Động mạch nối trực tiếp não chính là mạch máu dễ bị tắc nghẽn nhất!
Mạch máu của chúng ta giống như một ống nước, tuổi càng cao, chất thải lắng đọng trong mạch máu càng nhiều. Toàn bộ chất thải sẽ được tích lũy thành các mảng bám, không kịp thời loại bỏ, các mảng bám sẽ ngày càng lớn, mạch màu cũng ngày một hẹp lại, cuối cùng gây nghẽn mạch!
Quá trình tắc nghẽn mạch máu
Trong số những mạch máu trên khắp cơ thể của chúng ta có một mạch máu rất dễ bị tắc nghẽn, sau khi bị nghẽn mạch cũng dẫn đến hậu quả nguy hiểm nhất, rất nhiều người vì vậy mà bị mù, không thể nói chuyện, bị tê liệt, thậm chí sau khi bị tê liệt mới phát hiện ra, mạch máu này chính là - Động Mạch Cảnh!
Đừng nghĩ rằng khoảng cách này cách chúng ta còn rất xa, tuổi càng cao, huyết quản càng hẹp, tạp chất trong mạch máu càng nhiều. Mọi người đều có mạch máu thu hẹp, khi mà các tạp chất ngày càng tăng! May mắn thay là, bạn bây giờ xem được bài viết này vẫn chưa là quá muộn!
Tuổi càng cao, mạch máu càng hẹp, tạp chất càng nhiều...
Tại sao động mạch cảnh lại có khả năng bị tắc nghẽn cao nhất?
Để hiểu lý do tại sao động mạch cảnh lại dễ bị tắc nghẹn nhất? Trước tiên, bạn cần phải biết động mạch cảnh nằm ở đâu!
Phía trước cổ của chúng ta, 2 bên khí quản, nơi có một động mạch dày như ngón tay út, chịu trách nhiệm lưu thông máu từ tim lên đến não, đó là động mạch cảnh. Nếu bạn để tay xuống góc hàm dưới cổ ấn nhẹ, có thể chạm vào 2 động mạch đang đập cùng nhịp theo nhịp tim.
Động mạch cảnh một khi bị tắc nghẽn, não sẽ thiếu máu trầm trọng, chỉ cần 8 phút thì bộ não sẽ bị tổn thương, xuất hiện dấu hiệu mù lòa, mất ngôn ngữ, liệt nửa người ... Đây là những gì chúng ta thường hay nói về chứng "nhồi máu não", "đột quỵ"! Nếu thời gian dài thêm một chút, thậm chí có thể gây chết não.
Thống kê số liệu cho thấy nhồi máu não xảy ra có liên quan 2/3 đến động mạch cảnh. Tầm quan trọng của động mạch cảnh không cần nói cũng hiểu, kết nối trực tiếp đến não, một khi bị tắc nghẽn hậu quả gây ra có thể dẫn đến một thảm họa đáng sợ!
Làm thế nào để ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch cảnh?
1- Kiểm soát "cholesterol xấu".
LDL còn được gọi là "cholesterol xấu", thời gian dài dễ dẫn đến xơ vữa động mạch. Thông thường nên ăn ít lại các thực phẩm chiên dầu, thực phẩm chiên dầu là nguồn chính cung cấp lipoprotein mật độ thấp.
2- Thường xuyên siêu âm động mạch cảnh
Siêu âm động mạch cảnh, tên đầy đủ là "động mạch cảnh siêu âm màu Doppler" dùng công nghệ hiện đại chụp trực tiếp trạng thái xơ vữa bên trong động mạch, tắc nghẽn huyết quản là nguy cơ chính ảnh hưởng đến bệnh mạch máu não! Có thể kiểm tra bình thường, kèm thêm vào một siêu âm động mạch cảnh, giá chỉ khoảng 340 ngàn đồng, nhưng rất quan trọng!
3- Kịp thời phát hiện dấu hiệu sinh lý.
Tắc nghẽn động mạch cảnh có thể biểu hiện sớm qua tình trạng chóng mặt đột ngột, đôi khi bị đau một bên cơ thể, co thể yếu sức hoặc tê chân tay, hoặc trong thời gian ngắn gặp khó khăn trong việc giao tiếp, đôi mắt thâm đen, v..v.. lúc này thì bạn nhất thiết nên làm siêu âm động mạch cảnh.
4- Kiểm soát tốt các "bệnh mãn tính".
Thông thường, bạn nên kiểm soát huyết áp cao, tiểu đường, lượng cholesterol trong máu, béo phì và các bệnh mãn tính khác. Trong cuộc sống cần giữ được những giới hạn với rượu bia và thuốc lá, kiểm soát lượng thịt mỡ và chất béo, lượng muối ăn, tăng cường các loại trái cây, sữa, ngũ cốc và các thực phẩm rau củ khác.
Tăng cường mạch máu: Tắm nước nóng và lạnh
Xen kẽ tắm nước nóng và lạnh cũng giống như làm bài tập thể dục cho mạch máu, có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường tính đàn hồi của mạch máu.
Đầu tiên tắm nước ấm, sau đó rửa lại bằngnước lạnh, đặc biệt là ở phía trước của các mạch máu đỏ trên cả hai bên cổ. Lưu ý rằng độ lạnh của nước vửa đủ với độ mát của cơ thể và nhiệt độ không khí, nói chung là trong khoảng 25 ° C. Nhưng nhiệt độ nước không nên có nhiều sự khác biệt, hơn nữa cần tắm qua vòi sen nước ấm. Đối với những ai mang cơ địa không thể tiếp nhận nước lạnh, có thể thử lau người bằng nước lạnh trước.
Lưu ý: Phương pháp này không thích hợp cho những người có thể chất tương đối yếu.
Thông quản mạch máu: Uống đủ 3 ly nước
Giữ mạch máu thông thoáng, là việc cần duy trì lâu dài, uống nhiều nước là phương pháp thực nghiệm tốt nhất để thông suốt các mạch máu, hãy nhớ uống 3 ly nước!
1- Nửa giờ trước khi đi ngủ
Nửa giờ trước khi đi ngủ uống nửa cốc nước ấm, để giảm độ nhớt máu, hiểu quả ngăn ngừa huyết khối. Nửa cốc là bao nhiêu? Khoảng 350 ~ 500ml, có thể điều chỉnh tùy theo cơ địa của từng người, để không làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
2- Sáng sớm sau khi thức dậy.
Sau khi thức dậy vào buổi sáng sớm cũng nên uống một cốc nước ấm, uống từng ngụm nhỏ một cách chậm rãi, bạn có thể làm loãng máu và giảm bớt gánh nặng cho huyết quản.
3- Thức giấc giữa khuya
Ngoài buổi sáng sớm và buổi tối, cũng rất nhiều người bị tỉnh giấc vào lúc nửa đêm vì thế nên đặt một cốc nước ngay cạnh đầu giường, nửa đêm thức giấc thì uống một ngụm. Nhồi máu cơ tim thường xảy ra vào khoảng 2 giờ sáng, thời điểm này bỏ sung nước cũng rất quan trọng. Tốt nhất không nên uống lạnh, dễ làm phân tán cơn buồn ngủ.
Mạch máu phân bổ trên khắp cơ thể chúng ta, bảo vệ mạch máu cũng chính là bảo vệ sinh mạng cuộc sống. Bài viết này đối với những người trung và cao niên vô cùng quan trọng, hãy chia sẻ với những người thân yêu quanh bạn.
Fb Đào Đại Trường
Cảnh giác với những triệu chứng trầm cảm
Trầm cảm là một rối loạn tâm trạng gây ra chán nản kéo dài và mất hứng thú. (Ảnh: ITN) |
Dữ liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy đến năm 2030, gánh nặng bệnh tật của bệnh trầm cảm (tức là gánh nặng và tác động của bệnh đối với sức khỏe cá nhân, xã hội và toàn cầu) dự kiến sẽ tăng lên vị trí hàng đầu.
Nhận biết bệnh trầm cảm
Trầm cảm là một rối loạn tâm trạng gây ra chán nản kéo dài và mất hứng thú, ảnh hưởng đến cách một người cảm nhận, suy nghĩ và hành động. Không giống như “sự bất hạnh” tạm thời, trầm cảm là một căn bệnh toàn thân phức tạp, mãn tính. Giống như sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần đôi khi cũng có thể bị bệnh và cần phải điều trị đúng cách.
Trầm cảm làm thay đổi hoạt động của não và ảnh hưởng đến cách hoạt động của các tế bào thần kinh. Đây không phải là tình trạng có thể dễ dàng thoát khỏi, cũng không phải là điểm yếu cá nhân. Cần phải nghiêm túc xem xét vấn đề này và tìm kiếm sự hỗ trợ, điều trị chuyên nghiệp.
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-5 của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, nếu một người gặp phải 5-6 hoặc nhiều hơn các triệu chứng sau đây trong hơn hai tuần, họ có thể đang bị trầm cảm:
- Tâm trạng chán nản kéo dài, cảm thấy trống rỗng và vô giá trị;
- Mất hứng thú với mọi thứ xung quanh;
- Thiếu quyết đoán và khó khăn trong việc đưa ra quyết định;
- Thực hiện các công việc và nhiệm vụ trước đây trở nên khó khăn hơn;
- Thiếu động lực, hứng thú và thiếu nhiệt huyết với công việc;
- Luôn cảm thấy rất mệt mỏi;
- Các vấn đề về giấc ngủ, mất ngủ/ngủ quá nhiều;
- Ăn uống tăng hoặc giảm đột ngột, cân nặng thay đổi đáng kể;
- Thay đổi về hành vi, chẳng hạn như thường xuyên cáu kỉnh hoặc di chuyển chậm chạp;
- Các vấn đề thể chất không rõ nguyên nhân, chẳng hạn như đau lưng hoặc đau đầu;
- Mất tự tin, cảm giác bất lực, tuyệt vọng và vô giá trị;
- Không liên lạc hoặc trò chuyện với người khác;
- Mất kiểm soát cảm xúc, thường xuyên khóc;
- Liên tục có ý nghĩ tự tử.
Cách chung sống với người bị trầm cảm
Nhiều khi, người thân và bạn bè của bệnh nhân trầm cảm sẽ hiểu lầm những hành vi khác nhau của bệnh nhân trầm cảm vì họ không hiểu về căn bệnh này. Dưới đây là một số gợi ý để đối phó với chứng trầm cảm, chúng có thể hữu ích cho những người cần giúp đỡ:
Duy trì trạng thái tinh thần bình thường và hiểu về bệnh trầm cảm
Người thân và bạn bè của những người bị trầm cảm có thể cảm thấy hơi e ngại vì họ không hiểu về bệnh trầm cảm. Cảm giác này sẽ vô tình ảnh hưởng đến thái độ của họ đối với người bệnh. Ví dụ, nếu bạn ngại nói về người bệnh với người khác, điều này có thể khiến người bệnh cảm nhận được.
Để hỗ trợ bệnh nhân, trước tiên chúng ta phải làm rõ cảm xúc của chính mình và vượt qua những định kiến. Nên hiểu trước bản chất của bệnh trầm cảm và những thay đổi về thể chất lẫn tinh thần mà bệnh nhân trải qua, đồng thời giao tiếp cởi mở với bệnh nhân, điều này sẽ giúp ích rất nhiều.
Lắng nghe, đừng phán xét
Hãy bỏ qua những suy nghĩ chỉ trích và tránh sử dụng ngôn ngữ tiêu cực như “lười biếng”, “quá kiêu ngạo”, “khả năng chịu đựng căng thẳng kém”, “suy nghĩ quá nhiều”, v.v. Ngoài ra, đừng dễ dàng nói “Tôi hiểu” trừ khi bạn thực sự đã tự mình trải nghiệm điều đó. Mọi người sẽ cảm thấy tốt hơn nếu bạn chân thành nói rằng “Tôi không hiểu, nhưng tôi thực sự muốn thấu hiểu”.
Lắng nghe một cách nồng nhiệt mà không cố gắng “sửa chữa” người kia hoặc mong đợi bệnh nhân hồi phục theo cách và tốc độ mà bạn mong đợi. Chỉ cần hỗ trợ về mặt tình cảm và tâm lý, truyền tải thông điệp “Dù bạn có thế nào, tôi vẫn ở bên bạn”, “Bạn rất quan trọng với tôi”. Những thông điệp này mang đến cho họ tia sáng và lòng can đảm để bước tiếp.
Khuyến khích họ tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp
Bác sĩ tâm thần có thể xác định liệu có cần can thiệp bằng thuốc hay không dựa trên tình trạng của bệnh nhân và đưa ra các đề xuất, kế hoạch điều trị phù hợp nhất. Khuyến khích bệnh nhân tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp và hỗ trợ cũng như bầu bạn.
Đừng mù quáng gợi ý, khuyến khích hoặc thúc giục
Bệnh nhân trầm cảm đang trong tình trạng bệnh tật. Khả năng chịu đựng và nhạy cảm của họ với thế giới bên ngoài khác với trạng thái bình thường. Mọi chuyện nhỏ nhặt đều sẽ mang lại cho họ áp lực và cảm giác sụp đổ.
Việc ép buộc bệnh nhân tập thể dục, tham dự tiệc tùng, đi du lịch, đọc sách hoặc thử nhiều phương pháp điều trị khác nhau có thể khiến họ căng thẳng hơn. Vì vậy, đừng đưa ra lời khuyên mù quáng mà hãy tôn trọng cảm xúc cá nhân và sự thoải mái của bệnh nhân.
Đừng hỏi tại sao
Đừng hỏi trực tiếp “Tại sao bạn bị trầm cảm?” hoặc “Tại sao mọi người đều căng thẳng nhưng bạn lại bị bệnh?”. Trầm cảm là một căn bệnh phức tạp có nhiều nguyên nhân và chúng ta không thể lựa chọn việc có mắc bệnh hay không. Tránh đổ lỗi cho bệnh nhân mà thay vào đó hãy tiếp cận họ bằng thái độ thấu hiểu và hỗ trợ.
Đừng mang gánh nặng tâm lý
Hãy cố gắng hết sức để chăm sóc và hỗ trợ những người bị trầm cảm, đồng hành với họ bằng tình yêu thương. Đừng tự trách mình quá nhiều vì không thể hiểu hết cảm xúc của họ và cũng đừng chịu quá nhiều áp lực. Hãy cố gắng hết sức để họ cảm thấy được yêu thương và ủng hộ.
7 thứ không nên ăn cùng trứng kẻo hại sức khỏe.
GD&TĐ - Trứng là một trong những loại thực phẩm cực kỳ dễ chế biến. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý một số điều kiêng kỵ khi ăn trứng.
Nên lưu ý một số điều kiêng kỵ khi ăn trứng. (Ảnh: ITN) |
Không ăn đồ ngọt ngay sau khi ăn trứng
Ở nhiều nơi, người ta có thói quen ăn trứng luộc với đồ ngọt. Thực tế, điều này sẽ khiến các axit amin trong protein trứng hình thành liên hợp fructosyl lysine. Chất này cơ thể con người không dễ dàng hấp thụ nên sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Không ăn hồng ngay sau khi ăn trứng
Ăn hồng sau khi ăn trứng có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm nặng nhất, thậm chí dẫn đến viêm dạ dày ruột cấp tính và sỏi phổi.
Nói chung, ăn hai loại thực phẩm này cùng lúc sẽ gây ra các triệu chứng viêm dạ dày ruột cấp tính, chủ yếu là nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng.
Vì vậy, nếu thời gian ăn trong vòng 1 đến 2 giờ, bạn có thể sử dụng phương pháp gây nôn. Hòa tan ngay 20g muối ăn vào 200ml nước đun sôi, để nguội uống một lần nếu không nôn có thể uống nhiều lần để nhanh nôn.
Hoặc bạn có thể giã gừng tươi lấy nước uống với nước ấm. Nếu dùng lâu dài, hãy uống một số thuốc nhuận tràng càng sớm càng tốt để loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Không uống sữa đậu nành ngay sau khi ăn trứng
Mỗi buổi sáng, các bà mẹ sẽ cẩn thận chuẩn bị bữa sáng cho con. Bằng cách này, trẻ có thể được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho ngày mới. Nhiều bà mẹ thêm sữa đậu nành vào bữa sáng hoặc cho trẻ tráng miệng bằng sữa đậu nành sau khi ăn trứng.
Thực tế, uống sữa đậu nành có tác dụng bồi bổ mạnh, lại chứa một chất đặc biệt gọi là trypsin, kết hợp với protein có trong lòng trắng trứng sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng và làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai.
Không ăn thịt ngỗng, thịt thỏ ngay sau khi ăn trứng
Trứng không thể ăn cùng với thỏ, ngỗng và các loại thịt khác. Giới chuyên gia cho rằng ăn trứng và thịt thỏ có thể gây tiêu chảy. Đó là vì thịt thỏ có vị ngọt, tính lạnh, chua, trong khi trứng lại có vị ngọt và hơi lạnh, ăn chung sẽ phản ứng, gây kích ứng đường tiêu hóa, gây tiêu chảy.
Không ăn thịt rùa ngay sau khi ăn trứng
Vẫn còn nhiều điều cấm kỵ về trứng, vì chúng hiếm khi được sử dụng với trứng và ít người biết về chúng. Ví dụ, ăn thịt rùa sau khi ăn trứng cũng có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Bản thân thịt rùa có nhiều dầu mỡ nên những người bị cảm lạnh, cơ thể ẩm ướt thường không nên ăn thịt rùa. Ngoài ra, phụ nữ mang thai và những người tiêu hóa kém sau khi sinh không nên ăn loại thịt này.
Không dùng thuốc chống viêm ngay sau khi ăn trứng
Trứng rất giàu protein. Khi tình trạng viêm xảy ra, cần đặc biệt chú ý đến việc bổ sung protein. Tuy nhiên, hãy nhớ không dùng thuốc sau khi ăn trứng.
Đặc biệt những người mắc bệnh về đường tiêu hóa và có triệu chứng tiêu chảy không nên ăn trứng. Vì trứng chứa nhiều protein nên sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa và ảnh hưởng tương đối không tốt đến hiệu quả của thuốc, đặc biệt đối với bệnh lậu.
Nếu là các bệnh viêm nhiễm khác như hệ hô hấp, hệ tiết niệu,… sẽ không có nhiều tác động theo quan điểm của Tây y.
Không uống trà ngay sau khi ăn trứng
Nhiều người thích dùng trà để giảm tanh sau khi ăn trứng. Đặc biệt là những người thích uống trà buổi sáng để tỉnh táo. Nhưng lúc này, bạn đã bỏ qua một điểm quan trọng, đó là uống trà sau khi ăn trứng có thể gây hại cho sức khỏe.
Lý do là bởi trong trà có chứa một lượng lớn axit tannic, axit tannic và protein tổng hợp protein axit tannic làm se, làm chậm nhu động ruột và kéo dài thời gian lưu giữ phân trong ruột, không chỉ dễ gây táo bón mà còn làm tăng khả năng cơ thể hấp thụ các chất độc hại và chất gây ung thư, gây hại cho sức khỏe.
Ngoài ra, giới chuyên gia cũng khuyên bạn không nên ăn trứng sống. Nếu bạn nghĩ ăn trứng sống sẽ bổ dưỡng hơn thì bạn đã hoàn toàn sai lầm! Trứng chưa nấu chín chứa một lượng lớn E. coli và dễ gây tiêu chảy nếu ăn chưa nấu chín.
Vì vậy, trứng phải được nấu ở nhiệt độ cao để tiêu diệt vi khuẩn trong đó trước khi ăn. Ngoài ra, trứng sống còn chứa avidin sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ biotin trong thức ăn, dẫn đến tình trạng “thiếu hụt biotin” như chán ăn, suy nhược và đau cơ.
Trứng sống có chất antitrypsin sẽ phá hủy chức năng tiêu hóa của cơ thể. Một điều cần lưu ý nữa là khi đánh trứng hãy cẩn thận với vi khuẩn ở vỏ trứng.