a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Cảm xúc khoảnh khắc mùa thu

Tháng Tám là mùa tuyệt vời cho cho nhiếp ảnh tĩnh vật – với những chiếc lá mùa thu ngập tràn màu sắc, những trái hồng chín mọng màu cam, những món đồ uống nóng hổi, những trái táo đỏ mọng, món súp bí ngô và những trái nho dại. Ở những khu chợ địa phương hay trong các công viên ta có thể bắt gặp những bức tranh tĩnh vật ở khắp nơi.
Vì thế tôi quyết định nhân dịp này thực hiện chụp một số bức ảnh và tạo ra những tác phẩm thật đẹp.
Bạn có thể xem thêm thông tin tại: iso.500px.com

Những cơn mưa ấm áp cuối mùa

Last-warm-rain-sml__880

Những ghi chép và kỷ vật

Notes-and-keepsakes-sml__880

Những bức phác họa và kỷ vật cũ kỹ

Sketches-and-trinkets-sml__880

Mùa thu trong tâm hồn

Autumn-inside-sml__880

Cuộc sống ngưng lại cùng bầu trời đầy sao

Still-life-with-starry-sky-sml__880

Một cái chạm khẽ

One-touch-sml__880

Tác giả: Dina Belenko | Dịch giả: Jessica






Ba nguyên tắc cổ nhân áp dụng để dạy con


(Ảnh: pixabay)
(Ảnh: pixabay)
Trung quốc là một nước văn minh cổ, có trên 5.000 năm lịch sử, nổi tiếng trên thế giới vì luôn luôn coi trọng sự giáo dục trong gia đình. Người xưa dậy con cái phải tu thân, làm rạng sáng cái ‘đức’, thì mới có thể “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” và đã lưu lại cho hậu thế rất nhiều kinh nghiệm quý báu.
Gia cát Lượng dạy con “Phải giữ chí hướng cao xa
Gia Cát Lượng (181-234 sau Công Nguyên) là Thừa Tướng của nước Thục thời hậu Hán, và cũng là một nhà chiến lược nổi danh về chính trị và quân sự. Cuộc đời của ông là vì nước vì dân, khắc phục bản thân để phụng sự công chúng, và đã để lại tấm gương tốt cho hậu thế. Ông dạy con cái phải có chí hướng cao xa. Năm ông 54 tuổi, đã viết quyển sách nổi tiếng là “Giới tử thư” (Sách khuyên bảo con cái) để lại cho đứa con 8 tuổi là Gia Cát Chiêm. Đây là tổng kết kinh nghiệm một đời của Gia Cát Lượng, mà cũng là những yêu cầu của ông đối với con cái: “Hành vi của người quân tử, là phải yên tĩnh mà tu thân, cần kiệm để bồi dưỡng đức, nếu không sống đạm bạc thì không thể có ý chí sáng suốt, nếu tâm không tĩnh lặng thì không thể đạt được những gì cao xa. Người quân tử khi học là phải tĩnh lặng, rồi mới có trí tuệ thực sự để học hỏi, không học thì không có tài năng rộng lớn, không có chí hướng thì cũng không thể thành tài được.” Ông khuyên bảo con cái là phải làm được đến mức tâm yên tĩnh, không ngừng tu thân và tự kiểm điểm chính mình; phải sống cần kiệm, thì mới có thể bồi dưỡng đạo đức và tiết tháo cao thượng của bản thân. Nếu tâm không trong sạch, ít ham muốn, thì không thể làm cho chí hướng của mình được rõ ràng; nếu tâm không an định và tĩnh lặng, thì không thể thực hiện cái lý tưởng to lớn, cao xa của mình. Muốn thực hiện lý tưởng thì cần phải không ngừng học tập tri thức, chỉ có tĩnh tâm, khắc khổ, mới có thể học được tri thức thật sự, không có ý chí kiên định, thì không thể thành công được.
Gia Cát Lượng đặt nhiều hy vọng đối với con cái. Sau này, con của ông ta đều coi nhẹ danh lợi, một lòng tận trung báo quốc, vì quốc gia xã tắc mà cống hiến cuộc đời, đây chính là giá trị và ý nghĩa của việc giữ “tâm tĩnh lặng” và “chí hướng cao xa”.
Khấu mẫu dạy con: “Tu thân vì vạn dân”
Khấu Chuẩn thời Bắc Tống, cha mất sớm, gia đình nghèo khổ, chỉ dựa vào nghề dệt vải của mẹ để sống qua ngày. Khấu mẫu đêm khuya thường thường một bên kéo sợi dệt vải, một bên dạy Khấu Chuẩn đọc sách. Bà đôn đốc và chỉ dẫn Khấu Chuẩn khổ cực học thành tài. Sau này Khấu Chuẩn lên kinh đô đi thi, đỗ được tiến sĩ. Tin mừng truyền về đến quê nhà, lúc đó mẹ của Khấu Chuẩn đang mang bệnh nặng, trước lúc lâm chung, bà giao một bức họa do chính tay bà vẽ cho người nhà là bà Lưu rằng: “Ngày sau Khấu Chuẩn nhất định sẽ làm quan, nếu nó có làm điều gì sai trái, thì bà hãy giao bức họa này cho nó!”
Sau đó, Khấu Chuẩn làm đến chức Tể tướng, để mừng ngày sinh nhật của mình, ông ta đã mời 2 đoàn gánh hát, chuẩn bị yến tiệc mời bạn bè và các quan trong triều. Bà Lưu cho rằng thời cơ đã đến, bèn đem bức họa của Khấu mẫu giao cho ông. Khấu Chuẩn mở ra xem, nhìn thấy một bức vẽ “Hàn song khóa tử” (Người đi thi đang học hành), trên bức họa có đề một bài thơ: “Cô đăng khóa độc khổ hàm tân, vọng nhĩ tu thân vi vạn dân, cần kiệm gia phong từ mẫu huấn, tha niên phú quý mạc vong bần.” (tạm dịch: Khổ sở học hành dưới ngọn đèn đơn chiếc, mong con tu thân bởi vì muôn dân, mẹ hiền dạy bảo nhà mình sống cần kiệm, khi hưởng giàu sang không được quên lúc nghèo khổ.) Đây rõ ràng là di huấn của người mẹ, Khấu Chuẩn đọc đi đọc lại ba lần, bất giác nước mắt chảy ra như suối. Sau đó, lập tức dẹp bỏ tiệc mừng thọ. Từ đó về sau, luôn luôn giữ mình trong sạch và thương yêu dân chúng, hành xử công bằng và vô tư, đã trở thành một hiền tướng nổi tiếng của triều đại nhà Tống.
Từ Miễn thề phải để thanh bạch lại cho con cháu
Trung Thư Lệnh Từ Miễn ở triều đại nhà Lương, suốt đời giữ địa vị cao, nhưng nghiêm khắc khép mình vào kỷ luật, hành sự công bằng mà cẩn thận, tiết kiệm và không tham lam, không mua sắm gia sản. Bình thường, lương bổng của ông, phần lớn đem chia cho những người nghèo trong đám bạn bè, người thân và dân chúng nghèo khổ, vì vậy trong nhà không tích tụ bất cứ tiền của dư thừa nào. Trong đám bạn bè, thân thuộc và môn khách, có người khuyên ông ta rằng, phải sắm gia sản để lại cho đời sau, ông ta trả lời rằng: “Người ta để lại tài sản cho con cháu, tôi để lại sự thanh bạch cho con cháu. Con cháu nếu có đức, thì chúng tự mình có thể sắm được gia sản; Nếu chúng không thành tài, thì dù có để lại tài sản, cũng vô dụng.
Từ Miễn thường dạy con cái là phải trọng phẩm hạnh và tiết tháo, ông ta đã từng viết thư cho đứa con Từ Thông rằng: “Gia thế của chúng ta đời đời thanh liêm, do đó đời sống hằng ngày là rất đạm bạc.” Còn về việc mua sắm gia sản, chưa từng bao giờ nhắc qua, không những không bao giờ kinh doanh nó. Người xưa từng nói: ‘Để cả thúng vàng lại cho con cháu, không bằng dạy cho chúng học một môn kinh thư’. Nghiên cứu tỉ mỉ những lời nói này, thì thật sự nó không phải là câu nói rỗng tuếch. Tuy rằng tôi không có tài năng gì cả, nhưng lại có tâm nguyện của bản thân, may mắn được tuân theo giáo huấn của người xưa mà làm, không dám bỏ dở nửa đường. Từ khi tôi được ngồi trên cương vị cao, đã gần 30 năm, một số bạn bè thân và môn khách, đều cực lực khuyên tôi phải thừa lúc có chức có quyền, mà tùy cơ hành sự, mua sắm ruộng vườn để lại cho con cháu, tôi đều cự tuyệt, không nhận những lời đề nghị đó. Vì tôi nghĩ rằng, chỉ có để lại sự thanh bạch quí báu cho đời sau, mới có thể khiến cho người đời sau hưởng dụng vô cùng. Con cái sau này của Từ Miễn đều trở thành hiền sĩ nổi tiếng gần xa.
Đặc điểm của sự giáo dục trong gia đình là phải dùng hành vi và lời nói của chính mình, để làm gương và dạy dỗ con cháu, từ từ mà cải hóa chúng. Vì con cái có tính dễ bắt chước theo người khác, cho nên sự giáo dục về phẩm hạnh đối với chúng là rất quan trọng. Đối với một số đạo lý mà chúng nhất thời chưa hiểu rõ được, chúng có thể từ từ mà hiểu được trong lúc thực hành, chỉ có sự chỉ dẫn chính xác mới có thể khiến cho chúng bước đi một cách chân chính. Làm người cha mẹ, đều muốn để lại cái gì tốt nhất cho con cái; thật ra, dù có để lại bao nhiêu là tài sản, thì đều là vật ngoài thân, chỉ có dạy cho chúng trọng đức và hướng thiện, mới là điều tốt nhất cho tương lai lâu dài của chúng, mới có thể khiến cho chúng thật sự được lợi ích, mới có thể bảo trì đầu óc chúng sáng suốt ở bất cứ lúc nào, để biện minh đúng hay sai, và lựa chọn được con đường đời chính xác cho bản thân.
Tác giả: Trí Chân

Đức khiêm tốn sẽ giúp vận may được lâu dài

Young birch trees on bank of quiet river at mysterious gentle springtime gloaming. Colorful handmade romantic watercolour on paper backdrop card with space for text
(Ảnh: Fotolia)
Lời ban biên tậpCâu chuyện dưới đây là về Chu Công thuộc triều đại nhà Chu (1122 B.C. – 256 trước Công Nguyên) được xem như là một trong những bậc trị quốc đạo đức nhất của lịch sử Trung Hoa.
Chu Công, tên Cơ Đán, là em của Chu Vũ Vương đời nhà Chu, trong thời cổ đại Trung Hoa. Chỉ 3 năm sau khi đánh bại nhà Thương, Chu Vũ Vương qua đời, để lại trọng trách thâu gom thế lực triều đại nhà Chu cho Chu Công. Chu Công làm phụ chính, rồi đánh dẹp những xứ ở phương Đông mà đã chạy qua nương nhờ dư đảng của nhà Thương, để chống lại triều đại nhà Chu. Ông đã dẹp yên miền Đông trong 5 năm. Theo truyền thuyết Trung Hoa, Chu Công đã chú giải 64 quẻ bát quái và hoàn tất quyển kinh Dịch (còn gọi là Chu Dịch), thành lập một hệ thống “lễ nghi của nhà Chu”, và đặt quy định mẫu mực cho lễ nhạc cổ điển của Trung Hoa. Năm 2004, theo báo cáo của các nhà khảo cổ học Trung Quốc là họ có thể đã tìm ra phần mộ của Chu Công ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Thiểm Tây.
Chu Công, khi phụ tá hai vị quân vương của triều đại nhà Chu là Chu Vũ Vương và Chu Thành Vương (con của Vũ Vương), đã dùng đức độ để trị vì thiên hạ. Ông đã lập nên một hệ thống lễ nghi và âm nhạc cổ điển để hướng dẫn dân chúng hành xử theo đúng mẫu mực chính đáng trong đời sống hàng ngày. Khổng Tử cũng tôn kính ông như một vị thánh nhân. Đương thời, Chu Thành Vương muốn phong đất Lỗ cho Chu Công, nhưng vì mang trọng trách phụ chính, nên ông từ chối không nhận. Sau đó vua Thành Vương quyết định cấp nước Lỗ cho Bá Cầm, con trai thứ ba của Chu Công. Khi Bá Cầm sửa soạn rời nhà đi nhậm chức, Chu Công nghiêm nghị khuyên bảo con trai rằng: “Bất cứ lúc nào, con cũng không được tự kiêu hoặc tham sắc dục mà buông thả bản thân. Con nhất định phải luôn luôn giữ đức khiêm tốn, như vậy mới có thể cai trị quốc gia cho tốt, rồi thì phúc lành, vận may của con mới được lâu bền.”
Sau đó Chu Công lại bảo Bá Cầm: “Thôi, con hãy chuẩn bị lên đường. Nhớ rằng không được kiêu hãnh vì mình đã được vua ban cho nước Lỗ, rồi từ đó mà khinh thị các nhân sĩ. Ta là con của vua Văn Vương, là em của vua Vũ Vương, và là thúc phụ của vua Thành Vương. Nhưng ta còn phải gánh trách nhiệm quan trọng là phụ chính cho vua Thành Vương trông coi việc trị quốc. Địa vị của ta bây giờ rất cao so với nhiều người trong thiên hạ, nhưng ta vẫn bị khách khứa đến quấy rầy khi đang gội đầu hoặc đang dùng cơm như lúc xưa. Để tiếp khách tử tế đàng hoàng, thường thường ta phải vội vàng bỏ dở gội đầu, đi ra khỏi phòng tắm 3 lần, hoặc ngưng ăn bữa cơm tối đến 3 lần trong một đêm. Dầu vậy, ta vẫn e ngại việc đón tiếp nhân sĩ thiên hạ của mình có thể bị thiếu sót, không được tề chỉnh cho lắm. Ta nghe nói bậc nhân sĩ đức độ rộng lớn mà giữ vững được thái độ khiêm cung, thì sẽ nhận sự vinh quang đẹp đẽ; người giầu với đất rộng phì nhiêu, nếu biết tự kiềm chế dục vọng và bảo trì sự tiết kiệm thì sẽ được bình an; quan chức địa vị cao nếu giữ được tâm thái nhún nhường thì càng được hiển hách tôn quý hơn; tướng quân có nhiều binh lính hùng mạnh sẽ đạt được thắng lợi nếu biết lúc phải khiếp sợ; người trí tuệ thông minh mà tự xem mình đần độn, ngu si thì sẽ có những lợi ích tốt lành; người biết văn chương lịch lãm mà giữ được tính khiêm cung, thì càng có kiến thức rộng rãi hơn. Sáu điểm này đều là đức hạnh tốt đẹp của tính khiêm nhường. Làm một ông vua phú quý tứ hải, nếu không có lòng khiêm tốn thì sẽ mất tất cả, kể cả mạng sống của chính mình. Vua Trụ của nhà Thương, vua Kiệt của nhà Hạ đều bị giết bởi tính kiêu căng của họ. Con có thể không khiêm tốn cẩn thận đượcsao? Trong kinh Dịch có câu rằng: ‘hữu nhất cá phương pháp, đại túc [1] dĩ thủ thiên hạ, trung túc dĩ thủ quốc gia, tiểu túc tâm thủ kỳ thân, giá tựu thị khiêm hư [2]. (tạm dịch là có một phương pháp, nếu khiêm tốn trong mọi việc làm và mọi đối xử thì giữ được thiên hạ; khiêm tốn tới mức trung bình thì giữ được quốc gia; lòng khiêm tốn ít thì chỉ giữ được bản thân )’. Đạo Trời có huỷ diệt điều gì cũng để lại sự khiêm tốn ích lợi, đất có biến đổi bao nhiêu cũng lưu lại tính khiêm tốn; quỷ thần, con người tất cả đều không thích kẻ kiêu căng, mà lại ưa chuộng người khiêm tốn. Con nhất định phải ghi nhớ kỹ những điều này! Không vì được thụ phong nước Lỗ mà coi thường nhân sĩ!”.
Chu Công còn nói thêm với con trai: “Người quân tử mà hành vi đạo đức thì nghĩa là sức mạnh như trâu, nhưng họ không bao giờ đấu với trâu để chứng tỏ sức của ai mạnh; có nghĩa là nhanh như ngựa nhưng không bao giờ chạy đua với ngựa để chứng tỏ ai nhanh; có nghĩa là trí tuệ như bậc học sĩ cao nhưng họ sẽ không tranh đấu với người để chứng tỏ trí tuệ của ai cao thâm.”
Nói tóm lại, Chu Công giảng về sự thực hành “đức khiêm tốn” sẽ mang đến rất nhiều lợi ích: đối xử với người khác với lòng khiêm tốn, cung kính thì càng được người ta kính trọng hơn; kiềm chế dục vọng và thực hành sự tiết kiệm thì sẽ được sự bình an lâu dài của người đời. Người khiêm tốn, nhún nhường, không tự cao tự đại thì càng được người ta tôn quý hơn. Người khiêm tốn, không kiêu ngạo, cuồng vọng thường đạt được thắng lợi. Người khiêm tốn, không khoe khoang sẽ nêu cao tấm gương tốt lành. Người khiêm tốn sẽ càng mở rộng kiến thức. Người thời nay cũng sẽ nhận nhiều ích lợi nếu thực hành đức hạnh khiêm nhường trong lúc làm việc và đối đãi với người khác hoặc khi học hỏi những điều mới lạ.
[1] Túc: bước; cũng có nghĩa là ‘đủ’
[2] Khiêm hư: [hư : trống rỗng] không có ý tự cho là đủ, cần phải học phải hỏi thêm, cũng còn gọi là ‘hư tâm’.
Tác giả: Clearwisdom.net

Đâu là bản chất đích thực của con người?


Xưa nay, loài người luôn yên chí rằng mình là những sinh vật ‘thượng đẳng”, hơn hẳn mọi giống loài khác. Nhưng niềm tin ấy đang bị đe doạ bởi sự xuất hiện của một “giống loài” mới: robots với bộ óc là computer!
Ngay từ những năm 1950, Alan Turing, một trong những cha đẻ của computer, đã khẳng định rằng sẽ đến lúc computer thông minh như con người. Thực tế diễn ra có vẻ như còn chứng tỏ computer có thể “thông minh hơn” con người:
Năm 1997, máy tính Deep Blue đã đánh thắng vua cờ Garry Kasparov! Đó là lúc trường phái “trí thông minh nhân tạo” – AI (Artificial Intelligence) – ăn mừng. Nhưng không chỉ AI ăn mừng: rất nhiều người khác cũng bị lây nhiễm tâm lý sùng bái computer, sùng bái khoa học, sùng bái máy móc. Số người này rất đông đúc (có lẽ chiếm đa số), bao gồm cả những người giỏi giang nhất, uy tín nhất, tạo nên một xu thế thời đại khó cưỡng nổi – thời đại kỹ trị. Trong thời đại này, khoa học vật chất được tôn lên thành “chúa tể” của tri thức, đẩy các lĩnh vực văn hoá nhân văn vào thế lép vế, dẫn tới một sự mất cân bằng nghiêm trọng trong đời sống nhân loại. Mất cân bằng sinh thái, bầu khí quyển bị hâm nóng, thiên nhiên nổi giận, môi trường bị ô nhiễm, năng lượng hạt nhân trở thành mối đe doạ, GDP tăng trưởng nhưng đạo đức suy đồi, khủng hoảng tội ác, phân hoá giầu nghèo đến mức cùng cực – trong khi có những kẻ cất giữ hàng tỷ đô-la trong ngân hàng, của cải đổ đi không hết thì vẫn có trên 1 tỷ người trên thế giới đang sống trong tình trạng đói rét, bệnh tật, …
Nguồn gốc sâu xa của tình trạng mất cân bằng đó là sự thiếu hiểu biết về bản chất con người.
Con người đơn thuần chỉ là kết quả của sự tiến hoá sinh học hay là một thực thể tâm linh – “một cây sậy có tư tưởng” như Pascal định nghĩa ?
Liệu học thuyết Darwin và những lý thuyết tiến hoá hiện đại khác có giúp chúng ta hiểu rõ bản tính người hay không? Bản tính người thực sự là cái gì?
Thuyết tiến hoá nói rằng đặc trưng của loài người là ở chỗ biết sáng tạo ra công cụ lao động. Nhưng lý thuyết này đang trở nên quá nghèo nàn trước những thành tựu của khoa học computer, bởi việc chế tạo ra công cụ thực ra chỉ là một biểu hiện của trí thông minh vượt trội, mà computer cũng sẽ thông minh không thua kém con người. Vậy chỗ đứng thật sự của con người ở đâu?
Douglas Hofstadter, trong cuốn sách nổi tiếng từng đoạt Giải Pulitzer năm 1980 của ông, “Godel, Escher, Bach”, đã tìm ra một phản đề tuyệt vời: “Khi một hoạt động trí não nào đó đã được chương trình hoá thì người ta sẽ mau chóng ngừng coi nó như một thành phần chủ yếu của tư duy thực sự”. Nói một cách dễ hiểu: đâu là chỗ của máy móc thì đó không phải là chỗ để tính người lộ rõ.
Doug Hofstadter presentation.
Khi một hoạt động trí não nào đó đã được chương trình hoá thì người ta sẽ mau chóng ngừng coi nó như một thành phần chủ yếu của tư duy thực sự (Doug Hofstadter, Ảnh: wikimedia.org)
Từ phản đề ấy, lập tức suy ra rằng tư duy đánh cờ không còn nằm trong vùng tư duy đặc trưng nhất của tính người nữa, vì Deep Blue đã đánh thắng vua cờ! Đây là một sự kiện làm đảo lộn vai trò của cờ vua nói riêng và là một cột mốc quan trọng trong lịch sử nhận thức của con người về chính bản thân mình. Xem thế đủ thấy việc hiểu bản chất thật sự của con người hoá ra không đơn giản như ta tưởng.
Chính vì không hiểu rõ chính mình là gì nên con người mới sùng bái những tri thức khoa học vật chất đến mức thái quá, từ đó tạo ra một thế giới mất cân bằng nghiêm trọng như hiện nay. Dường như linh cảm được điều đó nên từ cách đây hơn nửa thế kỷ, Albert Einstein đã lên tiếng cảnh báo: “Hãy thận trọng đừng biến tri thức thành chúa tể của chúng ta, nó có … sức mạnh cơ bắp nhưng không có nhân tính[1].
Đó là lúc Einstein đề cập tới những tri thức của nền văn minh kỹ trị – tri thức tạo ra của cải vật chất, máy móc, súng ống, …
Tuy nhiên, có những tri thức không có sức mạnh cơ bắp nhưng giầu nhân tính. Những tri thức này nằm ở đâu? Nói cách khác: Bản chất đích thực của con người nằm ở đâu?
Các bậc thức giả đang ra sức tìm kiếm câu trả lời.
Brian Christian, tác giả cuốn “The Most Human Human[2] (Người người nhất), gợi ý: Hãy khám phá bản chất người từ chính sự khác biệt giữa con người với computer!
Học giả David Shenk bình luận: “Máy móc đã trở nên thông minh đến nỗi nó buộc chúng ta phải có một cái nhìn hoàn toàn mới đối với câu hỏi thông minh là gì và con người là gì”.
Một học giả khác thốt lên: “Ai mà ngờ được rằng cách tốt nhất để hiểu con người lại là nghiên cứu chính những sản phẩm bắt chước con người”.
Thật vậy, muốn thấy rõ tính người nằm ở đâu, hãy nghiên cứu computer để xem chúng khác chúng ta ở chỗ nào. Chỗ khác biệt ấy chính là chỗ hơn hẳn của con người! Để làm việc này, hãy theo dõi một sự kiện được gọi là “Thí nghiệm Turing” (Turing Test) do cộng đồng AI tổ chức hàng năm.
Thay vì tranh cãi về mặt lý thuyết, Turing, ngay từ thời của ông (những năm 1950), đã đề xuất một kiểu thí nghiệm, nhằm chứng minh computer sẽ thông minh như con người. Đó là một cuộc thi đấu giữa hai đấu thủ: một bên là computer, một bên là con người. Hai đấu thủ sẽ phải trả lời các câu hỏi do một ban giám khảo đưa ra. Các câu hỏi này không có bất cứ một hạn chế nào: từ chuyện vặt vãnh trong đời thường cho tới những sự kiện lớn lao của khoa học, lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, triết học, … Chẳng hạn: Bạn thích món ăn gì nhất? Thời tiết hôm nay ra sao? Sydney có đẹp bằng Paris không? Godel là ai? Hạnh phúc là gì? Tình yêu là gì? Tranh Monet có đẹp hơn tranh Picasso không? “Ode to Joy” có phải là nhạc phẩm vĩ đại nhất không? … Để đảm bảo công bằng, hai đấu thủ được đặt trong hai phòng kín để ban giám khảo không thể nhận biết bên nào là computer, bên nào là người, nhưng tuỳ theo nội dung của các câu trả lời, ban giám khảo sẽ bỏ phiếu đoán nhận bên nào là computer, bên nào là người. Kết luận của ban giám khảo dựa trên đa số phiếu, giống như bầu cử. Nếu ban giám khảo đoán nhận sai – lẫn lộn computer với người – thì đó là bằng chứng chứng tỏ computer thông minh như người.
Turing dự đoán vào năm 2000, computer sẽ đánh lừa được 30% số giám khảo sau 5 phút trò chuyện. Với kết quả đó “người ta sẽ có thể nói về tư duy của máy móc mà không thấy bị mâu thuẫn”, ông nói.
Nhưng Thí nghiệm Turing năm 2000 không xẩy ra như Turing dự đoán. Năm 2008, trong thí nghiệm diễn ra tại Reading ở Anh, suýt nữa thì dự đoán của Turing trở thành sự thật – chỉ còn thiếu đúng một lá phiếu nữa thì chương trình máy tính đã đánh lừa được ban giám khảo. Nếu chương trình đánh lừa được ban giám khảo thì nó sẽ được trao một giải thưởng mang tên “The Most Human Computer” (Computer người nhất). Ngược lại, nếu phần thắng thuộc về người tham gia thí nghiệm thì người này sẽ được trao giải thưởng “The Most Human Human” (Người người nhất). Nếu có vài người cùng tham gia thí nghiệm thì người nào được nhiều phiếu nhất sẽ được trao phần thưởng đó.
Nhiều người đã đoạt giải “Người người nhất”, vì Thí nghiệm Turing được tiến hành từ những năm 1990, nhưng phải đợi mãi đến năm 2009 thì giải thưởng “Computer người nhất” mới lần đầu tiên được trao cho David Levy – một trong những tên tuổi lớn về lập trình cho cờ vua trong thập kỷ 1980, trước khi ra đời chương trình Deep Blue trong thập kỷ 1990.
Levy là người cổ võ điên cuồng cho khoa học AI. Ông đã viết cuốn “Love and Sex with Robots” (Yêu và làm tình với robots) để trình bầy tư tưởng của mình. Không quá khó để hiểu được khái niệm “làm tình với robots” nhưng sẽ rất khó để hiểu được khái niệm “yêu robots”, nếu chữ “love” được hiểu như một tình yêu đích thực, chẳng hạn như tình yêu giữa Marius và Cosette trong “Những người khốn khổ” của Victor Hugo.
Tại sao Levy có tư tưởng thái quá như vậy? Có lẽ vì ông không hiểu bản chất đích thực của con người là gì. Nhưng tại sao lại trách Levy trong khi bỏ qua Turing?
Máy móc sẽ thông minh như con người (Doug Hofstadter, Ảnh: Doug Hofstadter )
Máy móc sẽ thông minh như con người (Doug Hofstadter, Ảnh: Doug Hofstadter )
Turing là một thiên tài có số phận bi thảm: Ông bị kết án tù vì quan hệ đồng tính (thời đó luật pháp của Anh coi quan hệ này là một tội hình sự). Ra tù ông phẫn chí rồi tự tử. Nhưng nghịch lý lớn nhất trong đời ông có lẽ nằm ngay trong học thuật: ông là tác giả của bài toán “Sự cố dừng” (The halting problem), chỉ ra rằng computer có những hạn chế không thể vượt qua được, như một “khuyết tật bẩm sinh” của bất kỳ một hệ logic nào. Nhưng cũng chính Turing lại là người đề xuất tư tưởng coi computer như một cỗ máy vạn năng có thể thay thế con người.
Nghịch lý đó cũng chính là nghịch lý của nền văn minh kỹ trị: trong khi tư tưởng của Turing thúc đẩy khoa học computer phát triển không ngừng thì đồng thời nó cũng khuyến khích tinh thần sùng bái máy móc đến mức hạ thấp vai trò của con người, sùng bái tư duy hình thức đến mức hạ thấp tư duy cảm xúc, sùng bái giá trị vật chất đến mức hạ thấp các giá trị nhân văn, … kết quả là đưa xã hội loài người đến trạng thái mất cân bằng và bị đe doạ bởi một thế giới đầy ắp những sản phẩm do chính con người tạo ra.
Nhưng khoan hãy kết tội một thiên tài.
Chẳng phải Turing đã tiên đoán chính xác rằng máy móc có thể thông minh như con người đó sao? Chẳng phải thí nghiệm Turing đã thành công đó sao?
Vâng, thiên tài của Turing là điều không thể chối cãi, nhưng Thí nghiệm Turing, thay vì làm cho những người sâu sắc sùng bái máy móc, họ đặt vấn đề hoàn toàn ngược lại – thí nghiệm ấy chỉ chứng tỏ sự ấu trĩ trong nhận thức về bản chất của trí thông minh:
Một, trí thông minh của con người tuy có giới hạn nhưng hình thức biểu lộ của nó lại vô hạn, do đó không thể kiểm chứng nó bằng một tập hợp giới hạn các câu hỏi, bất kể tập hợp đó rộng chừng nào. Bản thân việc đề xuất một thí nghiệm thử thách trí thông minh thông qua một tập hợp giới hạn các câu hỏi đã là một sai lầm ấu trĩ trong việc nhận thức khả năng biểu lộ của trí thông minh.
Hai, trí thông minh của con người hơn hẳn computer ở chỗ nó không chỉ nhận thức được những đối tượng đo được, mà còn nhận thức được những khái niệm không đo được, hoặc những khái niệm vô hình, vô ảnh, vô ngôn – không thể diễn tả được bằng bất cứ một thứ ngôn ngữ nào, mà chỉ có thể quán tưởng bằng chiêm nghiệm, trực giác, thậm chí bằng sự lặng thinh. Computer dựa trên nguyên lý số hoá và logic hình thức, không thể nhận thức cái không đo được và cái không tuân thủ logic hình thức. Turing là thiên tài trong việc khám phá những bí mật của logic hình thức nhưng xem ra ông không hiểu thấu những khái niệm tư duy trực giác, tư duy quán tưởng.
Tuy nhiên, có người lý sự rằng thực ra vẫn có thể số hoá những khái niệm vốn không thể đo được. Chẳng hạn, vẻ đẹp của phụ nữ đã được số hoá trong các cuộc thi hoa hậu đấy thôi. Từ đó computer có thể chứng minh người này đẹp hơn người kia, và rồi với cái kiểu số hoá như thế, sẽ đến lúc computer chứng minh được cái này đẹp hơn cái kia, cái này tốt hơn cái kia, v.v. Chẳng phải David Levy đã nghĩ đến chuyện số hoá tình yêu đó sao?
Liệu có thể số hoá tình yêu không?
Liệu có thể số hoá nghệ thuật không?
Liệu có thể số hoá mọi tri thức của con người không?
Liệu computer có thể thực sự thay thế con người không?
Liệu computer có thể có nhân tính không?
Câu chuyện Deep Blue đánh thắng vua cờ Kasparov sẽ đưa ra một câu trả lời thú vị. Trước khi tìm hiểu câu chuyện đó, cần biết rằng cờ vua không chỉ được coi là một môn thể thao trí tuệ, mà đã từng có một thời được coi là một lĩnh vực nghệ thuật bậc thầy “có tất cả mọi vẻ đẹp của nghệ thuật”.
[1] “Take care not to make the intellect to be our god; it has … powerful muscles but no personality” (Ideas that shaped our world, Marshall Editions, 1997)
[2] “The Most Human Human”, Brian Christian, Doubleday DD, New York, London, Toronto, Sydney, Auckland, 2011
Bài viết được đăng dưới sự cho phép của tác giả Phạm Việt Hưng. Giới thiệu tác giả:
Giảng dạy: Từng giảng dạy các môn Toán Kinh tế; Cơ học Lý thuyết; Sức bền Vật liệu; Toán luyện thi đại học. Hiện thỉnh giảng Toán cao cấp tại một đại học ở VN.
Hoạt động báo chí với tư cách một freelance trên nhiều báo in và trên mạng:
● Trang mạng Vietsciences: http://vietsciences.free.fr/
● Tạp chí Khoa học & Tổ quốc của Hội Liên hiệp Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam
● Tạp chí Vật lý Ngày nay của Hội Vật lý VN
● Khoa học & Đời sống của Hội Liên hiệp Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam
● Văn Nghệ của Hội nhà văn VN
● Văn Nghệ Trẻ của Hội nhà văn VN
● Tạp chí Tia Sáng của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Hoạt động xuất bản Sách:
● Tác giả cuốn “Những câu chuyện khoa học hiện đại”, NXB Trẻ xuất bản năm 2003
● Đồng dịch giả cuốn “Định Lý Cuối Cùng của Fermat” (Fermat’s Last Theorem) của Simon Singh, NXB Trẻ năm 2004
● Dịch giả cuốn “Phương Trình của Chúa” (God’s Equation) của Amir Aczel, NXB Trẻ 2004
● Dịch giả cuốn “Từ Xác định đến Bất định” (From Certainty to Uncertainty) của David Peat, NXB Tri Thức 2011.
● Cộng tác với Kỷ yếu “Đại học Humboldt 200 năm, Kinh nghiệm Giáo dục Thế giới & Việt Nam”, NXB Tri Thức, 2011. Bài “Nền khoa học và giáo dục Australia: Một kim tự tháp vững chắc”, Phạm Việt Hưng, trang 353.
● Cộng tác với Kỷ yếu “Hạt Higgs và Mô hình Chuẩn, cuộc phiêu lưu kỳ thú của khoa học”, NXB Tri Thức, 2014. Bài “Câu chuyện ‘hạt của Chúa’ đã kết thúc?”, Phạm Việt Hưng, trang 265.

Tác giả: Phạm Việt Hưng

Gen ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của chúng ta như thế nào?

( TatyanaGl/iStock)
Khả năng cảm nhận vị ngọt của chúng ta rất đa dạng và được kiểm soát một phần do gen. (TatyanaGl/ iStock)
Bạn ghét mùi vị của những cây cải Bruxen ư? Bạn thấy kinh tởm mùi rau ngò hay nhận thấy mật ong là quá ngọt phải không? Gen của bạn có thể là nguyên nhân.
Mọi người có những sở thích khác nhau với thực phẩm và điều đó được định hình bởi sự kết hợp độc đáo giữa ba yếu tố tương tác: môi trường (sức khỏe, chế độ ăn uống và ảnh  hưởng văn hóa); kinh nghiệm trước đó; và các gen, là yếu tố gây ra sự khác biệt thuộc về tri giác của bạn đối với thực phẩm.
Thực phẩm mà chúng ta ăn vào được cảm nhận bởi các cơ quan thụ cảm ở trong lưỡi và mũi. Các cơ quan thụ cảm làm việc giống như một cái ổ khóa và hết sức chuyên biệt đối với các chất dinh dưỡng hoặc hương liệu (có thể ví như những chìa khóa) mà chúng nhận ra. Ví dụ, cơ quan thụ cảm vị ngọt chỉ phát hiện ra các phân tử ngọt và sẽ không phát hiện ra vị đắng.

Hiểu được ảnh hưởng của gen đối với vị giác sẽ là một gợi ý cho những sản phẩm được thiết kế riêng cho các nhu cầu của bạn

Khi bạn ăn, não của bạn kết hợp các tín hiệu từ các cơ quan thụ cảm chuyên dụng về vị (trong miệng) và khứu (mùi thơm trong mũi) để hình thành một hương vị. Hương vị còn bị ảnh hưởng bởi những đặc tính khác về tri giác, chẳng hạn như vị cay nóng của ớt, vị mát lạnh của bạc hà, hoặc độ đặc sánh của sữa chua.
Những thế giới cảm thụ độc đáo của chúng ta
Con người có khoảng 35 cơ quan thụ cảm chuyên dụng để phát hiện thấy các vị ngọt, mặn, đắng, chua, vị umami (như ở bột ngọt) và vị béo. Và khoảng 400 cơ quan thụ cảm để phát hiện mùi thơm. Các protein thụ cảm được sản sinh ra từ những chỉ dẫn được mã hóa trong DNA của chúng ta, và mã DNA của các cá nhân khác nhau thì có sự khác biệt rất lớn.
Năm 2004, các nhà nghiên cứu Mỹ đã xác định được rằng bộ phận thụ cảm thuộc khứu giác nằm ở các điểm dễ xảy ra đột biến. Những vùng này có sự dao động trong bộ gen cao hơn bình thường. Bất kỳ biến thể nào về mặt di truyền cũng có thể làm thay đổi hình dạng của bộ phận thụ cảm (ổ khóa trong ví dụ ở trên) và dẫn đến sự khác biệt trong cảm nhận về mùi vị giữa mọi người.
(bbbrrn/iStock)
(bbbrrn/iStock)
Một nghiên cứu của Mỹ cho thấy rằng hai cá nhân bất kỳ sẽ có những sự khác biệt về di truyền, được thể hiện thành sự khác biệt trong khoảng 30% đến 40% các bộ phận thụ cảm về mùi của họ. Điều này nói lên rằng tất cả chúng ta đều khác nhau trong sự cảm nhận hương vị thực phẩm, và rằng tất cả chúng ta sống trong thế giới cảm thụ độc đáo của chính mình.

Bạn thêm bao nhiêu đường vào tách trà của mình?

Khả năng nhận biết của chúng ta đối với độ ngọt thì khác nhau rất nhiều và một phần được kiểm soát do gen của chúng ta. Một nghiên cứu gần đây được đăng trên chuyên đề về các trường hợp sinh đôi cho thấy, di truyền học là nguyên nhân gây ra một phần ba sự biến thiên trong cảm nhận về vị ngọt của đường và chất tạo ngọt calo thấp. Các nhà nghiên cứu đã xác định được các biến thể gen đặc trưng trong các bộ phận thụ cảm phát hiện vị ngọt: TAS1R2 và TAS1R3.
Cũng có sự biến thiên lớn trong việc phát hiện vị đắng. Tuy nhiên, vấn đề này phức tạp hơn so với vị ngọt, vì chúng ta chỉ có 25 cơ quan thụ cảm phát hiện các phân tử vị đắng khác nhau. Bộ phận thụ cảm vị đắng ngăn không cho chúng ta ăn phải các chất độc hại, đó là lý do tại sao vị đắng lại không được nhiều người thích.
Một trong những bộ phận thụ cảm vị đắng (TAS2R38) kiểm soát khả năng phát hiện ra một hợp chất đắng gọi là PROP (propylthiouracil). Căn cứ vào khả năng phát hiện PROP thì con người có thể được chia thành hai nhóm: “nhóm những chuyên gia nếm” hoặc “nhóm những người không nếm”. Những chuyên gia nếm thường không thích rau xanh có vị  đắng, chẳng hạn như bông cải xanh và cải bruxen.
Tình trạng PROP cũng được sử dụng như một dấu hiệu về sở thích thực phẩm, nó cho thấy những người không nếm thích ăn nhiều chất béo hơn và chịu đựng độ cay của ớt tốt hơn.
Di truyền học cũng đã được liên hệ đến các loại thực phẩm nguyên chất, chẳng hạn như sở thích rau mùi, thích cà phê và nhiều thứ khác. Nhưng gen chỉ có ảnh hưởng chút ít đến sở thích đối với những loại thực phẩm này do sự phức tạp của cảm giác và sở thích chủ yếu là do tác động từ môi trường và những kinh nghiệm trước kia.

Hướng tới sự cá nhân hóa

Hiểu được ảnh hưởng của gen đối với vị giác sẽ là một gợi ý cho những sản phẩm được thiết kế riêng cho các nhu cầu của bạn. Chẳng hạn như thiết kế một chế độ ăn uống phù hợp với cấu trúc di truyền của một người nào đó để giúp họ giảm cân. Thật vậy, các công ty kiểm nghiệm di truyền hiện nay đã có thể đưa ra lời khuyên dinh dưỡng dựa trên bộ gen của bạn.
 (Photo by Joe Raedle/Getty Images)
Thực phẩm trong một ngày có thể được lập thành công thức cụ thể đối với sở thích được xác định theo gen. (Joe Raedle / Getty Images)
Những sản phẩm thực phẩm được cá nhân hoá cho phù hợp với sở thích ăn uống theo gen của riêng bạn là một ví dụ khác. Các loại thực phẩm dựa trên sở thích cá nhân giờ đây đã có mặt trong các siêu thị. Có thể mua nước xốt cay Salsa (được chế biến từ cà chua, hành, ớt) ở mức độ êm dịu, trung bình và cay nồng. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể mua được các loại thực phẩm được đặc chế, dựa theo những sở thích được quyết định bởi gen của riêng bạn?
Cá nhân hóa cũng có thể áp dụng ở mức độ quần thể. Các nhà sản xuất thực phẩm có thể thiết kế các sản phẩm thực phẩm của họ phù hợp với những quần thể khác nhau, dựa trên sự hiểu biết về mức độ phổ biến của một loại biến thể di truyền trong mỗi quần thể dân cư.
Chúng ta chỉ mới bắt đầu hiểu được các gen làm thay đổi khả năng thưởng thức hương vị như thế nào, và điều đó có thể có ảnh hưởng đến sở thích ăn uống ra sao. Cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa để hiểu được sự kết hợp giữa nhiều gen có thể tác động như thế nào đến tri giác và chế độ ăn uống. Không dễ mà làm được điều này, vì nó sẽ đòi hỏi những nghiên cứu với số lượng người cực lớn.
Một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng khác là phải tìm hiểu liệu các gen về vị giác của chúng ta có thể được biến tính hay không. Hãy tưởng tượng, liệu bạn có thể làm thay đổi sở thích đồ ăn của mình và tiêu thụ các loại thực phẩm lành mạnh hơn hay không?
Nicholas Archer là nhà khoa học thuộc tổ chức CSIRO của Australia. Bài viết này đã được công bố trên The Conversation.

9 kỹ thuật thực hành thiền định

(kieferpix/iStock)
(kieferpix/iStock)
Thiền đích thực là một thực hành sinh động không thể định nghĩa bằng các biện pháp cụ thể, đó không phải là việc hướng ra bên ngoài mà trái lại là hướng vào bên trong con người bạn. Hãy từ bỏ suy nghĩ rằng bạn chỉ cần nắm bắt và làm đúng kỹ thuật thiền định thì tĩnh lặng sẽ đến với bạn. Tuy nhiên, tôi thấy rằng có một vài nguyên lý chỉ đạo đối với thực hành thiền định có thể dẫn dắt chúng ta tới trạng thái tự nhiên, thanh thản và tự do tự tại.

1. Bỏ ra ít nhất 25 phút rảnh rỗi

Hãy chắc chắn rằng bạn đang ở một nơi yên tĩnh, không bị quấy rầy và chuẩn bị một chỗ ngồi thật thoải mái.

2. Ghi nhớ rằng thiền định là một trạng thái tự nhiên

Bạn không cần phải kiểm soát tâm trí, hơi thở hay bất kỳ chi tiết nào khác.

3Hướng ý thức của bạn vào thân thể tự nhiên của bạn

Hãy bắt đầu bằng việc quan sát xem ý thức của bạn đang hướng vào đâu. Để ý thức được thoải mái, tự do thay vì cưỡng ép nó đến bất cứ nơi cụ thể nào. Bạn có cảm giác đặc biệt nào ở bên trong thân thể mình không? Hãy để cho ý thức trở nên cởi mở, tò mò, và cho phép nó là chính nó. Khi những suy nghĩ xuất hiện, đừng cưỡng ép để chúng mất đi mà hãy để chúng như vậy, hãy dẫn dắt ý thức hướng trở về cơ thể. Quan sát cảm xúc xem chúng thay đổi ra sao, bằng cách đó ý thức sẽ bị thu hút một cách tự nhiên đến một nơi khác như một bản tính tự nhiên. Đơn giản là để nhận thức của bạn đi theo hướng này. Trải nghiệm này có thể sẽ kéo dài một lúc trong khi bạn cảm thấy như đang xuyên qua tầng tầng lớp lớp khác nhau của cơ thể. Xin được nhắc lại một lần nữa, hãy tin tưởng vào trí tuệ của bạn và để nó dẫn dắt tâm trí bạn. Ý thức sẽ hòa tan năng lượng trong cơ thể và tâm trí sẽ bắt đầu trở nên ít bị chi phối hơn. Tôi nhận thấy đây là bước then chốt để tâm trí trở nên tĩnh lặng.
4. Chú ý tới những gì đang chú ý
Nói cách khác, bạn nhận biết được những suy nghĩ, những cảm giác và âm thanh…, và khi bạn để cho chúng tồn tại một cách tự nhiên, bạn sẽ chú ý tới sự có mặt của chúng. Sự hiện diện này không phải là ở trong cơ thể bạn, cũng không thể định rõ ra theo bất cứ cách thức nào. Nó là không gian mênh mang, tự do, và chân thực đến từng chi tiết. Nó giống như bầu trời rộng lớn vô hạn bao hàm và chứa đựng tất cả mọi thứ.
(Grekov/iStock)
(Grekov/iStock)

5.Tồn tại trong sự hiện diện của ý thức

Thả lỏng trong khi nhận thức. Khi bạn nhận thấy chính mình đang dấn sâu vào những suy nghĩ hay cảm giác hoặc những cảm xúc, hãy để chúng tự nhiên như thế. Đừng cưỡng ép chúng mà hãy thư giãn cùng chúng theo bất cứ cách nào. Điều này sẽ giúp khai mở ý thức và cho phép bạn trải nghiệm nhiều hơn.

6. Lặp lại bước 4 và 5 để tiến nhập vào trạng thái thiền định

Đắm chìm vào một mục tiêu, một đối tượng… để cho nó tự nhiên… nghỉ ngơi thư thái và vẫn thanh tỉnh ý thức…

7. Theo thời gian, bạn sẽ nắm bắt ý thức nhanh hơn

Bạn sẽ tận hưởng được sự hiện diện sâu hơn của mọi cảm giác trong khoảng thời gian dài hơn.

8. Hãy tự hỏi mình xem liệu có phải bạn đang cố gắng tìm cách kiểm soát sự trải nghiệm của bạn?

Bạn đang tránh né những tư tưởng cụ thể, cảm xúc hay cảm giác phải không?

9. 25 phút là thời gian lý tưởng tối thiểu để luyện tập

Thông thường phải mất một khoảng thời gian 15 hoặc 20 phút để thoát khỏi những ý nghĩ lộn xộn dai dẳng trong tâm trí. Nếu bạn rút ngắn thời gian thực hành thiền định, bạn sẽ hiếm khi có được cơ hội đắm mình trong sự ngọt ngào của cảm giác vô vi đang hiện diện. Hãy ghi nhớ rằng thiền định là một thực hành mang tính tiếp diễn. Hãy tận hưởng cuộc hành trình đó!
Bài viết này được công bố lần đầu trênwww.NaturalySavvy.com

CĂN NHÀ NGOẠI Ô.



SÔNG NGÃ NĂM






ĐONG ĐẦY...














LÂM THUÝ ANH " ĐONG ĐẦY "

DÒNG ĐỜI













" DÒNG ĐỜI " CỦA LÂM THUÝ ANH

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

TÌNH ƠI !!!...












" TÌNH ƠI !!..." LÂM THUÝ ANH


Đức khiêm tốn sẽ giúp vận may được lâu dài


Young birch trees on bank of quiet river at mysterious gentle springtime gloaming. Colorful handmade romantic watercolour on paper backdrop card with space for text
(Ảnh: Fotolia)
Lời ban biên tậpCâu chuyện dưới đây là về Chu Công thuộc triều đại nhà Chu (1122 B.C. – 256 trước Công Nguyên) được xem như là một trong những bậc trị quốc đạo đức nhất của lịch sử Trung Hoa.
Chu Công, tên Cơ Đán, là em của Chu Vũ Vương đời nhà Chu, trong thời cổ đại Trung Hoa. Chỉ 3 năm sau khi đánh bại nhà Thương, Chu Vũ Vương qua đời, để lại trọng trách thâu gom thế lực triều đại nhà Chu cho Chu Công. Chu Công làm phụ chính, rồi đánh dẹp những xứ ở phương Đông mà đã chạy qua nương nhờ dư đảng của nhà Thương, để chống lại triều đại nhà Chu. Ông đã dẹp yên miền Đông trong 5 năm. Theo truyền thuyết Trung Hoa, Chu Công đã chú giải 64 quẻ bát quái và hoàn tất quyển kinh Dịch (còn gọi là Chu Dịch), thành lập một hệ thống “lễ nghi của nhà Chu”, và đặt quy định mẫu mực cho lễ nhạc cổ điển của Trung Hoa. Năm 2004, theo báo cáo của các nhà khảo cổ học Trung Quốc là họ có thể đã tìm ra phần mộ của Chu Công ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Thiểm Tây.
Chu Công, khi phụ tá hai vị quân vương của triều đại nhà Chu là Chu Vũ Vương và Chu Thành Vương (con của Vũ Vương), đã dùng đức độ để trị vì thiên hạ. Ông đã lập nên một hệ thống lễ nghi và âm nhạc cổ điển để hướng dẫn dân chúng hành xử theo đúng mẫu mực chính đáng trong đời sống hàng ngày. Khổng Tử cũng tôn kính ông như một vị thánh nhân. Đương thời, Chu Thành Vương muốn phong đất Lỗ cho Chu Công, nhưng vì mang trọng trách phụ chính, nên ông từ chối không nhận. Sau đó vua Thành Vương quyết định cấp nước Lỗ cho Bá Cầm, con trai thứ ba của Chu Công. Khi Bá Cầm sửa soạn rời nhà đi nhậm chức, Chu Công nghiêm nghị khuyên bảo con trai rằng: “Bất cứ lúc nào, con cũng không được tự kiêu hoặc tham sắc dục mà buông thả bản thân. Con nhất định phải luôn luôn giữ đức khiêm tốn, như vậy mới có thể cai trị quốc gia cho tốt, rồi thì phúc lành, vận may của con mới được lâu bền.”
Sau đó Chu Công lại bảo Bá Cầm: “Thôi, con hãy chuẩn bị lên đường. Nhớ rằng không được kiêu hãnh vì mình đã được vua ban cho nước Lỗ, rồi từ đó mà khinh thị các nhân sĩ. Ta là con của vua Văn Vương, là em của vua Vũ Vương, và là thúc phụ của vua Thành Vương. Nhưng ta còn phải gánh trách nhiệm quan trọng là phụ chính cho vua Thành Vương trông coi việc trị quốc. Địa vị của ta bây giờ rất cao so với nhiều người trong thiên hạ, nhưng ta vẫn bị khách khứa đến quấy rầy khi đang gội đầu hoặc đang dùng cơm như lúc xưa. Để tiếp khách tử tế đàng hoàng, thường thường ta phải vội vàng bỏ dở gội đầu, đi ra khỏi phòng tắm 3 lần, hoặc ngưng ăn bữa cơm tối đến 3 lần trong một đêm. Dầu vậy, ta vẫn e ngại việc đón tiếp nhân sĩ thiên hạ của mình có thể bị thiếu sót, không được tề chỉnh cho lắm. Ta nghe nói bậc nhân sĩ đức độ rộng lớn mà giữ vững được thái độ khiêm cung, thì sẽ nhận sự vinh quang đẹp đẽ; người giầu với đất rộng phì nhiêu, nếu biết tự kiềm chế dục vọng và bảo trì sự tiết kiệm thì sẽ được bình an; quan chức địa vị cao nếu giữ được tâm thái nhún nhường thì càng được hiển hách tôn quý hơn; tướng quân có nhiều binh lính hùng mạnh sẽ đạt được thắng lợi nếu biết lúc phải khiếp sợ; người trí tuệ thông minh mà tự xem mình đần độn, ngu si thì sẽ có những lợi ích tốt lành; người biết văn chương lịch lãm mà giữ được tính khiêm cung, thì càng có kiến thức rộng rãi hơn. Sáu điểm này đều là đức hạnh tốt đẹp của tính khiêm nhường. Làm một ông vua phú quý tứ hải, nếu không có lòng khiêm tốn thì sẽ mất tất cả, kể cả mạng sống của chính mình. Vua Trụ của nhà Thương, vua Kiệt của nhà Hạ đều bị giết bởi tính kiêu căng của họ. Con có thể không khiêm tốn cẩn thận đượcsao? Trong kinh Dịch có câu rằng: ‘hữu nhất cá phương pháp, đại túc [1] dĩ thủ thiên hạ, trung túc dĩ thủ quốc gia, tiểu túc tâm thủ kỳ thân, giá tựu thị khiêm hư [2]. (tạm dịch là có một phương pháp, nếu khiêm tốn trong mọi việc làm và mọi đối xử thì giữ được thiên hạ; khiêm tốn tới mức trung bình thì giữ được quốc gia; lòng khiêm tốn ít thì chỉ giữ được bản thân )’. Đạo Trời có huỷ diệt điều gì cũng để lại sự khiêm tốn ích lợi, đất có biến đổi bao nhiêu cũng lưu lại tính khiêm tốn; quỷ thần, con người tất cả đều không thích kẻ kiêu căng, mà lại ưa chuộng người khiêm tốn. Con nhất định phải ghi nhớ kỹ những điều này! Không vì được thụ phong nước Lỗ mà coi thường nhân sĩ!”.
Chu Công còn nói thêm với con trai: “Người quân tử mà hành vi đạo đức thì nghĩa là sức mạnh như trâu, nhưng họ không bao giờ đấu với trâu để chứng tỏ sức của ai mạnh; có nghĩa là nhanh như ngựa nhưng không bao giờ chạy đua với ngựa để chứng tỏ ai nhanh; có nghĩa là trí tuệ như bậc học sĩ cao nhưng họ sẽ không tranh đấu với người để chứng tỏ trí tuệ của ai cao thâm.”
Nói tóm lại, Chu Công giảng về sự thực hành “đức khiêm tốn” sẽ mang đến rất nhiều lợi ích: đối xử với người khác với lòng khiêm tốn, cung kính thì càng được người ta kính trọng hơn; kiềm chế dục vọng và thực hành sự tiết kiệm thì sẽ được sự bình an lâu dài của người đời. Người khiêm tốn, nhún nhường, không tự cao tự đại thì càng được người ta tôn quý hơn. Người khiêm tốn, không kiêu ngạo, cuồng vọng thường đạt được thắng lợi. Người khiêm tốn, không khoe khoang sẽ nêu cao tấm gương tốt lành. Người khiêm tốn sẽ càng mở rộng kiến thức. Người thời nay cũng sẽ nhận nhiều ích lợi nếu thực hành đức hạnh khiêm nhường trong lúc làm việc và đối đãi với người khác hoặc khi học hỏi những điều mới lạ.
[1] Túc: bước; cũng có nghĩa là ‘đủ’
[2] Khiêm hư: [hư : trống rỗng] không có ý tự cho là đủ, cần phải học phải hỏi thêm, cũng còn gọi là ‘hư tâm’.

Giữ vững cao quý trong tâm

 (Ảnh: Epochtimes)
(Ảnh: Epochtimes)
Trong cuộc sống thường ngày, nếu chúng ta không có quy tắc hay lý tưởng để theo, chúng ta sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường và thuận theo ham muốn. Do đó chúng ta có thể sống cả trăm năm mà vẫn không thể nhận ra bản ngã chân chính của mình. Chúng ta có thể trông mạnh mẽ ở bên ngoài, nhưng thế giới nội tâm chúng ta là rất yếu đuối. Người khôn ngoan đều có chính kiến riêng, nên trong nghịch cảnh, họ có thể bảo vệ công lý và lương tâm. Trong hành trình cuộc sống, họ theo các nguyên tắc của mình và không bao giờ từ bỏ sự cao quý trong tâm.
Triết gia trứ danh Baruch de Spinoza tin rằng linh hồn của một người khôn ngoan thực sự sẽ không bị kích động. Nó đi theo tự nhiên bất biến và tự biết chính mình, Thần và vạn vật trong vũ trụ. Nó tồn tại vĩnh viễn và hưởng thụ thỏa mãn chân chính của linh hồn.
Ba trăm năm trước, kiến trúc sư nổi tiếng Christopher Laiyien được phân công thiết kế Tòa thị chính thành phố Windsor, Anh quốc. Sau khi áp dụng kiến thức kỹ thuật và nhiều năm kinh nghiệm, ông đã thiết kế khéo léo trần nhà chỉ được đỡ bởi một chiếc cột. Một năm sau, khi các viên chức chính quyền kiểm tra Tòa thị chính, họ tỏ ra ngờ vực công trình và yêu cầu ông thêm vào một vài cây cột.
Laiyien tự tin rằng một cây cột là đủ để chống đỡ vững chắc Tòa thị chính. Tuy nhiên, sự bảo thủ của ông đã chọc giận các viên chức và ông gần như đã bị đưa ra tòa. Khi ấy ông phải đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan: Nếu ông khăng khăng giữ ý tưởng, thì chính quyền thành phố chắc chắn sẽ tìm ai đó khác để thay đổi hay thiết kế lại Tòa thị chính. Còn nếu sửa đổi thiết kế, thì ông sẽ vi phạm các nguyên tắc của chính mình. Kiên quyết theo các nguyên tắc đó, ông đã dành rất nhiều thời gian và đưa ra một quyết định khôn ngoan. Ông thêm vào bốn cây cột trong Tòa thị chính, nhưng chỉ để cho đẹp mà thôi: không cây cột nào đụng tới trần nhà hết. Tuy nhiên, không ai để ý rằng chúng chỉ đóng một vai trò trang trí.
Không ai khám phá ra bí mật này cho tới hơn 300 năm sau. Vài năm trước, chính quyền thành phố đã sẵn sàng trùng tu Tòa thị chính. Họ đã phát hiện ra bốn cây cột được thêm vào. Tin tức lan truyền khắp xa gần. Các kiến trúc sư và du khách từ khắp nơi trên thế giới đã tới thăm, bởi vậy Tòa thị chính đã trở thành một điểm du lịch hút khách. Các khách du lịch không chỉ tới để khen ngợi tài năng của Laiyien, mà khâm phục sự kiên định của ông trong việc giữ vững các nguyên tắc dưới áp lực khổng lồ. Từ điểm này, thật là xuất chúng khi người ta có thể giữ vững sự cao quý trong tâm, bất chấp áp lực thế nào.
Quy tắc tương tự cũng được áp dụng ở đây. Nếu một người muốn duy trì phẩm đức cao đẹp, người ấy phải giữ vững lương thiện và trong sáng trong tâm khi sống ở thế giới trần tục này. Tự ngã chân chính được thể hiện khi người ta giữ vững các nguyên tắc và bất động dưới áp lực. Giữ vững cao quý trong tâm là thực sự có trách nhiệm với sinh mệnh của chính mình.