Đây là một mẩu đối thoại ngắn giữa Thần học gia người Brazil, Leonardo Boff, và Đức Đạt Lai Lạt Ma…
Tại một cuộc hội thảo bàn tròn về “Tôn giáo và tự do” có Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi cùng tham dự. Lúc tạm nghỉ, tôi vừa tinh nghịch vừa tò mò hỏi Ngài:
-“Thưa ngài, tôn giáo nào tốt nhất?”
Tôi nghĩ ngài sẽ nói:
- “Phật giáo Tây tạng” hoặc “Các tôn giáo phương Đông, lâu đời hơn Ki-tô "giáo nhiều”.
Đức Đạt Lai Lạt Ma trầm ngâm giây lát, mỉm cười và nhìn vào mắt tôi…Điều này làm tôi ngạc nhiên vì tôi biết đây là một câu hỏi ranh mãnh.
Ngài trả lời:
- “Tôn giáo tốt nhất là tôn giáo đưa anh đến gần Đấng tối cao nhất. "Là tôn giáo biến anh thành con người tốt hơn”.Để giấu sự bối rối của tôi trước 1 câu trả lời đầy khôn ngoan như thế, tôi hỏi:
- “Cái gì làm tôi tốt hơn? ”
Ngài trả lời:
- “Tất cả cái gì làm anh:
-"Biết thương cảm hơn,
-"Biết theo lẽ phải hơn,
-"Biết từ bỏ hơn,
-"Dịu dàng hơn,
-"Nhân hậu hơn,
-"Có trách nhiệm hơn,
-"Có đạo đức hơn”.
- “Tôn giáo nào biến anh thành "như vậy là tôn giáo tốt nhất”.
Tôi thinh lặng giây lát, lòng đầy thán phục, ngay cả bây giờ, khi nghĩ đến câu trả lời đầy khôn ngoan và khó phản bác:
-“Anh bạn tôi ơi! Tôi không quan tâm đến tôn giáo của anh. Điều thật sự quan trọng đối với tôi là cách cư xử của anh đối với người đồng đẳng, gia đình, công việc, cộng đồng và đối với thế giới”
-“Hãy nhớ rằng vũ trụ dội lại hành động và tư tưởng của chúng ta. Quy luật của hành động và phản ứng không chỉ dành riêng cho vật lý.Nó cũng được áp dụng cho tương quan con người.
-“"Nếu tôi ở hiền, thì tôi gặp lành,
-"Nếu tôi gieo gió, thì tôi gặt bão.
-"Những gì ông bà nói với chúng ta là sự thật thuần túy.
-"Chúng ta luôn nhận được những gì chúng ta mong muốn cho người khác
-"Hạnh phúc không phải là vấn đề số mệnh. Đó là vấn đề lựa chọn”
Cuối cùng ngài nói:
-“Hãy suy tư cẩn thận vì Tư tưởng sẽ biến thành Lời nói,
-"Hãy ăn nói cẩn thận vì Lời nói sẽ biến thành Hành động,
-“.Hãy hành xử cẩn thận vì Hành động sẽ biến thành Thói quen,
-"Hãy chú trọng Thói quen vì chúng hình thành Nhân cách,
-“Hãy chú trọng Nhân cách vì nó biến thành Số mệnh,
-“Và Số mệnh của anh sẽ là Cuộc đời của anh.
-"Không có tôn giáo nào cao trọng hơn Sự thật."

Sưu tầm

Thứ Tư, 21 tháng 2, 2024

Bù vào chỗ thiếu




1. Lớn lên từ văn hoá lúa nước cổ truyền với tâm lý sợ ma và cúng kính rất nhiều, mình đã quá quen với việc cúng. Làm cái gì cũng cúng cũng xin. Nhưng cũng có cái thành, nhiều cái không thành. Sau này mình chuyển qua làm từ thiện, giúp đời, và thấy mọi thứ đều tốt đẹp. Từ đó, đổi nhận thức, thấy việc cúng kính kiểu cũ không phù hợp với cá nhân mình. Ngoại trừ đám giỗ với ý nghĩa là một buổi gặp mặt quây quần của người thân, cúng không quan trọng bằng gặp, chủ yếu để hàn huyên ôn lại sinh thời của cha mẹ ông bà, thường sắp xếp vào ngày phù hợp gần ngày mất nhất của họ chứ không cần phải chính xác 100% vào ngày đó. Còn lại các hình thức cúng kính khác, mình đã bỏ.
Ngẫm thử xem. Bạn nghĩ là thần thánh sẽ đi ăn mấy con vịt quay heo quay còn nguyên đầu nguyên đuôi rồi mấy lon bia nước ngọt của mình không? Giả sử những người khuất mặt đó là có thật, thì họ cũng cao quý thanh thoát, đâu thể phàm phu tục tử mà xúm xít ngồi ăn những vật chất có thật của mình bày ra rồi "phải trả", đại loại "ăn rồi thì phải giúp tôi", tư duy trả giá đổi chác rất chợ trời. Nếu cúng kính mà văn minh phồn thịnh thì các bộ lạc ở châu Phi hay trong rừng rậm Amazon đã dẫn đầu thế giới. Các nước Bắc Âu không có cúng kính gì mà vẫn như thiên đường đấy thôi. Họ tin nhau, tin vào có sự sắp đặt của vũ trụ, tin vào nhân-quả. Mọi thứ đều bắt đầu từ những suy nghĩ thiện lành về người khác, những cầu mong thật sự cho người khác được tốt đẹp, những gì mình bỏ ra (tiền bạc, công sức...) để giúp người. Và tự dưng, may mắn!
Thay vì đốt nhang quá nhiều tạo khói độc hại ra môi trường, chen lấn để cầu xin nguy cơ lây lan bệnh tật, hãy tự mình làm những việc thiện, giúp người. Đó là cách cầu xin may mắn một cách chân thành nhất. Ngày vía thần tài cũng chỉ là do những người bán vàng từ thời kinh thành Thăng Long xưa nghĩ ra, và họ đã cho người nhà làm chim mồi xếp hàng tranh nhau mua, để dụ đám đông thấy ham lợi và lao vào. Ngàn năm vẫn 1 bài đó, nhiều người biết nhưng thấy người ta mua thì cũng mua theo, và chẳng ai thấy may mắn tài lộc gì ngoài việc lỗ ngay sau đó. Nhắc lại, thánh thần, nếu có, cũng không thể ăn những thứ mình cho là ngon, mình cúng thật ra là cho mình ăn mà lại được suy nghĩ là "cho hối lộ thánh thần". Đã là bậc siêu hình rồi mà còn phàm tục ăn ăn uống uống sao đặng, đó chỉ là nhận thức nhất thời thôi. Mà nhận thức thì có thể thay đổi theo hướng tiến bộ, hôm nay mình bỏ ý nghĩ và cách làm, quan niệm của hôm qua.
Cho đi, đúng người hay không đúng người không quan trọng, vì ranh giới mong manh, nay đúng mai sai, quan trọng là mình đã cho đi. Chẳng cần phải cúng sao giải hạn, những vị tinh tú trên trời chẳng thể xuống ăn mấy cái thực phẩm và cho mình thoát hạn. Vận mệnh mỗi người là do người đó tự tạo ra. Nghĩ thiện, làm thiện thì may mắn, hạnh phúc, phồn thịnh, văn minh, sang trọng.
2. Mọi tôn giáo, cuối cùng cũng giống nhau. Đó là chỗ dựa cho đức tin vào chính thiện lương của lòng mình. Mình lương thiện, và người khác cũng thế. Có thể có lúc họ vì cám dỗ vì tiền hay quyền lực hay tình cảm mà cư xử chưa phải, nhưng rồi họ vẫn sẽ nhận ra và thiện lương về sau.
Khoan nói người đời, bàn về người khác. Giả sử họ xấu thì họ cũng đã chấp nhận đánh đổi trả giá vận mệnh của họ rồi. Còn họ tốt, thiện thì họ hưởng. Cho đi, đúng người hay không đúng người không quan trọng, quan trọng là mình đã cho đi. Họ nhận xong rồi vứt, hoặc xài hoang phí hay chửi mình thậm tệ cũng được, đã cho là chuyển quyền sở hữu rồi, không quan tâm nữa. Việc "đúng người đúng chỗ" là cái vô chừng, mình nghĩ đúng thì chưa chắc đã đúng và ngược lại. Cứ mạnh dạn rút bớt sự sở hữu cá nhân của mình cho người khác, để bản thân mình có 1 thói quen CHO ĐI.
Mình tự sửa mình trước. Đừng sợ ma nữa, đó là những tâm lý rất cũ kỹ khiến mình không dám đi đâu xa, không hội nhập được, không làm ăn được, cứ sợ sợ riết cái gan mình nó teo lại, uổng phí 1 đời. Giả sử có ma thật, thì họ cũng chẳng giết mình (ma giết người là chưa có tiền lệ, chỉ có người hại người), mình có đóng kín cửa thì con ma vẫn bay vào được, mình trùm chăn trùm mền thì nó vẫn mò tới nằm cạnh. Mình tắt nước thì nó bật, mình bật đèn thì nó tắt, nó vô hình mà, chặn thế nào được? Nên cứ giúp người, có khi ma nó còn quay lại giúp mình, vô nhà tắm chưa kịp bật nước nó đã bật giúp cho! Kệ nó, enjoy thôi! Oai phong lẫm liệt dũng cảm can trường cho ma nó sợ mình đi.
Năm nay, thay vì bỏ tiền ra cúng sao giải hạn, hãy ghé bệnh viện gửi số tiền đó cho bếp ăn từ thiện.Đừng có sợ người ta ăn chặn, cứ nghĩ tiêu cực vậy rồi nó chặn đứng mọi ý nghĩ thiện trong lòng mình. Chưa gì đã nghĩ ác về người khác sao được. Cứ cho đi. Còn họ nếu sai thì họ tự nhận hậu quả. Mình cho, là quên.
Không cần cúng kính cầu xin ông thần ông Bụt nào giúp mình, mình hoàn toàn có thể trở thành những ông Bụt giữa đời thường nếu mạnh dạn DÁM MẤT, tức bớt cái mình sở hữu. Không dám cho đi là do mình còn quá THAM đấy thôi. Mình không may mắn, có cuộc sống như ý là do mình ích kỷ đấy thôi!
CÁC BẠN NÊN NHỚ, ĐẠO TRỜI LÀ BÙ VÔ CHỖ THIẾU (GIÚP NGƯỜI CÓ ÍT CƠ HỘI, ÍT TIỀN, ÍT SỨC HAY ÍT TRÍ). NÊN MÌNH CHỌN CÁCH SỐNG SAO ĐÓ MÀ BÙ VÔ CHỖ THIẾU TỨC ĐÃ THUẬN THIÊN, TỰ KHẮC MÌNH SẼ ĐƯỢC MỌI THỨ.
Sưu tầm
P/s Nhân ngày vía thần tài mình mua quả đủ đủ mong sao cả năm no đủ



LÒNG THAM
Một vị thiền sư đi ngao du thiên hạ, khi đến một vùng núi nọ thì chẳng may bị ốm nặng . Ông được một bà lão là chủ quán trà cứu và đưa về nhà chăm sóc .
Mặc dù không biết tung tích vị thiền sư, quán nghèo thưa thớt khách, không có tiền nhưng bà lão vẫn tận tình chăm sóc và cứu chữa cho ông …
Hơn ba tháng ròng vị thiền sư mới bình phục. Cảm động trước lòng tốt của bà chủ quán, vị thiền sư trước khi rời đi, đã dành một tuần lễ để đào một cái giếng cạnh quán cho bà lão tiện dùng nước, không phải ra tận suối gánh nữa.
Không ngờ, từ khi dùng nước giếng mà vị thiền sư đã đào để pha bán trà. Trà của bà lão có vị thơm thật đặc biệt và vị trà cũng rất ngon, ai uống một lần cũng phải quay lại. Tiếng lành đồn xa, quán trà của bà lão khách đến đông nườm nượp. Bà lão bán nước bỗng chốc trở nên giàu có từ đó ….
Vài năm sau, vị thiền sư có dịp ghé qua quán để thăm lại ân nhân của mình. Thấy cơ ngơi khang trang, vị thiền sư rất mừng cho bà lão. Khi hỏi về nước giếng, bà lão than phiền với thiền sư:
“Nước giếng này tốt lắm, có điều nước không có đủ cho tôi dùng, vì lượng khách càng ngày càng nhiều, nên tôi càng ngày càng bị thiếu nước để bán cho khách. Ông có thể đào thêm cho tôi cái giếng khác có thật nhiều nước được không?
Vị thiền sư nghe xong lắc đầu nói: Không tốn kém gì cả, từ nguồn nước trời cho, rồi kiếm ra nhiều tiền như vậy mà bà vẫn không thấy hài lòng ư?
Bà lão thản nhiên trả lời: Nước không mất tiền để mua thì chẳng phải càng có nhiều càng tốt hay sao?
Thiền sư không biết nói gì chỉ lẳng lặng viết lên tường một câu:
-“Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế,” …. Rồi lẳng lặng quay đi, không bao giờ quay trở lại quán nữa. Giếng nước từ ấy cũng cạn dần ….
Chúng ta có giống như bà lão kia? từ một người tốt đã trở thành người xấu chỉ vì lòng tham vô đáy của chính mình, lúc nghèo khó thì sống rất ân tình tử tế không tính toán đến tiền bạc. Nhưng khi giàu có thì lúc nào cũng chỉ nghĩ đến kiếm tiền.... trong đầu lúc nào cũng chỉ có tiền....
Biết đủ là đủ, cầu cho đủ thì bao giờ mới đủ?
Biết nhàn là nhàn, đợi cho nhàn thì bao giờ mới nhàn …

Vạn Điều Hay ST


“ BỐ CHO CON CÁI GÌ?"

"Con không đi cái xe đấy đâu, xấu hổ lắm, bạn bè con toàn đi xe ga, mẹ mua xe ga con mới đi….”
Câu chuyện của hai mẹ con cự nự nhau sau lưng trong quán cafe trưa nay làm tôi bất giác có một chút buồn, nhưng rồi lại chợt cảm thấy ấm lên một niềm vui khi nghĩ về một câu chuyện tương tự của bố con tôi hơn 10 năm về trước.
"Bố cho con cái gì?" - Nhớ một thời trẻ trâu, tôi đã có đủ "dũng cảm" hỏi cha mình câu đó, lần đầu tiên và cũng là duy nhất. Đó là một ngày không lâu sau khi nhận tin đỗ vào đại học. Một cuộc trò chuyện rất nghiêm túc và thẳng thắn giữa hai người đàn ông.
Bố tôi trả lời một cách không thể bình thản hơn "Bố mẹ bố cho bố cái gì, bố sẽ cho lại con cái đó: một lý lịch trong sạch để con không bao giờ phải xấu hổ về bố và một sự giáo dục tốt nhất trong khả năng của mình. Con có khả năng học đến đâu bố sẽ hỗ trợ đến đó. Hết"
Tôi, hơi sốc, nhưng vẫn nghĩ đó chỉ là câu nói "lên dây cót" cho chàng sinh viên mới. Và rất tiếc là bố tôi chẳng đùa, bố hành động rất thật theo đúng những tuyên bố đấy. Bố tính toán rất kỹ và cho tôi một khoản tiền trợ cấp 300 nghìn/ tháng trong suốt những năm học đại học. Tiền học phí học kỳ đầu tiên được cho, từ học kỳ thứ 2 tôi tự kiếm được nên tự động không xin nữa. Bất kể những năm sau khi tôi kiếm được nhiều tiền hơn gấp nhiều lần thì khoản trợ cấp đấy vẫn được duy trì cho đến khi tốt nghiệp, nhận bằng là cắt tiền.
6 năm tôi đi học ở nước ngoài, bố không phải lo cho tôi một đồng nào. Với tôi, bố luôn là Napoleon còn tôi chỉ là một anh binh nhì. Nhưng ít nhất tôi luôn coi đó như một chiến công nho nhỏ của riêng mình.
Bố tôi rất hay, luôn phân định rất rõ ràng: "Đây là nhà của bố nhé, đây là xe của bố nhé. Và con đang... ở nhờ và đi nhờ. Không hài lòng hả, quyền đi bộ... luôn thuộc về con".
Nếu nhờ tôi giúp việc gì không nằm trong trách nhiệm của con cái, thay vì thuê người ngoài, bố sẽ thuê tôi làm và trả tiền rất sòng phẳng, không quên thể hiện là một khách hàng khó tính. Không tự ái, không phiền lòng, tôi biết rõ mình chỉ có một con đường nếu muốn có ngôi nhà riêng của mình: tự mua. Cũng có người nghe thấy và thắc mắc cái kiểu nói ấy: "Nhà của bác thì sau này không của nó thì của ai, sao bác lại nói thế...". Và bố tôi chỉnh ngay: "Của tôi chứ, nếu nó không cố gắng, tôi sẽ cho từ thiện".
Bố tôi thì chẳng giàu như Bill Gates, nhưng dám làm như Bill Gates thì tôi tin là làm thật.
Bữa ăn ít người của nhà tôi luôn có những câu chuyện về các loài vật, những câu chuyện được lặp đi lặp lại, được kể lúc này lúc khác.
Bố hay nói chuyện: Con gà con đến tuổi tự kiếm ăn, gà mẹ sẽ đuổi chạy chí chết nếu gà con cố đến gần hoặc đi theo. Hay câu chuyện về loài đại bàng: Đại bàng con sẽ được mẹ nuôi mớm trong tổ đến khi đủ lông đủ cánh, và sau đó nó sẽ cắp con bay lên đỉnh núi thật cao và thả xuống.
Con nào chịu đập cánh vào không trung và bay đi thì sống và bắt đầu cuộc đời mới, con nào không tự bay được thì sẽ tự rớt xuống và vực thẳm sẽ chờ ở dưới. Quy luật tự nhiên là vậy, và con người là một phần của tự nhiên, nên cũng không là ngoại lệ. Mùi răn đe trong những câu chuyện thơm nức suốt những năm tháng tuổi thơ tôi.
Sự hào phóng không đúng chỗ của bố mẹ khiến con trở thành đứa trẻ yếu ớt, ỷ lại
Những điều tôi kể trên đây với nhiều người, nhiều ông bố bà mẹ có lẽ là những điều ngược đời, tuy nhiên, bước một bước ra bên ngoài thế giới, tôi thấy mình hóa ra không phải ngoại lệ. Phần đông các gia đình phương Tây đều như vậy, trái ngược hoàn toàn với những gì chúng ta thấy ở phương Đông. Sự phân định rất rõ ràng giữa trách nhiệm, tình thương, và sự nuông chiều làm cho con người ta không thể tìm thấy nổi một khoảnh khắc của sự ỷ lại hay trông chờ vô lý ngay từ khi bước vào đời.
Bạn không có tiền học đại học? Được thôi, hãy vay đi rồi sau này tự trả. Các bạn nước ngoài của tôi rất nhiều người chọn giải pháp như vậy, mặc dù rất nhiều bạn có bố mẹ trên cả giàu và luôn sẵn sàng tài trợ.
Sự hào phóng không đúng chỗ của rất đông các ông bố bà mẹ Việt giống như bà mẹ trong câu chuyện lúc đầu của tôi đang để lại cho đất nước những thế hệ yếu ớt, không có khả năng sống độc lập và tự trọng với chính người thân của mình.
Họ nghiễm nhiên cho mình cái quyền được xin xỏ, được vòi vĩnh, được lạm dụng vô hạn tình yêu thương của cha mẹ……và các vị phụ huynh thì vẫn cứ tin tưởng trong sai lầm rằng để cho con kém bạn kém bè ngay cả khi chúng đã trưởng thành là không tròn trách nhiệm cha mẹ.
Ở nước mình, cái vòng luẩn quẩn ấy biết khi nào mới thôi? Cố gắng có của cải để mà cho con đã là khó, nhưng cố gắng để có của cải mà vẫn không cho thì còn khó gấp vạn lần. Nghe có vẻ trái với quy luật của tình cảm con người, nhưng đó là một sự ngược chiều cần thiết. Điều đó có lẽ thuộc về bản lĩnh của nghề làm cha mẹ.
Rất nhiều lúc tôi đã tự hỏi mình “Vậy sau cùng, bố sẽ cho mình cái gì nhỉ?”
Và mười năm sau cuộc nói chuyện sòng phẳng đấy, vào lúc tôi tự mua được căn nhà và chiếc xe hơi đầu tiên của riêng mình mà chẳng phải xin xỏ gì bố, tôi mới thấu hiểu hết tình thương vô bờ bến và gia tài vô giá mà Bố đã để dành cho riêng tôi mấy chục năm nay.
Cho lòng tự trọng và tinh thần tự lực đã là cho tất cả rồi.

Nguồn và ảnh: Sưu tầm

Thứ Ba, 20 tháng 2, 2024

TÌM THẤY.

 



*Một giáo viên mang bóng bay đến trường và yêu cầu bọn trẻ thổi phồng chúng lên. Và mọi người sẽ viết tên của mình lên mỗi quả bóng đó.
Rồi ném tất cả quả bóng đó ra hành lang và giáo viên trộn lẫn lộn từ đầu này đến đầu kia.
Sau đó cô giáo dành cho bọn trẻ 5 phút để tìm quả bóng có tên của mình. Bọn trẻ đi theo mọi hướng, trông thật sinh động, nhưng khi hết thời gian, không ai tìm thấy quả bóng có tên mình.
Sau đó cô giáo bảo bọn trẻ lấy quả bóng gần nhất và trao cho người bạn có tên ghi trên đó. Trong chưa đầy 2 phút mỗi người đều có một quả bóng có tên mình.
Cuối cùng, sau khi tất cả học sinh có cơ hội nhận xét về những gì học được từ trãi nghiệm này, giáo viên nói thế này. "Bóng bay giống như hạnh phúc. Sẽ không ai tìm thấy nếu chỉ tìm kiếm cho riêng mình. Thay vào đó, nếu mọi người quan tâm nhau, thì mọi người sẽ tìm thấy hạnh phúc của riêng mình dễ dàng hơn".

- Cang Huỳnh lược dịch từ Paris Macth.




Những quy luật cuộc sống
1./ Quy luật quả táo
Nếu có một thùng táo, gồm cả trái ngon lẫn trái hư, bạn nên ăn trái ngon trước, bỏ những trái hư đi. Nếu bạn ăn trái hư trước, những trái ngon rồi cũng sẽ hư, bạn sẽ vĩnh viễn không bao giờ ăn được trái táo ngon. Cuộc sống cũng vậy.
2./ Quy luật niềm vui
Khi gặp chuyện không may, bạn hãy nghĩ đến những điều tốt của nó, bạn sẽ thấy vui hơn. Giống như khi xe bạn bị thủng lốp (hoặc hết xăng), bạn hãy nghĩ may mà xe mình thủng lốp ngay gần chỗ sửa xe (hoặc ngay gần trạm bơm xăng)
3./ Quy luật hạnh phúc
Nếu bạn không mất quá nhiều thời gian để nghĩ xem mình có phải là người hạnh phúc không, nghĩa là bạn đang hạnh phúc rồi đấy
4./ Quy luật sai lầm
Con người ai mà không mắc lỗi, nhưng chỉ khi tái phạm lỗi lầm đó, bạn mới phạm phải sai lầm.
5./ Quy luật im lặng
Khi tranh luận, quan điểm khó bác bỏ (khó bắt bẻ) nhất chính là im lặng.
6./ Quy luật động lực
Động lực luôn xuất phát từ hai lý do, hy vọng và tuyệt vọng
7./ Quy luật nhẫn nhục
Phương pháp nhẫn nhục duy nhất là xem thường nó, không thể xem thường nó thì hãy làm giảm nhẹ nó. Nếu không thể làm giảm nhẹ nó, bạn chỉ có cách chịu đựng & nhẫn nhục.
8./ Quy luật ngu xuẩn
Ngu xuẩn phần lớn là do chân tay hoặc miệng hành động nhanh hơn cả trí não.
9./ Quy luật giá trị
Khi bạn sở hữu một món đồ, bạn sẽ phát hiện thấy món đồ ấy không có giá trị như bạn từng nghĩ.
10./ Quy luật hóa trang
Thời gian hóa trang lâu bao nhiêu, đồng nghĩa với việc bạn tự thấy mình cần che đậy thiếu sót nhiều bấy nhiêu.




Một ngày nọ, có một người đàn ông tên là Walter Salles vào thành phố làm việc, ông đi ngang một cậu bé đánh giày khoảng mười mấy tuổi ở quảng trường nhà ga xe lửa, cậu bé đánh giày hỏi ông:
– “Thưa ông, xin hỏi ông có cần đánh giày không ạ?”
Walter cúi đầu nhìn đôi giày chưa quá bẩn của mình, ông lắc đầu từ chối. Khi Walter chuẩn bị đổi tàu thì cậu bé lúng túng, ngượng ngùng, đôi mắt ánh lên sự cầu xin:
“Thưa ông, cả ngày nay cháu chưa ăn gì rồi, xin ông có thể cho cháu vay một chút tiền được không ạ? Cháu sẽ cố gắng đánh giày, một tuần sau cháu sẽ trả lại tiền cho ông!”.
.Walter nhìn cậu bé trước mặt mặc bộ quần áo rách rưới, cả người gầy gò, thế là ông móc túi đưa cho cậu bé vài đồng xu. Cậu bé vô cùng cảm kích nói lời cảm ơn ông rồi chạy đi như bay.Khi đó, Walter nghĩ thầm:
– “Lại là một thằng nhóc lừa đảo…” và rồi ông đã quên bẵng đi…
Cho đến vài tuần sau, Walter lại đi ngang qua trạm xe lửa, đột nhiên ông nghe thấy giọng nói từ xa vọng lại:
– “Thưa ông, xin ông đợi một lát!”.
Khi đó, ông nhìn thấy một cậu bé gầy gò chạy đến đưa cho ông mấy đồng xu, lúc này Walter mới nhận ra cậu bé này chính là đứa bé đánh giày đã mượn ông tiền.
Cậu bé vừa thở hổn hển vừa nói:
– “Cháu đã đợi ông ở đây rất lâu rồi, rốt cuộc hôm nay cũng đã trả được tiền cho ông”.
Walter cầm trong tay những đồng xu còn ướt đẫm mồ hôi của cậu bé, đột nhiên ông cảm thấy đứa trẻ này thật đặc biệt. Thế nên bỗng nhiên ông có một suy nghĩ, ông thấy cậu bé này rất phù hợp với hình tượng nam chính trong kịch bản mới của mình.
Hóa ra Walter là một đạo diễn và khi đó ông đang chuẩn bị phần tiền kỳ cho bộ phim, ông đã quan sát các sinh viên của trường diễn xuất không dưới một trăm lần, nhưng đều không vừa ý.
Lúc này, ông nhận ra rằng cậu bé này có thể là nam chính trong bộ phim của ông. Và rồi ông lấy vài đồng xu ra và nói với cậu bé rằng:
– “Số tiền này là chính tôi muốn cho cháu, không cần trả lại. Ngày mai cháu hãy đến văn phòng đạo diễn ở công ty điện ảnh trong thành phố tìm tôi, tôi sẽ cho cháu một niềm vui bất ngờ lớn hơn”.
Nói xong, Walter rời đi, trong lòng cảm thấy rất ấm áp và bắt đầu hy vọng vào cậu bé này.
Hôm sau, bảo vệ công ty điện ảnh nói với Walter rằng trước cửa có một nhóm trẻ con mặc quần áo rách rưới đến. Walter vô cùng ngạc nhiên, ông đi ra cửa thì thấy cậu bé ngày hôm qua chạy đến, vui vẻ nói:
– “Thưa ông, họ đều cũng là trẻ mồ côi lưu lạc không có cha mẹ giống như cháu, các bạn ấy cũng hy vọng có được niềm vui bất ngờ ạ!”
Walter không thể nào ngờ được một cậu bé vô gia cư nghèo khó lại lương thiện đến thế. Nhưng sau khi quan sát, ông nhận ra quả thật là có vài đứa trẻ khác trong số đó phù hợp với vai nam chính trong kịch bản của ông hơn.
Dù vậy cuối cùng Walter đã quyết định chọn cậu bé đánh giày này và ông viết trong hợp đồng lý do mà ông chọn cậu bé là:
– “Sự lương thiện không cần qua sát hạch”.
Cậu bé này chính là Vinícius de Oliveira người Brazil, cậu chủ nhỏ trong bộ phim “Central Station” (hay “Central do Brasil”) nổi tiếng của đạo diễn Walter Salles, bộ phim này đã nhận được hơn 50 giải thưởng, chiến thắng giải “Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất” tại Quả Cầu Vàng 1999 và còn nhận được 2 đề cử Oscar năm đó.
Vài năm sau, Vinícius de Oliveira cũng mở một công ty điện ảnh và làm chủ tịch, anh còn viết một quyển tự truyện có tên là “Cuộc đời diễn viên của tôi”.
Trên trang bìa trong của quyển sách có dòng chữ viết tay của ông Walter:
“Sự lương thiện không qua sát hạch”
và đánh giá của ông về Vinícius de Oliveira:
“Vì lòng lương thiện, cậu từng đem cơ hội nhường cho người khác; cũng vì sự lương thiện ấy, cơ hội trong cuộc đời chưa từng bỏ qua cậu”.
Sưu tầm.




Về Hưu Dưỡng Lão
Dưỡng lão, đến cuối cùng cần dựa vào điều gì: Hãy đọc và tìm câu trả lời cho riêng mình
Cơ bản, dưỡng lão vẫn là dựa vào bản thân mình! Những người khác cho bạn chỉ là một chiếc lá, tự mình làm cây lớn mới có thể có được bóng râm!
Dưỡng lão nếu luôn dựa vào người khác thì sẽ không có cảm giác an toàn. Vì cho dù là con cái, người thân hoặc bạn bè, sẽ không thể lúc nào đều ở bên cạnh bạn. Khi bạn gặp khó khăn, họ không thể bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi nào cũng có thể xuất hiện để giải quyết giúp bạn.
Trong thực tế, mỗi người đều là một cá nhân độc lập, mọi người đều có cuộc sống của riêng mình, bạn không thể yêu cầu người khác phải cho bạn dựa vào, những người khác cũng không thể bất cứ lúc nào cũng có thể giúp bạn.
Chỉ có thông qua những nỗ lực của bản thân để giải quyết vấn đề, mới thực sự có thể sống cuộc sống mà bạn mong muốn!
Một nhóm người lớn tuổi nói ra sự thật: Dưỡng lão vẫn là nên dựa vào chính bản thân mình!
Chúng ta đã già đi, chỉ là hiện giờ sức khỏe của chúng ta vẫn còn, đầu óc vẫn tỉnh táo.
Giai đoạn đầu: 60-70 tuổi
Sau khi nghỉ hưu, sáu mươi đến bảy mươi tuổi, cơ thể tương đối tốt, điều kiện cũng tốt. Muốn ăn thứ gì thì ăn, thích mặc gì thì mặc, thích đi chơi thì đi.
Đừng khắc nghiệt với chính mình, những ngày này không còn bao lâu nữa, phải nắm bắt. Tiền tiết kiệm một chút, nhà giữ lại, để con đường hậu của mình có sự sắp xếp.
Con cái có điều kiện kinh tế tốt là do sự nổ lực của chúng, sự hiếu thảo của con cái là lòng biết ơn của chúng. Chúng ta đừng từ chối sự trợ giúp của chúng, đừng từ chối sự hiếu thuận của chúng. Nhưng vẫn phải dựa vào chính mình, sắp xếp tốt cuộc sống của chính bản thân mình.
Giai đoạn thứ hai: sau 70 tuổi không mắc bệnh
Bảy mươi năm tuổi không gặp rắc rối gì với bệnh tật, trong cuộc sống có thể tự chăm sóc bản thân, đây không phải là vấn đề lớn, nhưng phải biết rằng mình thực sự đã lớn tuổi, và từ từ thể lực và tinh thần sẽ không còn tốt nữa, phản ứng cũng sẽ trở nên chậm hơn, phải ăn chậm chống sặc, phải đi chậm chống ngã. Không còn có thể cố gắng sức, cần phải chăm sóc bản thân mình!
Đừng đi lo thứ này thứ kia nữa, quản thúc con cái, còn một số người còn quản cả thế hệ thứ ba. Quản cả một đời rồi, hãy ích kỷ một chút, tự quản bản thân mình. Mỗi ngày giúp dọn dẹp lau chùi, giữ trạng thái khỏe mạnh của mình lâu dài hơn một chút, để thời gian sống của mình lâu hơn một chút, cuộc sống không cần yêu cầu người khác rất thoải mái. Như thế, tất cả mọi thứ đều trở nên dễ dàng.
Giai đoạn thứ ba: Sau 70 tuổi bị bệnh
Cơ thể không tốt, đòi hỏi có người chăm sóc! Điều này nhất định phải được chuẩn bị, đại đa số người đều không thể thoát khỏi ải này. Tâm trạng phải điều chỉnh tốt, phải thích nghi. Sinh lão bệnh tử là lẽ thường của cuộc sống cần thản nhiên tiếp nhận. Đây là đoạn cuối của cuộc đời không có gì để sợ hãi, sớm chuẩn bị sẽ không có điều gì phải hối tiếc
Hoặc vào viện dưỡng lão, hoặc thuê người chăm sóc tại nhà, làm bất cứ điều gì đều tùy theo khả năng, theo tình huống mà làm, sẽ luôn luôn có cách giải quyết, nguyên tắc là đừng mài mòn đến con cái, đừng để tâm lý, gánh nặng gia đình, kinh tế đặt lên con cái quá nhiều.
Tự bản thân mình cố gắng một chút, thế hệ của chúng ta những khó khăn cay đắng đều đã trải qua, tin rằng cuộc hành trình cuối cùng của cuộc đời chúng ta cũng sẽ qua một cách bình thản.
Giai đoạn thứ tư: Giai đoạn cuối của cuộc đời
Tinh thần cần tỉnh táo, bệnh trên cơ thể không thể chữa khỏi được, chất lượng cuộc sống kém đi, lúc này phải dám đối mặt với cái chết, quyết tâm đừng để gia đình giải cứu, đừng để bạn bè và người thân làm những điều lãng phí không cần thiết.
Bạn muốn cuộc sống tuổi già không lo lắng, cần chuẩn bị sẵn sàng 4 bảo bối này!
Tục ngữ nói rất hay, “có tài chính sẽ không nghèo, có kế hoạch sẽ không loạn, có chuẩn bị sẽ không bận rộn”, thân là những người già như chúng ta, đã làm tốt công tác chuẩn bị chưa? Chỉ cần mọi việc chuẩn bị trước, tương lai cuộc sống sau này sẽ không phải lo lắng nữa.
1. Sức khỏe về già
Điều đầu tiên cần chuẩn bị là sức khỏe về già, bình thường phải chú ý đến ba thứ dưỡng: ăn dinh dưỡng, chú ý đến bảo dưỡng, cần có tu dưỡng.
2. Nơi trú ngụ về già
Thứ hai là nhà ở về già: sống với con cháu, sống một cuộc sống nhẫn nhịn nuốt đắng, chi bằng tận hưởng cuộc sống đơn thân vui vẻ, bất kể thành thị hay ngoại ô, ở nơi mình sống thích hợp nhất. Gần đó có một nhà hàng bạn yêu thích!
Thứ ba là tài sản lúc về già, vì con cái không thể nuôi dưỡng người tuổi già, bậc cha mẹ cũng chỉ có thể tự lập tự cường, tài sản cần giữ kỹ, trước khi chưa vào quan tài quan nhất định không chia tài sản.
Thứ tư là bạn già, có một người bạn tốt, bạn bè tốt và người đồng hành đều rất quan trọng, thường ngày kết giao bạn bè, quen biết nhiều loại bạn bè, là một bí mật để tận hưởng cuộc sống quý tộc đơn thân.
Tóm lại, cho dù bạn là ông cụ hay bà cụ trường thọ, cuối cùng cũng chỉ là một mình, câu nói này không bi ai chút nào, cũng không khủng khiếp, tất cả đều phụ thuộc vào cách bạn sắp xếp cuộc sống, tất cả đều phụ thuộc vào bạn có tâm lý trưởng thành hay không.
Thích thì hãy làm cho đáng, đừng quên, cuộc đời này chỉ có một lần, gặp những điều tốt đẹp hay hạnh phúc, đừng chỉ luôn muốn để lại cho thế hệ tiếp theo.
Những bạn hữu già hãy nhớ kỹ! Chúng ta được mệnh danh là thế hệ sau cùng hiếu thảo với cha mẹ, là thế hệ đầu tiên bị con cái bỏ rơi, tuyệt đối đừng vì “người ở trên trời, tiền trong ngân hàng”, cái gì “một mình rất cô đơn”, “già rồi không ai chăm sóc” những tin tức tiêu cực này làm cuộc sống của bạn mất đi ý nghĩa, những cách nói này đã lỗi thời rồi.
Chúng ta phải dựa vào chính mình dưỡng lão, lớn tiếng mà nói: tuổi già của tôi, tôi tự làm chủ.
Sưu tầm
Ảnh internet







Thứ Ba, 6 tháng 2, 2024

Có Một Kiểu Người Sẽ Không Bao Giờ Già Đi





Có một kiểu người cả đời chẳng hề già đi, năm tháng dường như đã lãng quên họ. Cái già đi chỉ là tuổi tác, còn khí chất và thần thái là không hề thay đổi. Tất cả là bởi họ mang trên mình những điều rất đặc biệt này.
1. Một tâm hồn chất phác ngây thơ
Thật khó khi kinh qua trường đời mà vẫn giữ được một tâm hồn chất phác ngây thơ. Đó không phải là kiểu “hồn nhiên như cô tiên” mà là sau những cay đắng của cuộc đời vẫn tin tưởng vào điều tốt đẹp. Đó là một tâm hồn trong sáng, không đánh mất sự hồn nhiên hiếu kỳ đối với vạn vật. Người như vậy thường hạnh phúc và tươi trẻ.
2. Coi trọng dáng vẻ hàng ngày
Ăn mặc tươm tất, chú trọng vẻ ngoài cũng là một điều quan trọng. Người già chúng ta không nên “tuổi chưa cao mà hồn đã lão”, tâm trí lúc nào cũng đặt trong cảnh tương lai mờ mịt, quá khứ u buồn, cảm thấy chăm chút bản thân là việc của giới trẻ.
Người trẻ tuổi có sự hấp dẫn tự nhiên nên không cần phải để tâm vào việc ăn mặc. Còn người có tuổi, bất luận ở nhà hay ra ngoài đều nên tùy thời phục sức, tao nhã đúng mức, mang lại niềm vui cho bản thân và mọi người. Khi bạn ăn mặc trang nhã, hiển lộ tinh thần sung mãn, thì tự nhiên cũng tự tin hơn, nhìn vào thấy trẻ ra cả chục tuổi.
3. Kiên trì đọc sách học tập, du lịch
Những người nhìn vào trẻ trung phần lớn đều kiên trì với phương châm “không ngừng tinh tiến, không ngừng học hỏi”. Trong bụng đã có một bồ sách, một kho thi thư thì ắt tâm hồn phong phú, dung mạo phong lưu.
Đọc sách giúp mở rộng nhân sinh quan, thế giới quan, du lịch giúp mở mang tầm mắt. Người ham thích đọc sách và du lịch, đối với bất cứ sự việc gì đều tự có kiến giải, không phải kiểu người bảo sao hay vậy, tự nhiên thần thái ung dung, tràn đầy sức sống của tuổi thanh xuân.
4. Tấm lòng lương thiện
Những người nhìn vào trẻ trung, thường là thuần phác, thiện lương. Quá trình tu tâm dưỡng tính của họ thăng hoa thể hiện thành thần thái, tướng mạo bên ngoài. Cũng bởi tướng tùy tâm sinh, nên người có tâm từ bi, có lòng nhân ái, luôn luôn phát ra một loại hào quang. Với người khoan dung, hơn nửa gương mặt là có phúc tướng. Với người mà tính tình dịu dàng thì tướng mặt đã toát lên sự thân thiện.
5. Có mục tiêu theo đuổi
Người mà nhìn vào trẻ trung sẽ luôn trong trạng thái tinh thần phấn chấn và tràn trề sức sống. Dù là đã nghỉ hưu rồi, trong cuộc sống nên đặt những mục tiêu mới. Trong phạm vi mà khả năng cho phép, hãy tích cực tham gia các loại hoạt động như ca hát, chụp ảnh, khiêu vũ… Như vậy, cuộc sống bày ra trước mắt bạn sẽ có sức sống hơn, cũng sẽ khiến bạn không bao giờ thấy mình già đi vậy.
6. Biết cảm mến cuộc đời
Đam mê cuộc sống vẫn chưa đủ, nếu như có thể có chút lòng cảm mến với nó thì sẽ hoàn mỹ hơn. Không hưởng thụ những ưu việt mà đồng tiền mang lại, nguyện ý bỏ tâm tư trồng mấy chậu cây cảnh hay bắt tay chế tác mấy món đồ chơi, có những đam mê sở thích khác. Người như vậy, thời gian làm sao nhẫn tâm để bạn già đi đây?
7. Kiên trì vận động
Thân thể khỏe mạnh mới là nền tảng duy trì sự trẻ trung. Người mà trông không có vẻ già đi nhất định đều kiên trì vận động, khiến bản thân từ trong đến ngoài đều tỏa ra sức sống.
8. Tâm thái trẻ trung
Người có tâm thái trẻ trung sẽ tích cực trải nghiệm những điều mới mẻ, luôn hiếu kỳ khám phá những điều mới lạ. Trên người họ, bạn có lẽ cũng có thể nhìn thấy nếp nhăn nơi khóe mắt chân mày. Nhưng điều khiến bạn nhìn không chớp mắt là gương mặt với thần thái ung dung và tâm trạng yêu đời của họ.
Nhà văn Murakami Haruki đã từng nói: “Con người ta không phải là dần dần trở nên già đi, mà là trở nên già đi chỉ trong nháy mắt“. Con người trở nên già đi, không phải bắt đầu từ nếp nhăn đầu tiên, hay cọng tóc bạc đầu tiên, mà là bắt đầu từ ngay cái thời khắc buông bỏ chính mình. Chỉ có những ai không từ bỏ chính mình, mới có thể sống thành người không sợ già, và cũng sẽ không thấy mình già đi.
Sưu tầm
My Lan Phạm

MỘT THẾ HỆ SẮP VÀ ĐÃ DẦN DẦN BIẾN MẤT ‼
Một hôm, cậu con trai hỏi bố của mình:
“Bố ơi, con không hiểu ngày xưa bố và mọi người sống như thế nào khi không có Internet. không có máy tính, không có tivi, không có điều hòa, không có điện thoại di động? “
Người bố trả lời:
“Thì cũng giống như thế hệ ngày nay thôi con: sống mà không biết đến xã hội bên ngoài, không có lòng trắc ẩn, không có danh dự, không có sự tôn trọng, không biết xấu hổ, không khiêm tốn và không thích đọc sách…”
“Thế hệ bố, và thế hệ trước, sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1945-1985 thật là may mắn, khi:
- Ai cũng không ngại đi học một mình từ sau ngày đầu tiên đến trường.
- Sau giờ học, ai cũng được chơi đến tận tối mịt.
- Không ai ôm tivi, điện thoại, iPad từ giờ này qua giờ khác. Và ai cũng có những người bạn thực sự chứ không phải với những người bạn từ Internet.
- Nếu như khát, bọn bố uống luôn nước ở bất cứ đâu được cho là sạch, chứ không phải nước đóng chai.
- Bọn bố ít bị ốm, dù rằng hay ăn chung uống chung, như 4 đứa cùng uống chung 1 gáo nước. Nếu có ốm thì ông bà chữa bệnh cho bằng các loại thuốc rẻ tiền từ thầy lang hoặc trong nước sản xuất, hay là bằng các bài thuốc dân gian.
- Bọn bố không bị béo phì, dù rằng ngày nào cũng chén căng cơm, rau và bất cứ thứ gì có thể ăn được...
- Bọn bố chơi bằng các đồ chơi tự làm lấy như đất sét, lá cây, que củi thậm chí là mảnh vỏ chai... và chia sẻ đồ chơi, sách truyện với nhau.
- Ngày xưa, các gia đình hầu hết là không giàu có. Nhưng các ông bố bà mẹ đã tặng cho con cái tình yêu của mình, dạy cho con biết trân trọng những giá trị tinh thần chứ không phải là vật chất, dạy cho con biết thế nào là giá trị thực sự của con người: Sự trung thực, Lòng trung thành, Sự tôn trọng và Tình yêu lao động.
- Ngày xưa bọn bố đã có thể tự chăm sóc bản thân mình từ bé, không ỷ lại ông bà hay người lớn, 10 tuổi đã biết làm hết những công việc trong nhà để đỡ đần ông bà và những người lớn, thậm chí nấu cơm, giặt đồ, chăn trâu, cắt cỏ, lấy rau ngoài đồng về cho lợn ăn...
- Ngày xưa, bọn bố chưa bao giờ có điện thoại di động, đầu DVD, trò chơi điện tử Play Station, máy tính, không biết thế nào là Internet, chat…
Nhưng bọn bố có những người bạn thực sự, là khi:
- Thường đến chơi nhà nhau mà chả cần phải có lời mời, đến nhà ai gặp gì ăn nấy.
- Ký ức của thế hệ ngày đó chỉ là những tấm ảnh đen trắng, nhưng đầy ánh sáng và rực rỡ, ai cũng trân trọng lật mở cuốn album gia đình với sự thích thú, tôn kính, trong cuốn album đó luôn lưu giữ chân dung của ông bà cụ kỵ các con…
- Thế hệ bố không bao giờ ném sách vào thùng rác, mà đứng chôn chân trong hàng để mua sách, rồi sau đó đọc chúng suốt ngày đêm.
- Bọn bố không bao giờ đưa cuộc sống riêng tư của thiên hạ ra để đàm tiếu, cũng như biết giữ bí mật cuộc sống của gia đình mình, không phải như những gì bây giờ đang xảy trên Facebook và Instagram….
- Thế hệ bố, có lẽ, là thế hệ cuối cùng mà con cái biết nghe lời cha mẹ.
- Thế hệ bố, có lẽ, là thế hệ đầu tiên biết lắng nghe con cái.
- Thế hệ bố là như thế đó, là “phiên bản giới hạn”, vậy nên các con hãy biết tận hưởng những ngày bên bố mẹ, hãy biết học hỏi và trân quý… Hãy tranh thủ thời gian quý giá thay vì smartphone, ipad, máy tính... để có thời gian chất lượng bên cha mẹ…Trước khi thế hệ này biến mất, nhé con.

@ Nguồn Sưu tầm





Đừng Để Ý Tới Ánh Mắt Của Người Khác...

Vào một buổi sáng, lúc xe bus đến trạm dừng, có một cậu bé trên người rất bẩn, đeo một chiếc túi trên lưng đi theo một người đàn ông bước lên xe. Xe bus vào buổi sáng thường đông chật cứng người. Nhìn bộ dạng có vẻ như họ là công nhân xây dựng, vừa lúc có một người xuống xe, cậu bé liền ngồi vào chỗ đó còn người đàn ông thì đứng ở bên cạnh.

Không lâu sau, có một phụ nữ mang thai bước lên xe, cậu bé đứng dậy nhường chỗ và nói: “Cô ơi, cô ngồi xuống đi ạ!”

Người phụ nữ mang thai nhìn liếc qua cậu bé bẩn thỉu mà không nói lời nào. Cậu bé nhẹ nhàng đặt chiếc túi xuống đất, rồi từ trong túi lấy ra một chiếc khăn tay và lau qua lau lại chỗ mình đã ngồi, sau đó mỉm cười nói: “Cô ơi, con lau sạch sẽ rồi, không còn bẩn nữa đâu”. Người phụ nữ nhìn cậu bé chằm chằm rồi đỏ mặt ngồi xuống.

Cậu bé vừa cầm cái túi lên thì đột nhiên chiếc xe phanh gấp, thân hình gầy gò của cậu suýt bổ nhào về phía trước nhưng tay vẫn ôm chặt chiếc túi ở trước ngực.

Một người phụ nữ lớn tuổi ngồi bên cạnh âu yếm nói: “Con thật là một cậu bé ngoan!”

Cậu bé cười một cách ngây thơ rồi nói: “Bà ơi, con không phải là đứa trẻ ngoan lắm đâu, mẹ con luôn mắng con vì lúc nào cũng để ý đến người ta nói gì, nghĩ gì về mình. Nhưng hiện giờ thì con đã dũng cảm như Forrest Gump rồi!”. Người phụ nữ mang thai ngồi trên ghế cúi mặt xuống.

Người phụ nữ lớn tuổi kinh ngạc hỏi: “Con cũng biết Forrest Gump sao?”

“Vâng ạ, mẹ thường đọc cho con nghe”.

“Đọc Forrest Gump con học được những gì?”, bà hỏi.

Cậu bé nói rằng: “Điều con học được là, đừng quan tâm đến ánh mắt của người khác, hãy sống thật tốt và đi theo con đường riêng của mình, vì mỗi người là duy nhất, là riêng biệt, họ giống như đủ loại sôcôla vậy…”

“Mẹ con làm gì?”

“Mẹ con trước đây là giáo viên ở trong làng”.

“Thế còn bây giờ thì sao?”

Cậu bé đỏ hoe đôi mắt nói: “Mẹ con đang ở trong cái túi này!”

Người phụ nữ lặng người, ai ai trên xe bus cũng vậy. Rồi người đàn ông đứng bên cạnh lên tiếng kể hoàn cảnh của cậu bé:

“Tôi là chú của thằng bé này, bố của nó mấy năm trước vì bị bệnh mà chết, mẹ nó một mình nuôi con, chị ấy là một giáo viên ở trong làng tôi, rất được mọi người tôn trọng. Vì muốn con có cuộc sống tốt hơn nên đã tranh thủ dịp nghỉ hè đưa thằng bé lên thành phố, còn mình thì làm thuê cho công trường xây dựng dự tính đến ngày khai giảng thì sẽ trở về, không ngờ cuối cùng một ngày đang đi làm, thì bị sắt rơi trúng vào người… trong chiếc túi mà thằng bé mang là tro cốt của mẹ nó…”

Người phụ nữ lớn tuổi nước mắt trào ra: “Con có còn đọc sách không?”

Cậu bé nói: “Con mỗi ngày đều đến hiệu sách bên cạnh công trường để đọc sách”.

Rất nhiều người trên xe đều nói trong nhà mình còn nhiều sách và muốn tặng lại cho cậu bé, cậu bé nở nụ cười…

Điều người mẹ vĩ đại này làm được là đã khiến cậu bé không vì nghèo mà cảm thấy kém cỏi, cậu dùng tâm thái lạc quan và rộng lượng để bao dung sự kỳ thị của người khác, hết thảy điều này là có quan hệ với cách giáo dục “đừng để ý ánh mắt của người khác” mà mẹ đã dạy cậu.


Sưu tầm




Khi đến một độ tuổi nhất định, bạn sẽ thích yên tĩnh.
Khi rảnh rỗi bạn có thể trồng hoa, uống trà, đọc sách và chơi nhạc, bạn có thể tận hưởng khoảng thời gian thảnh thơi tản bộ mà lại an toàn.

Tôi đã quen với việc im lặng nên có nhiều thời gian cho bản thân hơn, có thể suy nghĩ, có thể nuôi dưỡng trái tim mình, im lặng là tốt nhất.

Thế giới này, không có gì quyến rũ hơn hương thơm của tâm hồn, đấy chính là vẻ đẹp thực sự, là phong cảnh của núi sông trong lòng.
Là sự yên tĩnh, an nhàn trong linh hồn, chăm sóc cuộc sống của bạn và sống một cách thanh thản.

Những lúc yên tĩnh, còn gì tuyệt hơn khi đọc một cuốn sách và uống một tách trà, quá khứ trong một trang sách, mỗi trang đều tuyệt vời, và cả ngàn hương vị trong một tách trà, tất cả đều là thực tế.

Một cuộc sống yên tĩnh, thích hợp và thoải mái, mỗi ngày ấm áp, ngồi trước cửa sổ, nhìn mây trôi, lặng lẽ nghe mưa dưới mái hiên và nuôi dưỡng trái tim mình, đi qua ngàn sông núi, tất cả là bạn tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn, cuộc sống yên tĩnh và trải nghiệm sự hạnh phúc bình thường.

Sưu tầm