a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.
Hiển thị các bài đăng có nhãn SUC KHOE LAM DEP. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn SUC KHOE LAM DEP. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2022

Lá gan đang kêu cứu bạn! 4 cách bảo vệ gan


Rượu, thực phẩm chứa đường fructose, dầu ăn công nghiệp chứa nhiều omega-6  khiến bệnh gan bùng phát nhanh chóng trong bối cảnh các quốc gia phong tỏa vì COVID-19.

 

Tại hệ thống bệnh viện Đại học Michigan, tỷ lệ mắc bệnh gan do rượu đã tăng 30% trong năm ngoái. Các bác sĩ cho rằng đó là do việc sử dụng rượu nhiều hơn trong đại dịch. Các báo cáo không chính thức cho thấy từ tháng 03/2020 đến tháng 03/2021, một số bệnh nhân đã tăng lượng uống đến một chai rượu vang hoặc 5-6 ly rượu mỗi ngày. Đây là lượng đủ để tăng nguy cơ mắc bệnh gan nặng.

 

Chúng ta đang chứng kiến những thanh niên ở độ tuổi 20 và  30 mắc một căn bệnh mà trước đây chỉ gặp ở tuổi trung niên. 

 

Có thể liệt kê 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau lòng này.

 

Phong tỏa làm gia tăng tiêu thụ rượu


Nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng bệnh nhân uống rượu nhiều hơn trong đại dịch.

 

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Psychiatry Research vào đầu năm nay, các nhà nghiên cứu của Đại học Y khoa Arizona đã phát hiện ra rằng trong khoảng thời gian sáu tháng từ tháng 04/2020 đến tháng 09/2020, “việc sử dụng rượu và khả năng phụ thuộc vào rượu tăng lên từng tháng đối với những người bị áp dụng lệnh phong tỏa.”

 

Sự gia tăng sử dụng rượu và các hành vi liên quan có thể gây ra những tác động xấu kéo dài về tâm lý xã hội, giao tiếp, nghề nghiệp và sức khỏe khi thế giới nỗ lực phục hồi sau cuộc khủng hoảng đại dịch.


Một bài bình luận được xuất bản trên Tạp chí The Lancet Gastroenterology & Hepatology cũng lưu ý rằng, sau 1 tháng phong tỏa, doanh số bán hàng tại các cửa hàng rượu ở Vương quốc Anh đã tăng 31.4% so với tháng trước khi  Vương quốc Anh ban hành lệnh phong tỏa. Bài xã luận trích dẫn một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Alcohol Change UK, cho thấy 1/5 trong số những người uống rượu hàng ngày cho biết họ đã uống nhiều hơn trong thời gian phong tỏa.

 

Tác hại của rượu đối với gan và đối với sức khỏe toàn diện

 

Uống rượu có thể dẫn đến một số rủi ro sức khỏe trong ngắn hạn và dài hạn.

 

1. Gan nhiễm mỡ, viêm gan và xơ gan



Gan có nguy cơ bị tổn thương do việc uống nhiều rượu vì gan là nơi chuyển hóa rượu. Dấu hiệu đầu tiên của gan khi uống nhiều rượu là máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ. Tình trạng này có thể tiến triển thành bệnh viêm gan do mỡ và cuối cùng dẫn đến suy gan, xơ gan. 

 

Xơ gan do rượu thường xuất hiện sau hai hoặc ba thập kỷ uống nhiều rượu, nó ngày càng thường gặp ở độ tuổi 20- 30 tuổi.

 

Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh, tử vong do xơ gan tăng gấp ba lần từ năm 1999 đến năm 2016 ở nhóm tuổi từ 25 đến 34.

 

2. Rượu làm suy giảm hệ thống thần kinh trung ương


Quá trình dẫn truyền thần kinh giữa các tế bào não bị chậm lại. Hệ thống limbic kiểm soát cảm xúc cũng bị ảnh hưởng. Đây là lý do tại sao uống rượu làm giảm sự kiềm chế của bạn.

 

Vỏ não trước trán, vùng não liên quan đến suy luận và phán đoán, cũng phản ứng chậm hơn khi rượu, dẫn đến hành vi bốc đồng và khả năng phán đoán kém hơn.

 

Đặc biệt, lạm dụng rượu mãn tính cũng được biết là sự gây ra rối loạn chức năng thần kinh và tổn thương não, và mỗi gam rượu tiêu thụ thêm mỗi ngày có liên quan đến việc lão hóa não của bạn thêm 0,02 năm, theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Scientific Reports.

 

3. Rượu tác hại đến hệ vi khuẩn đường ruột.


Về lâu dài, uống rượu không chỉ dẫn đến gan nhiễm mỡ mà còn làm tăng cân và phá vỡ hệ vi khuẩn đường ruột của bạn.

 

Mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến bạn dễ bị viêm nhiễm và mắc bệnh hơn.

 

4. Các vấn đề sức khỏe khi uống rượu quá mức



Các vấn đề sức khỏe được liệt kê dưới đây bởi CDC:

 

·       Huyết áp cao

·       Hiệu suất học tập hoặc công việc kém

·       Đột quỵ

·       Bệnh gan

·       Vấn đề về tiêu hóa

·       Ung thư (vú, miệng, cổ họng, thực quản, gan và ruột kết)

·       Các vấn đề về học tập và trí nhớ, bao gồm chứng mất trí nhớ

·       Bệnh tim

·       Các vấn đề về sức khỏe tâm thần, bao gồm trầm cảm và lo lắng

·       Các vấn đề xã hội, bao gồm mất năng suất, các vấn đề gia đình và thất nghiệp

·       Phụ thuộc vào rượu hoặc nghiện rượu 

 

Dầu ăn công nghiệp cũng gây hại đến lá gan của bạn.



Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu là bệnh gan mãn tính phổ biến nhất ở các nước phát triển. Nó được đặc trưng bởi sự tích tụ chất béo dư thừa trong gan của bạn mà không liên quan đến việc sử dụng rượu nặng. Các yếu tố lối sống như chế độ ăn uống, tập thể dục, cân nặng và hút thuốc đều đóng vai trò quan trọng trong việc làm trầm trọng thêm nguy cơ phát triển một số dạng bệnh về gan.

 

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu có liên quan đến việc tiêu thụ các loại dầu hạt  công nghiệp, thường được gọi là “dầu thực vật, gồm dầu ăn từ đậu nành, hạt bông, hướng dương, hạt cải dầu (canola), ngô và cây rum.


Omega -6 là axit béo chiếm khoảng 80% thành phần axit béo của dầu thực vật.

 

Tạp chí Nutrients ghi nhận,“Một số nghiên cứu cho thấy rằng omega-6 có liên quan đến các bệnh viêm mãn tính như béo phì, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và bệnh tim mạch.”

 

Theo một bài báo trên Tạp chí BMJ, Open Heart, “Omega-6 được coi là chất gây viêm vì làm tăng tối đa các gốc tự do oxy hóa và gây rối loạn chức năng ty thể nếu không được tiêu thụ theo tỷ lệ thích hợp với axit béo omega-3.”


Chất béo omega-6 phải được cân bằng với chất béo omega-3 để không gây hại, nhưng điều này không xảy ra trong chế độ ăn của hầu hết người Mỹ. 

 

Nghiên cứu Open Heart được đề cập ở trên gợi ý rằng tỷ lệ 1: 1 với omega-3: omega-6 có thể là cách lành mạnh nhất để tiêu thụ chất béo. 


Tuy nhiên hiện nay, các loại dầu ăn công nghiệp này có mặt ở khắp nơi trong thực phẩm chế biến trong khi omega-3 đắt tiền hơn thì khó kiếm hơn nhiều. Vấn đề thậm chí còn tồi tệ hơn, hầu hết omega-6 mà mọi người ăn đã bị hư hỏng và bị oxy hóa trong quá trình chế biến.


Đường Fructose cũng dẫn đến tổn thương gan.


Khi gan nhiễm mỡ xảy ra trong trường hợp không uống nhiều rượu, nó thường được gây nên bởi lượng đường dư thừa, đó là lý do tại sao hiện nay gan nhiễm mỡ cũng được phát hiện ngay cả ở trẻ nhỏ.

 

Đây là một lý do tại sao loại bỏ fructose đã qua chế biến và các loại đường bổ sung khác khỏi chế độ ăn uống của bạn là rất quan trọng. Fructose ảnh hưởng đến gan của bạn theo những cách rất giống với rượu. Cả hai đều đóng vai trò là chất nền để chuyển hóa carbohydrate thành chất béo, gia tăng đề kháng insulin và gây rối loạn lipid máu, cuối cùng dẫn đến gan nhiễm mỡ.

 

Không giống như đường glucose, có thể được hầu hết mọi tế bào trong cơ thể bạn sử dụng, đường fructose chỉ có thể được chuyển hóa bởi gan, vì gan là cơ quan duy nhất có chất vận chuyển cho nó.


Vì tất cả đường fructose được chuyển đến gan của bạn, nếu bạn tiêu thụ một lượng lớn, đường fructose sẽ tạo gánh nặng và gây hại cho gan của bạn giống như rượu và các chất độc khác. 

 

4 cách hỗ trợ sức khỏe lá gan của bạn

 

1. Kiêng uống rượu

Cách tốt nhất để tránh tổn thương gan do rượu gây ra là kiêng uống rượu, đặc biệt là uống nhiều rượu.

 

2. Cắt bỏ đường fructose và dầu ăn công nghiệp

Hãy cắt bỏ đường fructose và dầu ăn công nghiệp trong thực đơn hàng ngày. Thay thế bằng mỡ lợn, dầu oliu hoặc dầu dừa.

 

3. Bổ sung vi chất


 Nicotinamide adenine dinucleotide (NAD) – tiền chất vitamin B3 – Những người nghiện rượu mãn tính có nguy cơ thiếu niacin do giảm lượng niacin trong chế độ ăn uống và sự can thiệp vào việc chuyển đổi tryptophan thành NAD. Liều lượng nhỏ NAD (không phóng thích theo thời gian) có thể rất hữu ích khi được cung cấp trong khi cai rượu.

 

Liệu pháp bổ sung NAD hạn chế cảm giác thèm rượu, giải độc cơ thể, thải rượu (hoặc các loại thuốc khác) ra khỏi cơ thể và làm giảm các triệu chứng cai nghiện. Là một chất chống oxy hóa mạnh, NAD cũng giúp tạo ra năng lượng trong ty thể của tế bào.


Bổ sung Choline. Choline là một chất dinh dưỡng thiết yếu, cũng hỗ trợ chức năng gan bình thường và sức khỏe của gan, duy trì tính toàn vẹn của màng tế bào và điều hòa cholesterol, bao gồm lipoprotein mật độ thấp (LDL) và lipoprotein mật độ rất thấp (VLDL), giúp vận chuyển chất béo ra ngoài gan.

 

Bạn có thể bổ sung choline bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu choline hơn, chẳng hạn như lòng đỏ trứng nuôi hữu cơ, gan bò ăn cỏ, cá hồi Alaska đánh bắt tự nhiên và dầu nhuyễn thể. 


Tránh tiếp xúc với glyphosate. Glyphosate thành phần hoạt chất trong thuốc diệt cỏ Roundup, vì nó cũng có liên quan đến bệnh gan nhiễm mỡ. 

 

 Bổ sung magiê, vitamin C. Hai loại vi chất này cũng rất quan trọng đối với sức khỏe của gan.

 

 Cây kế sữa. Cây kế sữa chứa silymarin và silybin, chất chống oxy hóa được biết là giúp bảo vệ gan của bạn khỏi các chất độc và thậm chí giúp tái tạo tế bào gan.

 

4. Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhanh


Các loại thực phẩm này hầu như đều có nhiều dầu ăn công nghiệp và/hoặc đường fructose độc hại. Cách dễ nhất là tự nấu ăn tại nhà để bạn biết mình đang ăn gì.

 

Nếu bạn tin rằng bạn bị rối loạn sử dụng rượu hoặc uống quá mức do căng thẳng và lo lắng liên quan đến đại dịch, hãy tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia.

 

 

Joseph Mercola  _  An Nhiên


Quả Tim Thứ 2 Thứ 3 Là Gì?



NHỊP ĐẬP CỦA TRÁI TIM THỨ NHẤT
Tất cả mọi người chúng ta hiện đang sống, đang làm việc đều nhờ một trái tim hoạt động trong cơ thể.
Nếu tim bị suy yếu thì tính mạng bị đe dọa hoặc ngừng đập thì ta sẽ chết.

Chúng ta hãy làm một con toán để biết trong cuộc đời chúng ta từ khi sinh ra cho đến lúc nhắm mắt tim đã đập bao nhiêu lần thì sẽ thấy vô cùng kinh khủng, từ đó chúng ta mới thấy thương trái tim chúng ta :
Trung bình 1 phút tim đập 72 nhịp.
Một giờ 60 phút: 72 x 60 = 4.320 nhịp.
Một ngày 24 giờ: 4.320 x 24 = 103.680 nhịp.
Một năm 365 ngày: 103.680 x 365 = 37.843.200 nhịp.
Trung bình con người sống 70 năm: 37.843.200 x 70 = 2649. 024.000 nhịp.
Tức là : 2 tỷ sáu trăm bốn mươi chín triệu hai mươi bốn ngàn nhịp đập trong suốt 70 năm của đời người trong nhân gian.
Ôi chao ! thật là khủng khiếp.
Một trái tim nhỏ bé của mỗi người trong một cuộc đời lại đập liên tục với số lần như thế.
Biết như thế để ta nên thương cho trái tim nhỏ bé ấy và nên cộng tác giúp đỡ nó trong công việc tống máu đi nuôi cơ thể, đừng để nó bị suy sớm mà nguy hiểm đến tính mạng.

TRÁI TIM THỨ 2 :


Chúng ta phải giúp đỡ cho trái tim thứ nhất của chúng ta bằng cách chia công việc cho nó để nó đỡ phải gắng sức làm việc nhiều nếu không thì chẳng bao lâu trái tim thứ nhất đó sẽ bị suy tức là chưa già đã suy, tuổi thọ sẽ bị giảm bớt đi rất nhiều.
Trái tim thứ 2 đó là gì ?
Đó chính là CƠ HOÀNH của chúng ta.

Nghe qua thì tất cả ai ai cũng lấy làm lạ và ngạc nhiên nhưng theo sự phân tích của y khoa Tây Y sau đây chúng ta sẽ hiểu rõ vấn đề :
1/ Thở bụng dưới bằng cơ hoành là biện pháp tối ưu nhất giúp cho trái tim thứ nhất đỡ mệt mỏi gắng sức tống máu đi nuôi cơ thề.
Khi hít vào thì phình bụng, cơ hoành hạ thấp xuống làm cho oxygen đến tận cùng màng tim, cơ tim.
Trái tim thứ nhất chỉ cần giãn ra rất nhẹ cũng đủ lấy đầy đủ máu.
2/ Khi thở ra bụng hóp lại, cơ hoành bị đẩy lên trên tối đa ép các mạch máu mạnh nhất giúp cho cơ tim co bóp không gắng sức cũng đủ tống máu đi khắp cơ thể một cách thong thả nhẹ nhàng nhất.
Cơ tim không cần phải làm việc nhiều như khi thở ngực vì ở đây cơ hoành phụ giúp cho sự co bóp trái tim thứ nhất.
Do đó cơ hoành là trợ lý đắc lực nhất cho tim.
3/ Nhờ những tác động đó mà cơ hoành đã chia bớt gánh nặng cho tim và tim sẽ hoạt động bớt lại nên tim sẽ khỏe hơn và tránh được suy yếu theo thời gian.
Vì thế mà cơ hoành được gọi là trái tim thứ 2.
4/ Thở bụng dưới cơ hoành cùng với tim giúp đưa oxygen đến khắp các cơ quan nội tạng vùng bụng bên trong. Khi cơ hoành đưa lên hạ xuống theo nhịp thở là một trạng thái massage đều đặn nội tạng và đưa máu đủ đến gan, la lách, thận, ruột, bàng quang, tử cung, tiền liệt tuyến.v..v… phòng ngừa bệnh ở các tạng này rất hiệu quả.
5/ Giúp chống lại bệnh nhiễm trùng của hệ tiết niệu như thận, bàng quang.
6/ Máu được đưa đầy đủ về vùng chậu như : tử cung, buồng trứng làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh của phụ nữ.
7/ Phổi được co vô và nở ra tối đa, oxy đến phổi đầy đủ nhất nên ngừa được bệnh phổi.
8/ Tiêu hóa : làm tăng chức năng của dạ dày, gan, la lách nhất là máu đến đầy đủ dạ dày, la lách làm quá trình chuyển hóa thức ăn được dễ dàng và thuận lợi.
9/ Điều hòa thần kinh thực vật do đó huyết áp ổn định.
10/ Khi thở bụng cơ hoành thì sẽ có tác dụng ức chế mọi tạp niệm ở não, chống stress, chống đau, an thần do chất endorphin được tiết ra từ não trong lúc thở bụng.

KẾT LUẬN
Xuyên qua 10 đặc điểm chính đó , ta sẽ thấy cơ hoành xứng đáng là trái tim thứ 2 của cơ thể, chia việc cho trái tim thứ nhất để cho tim khỏe mãi không suy yếu.
Thật vậy ở những người tập luyện thở cơ hoành thì có các đặc điểm sau :
A – Sau một thời gian luyện tập thở cơ hoành, sắc khí của họ hồng hào rõ nhất vì máu đến được tận cùng cac tế bào.
B – Nhịp đập của tim giảm lại chỉ còn 60-65 nhịp/phút.
C – Những nhát bóp của tim chắc chắn và mạnh mẽ có nghĩa là co và bóp đúng chất lượng dù cơ tim không cố gắng.
D – Khoảng sau một năm dù trong lúc nghĩ ngơi , họ không còn thở ngực nữa mà đã có phản xạ thở bụng hằng ngày tự nhiên một cách vô thức dù không nghĩ đến thở bụng.
Đó là đích đến thành công nhất trong công việc san sẽ cho trái tim thứ nhất khỏi bị quá tải và suy yếu.
Tóm lại, chúng ta nên thở bụng ngay từ bây giờ ở bất cứ tuổi nào.
Mỗi ngày nên để ra 5-10 phút luyện thở bụng thì sau một thời gian ta sẽ có thở bụng vô thức như đã nói ở trên.
Vô lý 5-10 phút mỗi ngày không có hay sao???
Trừ khi chúng ta lười biếng mà thôi.
Tây Y đã đồng qui với Khí Công trong sự thở bụng để bảo vệ sức khỏe và trái tim nhỏ bé của chúng ta và nên nhớ thở bụng là cứu cánh của khí công nói riêng và y học phương Đông nói chung…
Chúc mọi người ngộ sớm và áp dụng dù ở bất cứ tuổi nào, có bệnh hoặc không bệnh. Điều kỳ diệu sẽ đến với các bạn không lâu…khi các bạn thực hành thở bụng.

QUẢ TIM THỨ BA :

Trong phần trên chúng ta đã bàn luận trái tim thứ 2 là gì, phần này chúng ta sẽ bàn luận trái tim thứ 3.
Thật vậy khi chúng ta đang sống cứ nghĩ rằng ta chỉ có một trái tim mà thôi. Nếu nghĩ như vậy thì có ngày chưa già tim chúng ta sẽ suy yếu và hậu quả là tử vong do suy tim dần dần mà không biết.
Chúng ta phải hiểu thật rõ trái tim thứ 2, thứ 3 là gì để từ đó giúp và cộng tác cho trái tim thứ nhất của chúng ta bớt làm việc và làm việc nhẹ nhàng, hiệu quả hơn trong một cuộc đời 70 năm liên tục với số nhịp đập là :
2649 tỉ 024 triệu nhịp trong 70 năm sống giữa trần gian
Hãy thương xót nó, nếu không, có ngày nó sẽ suy yếu và không còn đập nữa và ta sẽ nhắm mắt lìa đời dù các cơ quan khác vẫn còn tốt, thật là đáng tiếc làm sao…

TRÁI TIM THỨ 3 :

Đó chính là lòng bàn chân.
Chắc các bạn ngạc nhiện lắm phải không? Xin từ từ đọc những lợi ích của nó về mặt đông tây y thì sẽ rõ.

Về mặt Tây y:
1/ Lòng bàn chân là nơi có nhiều mạch máu, mao mạch ngoại biên nhất, có cả hàng ngàn mao mạch. Nếu máu ở đây được cung cấp tốt thì ta sẽ khỏe hơn và nếu lòng bàn chân được kích thích nhiều thì các mao mạch ở đó sẽ dãn nỡ, oxygen đến tận cùng tế bào đầy đủ nhất. Kết quả huyết áp sẽ hạ trong chừng mức sinh lý và máu ra ngoại biên nhiều hơn, bệnh tật ít có cơ hội phát triển. Nhất là trái tim đỡ phải tống máu tối đa vì các mao mạch lòng bàn chân dãn nỡ sẽ làm cho máu tự động đi ra ngoại biên hơn là cần lực tim co bóp mạnh đẩy máu đi đến đó.

2/ Hơn nữa lòng bàn chân ở một vị trí thấp nhất của cơ thể nên các mạch máu ở đây khi dãn nỡ thì sẽ tạo một lực hút mạnh kéo máu khắp châu thân đi xuống và ra ngoại biên rất đầy đủ mà không cần đến lực bóp nhiều của tim do đó có thể trợ lực cho tim một cách hữu hiệu. Tim không cần phải cố gắng mà chỉ cần những nhát bóp nhẹ nhàng cũng đưa máu ra ngoại biên, tim sẽ khỏe và bền vững với thời gian mà không suy yếu lúc tuổi chưa già hoặc tuổi đã già.

3/ Nếu để cho lòng bàn chân lạnh thì các mạch máu ở đó sẽ co lại càng làm cho oxy không ra đủ ngoại biên và tim phản ứng lại bằng cách tăng cường lực co bóp, lâu ngày sẽ làm tim yếu và suy. Thực hiện ngâm chân nước nóng trước khi đi ngủ ở một vài bài tập dưỡng sinh hay dùng máy sấy tóc sấy ấm lòng bàn chân, cũng là cách làm cho mạch máu ở bàn chân giãn nở giúp đưa máu ra ngoại biên dễ dàng, đó là cách giúp cho trái tim chúng ta đỡ phải làm việc nhiều và cũng giúp tuần hoàn châu thân đầy đủ, oxy có mặt khắp mọi nơi tốt cho sức khỏe.

4. Những người thôn quê làm ruộng làm rẫy đa số có trái tim khỏe nhất, già 90 tuổi mà tim vẫn mạnh mẽ. Đó là do suốt cuộc đời họ luôn đi chân đất làm ruộng, rẫy, lòng bàn chân họ dẫm lên đá, sỏi và mặt đất đủ mọi địa hình. Vô tình kích thích lòng bàn chân một cách tự nhiên và kết quả giúp cho trái tim như đã nói ở trên.

5. Ở thành phố, luôn mang giầy, dép nên lòng bàn chận không được kích thích, họ đành phải tập mỗi đêm đi trên sỏi đá bằng chân trần, ngâm chân nước nóng hay đấm vỗ, massage... để tạo kích thích như đã nói.

Về mặt Đông y:
1. Lòng bàn chân là nơi chứa các huyệt đạo đại diện cho toàn thể cơ quan nội tạng trong cơ thể. Chúng ta sẽ giật mình khi thấy sơ đồ cơ quan nội tạng dưới lòng bàn chân là một cửa ngỏ của cơ thể rất ư là quan trọng mà lâu nay chúng ta thường hay bỏ qua.

 đi xuống chân là phải qua lòng bàn chân.

3. Muốn các cơ quan tim, phổi, gan, lách, dạ dày, tai mũi họng, ruột, thận, tử cung, buồng trứng, dịch hoàn, não..v..v…khỏe mạnh thì phải chú ý đến lòng bàn chân. Phải kích thích nó để đả thông nội tạng mà khi nội tạng được đả thông thì lưu lượng máu đến cơ quan càng nhiều và đầy đủ do chính sức hút của các cơ quan nội tạng đó mà không cần tim phải dùng sức bóp nhiều. Từ đó tim được thư giãn, hoạt động nhẹ nhàng cũng làm đủ chức năng của nó nên không bị suy yếu theo thời gian.

4. Thực hành ở lòng bàn chân thế nào cho hiệu quả ? Đó là mỗi ngày nên để ra 3-5 phút theo thứ tự: ĐẤM – VỖ - XOA

- ĐẤM: khắp cả mỗi lòng bàn chân không sót một chỗ nào trên đó với một lực khá mạnh để đả thông toàn bộ cơ quan nội tạng. Đấm từ 50-100 lần

- Vỗ: cũng khắp cả lòng bàn chân 

- Xoa: xoa khắp lòng cho nóng từ 50-100 lần

- Bấm huyệt dũng tuyền ở vị trí 1/3 trên của lòng bàn chân. Bấm day bằng ngón cái từ 15-30 giây để bồi bổ kinh thận là tiền đề cho trường thọ vì thận là gốc của sự sống vế mặt đông y.

- Nếu ta bị yếu hoặc bệnh ở cơ quan  cơ quan đó trên lòng bàn chân.

- Tất cả các thao tác chỉ mất 3-5 phút mà thôi

- Thật vậy, các bạn cứ thử xem, mỗi buổi sáng làm như vậy thì 
cả ngày sẽ cảm thấy khỏe hơn, làm việc không biết mệt. Cứ thử xem nhé, không tốn thời gian bao nhiêu mà có lợi cho sức khỏe…

Tóm lại chúng ta có 3 quả tim: Quả tim trên lồng ngực, Cơ hòanh, lòng bàn chân. Nên phối hợp nhịp nhàng bằng cách: Thở bụng cơ hoành, đấm vỗ xoa lòng bàn chân là phương pháp giúp cho trái tim thật sự thứ nhất của chúng ta không bao giờ bị suy yếutrường thọ với thời gian... Đó là cốt lỏi của Khí Công nói riêng và y học phương đông nói chung.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
Theo BS LV Vĩnh.





































 

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2022

11 bí quyết dưỡng sinh để có sức khỏe tốt

Các chuyên gia sức khỏe, dưỡng sinh nổi tiếng chia sẻ về 11 lối sống tốt nhất để có được sức khỏe, ai cũng nên tham khảo .

Lối sống là yếu tố quan trọng nhất quyết định tuổi thọ của bạn 

Đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu nói rằng con người có thể sống thọ trên trăm tuổi, nhưng vì có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, đa số người đểu chỉ sống được rất ngắn và thấp hơn mức nghiên cứu khá nhiều.

Trong khi một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cuộc sống tự nhiên của con người có thể đạt hơn 100 tuổi, nhưng vì nhiều lý do, hầu hết mọi người không sống được đến độ tuổi mà các nhà nghiên cứu đã công bố. Những trường hợp sống trên trăm tuổi trở thành hiếm hoi, đáng được ngưỡng mộ.

Nghiên cứu khẳng định, có 5 yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe con người: cha mẹ di truyền cho con cái chiếm 15%, môi trường xã hội chiếm 10%, môi trường tự nhiên 7%, điều kiện y tế 8%, và lối sống chiếm 60%, điều này gần như đóng một vai trò quyết định không thể thay thế.

Như vậy có thể thấy rằng, lối sống là nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến tuổi thọ con người. Có thể cho rằng, hầu hết những người không sống được đến 100 tuổi, đều là do lối sống đã cắt ngắn tuổi thọ của bạn.

Lần đầu tiên, các giáo sư đã công bố về bí quyết dưỡng sinh của mình, bạn càng tham khảo sớm bao nhiêu, càng có cơ hội để phát triển một lối sống khỏe mạnh và trường thọ tốt bấy nhiêu. Theo Tiến sĩ Sơn, tuổi thọ của mỗi người không phụ thuộc vào quá trình lão hóa hay bệnh tật, mà nó được quyết định nhờ lối sống. Sau đây là những điều bạn nên tham khảo. 

1. Sự kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi

Đừng thức khuya, nên đi ngủ trước 11:00 vào buổi tối. Thức dậy lúc 7:00 sáng. Ngủ một giấc ngắn trong khoảng nửa giờ vào buổi trưa.

2. Chế độ ăn uống

Phải làm cho bằng được: “Bữa sáng của hoàng đế, bữa trưa như thường dân, bữa tối như kẻ hành khất” (Ăn sáng thật no đủ, tốt nhất. Ăn trưa vừa phải. Ăn tối ít).

Lý thuyết này rất được các chuyên gia y tế và sức khỏe đánh giá cao, hầu hết mọi người đều theo đuổi lý thuyết này. Bữa sáng thật ngon, bữa trưa đầy đủ, bữa tối ăn ít. Nếu không ăn sáng trong một thời gian dài có thể dẫn đến bị viêm túi mật.

Bạn cũng có thể rất dễ mắc bệnh dạ dày nếu không ăn trưa. Không kén ăn, không hút thuốc, không uống rượu. Ăn nhiều rau hơn trong mỗi bữa ăn.

3. Thói quen tồi tệ nhất trên thế giới là hút thuốc lá

Người hút thuốc có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phế quản, khí phế thũng hoặc bệnh tim phổi, và cuối cùng là ung thư phổi, đây là bộ ba nguyên nhân dẫn đến cái chết.

4. Một lần say rượu hậu quả tương đương với bệnh viêm gan cấp tính

Tổ chức Y tế Thế giới nêu tên 6 lối sống không lành mạnh nhất, trong đó vị trí đầu tiên là hút thuốc và thứ hai là nghiện rượu. 

5. Đốm lửa nhỏ có thể trở thành đám cháy lớn. Vết thương nhỏ có thể đoạt tính mạng

Tôi chân thành hy vọng rằng tất cả mọi người nên yêu mến sức khỏe của chính mình, phòng ngừa sớm và điều trị sớm, hãy nhớ rằng đốm lửa nhỏ có thể trở thành đám cháy lớn, vết thương nhỏ có thể khiến bạn bị mất mạng. Bất kỳ sự thay đổi nhỏ nào của cơ thể cũng đều phải được quan tâm, thăm khám và điều trị.

6. Người ta không chết vì già, không chết vì bệnh, mà chết vì tức giận

Sức khỏe của bạn được quyết định bởi 50% sức khỏe tinh thần. Nhưng nhiều người chưa thực sự quan tâm đến yếu tố này. Có rất nhiều bệnh khởi phát từ yếu tố tinh thần và tâm lý, tâm thần, vì vậy tuổi thọ của con người cũng phụ thuộc vào cảm xúc.

Nếu chúng ta không quản lý được cảm xúc của mình, để cảm xúc dẫn dắt tâm trạng, cảm xúc sẽ lấn át bạn. Điều quan trọng cần nhớ là cảm xúc là sức mạnh của sức khỏe con người. Cảm xúc nào thì sức khỏe đó. Bạn tức giận hay bạn vui vẻ sẽ mang lại 2 kết quả hoàn toàn khác nhau.

Ba loại “hạnh phúc” trong cuộc sống mà chúng ta phải luôn nhớ: Biết đủ là đủ, hài lòng với những gì mình có. Biết giá trị của bản thân mình. Luôn mở rộng lòng để giúp đỡ người khác.

7. Gia đình không hài hòa, con người sẽ bị bệnh

Có một số gia đình ngày nào cũng lời qua tiếng lại cãi nhau, chuyện nhỏ như cơm bữa. Cũng có nhà cứ vài ba bữa lại cãi nhau một trận lớn. Bạn nên biết rằng, có tới 70% bệnh tật của con người đến từ gia đình, và 50% bệnh ung thư đến từ gia đình.

Tuổi thọ của người ly dị và góa chồng cũng ngắn hơn rất nhiều so với những người có gia đình yên ấm, đó là những thông tin được thống kê dựa trên những nghiên cứu khoa học. Làm thế nào để có được một không khí gia đình hài hòa, dựa vào những nghiên cứu cho thấy, bạn cần phải giải quyết bốn vấn đề: 

Đầu tiên là phải tôn trọng người cao tuổi;

Thứ hai, phải giáo dục con cái tốt;

Thứ ba, đối xử hài hòa mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu

Thứ tư, điều này đặc biệt quan trọng, đó là vợ chồng phải yêu thương nhau, đây là điều cốt lõi nhất.

Người chồng và vợ nên có nguyên tắc tương hỗ: Tôn trọng lẫn nhau, yêu thương lẫn nhau, tin tưởng lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, thoải mái lẫn nhau, trao đổi thông tin lẫn nhau, nhường nhịn lẫn nhau, hiểu thấu và thông cảm lẫn nhau.

8. Đi bộ là một cách rất tốt để tập thể dục

Điều phổ biến nhất ở đời là “chết ở cái mồm, lười ở đôi chân”. Mỗi ngày, bạn nên dành chút thời gian để rèn luyện sức khỏe, khoảng nửa tiếng đồng hồ là đủ.

Các bài tập vận động rất phong phú, đa dạng, nhưng cách đơn giản nhất là bạn có thể đi bộ, vừa tiện lợi, có thể thực hiện bất cứ đâu, không tốn kém, không bắt buộc phải có thời gian hay địa điểm cố định. Vừa đơn giản, vừa kinh tế, vừa hiệu quả.

Giai đoạn cơ thể phát triển (0-28 tuổi): Nên tham gia tập thể dục, các môn cụ thể và phù hợp như cầu lông, bóng bàn, marathon, bơi lội và các hoạt động khác;

Giai đoạn cơ thể suy giảm thể chất (28 ~ 49 tuổi): Không tham gia các môn thể thao có tính thi đấu đối kháng hoặc cạnh tranh cao, nên ưu tiên các môn đơn thuần là thể dục thể chất;

Giai đoạn suy giảm mạnh và lão hóa (sau tuổi 49): Cần thực hiện các bài tập giúp cải thiện chức năng cơ thể để duy trì việc hoạt động bình thường.

Viện sĩ Sơn cũng nói rằng bài tập được đề nghị tốt nhất là đi bộ nhanh (> 120 bước/phút), bơi lội, và người cao niên thích hợp để tập Thái Cực Quyền.

9. Hãy nhớ một nguyên tắc ăn uống bất di bất dịch

Nguyên tắc ăn uống vô cùng quan trọng, tác động lớn đến sức khỏe, vì thế, bạn cần phải có nguyên tắc ăn uống cho riêng mình. Lời khuyên dành cho bạn là nên ăn thức ăn có nguồn gốc thực vật khoảng 80%, những thứ có nguồn gốc động vật chỉ có thể chiếm 20%.

Bây giờ nhiều người trong chúng ta đang làm ngược lại, (ăn nhiều thịt cá, ít rau quả) dẫn đến tình trạng rất nhiều bệnh đang kéo đến tấn công cơ thể, đặc biệt phổ biến là béo phì, bệnh tiểu đường, và bệnh gút.

10. Nam giới nên ghi nhớ nguyên tắc 12 cái “một”

Đàn ông là trụ cột của gia đình, phải chịu những áp lực nặng hơn, nhưng nhiều khi lại không đủ chi tiết để quan tâm đến sức khỏe, thậm chí còn được xem là “cẩu thả”. Vì vậy mà tuổi thọ trung bình của họ cũng thấp hơn phụ nữ ít nhất là từ 2-3 tuổi. Nam giới nên cố gắng làm những điều sau đây mỗi ngày:

Ăn cá mỗi tuần một lần, một quả cà chua mỗi ngày;

Uống một tách trà xanh, ăn một ít quả óc chó mỗi ngày;

Bớt hút một ít thuốc lá, uống một bình nước đun sôi mỗi ngày;

Ăn một quả táo mỗi ngày, uống rượu không quá một hoặc hai chén;

Nên ăn một hộp sữa chua, một quả chuối mỗi ngày;

Hãy duy trì nụ cười nhiều hơn, tập thể dục nhiều hơn.

11. Muốn sống lâu hơn, bạn phải sống một cuộc sống lành mạnh mỗi ngày, phải đạt được 7 nguyên tắc:

Hãy chắc chắn ăn đầy đủ ngày 3 bữa chính;

Hãy chắc chắn ngủ ngon trong 8 giờ;

Tập thể dục trong nửa giờ mỗi ngày;

Cười mỗi ngày, sức khỏe thể chất và tinh thần đều quan trọng như nhau;

Mỗi ngày phải đi đại tiện một lần để bài thải độc tố;

Phải giữ cho không khí gia đình luôn luôn có hòa khí, vui vẻ.

Không hút thuốc, không uống rượu, mỗi ngày đều nên duy trì sự khỏe mạnh.

Sức khỏe bắt đầu từ mỗi ngày, mỗi ngày đều khỏe mạnh và khỏe mạnh suốt đời. Hãy nhớ ghi nhớ hai câu sau:

Ăn được uống được không có nghĩa là khỏe mạnh. Biết ăn biết uống mới khỏe mạnh. Loạn ăn loạn uống thì bệnh tật đầy mình.

Dùng cái bụng để ăn uống thì sẽ no, dùng cái miệng để ăn uống thì sẽ ngon, dùng cái đầu để ăn uống thì sẽ khỏe mạnh.

Sưu Tầm

Vitamin C ngăn chặn ung thư như thế nào?


Vitamin C giữ vai trò quan trọng trong quá trình chữa lành ung thư một cách tự nhiên của tôi và giúp tôi cảm thấy khỏe khoắn trong những chuyến đi đường dài. Khi bạn tràn đầy khí thế như một chú bò tót và sẵn sàng làm mọi thứ để chống chọi lại căn bệnh ung thư, tôi tin rằng những gì bạn cần để hồi phục rồi cũng đến với bạn. Và vitamin C đã đến với tôi như thế.

 

Quá trình hồi phục của tôi cùng vitamin C

 

Khi tôi bắt đầu chữa trị căn bệnh ung thư hắc tố da giai đoạn 4, một người họ hàng đã gửi cho tôi một cuốn sách của Linus Pauling về Vitamin C. Lúc bấy giờ, tôi đang tìm kiếm một thứ gì đó để bổ sung vào phác đồ điều trị và thật đúng lúc, cuốn sách này đã đến rất đúng thời điểm. Cuốn sách ghi chép về những trường hợp bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đã hồi phục một cách thần kỳ khi họ sử dụng 10,000 mg vitamin C.


Ngay khi xuất viện, tôi đã tìm mua vitamin C, vì tôi cho rằng nếu vitamin C hiệu quả với những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thì cũng sẽ có tác dụng với tôi. Thoạt đầu, khi chưa thực sự hiểu rõ mình phải làm những gì, tôi đã mua rất nhiều loại và sử dụng đến 20,000 mg mỗi ngày. Lúc đó, tôi vừa bắt đầu khá tốt với chế độ thực dưỡng, và đây cũng là bước ngoặt quan trọng trong quá trình điều trị ung thư của tôi. Tuy nhiên, việc hấp thụ một lượng lớn vitamin C lại mang đến cho tôi nhiều năng lượng, và sau nhiều năm tôi đã lần đầu không mắc cảm cúm hay cảm lạnh. Thậm chí những chứng dị ứng theo mùa của tôi cũng biến mất. Tôi đã nhận ra những công dụng của vitamin C và quyết định sẽ sử dụng lâu dài.

Và khi tôi hoàn toàn tuân thủ lối sống thực dưỡng, tôi đã dừng sử dụng vitamin C chừng một năm. Nhưng khi đó, những lợi ích tuyệt vời của vitamin C đã biến mất, vì vậy tôi quyết định bổ sung vitamin C trở lại. Tôi cảm nhận rằng chỉ theo đuổi một chế độ ăn uống lành mạnh là chưa đủ để chữa lành căn bệnh ung thư và tôi cần làm nhiều điều hơn nữa. [Sau khi dùng vitamin C], tôi hồi phục tốt hơn những người xung quanh. Và tôi nhận ra rằng sự khác biệt ở đây chính là vitamin C.

 

Vitamin C ngăn chặn ung thư như thế nào


Linus Pauling và Matthias Rath, MD đã làm một nghiên cứu mang tính bước ngoặt kéo dài 15 năm về một số loại ung thư khác nhau và vitamin C. Họ cho những đối tượng nghiên cứu sử dụng hỗn hợp vitamin C, L-Lysine, L-Proline và EGCG (chiết xuất trà xanh), và giả dược với một số người khác. Sau 15 năm, họ phát hiện ra rằng ung thư là một bệnh lý về collagen, gây tử vong do tế bào ung thư di căn đến các mô khác nhau thông qua collagen.

 

Có một enzyme trong các tế bào ung thư có thể phá hủy collagen của cơ thể bạn. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Rath, L-Lysine có tác dụng phá hủy các enzyme này. Mặt khác, vitamin C giúp làm bền vững collagen để tế bào ung thư không thể xâm nhập và di căn trên diện rộng hơn. Khi tế bào ung thư không thể lây lan, nó sẽ không thể tồn tại.

 

Những nhà nghiên cứu kết luận rằng vitamin C đã ngăn chặn ung thư di căn 100%. Và hỗn hợp vitamin C, L-Lysine, L-Proline và EGCG được liệt kê ở trên là có tác dụng mạnh mẽ nhất. Di căn gây ra 90% tử vong do ung thư, và sự kết hợp vi chất dinh dưỡng này giúp ngăn chặn quá trình di căn một cách hiệu quả.

 

Tôi tự hỏi tại sao vitamin C lại có thể cứu tính mạng của tôi, và khi đọc bài nghiên cứu, tôi đã tìm được câu trả lời. Trên thực tế, chứng ung thư hắc tố đã quay trở lại cho đến nay. Và tôi chắc rằng chính vitamin C và lối sống thực dưỡng đã cứu mạng tôi.

 

Cơ thể người không thể tự tổng hợp vitamin C và thật khó để có đủ lượng vitamin C cần thiết thông qua các loại trái cây và rau củ. Cơ thể cũng không tạo ra lysine. Vì vậy, để có đủ lượng những vi chất giúp hỗ trợ cơ thể trong cuộc chiến chống ung thư, chúng ta cần phải sử dụng những chất bổ sung. Vitamin C được sử dụng trong nghiên cứu này là sự kết hợp của nhiều dạng vitamin C với nhiều mức độ hấp thụ khác nhau. 

 

Ai cũng cần vitamin C



Vitamin C được biết đến với chức năng hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp xử lý kim loại nặng, hỗ trợ quá trình đào thải độc tố, dọn dẹp và sửa chữa động mạch, cùng với nhiều công dụng khác. Thậm chí, vitamin C còn giúp cơ thể chống lại chứng cảm mạo thông thường.

 

Nhiều năm trước, tôi từng tiếp xúc với quá nhiều nấm mốc khiến tôi khó thở. Tôi thậm chí mất khả năng vận động và cảm thấy mỏi mệt. Tôi nghĩ rằng tôi đã gặp phải một vấn đề nào đó liên quan đến tim. Vì vậy, tôi đã đến gặp một chuyên gia tim mạch có tiếng ở New York và làm xét nghiệm kiểm tra lượng calcium. Anh ấy nói rằng động mạch của tôi trơn láng như của một đứa trẻ khi đã ở độ tuổi 52. Với một người sống trong gia đình có tiền sử đột tử do bệnh tim khi còn trẻ, tôi cảm thấy thật nhẹ nhõm.

 

Sau đó, khi tôi nghĩ về chẩn đoán của bác sĩ, tôi tự hỏi tôi đã làm những gì để giữ cho động mạch được trơn láng. Không lâu sau, các nghiên cứu phát hiện ra rằng vitamin C có khả năng ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ bằng cách giữ cho động mạch trơn nhẵn và duy trì tính đàn hồi đồng thời hỗ trợ quá trình hồi phục các vết thương. Cho đến nay, khi được kiểm tra, động mạch của tôi vẫn trơn nhẵn.

 

Những dạng vitamin C tốt nhất



Tôi là một “tín đồ” của vitamin C, và trên thực tế tôi đã dùng vitamin C trong hơn 25 năm qua. Tôi không khuyến khích các bạn dùng nhiều vitamin C như tôi, nhưng tôi tin rằng, cùng với lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng tuyệt vời, vitamin C là chìa khóa để chữa lành cho tôi. Để có sức khỏe tối ưu, tôi khuyên bạn nên dùng 5000mg mỗi ngày hoặc theo mức dung nạp của đường ruột. Cá nhân tôi dùng cả vitamin C, Lysine và hỗn hợp của tiến sĩ Rath. Tôi không sử dụng toàn bộ phác đồ điều trị của tiến sĩ Rath, mà chỉ dùng hỗn hợp vitamin C mà ông khuyến cáo.

 

Nếu bạn đang tìm kiếm thêm thông tin về Vitamin C và ung thư, tôi khuyên bạn nên truy cập trang web Quỹ phi lợi nhuận của Tiến sĩ Rath tại http://www4.dr-drath-foundation.org

 

 

 

James Templeton