a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2024

Các nhà khoa học phát hiện ‘linh hồn vực thẳm’ rùng rợn ở độ sâu 10.000 dưới lòng đại dương

 


Trong cuộc khám phá đại dương ở độ sâu 10.000m, các nhà khoa học mới đây đã phát hiện ra những điều kì lạ mà thế giới chưa từng biết đến, những con quái vật phát sáng màu xanh lá cây, có những chiếc xúc tu lớn hoạt động không ngừng nghỉ và chưa thể xác thực là loài sinh vật gì.
Theo đó, loài sinh vật này được các nhà khoa học gọi là “linh hồn vực thẳm” chưa từng thấy trước đây. Cơ thể của loài sinh vật này dài khoảng 20m, phát ra ánh sáng lạ và không rõ nguồn gốc. Ngoại hình của nó dường như được ghép lại từ nhiều sinh vật, một phần là xúc tu giống bạch tuộc, phần còn lại là thân hình giống cá mập, có cái miệng khổng lồ như cá sấu, hàm răng sắc như kiếm. Bề mặt của toàn bộ sinh vật cũng được bao phủ bởi một lớp vỏ giống như vảy, khác với bất kỳ sinh vật nào mà chúng ta quen thuộc.

Ảnh minh họa

Phát hiện này đã gây chấn động trong cộng đồng khoa học. Đối với một sinh vật độc đáo và bí ẩn như vậy, các nhà khoa học bắt đầu tiến hành một loạt nghiên cứu và khám phá. Thông qua việc lấy mẫu và quan sát, họ cố gắng tìm hiểu hệ sinh thái và lối sống của loài quái vật biển sâu này. Thông qua hành vi quan sát được, các nhà khoa học phát hiện ra rằng “Linh hồn vực thẳm” là một sinh vật săn mồi chuyên ăn các sinh vật biển nhỏ hơn. Nó có lực cắn mạnh và khả năng co giãn, cho phép nó nuốt một lượng lớn thức ăn.

Để hiểu rõ hơn về linh hồn của vực thẳm, các nhà khoa học còn nghiên cứu gen của nó. Điều đáng kinh ngạc là họ phát hiện ra rằng linh hồn của vực thẳm có bộ gen hoàn toàn khác với bộ gen của các sinh vật sống và thậm chí không có bất kỳ điểm giống nào với các loài đã biết. Phát hiện này đã lật đổ các lý thuyết trước đây về nguồn gốc của các sinh vật biển sâu.


Nghiên cứu sâu hơn của các nhà khoa học cho thấy loài sinh vật “linh hồn của vực thẳm” có thể là sản phẩm của quá trình thích nghi với môi trường khắc nghiệt của biển sâu. Môi trường biển sâu có áp suất nước cực cao, nhiệt độ đóng băng và điều kiện cực kỳ tối có thể gây tử vong cho các sinh vật bình thường. Tuy nhiên, “Linh hồn vực thẳm” có thể thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt này và tiếp tục sống sót. Vỏ của nó cứng và chống mài mòn, có thể chịu được áp lực nước và các thay đổi môi trường khác; ánh sáng của nó cung cấp cho nó cách chiếu sáng độc đáo, giúp nó săn thức ăn trong bóng tối.

Ngoài sinh vật lạ này, ở độ sâu 10.000m dưới lòng đại dương, các nhà khoa học còn phát hiện ra 1 quần thể các sinh vật lạ khác như cá xương biển sâu, cá bóng ánh sáng, cá vạn chân, côn trùng khổng lồ cổ đại…




Đây chỉ là một số ít trong số các cộng đồng sinh vật đáy biển sâu, mỗi cộng đồng đều ẩn chứa sự bí ẩn và hấp dẫn. Chúng đã thích nghi với môi trường biển sâu khắc nghiệt, cho thấy sự kỳ diệu của quá trình tiến hóa. Các nhà khoa học sẽ tiếp tục khám phá lãnh thổ chưa được biết đến này và tiết lộ thêm nhiều bí mật về các cộng đồng sinh học dưới biển sâu. Thông qua những sinh vật đáng sợ này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về sự rộng lớn và đa dạng của trái đất.

 THEO VĂN HÓA & PHÁT TRIỂN

Mặt Trời xuất hiện hơn 200 vết đen đáng sợ

Số "vết sẹo" đen có thể nhìn thấy được trên Mặt Trời vào tháng 8 gấp đôi so với dự báo trước đó và cũng là con số cao nhất trong vòng 23 năm qua

Theo dữ liệu vừa công bố của Trung tâm Dự báo thời tiết không gian (SWPC) thuộc Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA), trung bình có tới 215,5 vết đen Mặt Trời xuất hiện cùng lúc trong tháng 8 vừa qua.

Đây là con số cao nhất kể từ tháng 9-2001 với 238,2 vết đen.


"Bản đồ" các vết đen xuất hiện trong tháng 8 trong bức ảnh tổng hợp từ các hình ảnh chụp Mặt Trời trong suốt tháng - Ảnh: SDO/NASA

Vết đen Mặt Trời là những vùng tối xuất hiện trên bề mặt ngôi sao mẹ của chúng ta, có nhiệt độ thấp hơn so với các khu vực xung quanh.

Chúng như những "vết sẹo" trên Mặt Trời, nơi từ trường hỗn loạn, sự đối lưu bị ức chế.

Điều này khiến chúng trở thành một dạng "họng súng vũ trụ", thỉnh thoảng bắn ra những quả pháo sáng đầy năng lượng, thậm chí là một quả cầu plasma lớn gọi là "vụ phóng khối lượng đăng quang" (CME).

Cho dù trông có vẻ rất nhỏ theo góc nhìn từ Trái Đất nhưng thực tế các vết đen này rất khổng lồ, có những cái rộng gấp nhiều lần đường kính hành tinh của chúng ta.

Khi những "họng súng" này vô tình bị khai hỏa đúng lúc hướng về phía Trái Đất, thế giới của chúng ta sẽ xuất hiện bão địa từ.

 

Bên cạnh hiện tượng cực quang đẹp mắt ở các khu vực gần địa cực, bão địa từ gây ra không ít rắc rối như làm gián đoạn sóng vô tuyến, nhiễu hệ thống định vị, khiến vệ tinh bị rơi trở lại địa cầu...

Trong lịch sử, những cơn bão địa từ quá mạnh có thể gây sập một phần hệ thống điện. Dù vậy, con người đã có những phương pháp dự báo và đối phó với chúng nên nhiều thiệt hại có thể tránh khỏi.

Và việc hơn 200 vết đen cùng xuất hiện trong mỗi thời điểm của tháng 8 là dấu hiệu cho thấy nhân loại phải chuẩn bị cho những cơn bão địa từ liên tục sắp tới.

Theo Live Science, các nhà khoa học cho rằng thời điểm cực đại của chu kỳ Mặt Trời 11 năm đang tới rất gần.

Trước đó các nhà khoa học tin rằng thời điểm chu kỳ Mặt Trời đạt cực đại sẽ rơi vào năm 2025, không quá bùng nổ.

 

Nhưng thời gian qua, một số cơn bão địa từ rất mạnh ập vào Trái Đất đã khiến họ tính toán lại. Theo SWPC dự báo hồi đầu năm, điểm cực đại của chu kỳ Mặt Trời sẽ rơi vào năm nay, 2024.

Giờ đây, các nhà khoa học tin rằng chúng ta đã bước vào giai đoạn cực đại đó, với kỷ lục vừa ghi nhận trong tháng 8. Tuy nhiên, "đỉnh" cụ thể thì chưa rõ ràng.

Mức cực đại của Mặt Trời có thể kéo dài trong 1-2 năm hoặc lâu hơn một chút, có nghĩa là một đến hai năm hoặc lâu hơn, nghĩa là vẫn có khả năng hoạt động sẽ tiếp tục tăng trong khoảng 12 tháng tới.

Trong đỉnh cao của Chu kỳ Mặt Trời thứ 23, xảy ra hơn 2 thập kỷ trước, số lượng vết đen Mặt Trời trung bình theo tháng đạt tới 244,3 vào tháng 7-2000.

Trong Chu kỳ Mặt Trời 22, kỷ lục là 284,5 vết đen vào tháng 6-1989.

 

Hiện tại chúng ta đang sống trong Chu kỳ Mặt Trời 25.

THEO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Vị vua trẻ nhất lịch sử Việt Nam: Là minh quân hiếm có nhưng chịu cái chết thảm vì nhân quả báo ứng?

Khi lên ngôi, vị vua này còn chưa biết nói. Nhưng đến năm 12 tuổi, ông bắt đầu cai quản đất nước và trở thành vị vua anh minh, có nhiều đường lối, chính sách lỗi lạc.

Vị vua lên ngôi sớm nhất lịch sử Việt Nam là vua Lê Nhân Tông, tên hủy là Lê Bang Cơ (1441 – 1459). Ông là con trai của vua Lê Thái Tông và bà Nguyễn Thị Anh. Ngày 4/8/1442, vua Lê Thái Tông đột ngột qua đời sau vụ án Lệ Chi Viên. Bấy giờ các đại thần như Nguyễn Xí, Trịnh Khả, Lê Thụ đã cùng bà Nguyễn Thị Anh đưa Lê Bang Cơ lên ngôi. Thời điểm đó, vị vua này mới chỉ 1 tuổi 6 tháng, còn chưa biết nói.

Ở độ tuổi chưa biết gì, vua Lê Nhân Tông chưa thể gánh vác giang sơn. Chuyện quốc gia đại sự trông cậy hết vào các đại thần, đích thân Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Anh đã buông rèm nhiếp chính thay con trai. Đến năm Lê Nhân Tông được 12 tuổi mới tiếp quản triều chính, tự mình lo chuyện chính sự, còn Hoàng Thái hậu lui về hậu cung.


Trong lịch sử Việt Nam, Lê Nhân Tông là vị vua lên ngôi sớm nhất, khi chỉ mới hơn 1 tuổi. Ảnh minh họa

Sử sách nước ta chép lại, vua Lê Nhân Tông là người đức độ, coi trọng Nho học, không sa vào tửu sắc và rất lắng nghe bề tôi. Đại Việt dưới thời vua Lê Nhân Tông rất phát triển, mọi mặt đều rực rỡ. Đặc biệt, nước ta khi đó còn đánh bại vua Chiêm Bí Cai và sáp nhập xứ Bồn Man vào lãnh thổ.

Không chỉ lỗi lạc, vua Lê Nhân Tông còn rất thương dân. Ông cho thi hành nhiều chính sách giảm tô, thuế, ban thưởng cho người có công, diệt thảo khấu, loạn đảng. Đến cả những khai quốc công thần từng bị xử tử trước đó cũng được vua chiếu biểu dương công lao, trả lại của cải và ruộng đất cho con cháu.

Có thể nói, vua Lê Nhân Tông là một trong những vị minh quân hiếm có của Việt Nam. Đáng tiếc, vua lại qua đời đột ngột khi còn rất trẻ. Năm 1459, Lê Nghi Dân mua chuộc cấm vệ quân, nửa đêm vào cung sát hại vua Lê Nhân Tông để đoạt vị. Hoàng Thái hậu cũng bị hại vào hôm sau. Vua Lê Nhân Tông qua đời khi chỉ mới 17 tuổi, còn bà Nguyễn Thị Anh mất năm 38 tuổi.


Tạo hình vua Lê Thái Tông, tên húy Lê Nguyên Long, hoàng đế thứ hai của triều Lê. Cái chết của ông gắn liền với vụ án Lệ Chi Viên, mạch truyện chính trong tập 1 của "Thành ỳ Ý".

Bề ngoài đây là một cuộc tranh quyền đoạt vị, huynh đệ tương tàn. Tuy nhiên, nhiều người lại nhìn nhận nó là nhân quả báo ứng từ vụ án oan Lệ Chi Viên năm xưa liên quan đến đại thần Nguyễn Trãi. Năm xưa, vua Lê Thái Tông từng truất ngôi thái tử của Lê Nghi Dân vì mẹ ông là Dương phi quá kiêu căng, không giữ phép tắc. Lê Bang Cơ dù chỉ là con của bà phi Nguyễn Thị Anh đã được đưa lên làm thái tử.

Bấy giờ, có một bà phi khác là Ngô Thị Ngọc Dao (mẹ vua Lê Thánh Tông sau này) đang mang thai. Vì muốn giữ vị thế của con trai, bà Nguyễn Thị Anh đã tìm cách hãm hại khiến bà Dao phải vào lãnh cung. Nguyễn Trãi và vợ là Nguyễn Thị Lộ lại hết lòng giúp đỡ bà Dao, đưa về tá túc ở chùa Huy Văn và hạ sinh thành công thái tử Tư Thành (vua Lê Thánh Tông).


Nguyễn Trãi. Ảnh: Wikipedia

Biết chuyện, bà Nguyễn Thị Anh tức giận, xem cả nhà Nguyễn Trãi như cái gai trong mắt. Nhiều lời đồn đại Lê Bang Cơ vốn không phải con vua Lê Thái Tông và có thể Nguyễn Trãi cùng một số đại thần khác như Đinh Thắng, Đinh Phúc đã biết chuyện. Vốn sẵn không ưa, lại muốn giữ bí mật này nên bà Nguyễn Thị Anh đã mưu sát vua Lê Thái Tông trong lần ông đến Lệ Chi Viên, sau đó đổ tội cho gia đình vị đại thần. Cuối cùng, gia tộc Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc vì tội giết vua.

Về sau, vua Lê Thánh Tông khi lên ngôi đã minh oan cho gia tộc Nguyễn Trãi, cho biết cái chết của vua cha Lê Thái Tông là do đột tử.

THEO SỞ HỮU TRÍ TUỆ





HÃY VIẾT TÌNH THƯ NGHE EM.






 

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2024

MÙA TRĂNG ẤY.








 

VÀI KỶ NIỆM VỚI ĐIÊU KHẮC GIA LÊ THÀNH NHƠN

 




Tôi và Lê Thành Nhơn là bạn từ thưở ấu thơ, chúng tôi lớn lên ở xóm chợ Thủ Dầu Một thuộc thị xã Phú Cường. Hai đứa học trường Trung Học Tư Thục Nguyễn Trãi tọa lạc trên đường Võ Tánh. Cũng trên con đường nầy cách trường năm chục thước có con hẻm nhiều cây xanh, đầu hẻm là tiệm hủ tiếu Cây Dừa, đi sâu tuốt vô trong là nhà Nhơn, căn nhà bằng gạch ngói đơn sơ, cạnh con rạch nhỏ, bên kia là cầu đúc phía nhà thuốc Võ Văn Vân.
Thuở đó mỗi ngày có buổi học tôi thường la cà, lang thang từ nhà, băng ngang qua khu phố chợ, đến nhà Nhơn để rủ đi học chung. Hồi nhỏ, tôi cũng có nhiều bạn nhưng không biết tại sao tôi lại thích cùng Nhơn đi chung hơn là các bạn khác. Có lẽ tánh tình Nhơn hiền lành và ưa chiều chuộng bạn bè. Tôi là thằng nhỏ dễ buồn dễ vui, lại ưa hờn mát, giận lẫy, khó có bạn nào chơi lâu cho được ngoài Nhơn.... Bây giờ nhớ lại từ thời con nít đó cho đến bây giờ, hình như hai đứa chưa hề gây lộn hay đánh lộn lần nào.
Đến chơi nhà Nhơn có nhiều thú vị lắm. Nhà tuy nghèo nhỏ và đơn sơ, nhưng tôi đâu để ý mấy thứ đó làm chi. Cái tôi thích nhứt là mỗi lần đến, là Nhơn thường bày ra nhiều trò chơi ngộ nghĩnh. Những ngày nghỉ học tôi cùng Nhơn lội xuống rạch bên hông nhà để móc đất sét xám đen dẽo quánh lên phơi khô để nắn tượng. Tôi và Nhơn tha hồ mà nắn trâu, bò, gà, vịt, chó, heo, ông già, con nít... Trò chơi thiệt là vui và kỳ lạ. Tôi vốn làm biếng và thích ở dơ, nên việc vọc bùn vọc đất tay chưn mặt mũi tèm lem tuốt luốt thiệt là hạp.
Con người Nhơn toát ra một vẻ gì đặc biệt kỳ lạ lắm, tôi không giải nghiã được. Nhơn có thân hình lực lưỡng, xương to và lộ, da đen mun, mắt lộ, kiểu mắt ốc bươu, ánh mắt sáng quắc và mạnh. Đầu to, tóc quăn xoắn đuôi rùa và xương quai hàm bạnh hẳn ra, mặt vuông hình chữ điền, răng Nhơn trong sáng và đẹp. Không biết vì cạp mía hay cắn vật gì cứng rắn, răng cửa của Nhơn bị mẻ một miếng to, tôi thường nhìn cái răng mẻ như một thói quen khi nói chuyện với bạn. Mỗi lần nhớ tới Nhơn là tôi nhớ cái răng cửa mẻ đó. Thoạt trông Nhơn rất gồ ghề, bậm trợn và gân guốc, vóc dáng bề ngoài dễ sợ như vậy nhưng tánh tình bên trong lại hiền khô.
Tuy chơi thân và đến nhà Nhơn mỗi ngày, tôi chỉ biết mẹ Nhơn là một bà già tóc bạc với dáng vẻ phúc hậu. Bà ít nói và sống trầm lặng, tôi hoàn toàn không gặp cha Nhơn lần nào, nghe nói là ông đi làm xa, làm gì tôi không biết, thỉnh thoảng mới đem tiền về để gia đình chi dụng. Nhà có ba anh em trai, hao hao giống nhau, cũng to lớn, mập mập và đen đen. Tên của cả ba thiệt là lạ và hay.
Anh Lê Chơn Thành, rồi Lê Thành Nhơn và cậu em út tên Lê Nhơn Thiện. Tên của người nầy lấy làm chữ lót của người kia, tên người kia lấy làm chữ lót cho người nọ... Tôi thích cách đặt tên của ba anh em nhà nầy lắm, rõ là cha mẹ muốn con cái liên kết nhau, ràng buộc gắn bó mà thương yêu nhau hoài hoài. Cũng do cách đặt tên nầy, tôi đoán ba má Nhơn tuy nghèo nhưng chắc chắn phải là người có học thức và có đời sống nội tâm cao.
Lúc đó, học sinh Việt Nam còn phải học chương trình thuộc địa, giáo sư dạy môn Sử Địa của chúng tôi là nhạc sĩ Lê Thương (Ngô Đình Hộ) với các bài giảng về cuộc chiến Thập Tự Giá giữa Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo (La Croisade) và cuộc chiến Một Trăm Năm giữa Pháp và Anh (La Guerre de Cent Ans), cùng thời Trung Cổ, thời Phục Hưng bên Âu Châu, cuộc Cách Mạng Tự Do Dân Chủ phá ngục Bastille ở Pháp năm 1789. Thầy giảng say mê bằng tiếng Pháp giọng Bắc nghe ngộ lắm và chúng tôi học cũng say mê. Tôi cố gắng học bài để được điểm tốt, thi đậu cho cao mà không chịu khó hiểu cho tường tận và ứng dụng được điều gì trong các bài học ở mấy cái xứ gì lạ hoắc đó.
Trái lại Lê Thành Nhơn khác tôi. Sau thời gian vọc đất nắn tượng, không biết do đâu và đọc thêm sách nào, Nhơn lại đâm ra say mê môn hội hoạ. Nhà bạn bây giờ lại đầy giấy trắng, thuốc màu và cọ. Tôi lại thấy Nhơn say mê với cọ với màu, và câu chuyện giữa tôi và Nhơn không còn là chuyện đá cá lia thia, đá gà, câu cá, lội sông như thuở trước nữa mà là nghe Nhơn miên man nói về mấy ông hoạ sĩ lạ hoắc như Renoir, Gauguin, Matisse, Van Gogh... gì đó.
Mỗi lần nói về trường phái Tượng Trưng, trường phái Siêu Thực, Dã Thú, Lập Thể, Ấn Tượng... Nhơn nói say sưa, tôi lắng nghe bạn nói, mà không hiểu gì hết trơn. Tôi cũng tin rằng Nhơn biết tôi không hiểu, nhưng mà Nhơn vẫn nói, hình như Nhơn nói cho chính Nhơn nghe. Nói ra được điều mình yêu thích cũng là một thứ hạnh phúc, cần gì người hiểu hay không hiểu. Đến bây giờ thì tôi hiểu được một chút, nói là một nhu cầu và bộc bạch, thố lộ tâm sự là một nhu cầu cần thiết. Bên trong con người Nhơn chất chứa từ đời nào, có thể từ kiếp trước, một thứ đam mê nghệ thuật, rất to, thiệt là to, khó mà hiểu được...
Quả tình tôi có chịu khó lắng nghe... mà không cần phải hiểu và quả tình Nhơn có một sở thích mà tôi chưa từng thích bao giờ. Lúc đó cái tôi thích khác hẳn bạn mình. Tôi ngâm nga, ư ử suốt ngày các bài thơ có trong tay, Xuân Diệu, Huy Cận, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính... Tôi âm thầm nắn nót chép tay các bài thơ tình trong tập giấy trắng nõn, để lén tặng cho con nhỏ có cặp mắt thiệt to, học lớp đệ nhị niên (deuxième année) mà tim đập thình thịch. Làm quen với con gái thiệt là khó và run muốn chết, tôi mắc cở mà thú thật với Nhơn như vậy..
Nhơn biết được chuyện riêng tư đó và cười cho tôi tầm thường. Nhơn đôi khi nói với tôi, đời người ngắn ngủi và vô thường, được sống làm người thì phải làm cái gì hữu ích cho xã hội, nhưng đã làm thì phải làm cho vĩ đại, đừng chấp nhận sự tầm thường, hèn mọn... rồi sau đó những mẫu người vĩ đại của Nhơn là Van Gogh, Matisse....lại ào ào tuôn ra. Bạn thường tâm sự với tôi những mơ ước cao xa, những thành công rực rỡ, những viễn ảnh kỳ thú, những sung sướng khi thực hiện được hoài bảo.
Nhơn thường nói xa nói gần cho tôi hiểu những kẻ sống không lý tưởng, chỉ cố học cho cao dùng bằng cấp kiếm tiền cho nhiều, sống giàu sang sung sướng bên vợ đẹp, con khôn, sống đời ích kỷ là đáng chê trách.
Tôi biết rồi, chuyện vĩ đại mà bạn mình nói là tạo nên những công trình đồ sộ cho nghệ thuật, nghệ thuật hội hoạ, nghệ thuật điêu khắc.... Tôi nghĩ thầm, Nhơn và tôi ở tỉnh nhỏ, lại còn là con nít, học hành đâu có bao nhiêu, nhà lại nghèo thì làm sao làm chuyện gì cho vĩ đại được. Những nhà danh hoạ, điêu khắc mà Nhơn thường ôm ấp trong lòng, thường nhắc tới đó, coi là thần tượng đó, nghe nói họ sống nghèo khổ lắm, không vợ, không con, và chết trong hiu quạnh cô đơn. Những tác phẩm của họ chỉ nổi tiếng sau khi đã chết. Cũng như thầy Nhan Hồi sống thiếu thốn nghèo rớt mồng tơi, vậy mà đức Khổng Tử đã từng khen ngợi -sống trong hẽm nhỏ, một giỏ cơm, một bầu nước, gấp tay gối đầu mà vui với đạo lý, quên đi cái nghèo.
Nhà tôi vốn buôn bán và khá giả, tôi không hiểu và thiệt tình không hiểu, thiếu thốn, nghèo khổ làm sao mà vui được, thầy Nhan Hồi hay mấy ông Renoir, Gauguin gì đó... có thiệt vui không, mà chết rồi, nổi tiếng sau khi chết, thì dù đạt được cái danh, họ cũng đâu có biết, sướng ích gì đâu,... Tôi nghĩ như vậy, thương cho bạn (!) và thấy bạn thuộc mẫu người không tưởng, mơ mộng, xa xôi , hão huyền...
Sau khi cả hai đậu Trung Học xong, tôi phải xuống Sài Gòn tiếp tục học các lớp cao hơn. Nhơn lại thi đậu vào trường Mỹ Nghệ Thủ Dầu Một, sau đó nhờ học giỏi thi đậu vào Cao Đẳng Mỹ Nghệ Gia Định... Rồi những nhu cầu cơm áo, những hệ lụy nhân sinh, tôi và Nhơn xa nhau biền biệt lúc nào không nhớ.
Năm 1963 sau cuộc đảo chánh Ngô triều, tôi bất ngờ gặp Lê Thành Nhơn trong công viên Tao Đàn, trong phòng triển lãm rộng lớn, trình bày những hình ảnh Pháp nạn của Phật Giáo. Nhơn chỉ cho tôi bức tranh sơn dầu thật lớn, choáng đầy cả bức vách, hình ảnh những nạn nhân của chế độ đang rên siết oằn oại, vươn lên những cánh tay khẳng kheo như muốn bám víu một chút hy vọng, một chút tình thương, màu sơn đỏ bầm, màu sơn tím nâu như màu máu, màu lửa, màu đấu tranh bốc lên ngùn ngụt... tôi đọc được chữ ký tên Lê Thành Nhơn bằng sơn vàng ở góc phải. Cái sống động, cái to lớn vĩ đại của bức tranh làm tôi chú ý.
Tôi hiểu ngay, những đường nét, màu sắc, khuôn khổ bạn tôi thể hiện cho tác phẩm không bao giờ có sự tầm thường và bạn tôi, tác giả, cũng không tầm thường. Con đại bàng lúc còn non thì cũng là đại bàng, không bao giờ là chim sẻ.
Lê Thành Nhơn rời Bình Dương mà bay nhảy tận chưn trời góc biển nào. Đời sống vật chất bạn ra sao, tôi không biết, vợ con bạn ra sao, nghề nghiệp ra sao, tôi không biết. Cuộc chiến lúc đó dữ dội và tàn khốc quá mà.
Thời gian trước tháng tư, 1975 chừng vài tháng, Lê Thành Nhơn lái một chiếc xe Huê Kỳ lớn màu xanh trở về Bình Dương kiếm tôi, không phải để đi rủ rê đi chơi mà bàn công chuyện. Tôi mừng cho bạn và ngạc nhiên hết sức. Bạn muốn tôi giới thiệu với ông bác, sui gia ba tôi ở Búng, thuộc quận Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương. Tôi nhìn Nhơn ngạc nhiên và hỏi -bạn muốn tôi giới thiệu với bác Đạo để làm chi. ?
Nhơn lấy ra một hoạ đồ kiến trúc thật lớn để lên bàn và giải thích cho tôi hiểu. Khu vực xa lộ từ Búng lên Bình Dương có những ngọn đồi cao thấp thật đẹp, tại sao lại phí phạm đem trồng củ sắn với khoai lang, khoai mì. Mình phải biến nó thành một công viên quốc gia với đầy đủ các tượng danh nhân, những người có công góp phần xây dựng đất nước Việt Nam thân yêu nầy như Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Phan Thanh Giản, Hoàng Diệu... những anh hùng, những văn nhân, nghệ sĩ tài hoa để con cháu noi gương mà yêu thương cái đất nước bốn ngàn năm văn hiến nầy.
Tôi nhìn sững Nhơn -lập một công viên quốc gia, tiền ở đâu, ai cho, và làm như vậy để được cái gì, đất nước đang chiến tranh tàn khốc, làm sao mà thực hiện. Khả năng Nhơn tới đâu và công trình nầy đâu phải là một người có thể làm. Hàng trăm câu hỏi trong đầu, chuyện nầy Nhơn nói thiệt hay nói chơi và tôi chợt hỏi -tại sao bạn lại nhờ tôi giới thiệu với bác Đạo, bác Đạo có liên hệ gì tới vụ nầy ?
Nhơn trả lời cho tôi là đã gặp ông xã Nhu làng Hưng Thạnh, cũng như đã nghiên cứu kỹ sổ địa bộ của vùng nầy, biết được những trái đồi đó thuộc sở hữu của bác Đạo, công trình nầy là tầm mức quốc gia, chớ không còn thuộc tỉnh hay địa phương nữa... Nhơn có khả năng thuyết phục các giới chức thẩm quyền tài trợ, các doanh thương, kỹ nghệ gia quyên góp, đồng thời có sự giúp đỡ của các cơ quan quốc tế...
Rồi Nhơn nói miên man những công trình đã thực hiện ở Huế, ở Đà Nẵng, ở Phan Thiết, những phù điêu trang trí dinh Độc Lập, những cuộc triển lãm quốc tế, những huy chương vàng bạc nhận được và cuối cùng những phác hoạ đẹp đẽ trong tương lai cho Bình Dương chúng tôi -thung lũng xanh bên nầy phải là công viên cây cao rủ bóng, bên kia là suối reo, bên nọ là rừng thưa nuôi những đàn nai ngơ ngác, có những con đường trải sỏi cho những cặp tình nhân yêu nhau hò hẹn, dọc theo các đường mình dựng tượng... tất cả phải to lớn, phải vĩ đại. Tôi nghe qua như nằm chiêm bao, mới có chừng mười năm xa cách mà Nhơn đã khác lạ quá mức tưởng tượng trong tôi, thiệt tình tôi không ngờ, quả là không ngờ được...
Sau đó, Nhơn gặp bác Đạo, các giới chức địa phương, trình bày, bàn cãi, thảo luận nhiều ngày về phương cách thực hiện dự án nầy. Lúc đó tôi mới bật ngửa, chuyện thiệt tình chớ không phải chuyện nói chơi, con đại bàng đã đủ lông cánh...
***
Khi nghe tin Nhơn bịnh rồi biết tin bạn mất ở Úc Đại Lợi, tận Nam Bán Cầu, tôi cảm thấy thật trống vắng và đâm nhớ miên man những ngày xưa. Chết hay sống là chuyện hiển nhiên đời người, có tụ thì phải có tan, có thành thì có hoại, Lê Thành Nhơn đã thấy rất rõ, rất rõ, bạn sẵn sàng ra đi yên vui, đời bạn đẹp quá, có gì phải tiếc nuối.
Ôm ấp những giấc mơ Renoir, Van Gogh... nhiều hay ít bạn đã thực hiện được. Lê Thành Nhơn bây giờ và mãi mãi sẽ là những Renoir, Van Gogh của những người yêu mến nghệ thuật. Sống một đời trọn vẹn cho những lý tưởng của mình, như vậy chẳng thoả nguyện sao?
Cái nhân ngày trước và cái quả bây giờ, không phải do một sớm một chiều mà có được. Nhơn ơi, ở một góc trời phương Bắc lạnh và xa, tôi bồi hồi nhớ thương bạn và ngay từ hồi còn nhỏ, tôi đã nhìn thấy bạn sẽ là con đại bàng và thời gian đã chứng minh đúng y như vậy, nhìn những tác phẩm của bạn để lại cho đời, rải rác ở Việt Nam, ở Pháp, ở Mỹ, ở Đức, ở Úc... khiến tôi hãnh diện và sung sướng. Bạn đã trở về được với cõi trăng sao và màu sắc.

Võ Kỳ Điền (10 Feb 2003)
*Các ảnh đính kèm: nguồn Internet

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2024

John Burroughs và Henry Ford là hai nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trong lịch sử Mỹ

 


John Burroughs và Henry Ford là hai nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trong lịch sử Mỹ, mỗi người nổi bật trong lĩnh vực riêng của mình—Burroughs là một nhà tự nhiên học lừng danh, còn Ford là một trong những nhà công nghiệp hàng đầu của thế kỷ 20. Vào tháng 6 năm 1896, Ford đã hoàn thành chiếc xe hơi đầu tiên của mình, một sự kiện đánh dấu khởi đầu cho cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp ô tô, đồng thời cũng có sự kết nối đặc biệt với Burroughs.

Chiếc xe này, được Ford gọi là "Quadricycle," là một phương tiện đơn giản nhưng đột phá với bốn bánh xe đạp và động cơ chạy bằng xăng. Đây là sản phẩm của niềm đam mê và quyết tâm mãnh liệt của Henry Ford trong việc tạo ra một chiếc xe có thể di chuyển nhanh hơn và xa hơn so với các phương tiện hiện có. Mặc dù Quadricycle có thiết kế sơ khai và tốc độ tối đa chỉ khoảng 20 dặm một giờ, nhưng nó đã mở ra một kỷ nguyên mới cho giao thông và đặt nền móng cho những mẫu xe Ford sau này.

John Burroughs, với tình yêu thiên nhiên và đam mê khám phá, đã trở thành một trong những người bạn thân thiết của Henry Ford. Họ chia sẻ niềm yêu thích với sự tiến bộ công nghệ và thường xuyên có những chuyến đi chơi cùng nhau để khám phá các vùng đất mới, mặc dù Burroughs vẫn giữ một quan điểm hoài nghi về tác động của công nghiệp hóa đối với môi trường.

Cuộc gặp gỡ giữa một nhà tự nhiên học yêu thiên nhiên và một nhà phát minh đam mê máy móc đã tạo nên một mối quan hệ đặc biệt, không chỉ phản ánh sự giao thoa giữa hai thế giới khác biệt mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cân bằng giữa tiến bộ công nghệ và bảo vệ thiên nhiên. Chiếc xe Ford đầu tiên không chỉ là khởi đầu cho cuộc hành trình của Henry Ford, mà còn là biểu tượng của sự kết hợp giữa trí tuệ sáng tạo và tinh thần khám phá.

Sưu tầm
Tất cả c

Bình



Vào năm 1929, trải nghiệm đi tàu lửa hạng nhất không chỉ đơn thuần là một phương tiện di chuyển, mà còn là biểu tượng của sự sang trọng và đẳng cấp. Những toa tàu hạng nhất được thiết kế với mục tiêu tối ưu hóa sự tiện nghi và thoải mái cho hành khách. Nội thất bên trong được trang trí tỉ mỉ, sử dụng các vật liệu cao cấp như da, nhung, gỗ quý và nhôm bóng. Mỗi chi tiết đều được chăm chút kỹ lưỡng để tạo ra một không gian không chỉ êm ái mà còn mang phong cách cổ điển, thanh lịch.


Ghế ngồi hạng nhất thường được bọc bằng da hoặc vải nhung mềm mại, có thể điều chỉnh để phù hợp với tư thế ngồi của từng hành khách, đi kèm với chỗ để chân rộng rãi và bàn làm việc cá nhân. Không gian được bố trí hợp lý với các đèn chiếu sáng dịu nhẹ, tạo nên một bầu không khí ấm cúng và thư thái. Những hành khách hạng nhất được phục vụ các bữa ăn cao cấp ngay tại chỗ ngồi, với thực đơn đa dạng từ các món ăn tinh tế đến đồ uống chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn cao của những hành khách khó tính nhất.

Sự tận tụy của đội ngũ phục vụ trên tàu càng làm nổi bật thêm đẳng cấp của ghế hạng nhất. Những nhân viên này được đào tạo chuyên nghiệp để luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của hành khách, từ việc phục vụ bữa ăn cho đến cung cấp thông tin về hành trình. Mọi yếu tố kết hợp lại mang đến một chuyến đi không chỉ đơn thuần là sự di chuyển mà còn là một trải nghiệm du lịch đầy phong cách và tinh tế.

Ghế hạng nhất trên tàu lửa năm 1929 không chỉ là phương tiện để đến một điểm đến cụ thể mà còn là biểu tượng của thời kỳ hoàng kim trong ngành đường sắt, nơi sự tiện nghi và sự sang trọng luôn được đặt lên hàng đầu, mang đến những trải nghiệm du lịch đáng nhớ cho hành khách trên mỗi chuyến đi.



Theo Pliny, có hai loại chất lỏng được cho là dễ chịu nhất cho cơ thể con người: rượu vang bên trong và dầu oliu bên ngoài (Nat.Hist.14,29.).

Bên cạnh rượu vang, dầu oliu (oleum) là một trong những sản phẩm quan trọng nhất của nền kinh tế trồng trọt Ý. Dầu oliu không chỉ là một thành phần quan trọng trong thực phẩm của người La Mã, mà còn được tiêu thụ như một món ngon. Tuy nhiên, dầu oliu không được nhắc đến nhiều trong các tác phẩm của nhà văn và nhà thơ như rượu vang. Dầu oliu dễ tiêu hóa hơn mỡ động vật và còn được sử dụng làm thuốc, tinh chế và làm mỹ phẩm và thuốc mỡ. Vì vậy, dầu oliu là một hàng hóa quý giá.

Cây oliu xâm nhập vào Ý gần như cùng thời điểm với cây nho và nhanh chóng lan rộng. Hầu như không có vùng nông thôn nào mà không sản xuất dầu oliu. Giống như rượu vang, dầu oliu cũng có nhiều loại chất lượng khác nhau; nổi tiếng nhất là các loại venafrum, casinum và sabinum, vì thế dầu oliu của miền trung Ý được ưa chuộng. Việc trồng cây oliu được coi là một khoản đầu tư lớn vì cây phát triển chậm và mất nhiều năm mới có trái. Tuy nhiên, cây oliu có tuổi thọ lâu dài và cho trái trong nhiều năm, và người La Mã có câu "Cha nghèo, con giàu" khi nói về việc trồng cây oliu.

Quả oliu được để chín trên cây lâu ngày cho đến khi gần rụng. Quả chín không được rung xuống mà phải được hái bằng tay. Chúng được đưa vào giỏ và chuyển đến một phòng đặc biệt trong nhà kho (torcularium) để được ép trong máy ép dầu (trapetum) hoặc cối xay dầu (mola olearia).

Xung quanh Pompeii, một số thiết bị chế biến oliu cũng đã được khai quật. Cối xay oliu được phục dựng hiện đang được trưng bày tại "European Ship House" ở Pompeii, nhưng phiên bản gốc có thể được xem tại Antiquarium ở Boscoreale.

Cối xay oliu được thiết kế để tách phần thịt quả oliu ra khỏi hạt, vốn được cho là làm giảm hương vị của dầu sản xuất. Các bánh xe đã được cân bằng cẩn thận để không chạm vào thành bể và không nghiền nát hạt oliu.

Dầu oliu sau đó, giống như rượu vang, được lưu trữ và tiếp thị trong các bình đất nung amphorae và thùng gỗ ở các vùng nông thôn phía bắc. 

Sưu tầm

Sau 1.700 năm mất tích, tàu ma bí ẩn hiện nguyên hình: Tiết lộ báu vật thời Đế chế La Mã

Một nhóm người khai thác bất ngờ tìm thấy con tàu ma có niên đại hàng nghìn năm trước khiến nhiều người bất ngờ.

Một nhóm người khai thác bất ngờ tìm thấy con tàu ma có niên đại hàng nghìn năm trước khiến nhiều người bất ngờ.

Cách đây không lâu trang Live Science đưa tin, một nhóm người khai thác than ở Serbia đã bất ngờ tìm thấy tung tích của con tàu ma ở vùng biên giới cổ xưa của Đế chế La Mã.

Hiện tại các nhà khảo cổ học vẫn đang trong quá trình nghiên cứu nhằm xác định niên đại chính thức của con tàu bằng đồng vị carbon phóng xạ, tuy nhiên theo phán đoán ban đầu thì nó có thể thuộc về thế kỷ thứ III hoặc IV sau Công nguyên khoảng 1.700 tuổi.


Nguyên nhân khiến giới khảo cổ học đang phải gấp rút thực hiện nghiên cứu đó chính là gỗ lâu năm khi lộ ra dưới ánh nắng chói chang của mặt trời có thể phân hủy cực kỳ nhanh chóng khiến báu vật ngàn năm bị ảnh hưởng lớn. Các nhà khoa học đã tưới nước liên tục để giữ ẩm cho con tàu trong lúc làm việc. Chiều dài của xác tàu ma lên tới 20m, chiều ngang 3,5m, đáy phẳng như sà lan. Các nhà khảo cổ từ Viện Khảo cổ học của Serbia (trụ sở tại thủ đô Belgrade) nhận định nó là một tàu chở hàng cỡ lớn.

Được biết tàu chở hàng đến thành đô Viminacium cách đó khoảng 1 dặm dọc theo sông Danube và cách hoạt động của nó là kéo bằng dây bởi người trên bờ hoặc dùng mái chèo. Mặc dù buồm tàu không lộ diện nhưng nhóm các nhà khoa học đoán rằng tàu có buồm phụ.


Dù họ mới chỉ nghiên cứu con tàu bí ẩn này nhưng có thể thấy nó như một kết nối không thể thiếu đối với Viminacium huyền thoại - Một trung tâm thương mại - văn hóa quan trọng của khu vực.

 

Vào Đế chế La Mã, Viminacium là một khu định cư kết hợp với pháo đài quân sự, thủ phủ, dân cư khoảng 45.000 người. Tuy nhiên vào năm 411 thành đô đã bị phá hủy bởi người Huns. Nó được xây dựng lại vào đầu thế kỷ thứ VI bởi Justinian Đại đế của Đế chế Byzantine, nhưng rồi lại tiếp tục bị phá hủy vào cuối thế kỷ bởi cuộc xâm lược của người Avars từ thảo nguyên Á - Âu.

THEO SỞ HỮU TRÍ TUỆ