Trong cuộc đời, ta sẽ gặp ba kiểu người đặc biệt, mà dù yêu, ghét hay thờ ơ, họ đều đóng vai trò không thể thiếu trong hành trình trưởng thành của ta.
1. Người yêu thương ta:
Đó là những người khiến ta cảm thấy ấm áp, an toàn, và được trân trọng. Họ là chốn bình yên giữa những bão giông cuộc đời. Họ nhắc nhở ta rằng, giữa thế giới đầy cạnh tranh và tổn thương, vẫn còn tình cảm chân thành tồn tại. Họ dạy ta cách yêu thương, cách trao đi và đón nhận sự tử tế.
2. Người ghét bỏ ta:
Nghe có vẻ tiêu cực, nhưng đôi khi chính những người ghét ta lại là bài học quý giá nhất. Họ khiến ta học cách điềm tĩnh trước những lời chỉ trích, học cách lắng nghe để hiểu mình hơn, và quan trọng nhất – học cách không phụ thuộc vào sự công nhận của người khác để cảm thấy có giá trị. Họ giúp ta rèn luyện bản lĩnh và sự tỉnh táo trong từng bước đi.
3. Người lạnh lùng với ta:
Sự im lặng và dửng dưng của họ khiến ta buộc phải đối diện với chính mình. Họ không giúp, không cản, không yêu, cũng chẳng ghét. Chính vì vậy, họ lại là những người khiến ta mạnh mẽ lên từng ngày. Nhờ họ, ta học cách tự lập, tự tin bước đi mà không cần một bàn tay nắm lấy. Sự hờ hững của họ khiến ta hiểu rằng: không ai có trách nhiệm phải ở lại, ngoài chính bản thân mình.
Vậy nên, đừng trách móc ai đã đi qua đời bạn. Mỗi người đến dù là yêu, ghét hay lạnh lùng đều là một phần trong hành trình hoàn thiện con người bạn ngày hôm nay.
Sưu tầm
Trẻ không biết ơn – lớn lên sẽ là người đáng sợ nhất.
Ngày nay, trong không ít gia đình, trẻ em vô tình trở thành "trung tâm vũ trụ" – được yêu chiều hết mực, được đáp ứng mọi mong muốn. Cả nhà xoay quanh một đứa trẻ như mặt trời – điều gì cũng vì con, việc gì cũng nhường con, miễn là con vui, con đủ đầy.
Thế nhưng… khi mọi sự hy sinh đều trở nên “đương nhiên” trong mắt trẻ, khi những gì cha mẹ làm ra không còn được đón nhận bằng lòng trân trọng, thì cũng là lúc một điều gì đó rất nguy hiểm đang bắt đầu nhen nhóm trong nhân cách của một con người.
Giáo dục, trước tiên phải là giáo dục lòng biết ơn.
Dạy trẻ biết cảm ơn không phải là một phép lịch sự xã giao.
Đó là nền móng đạo đức, là chất dinh dưỡng nuôi lớn tâm hồn, là ngọn gió giữ cho lòng người không trở nên khô cằn và vô cảm.
Nếu một đứa trẻ lớn lên trong sự nuông chiều tuyệt đối, chưa từng biết “khó” là gì, chưa từng được nhắc về hai chữ “biết ơn”... thì đến một ngày, chính bạn – bậc làm cha mẹ – sẽ là người đầu tiên gánh chịu hậu quả.
Bạn còn nhớ câu chuyện của cậu sinh viên đánh mẹ ngay tại sân bay chứ?
Cậu được mẹ chu cấp suốt 5 năm du học Nhật, không phải đi làm, không phải lo nghĩ, chỉ cần học và sống một cuộc đời không vướng bận.
Nhưng đến khi mẹ kiệt sức, không thể gửi tiền tiếp… cậu trở về và trút toàn bộ sự giận dữ lên người phụ nữ đã nuôi mình cả đời.
Đó không chỉ là cái tát vào gương mặt người mẹ, mà là cú đổ vỡ của cả một hành trình nuôi dạy thiếu gốc rễ.
Một đứa trẻ lớn lên không được dạy biết ơn — lớn rồi có thể trở thành con người còn đáng sợ hơn cả sói dữ.
Cha mẹ yêu con bằng cả đời người. Nhưng đừng yêu đến mức quên dạy con làm người.
Đừng để con bạn trở thành một người lớn biết đòi hỏi nhưng không biết hồi đáp.
Biết hưởng thụ nhưng không biết chia sẻ.
Biết trách móc nhưng không biết cúi đầu cảm kích.
Bạn có thể mua cho con chiếc điện thoại đắt tiền, đôi giày hàng hiệu, những bữa ăn sang trọng… nhưng nếu không dạy con biết cảm ơn, biết nhường nhịn, biết yêu thương — thì mọi thứ vật chất ấy chỉ đang nuôi lớn một cái tôi kiêu ngạo và ích kỷ.
Hãy để con được trải qua những thiếu thốn vừa đủ:
Để chúng biết giá trị của hạt cơm, của đôi dép lành.
Để chúng học cách cảm thông với nỗi cực nhọc của người khác.
Để chúng không coi tình thương là điều mặc nhiên, không xem công sức người khác là nghĩa vụ phải có.
Một đứa trẻ biết ơn – sẽ luôn khiêm nhường trong thành công và mạnh mẽ trong thất bại.
Chúng sẽ cảm động khi ai đó giúp mình, và cũng không quên chìa tay ra giúp lại người khác.
Chúng sẽ không lớn lên với ý niệm “mọi thứ phải là của tôi”, mà sẽ học được cách nói lời cảm ơn – từ tận đáy lòng – mỗi khi nhận được điều gì đó, dù là nhỏ nhất.
Lòng biết ơn không phải là kỹ năng để học.
Nó là thái độ sống. Là nhân cách. Là cái gốc để làm người.
Nếu bạn thật sự thương con, đừng chỉ hỏi: “Con muốn gì?”
Mà hãy hỏi: “Hôm nay, con đã biết ơn điều gì?”
Một đứa trẻ biết ơn…
Sẽ không cần cha mẹ đi bên cạnh cả đời.
Bởi chính lòng biết ơn sẽ là kim chỉ nam dẫn lối cho chúng biết sống tử tế, biết yêu người, và biết trân trọng từng điều giản dị trong cuộc đời này.
Vì con không chỉ cần lớn –
Con cần học cách làm người.
Sưu tầm
LỜI THỀ Y ĐỨC CỦA CÁC TÂN BÁC SĨ SÀI GÒN XƯA…
Chúng ta hãy tìm hiểu về Hippocrates cũng như lời thề củả ông nhé :
Hippocrates là một y sĩ Hy Lạp thời cổ đại (khoảng 460 – 370 Trước Công nguyên) được xem là ông tổ của nền y khoa phương Tây. Ông là người khởi xướng nền y khoa mang tính khoa học trong hoàn cảnh hệ thống y khoa của Hy Lạp thời đó là hệ thống chữa bệnh một nửa là y học một nửa là pháp thuật phù thủy và tất nhiên không khỏi bị chống đối kịch liệt. Do đi trước thời đại, chống lại lối mòn xưa cũ gắn với cường quyền, Hippocrates lúc đó bị tù 20 năm. Ở trong tù, bộ óc thiên tài của ông không chịu phận tù đã viết nên quyển “Cơ thể phức tạp” về cơ thể con người mà rất nhiều điều trong đó vẫn đúng cho đến ngày nay.
“Lời thề Hippocrates” là lời tuyên thệ của các thầy thuốc khi vào nghề. Ở Việt Nam ta còn gọi là “Lời thề Y đức”. Trải qua thời gian với một không gian hầu như khắp toàn cầu, lời thề Hippocrates có nhiều dị bản khác nhau. Tuy nhiên, bản gốc của lời thề Hippocrates được nhiều nước lưu giữ như sau:
“Tôi tuyên thệ với Apollo, thần chữa bệnh, Asclepius, Hygieia và Panacea, và tôi minh chứng với tất cả các nam thần, các nữ thần, tôi gìn giữ, tùy theo khả năng và thẩm định của tôi, lời thề sau đây:
Yêu kính, như là cha mẹ tôi, người đã dạy tôi môn học này; sống hòa nhã với thầy và nếu cần, chia sẻ tài sản với thầy; chăm sóc con cái thầy như là anh chị em tôi và dạy họ môn học này.
Tôi sẽ kê toa vì lợi ích của bệnh nhân, tùy theo khả năng và thẩm định của tôi, và không bao giờ làm hại ai.
Tôi không bao giờ đưa thuốc giết người cho bất kỳ ai hỏi tôi và sẽ không tư vấn một kế hoạch như vậy; và cũng như thế tôi sẽ không cho bất kỳ người phụ nữ nào một dụng cụ phá thai. Nhưng tôi sẽ giữ tinh khiết cho đời tôi và cho nghề nghiệp của tôi.
Tôi sẽ không giải phẫu để lấy sạn, kể cả đối với bệnh nhân biểu lộ là mang bệnh này; tôi sẽ dành việc giải phẫu cho những y sĩ, chuyên gia về bệnh này.
Mỗi căn nhà tôi bước vào, tôi bước vào vì lợi ích của bệnh nhân của tôi, giữ gìn tôi khỏi mọi ý đồ xấu xa và mọi cám dỗ và đặc biệt là khỏi các khoái lạc tình yêu với phụ nữ hay với nam giới, dù họ là người tự do hay nô lệ.
Tất cả mọi điều tôi biết trong khi hành nghề hay trong giao tiếp với mọi người, mà không nên để lộ ra ngoài, tôi sẽ giữ bí mật và sẽ không bao giờ tiết lộ.
Nếu tôi giữ lời thề này một cách thành khẩn, tôi sẽ được an hưởng đời tôi và thực hành nghề tôi, được mọi người kính trọng mãi mãi; nhưng nếu tôi đi trái đường và vi phạm lời thề, những điều ngược lại sẽ đến với tôi”.
BS ĐỖ HỒNG NGỌC
KHI KHÔNG BIẾT SỢ
Hy vọng nhận được lời khuyên, ông đem viên đá đến cho một bậc thầy kim hoàn xem xét. Vị chuyên gia cẩn thận kiểm tra rồi lắc đầu đầy kinh ngạc:
- "Viên kim cương này có thể tách thành hai viên hoàn hảo, mỗi viên thậm chí còn có giá trị hơn viên gốc. Nhưng chỉ cần một nhát búa sai lầm, nó sẽ vỡ tan thành những mảnh vô giá trị. Rủi ro quá lớn. Tôi không dám đụng vào."
Câu chuyện tương tự lặp lại với các chuyên gia kim hoàn ở nhiều nước. Tất cả đều trầm trồ nhưng không ai dám liều lĩnh.
Cuối cùng, có người mách ông về một lão thợ kim hoàn ở Amsterdam nổi tiếng với đôi "bàn tay vàng". Vị thương nhân lập tức bay đến đó.
Vị kim hoàn lão luyện soi viên đá qua kính lúp và bắt đầu giải thích những rủi ro, nhưng vị thương nhân ngắt lời:
- "Tôi đã nghe chuyện này quá nhiều lần. Chỉ cần nói ông có làm được không, và giá bao nhiêu."
Lão thợ gật đầu và đưa ra mức giá. Vị thương nhân đồng ý.
Sau đó, vị kim hoàn quay về phía một người thợ học việc trẻ tuổi đang lặng lẽ làm việc ở góc xưởng, lưng quay lại phía họ.
Không một lời, chàng trai trẻ cầm viên kim cương, đặt lên lòng bàn tay, và với một nhát búa nhỏ chính xác, tách viên đá thành hai nửa hoàn hảo. Anh đưa lại viên đá, vẫn không quay mặt lại.
Choáng váng, vị thương nhân hỏi:
- "Cậu ấy đã làm việc với ông bao lâu rồi?"
Vị kim hoàn mỉm cười:
- "Hôm nay là ngày làm việc thứ ba. Cậu ấy chưa hiểu giá trị thực sự của viên kim cương này... và đó chính là lý do bàn tay cậu ta không hề run sợ."
P/S: Đôi khi chúng ta tự làm chuyện bé xé to. Đừng để nỗi sợ làm tê liệt bạn, những điều tưởng chừng bất khả thi đôi khi chỉ cần một tâm trí tỉnh táo và bàn tay vững vàng thì điều có thể giải quyết được.
(Văn Lê ST và lược dịch, ảnh AI vẽ minh họa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét