Một nghiên cứu mới cho thấy, sử dụng mạng xã hội càng nhiều, giới trẻ càng có khả năng mắc chứng trầm cảm.
Các nhà khoa học cho rằng phát hiện này có thể hướng đến các can thiệp về y tế lâm sàng và sức khỏe cộng đồng để đối phó với bệnh trầm cảm, căn bệnh được dự báo sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu của tình trạng suy nhược ở các nước có thu nhập cao vào năm 2030.
Trong khi nhiều nghiên cứu trước đó mang lại những kết quả khác nhau, bị giới hạn bởi các mẫu trên một diện nhỏ hoặc cục bộ, và tập trung chủ yếu vào một nền tảng mạng xã hội cụ thể, chứ không phải trên một phạm vi rộng như thực tế thường được sử dụng bởi giới trẻ, thì đây là lần đầu tiên một nghiên cứu mang tính quốc gia trên diện rộng nghiên cứu mối liên quan giữa việc sử dụng nhiều loại phương tiện truyền thông xã hội khác nhau và chứng trầm cảm.
“Do mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong giao tiếp giữa con người, nên quan trọng là các bác sỹ khi tương tác với giới trẻ chú ý đến việc khuyến khích các tác dụng tích cực tiềm tàng của việc sử dụng mạng xã hội và định hướng lại việc sử dụng chúng một cách tiêu cực,” theo tác giả Brian A. Primack, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về truyền thông, Công nghệ và Y tế tại Đại học Pittsburgh.
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Depression and Anxiety, Primack đã khảo sát 1.787 thanh niên Mỹ ở độ tuổi từ 19 đến 32 năm 2014, dùng phiếu thăm dò ý kiến để xác định các mạng xã hội được sử dụng và một công cụ đánh giá sự hình thành chứng trầm cảm. Các phiếu này đặt ra các câu hỏi về 11 trang mạng xã hội phổ biến nhất vào thời điểm đó: Facebook, YouTube, Twitter, Google Plus, Instagram, Snapchat, Reddit, Tumblr, Pinterest, Vine, và LinkedIn.
Trung bình những người tham gia khảo sát sử dụng mạng xã hội 61 phút mỗi ngày và đăng nhập vào các tài khoản khác nhau 30 lần một tuần. Hơn một phần tư số người tham gia được xếp vào loại có chỉ số “cao” của bệnh trầm cảm.
Nghiên cứu cho thấy liên hệ đáng kể và tuyến tính giữa việc sử dụng mạng xã hội và chứng trầm cảm dù cho việc sử dụng mạng xã hội được xác định trên tổng thời gian sử dụng hay tần suất đăng nhập. Ví dụ, so với những người ít đăng nhập vào mạng xã hội nhất, những người tham gia thường xuyên trong suốt cả tuần có khả năng bị trầm cảm cao gấp 2.7 lần.
Tương tự như vậy, so với những người dành ít thời gian hơn trên mạng xã hội, những người dành hầu hết thời gian trong ngày có nguy cơ trầm cảm cao hơn 1.7 lần. Các nhà nghiên cứu đã kiểm soát các yếu tố khác có thể góp phần gây nên chứng trầm cảm, bao gồm tuổi, giới tính, chủng tộc, sắc tộc, tình trạng quan hệ, hoàn cảnh sống, thu nhập hộ gia đình, và trình độ học vấn.
Bởi vì đây là một nghiên cứu chéo, nó không nằm ngoài sự rối rắm của các quan hệ giữa nguyên nhân và hệ quả, tác giả chính Lui yi Lin, nói. “Có thể là những người đang chán nản, thất vọng có xu hướng sử dụng mạng xã hội để lấp đầy khoảng trống.”
Ngược lại, khi tiếp xúc với mạng xã hội cũng có thể gây ra chứng trầm cảm, điều mà có thể làm gia tăng động cơ để sử dụng mạng xã hội nhiều hơn sau đó. Ví dụ:
• Tiếp xúc với những hình mẫu lý tưởng của bạn bè trên mạng xã hội gợi cảm giác ghen tị và niềm tin sai lệch rằng những người khác có cuộc sống hạnh phúc hơn và thành công hơn mình.
• Tham gia vào các hoạt động ít ý nghĩa trên mạng xã hội có thể cho một cảm giác “lãng phí thời gian” làm ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng.
• Sử dụng mạng xã hội có thể làm gia tăng “chứng nghiện Internet”, một trạng thái bệnh lý tinh thần có liên quan chặt chẽ với chứng trầm cảm.
• Dành nhiều thời gian hơn trên mạng xã hội có thể làm tăng nguy cơ bị đe dọa trên mạng hoặc các tác động tiêu cực tương tự khác, mà có thể gây ra cảm giác trầm cảm.
Ngoài việc khuyến khích các bác sĩ hỏi về việc sử dụng mạng xã hội ở những người bị trầm cảm, những phát hiện này có thể được sử dụng như một cơ sở cho sự can thiệp y tế công cộng tận dụng mạng xã hội.
‘Mọi thứ ổn cả chứ?’
Một số trang mạng xã hội đã đã tạo ra các biện pháp phòng ngừa như vậy. Ví dụ, khi một người tìm kiếm trên trang blog Tumblr cho thấy dấu hiệu khủng hoảng về sức khỏe tinh thần, chẳng hạn như “chán nản”, “tự tử”, hoặc “vô vọng” – họ sẽ được nhận một thông điệp “Mọi thứ ổn cả chứ?” trước khi truy cập vào trang đích.
Tương tự như vậy, một năm trước đây Facebook đã thử nghiệm một tính năng cho phép bạn báo cáo ẩn danh các bài viết đáng lo ngại. Người đăng bài viết sau đó sẽ nhận được các tin nhắn bày tỏ sự quan tâm và khuyến khích họ nói chuyện với một người bạn hoặc các đường dây trợ giúp.
“Chúng tôi hy vọng nghiên cứu tiếp theo sẽ cho phép những nỗ lực như vậy được sàng lọc để đạt được các kết quả khả quan hơn,” Primack nói. “Các tiếp xúc phương tiện truyền thông xã hội là không giống nhau.”
“Các nghiên cứu trong tương lai nên xem xét liệu có thể có rủi ro khác nhau cho chứng trầm cảm phụ thuộc vào hoặc là sự tương tác truyền thông xã hội với người dân đã có xu hướng tích cực hơn so với thụ động hoặc liệu họ có xu hướng đối đầu hơn so với hỗ trợ. Điều này sẽ giúp chúng tôi phát triển thêm những khuyến cáo chi tiết quanh việc sử dụng mạng xã hội “.
Viên Y tế Quốc gia và Viện Ung thư Quốc gia tài trợ nghiên cứu và sẽ được đăng trực tuyến trên tạp chí Depression and Anxiety.
Tác giả: Epoch Times Staff | Dịch giả: DDT
Hành tây thừa có độc hại không?
Hành tây là một nguyên liệu chủ yếu trong nhà bếp. Đối với nhiều đầu bếp, chúng thiết yếu như muối và hạt tiêu. Nhưng có đúng loài thực vật thông dụng này có một khía cạnh mà không ai hay biết? Liệu những lát hành tây thừa lại có tác dụng như một miếng bọt biển chứa đầy mầm bệnh và vi khuẩn?
Internet dường như cho là vậy. Trong nhiều năm những chuỗi thông điệp thư điện tử và các đoạn tin trên phương tiện truyền thông xã hội đã cảnh báo rằng, một khi bạn cắt một củ hành ra, nó trở nên nguy hiểm gần như chỉ qua một đêm. Một tin nhắn được lan truyền rộng rãi tuyên bố rằng những lát hành tây trở nên có “độc tố cao” vì chúng “tạo ra những vi khuẩn độc hại, có thể gây nhiễm trùng dạ dày vì tiết dịch mật thái quá và thậm chí gây ngộ độc thực phẩm.”
Một lời khuyên phổ biến khác ở trên mạng về củ hành liên quan đến một giai thoại hấp dẫn từ đại dịch cúm năm 1919: Trong một cộng đồng nơi mọi người đều ngã bệnh, một bác sĩ phát hiện một gia đình đã tìm được cách tránh mắc bệnh bằng cách để những lát hành tây xung quanh nhà. Khi người bác sĩ kiểm tra những lát hành này dưới kính hiển vi, ông tìm thấy dấu vết của virus bệnh cúm – qua đó chứng minh năng lực hấp thụ bệnh của hành tây đã cứu vãn tình thế.
Nguồn gốc câu chuyện này là từ một người thợ cắt tóc không rõ danh tính, nhưng ý tưởng cơ bản đã lưu truyền trong một thời gian dài.
Tôi nói với người tiêu dùng rằng tất cả điều này là một trò lừa bịp.– Marianne H. Gravely, quản trị đường dây nóng về thịt và gia cầm thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.
Theo nhà nghiên cứu về thảo mộc thế kỷ 17 Nicholas Culpepper, hành tây có khả năng “hấp thụ chất thối rữa, và nếu bạn bóc một củ hành, và đặt nó trên một đống phân, bạn sẽ phát hiện nó bị thối rữa trong vòng nửa ngày do nó hấp thụ chất thối rữa”. Những người tin tưởng tương tự thậm chí còn bảo phải chôn những củ hành đã được sử dụng để trích xuất bệnh tật, bởi vì chất độc tập trung trong đó có thể quá mạnh.
Hành đã là một thực phẩm và là một vị thuốc dân gian quan trọng trong hàng ngàn năm, đã được sử dụng để chữa hàng loạt bệnh tật, chẳng hạn như những vấn đề về thị lực, những vết chó cắn, và răng sâu. Nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng hành tây có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, hoạt động như một nhân tố làm loãng máu tự nhiên, ngăn ngừa ung thư, và điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
Nhưng liệu những củ hành thực sự có khả năng đặc biệt hấp thụ chất nhiễm độc? Chúng ta hãy cùng bóc từng lớp để tìm hiểu.
Những nguồn đáng tin cậy, những trích dẫn sai lầm
Để có độ tín nhiệm, những câu chuyện ủng hộ cho ý tưởng về độc tố của hành thường lấy chứng cứ từ các nguồn tin đáng tin cậy. Một thông điệp như vậy cho rằng “cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã đi đến kết luận, sau khi nghiên cứu, rằng những củ hành là một nam châm khổng lồ hấp thu các vi khuẩn, đặc biệt là hành chưa nấu chín. Bạn không bao giờ nên giữ một phần củ hành đã thái lát. Thậm chí cũng không an toàn nếu bạn đặt nó trong một túi có dây khoá và để vào tủ lạnh. Nó nhiễm đủ bẩn dù mới cắt ra chỉ một chút, đó có thể là một mối nguy hiểm cho bạn”.
Nghe rất thuyết phục, nhưng điều đó không đúng sự thật. Trong một bức thư điện tử, phát ngôn viên của FDA Lauren E. Sucher cho biết tổ chức này “không có kiến nghị cụ thể về những lát hành”. Bà cung cấp các đường dẫn về lời khuyên của FDA đối với việc giữ an toàn thực phẩm nói chung: Bạn lưu giữ thực phẩm đủ an toàn chưa?, Hãy xử lý Thực phẩm an toàn: Những điều bạn cần biết, và bảy lời khuyên làm sạch trái cây, rau quả.
Tuy không nằm trong phạm vi quyền hạn, nhưng Marianne H. Gravely, quản trị đường dây nóng về thịt và gia cầm của bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, cho biết bà nhận được những cuộc gọi từ những người quan tâm đến độc tố trong thức ăn thừa có hành. “Tôi nói với người tiêu dùng rằng tất cả điều đó là một trò lừa bịp,” bà viết trong một bức thư.
Barry E. Parsons, một chuyên gia về an toàn thực phẩm của Robson Forensic, xác nhận rằng khi nói đến vấn đề ô nhiễm, các củ hành không có “thiên hướng lớn hấp thụ vi khuẩn.”
Được xử lý đúng cách, nguyên củ hoặc cắt lát (để trong một hoặc hai ngày), chúng an toàn như mọi loại thực phẩm khác.
“Được xử lý đúng, nguyên củ hoặc cắt lát (để trong một hoặc hai ngày), chúng an toàn như mọi loại thực phẩm khác,” Parsons đã viết trong một email.
Snopes ghép nối nhiều tin đồn về quan niệm hành tây bị nhiễm độc tới một bài báo tuyên bố rằng những lát hành “gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn là mayonnaise hỏng.”
Theo Snopes, bài báo này được viết vào năm 2008 bởi tác giả sách dạy nấu ăn và là người viết về ẩm thực Sarah McCann dưới bút danh Zola Gorgon. Gorgon cho biết bà có được thông tin về hành trong khi tham quan cơ sở sản xuất thực phẩm Mullins. Bà xác nhận người hướng dẫn tour du lịch của bà là một nhà hóa học, Ed Mullins.
“Ed nói rằng khi có thông báo về ngộ độc thực phẩm, điều đầu tiên các quan chức tìm kiếm là các “nạn nhân” đã ăn hành tây lần cuối vào lúc nào và những củ hành đó đến từ đâu,” Gorgon viết. “Ông giải thích, những củ hành là một nam châm khổng lồ thu hút vi khuẩn, đặc biệt là hành chưa nấu chín. Bạn không bao giờ nên giữ một phần củ hành đã thái lát. Ông nói rằng thậm chí nếu bạn để nó trong một túi khoá và cất vào tủ lạnh cũng không an toàn. Nó bị nhiễm đủ bẩn dù chỉ mới bị cắt ra một chút, nó có thể là một mối nguy hiểm cho bạn (và hãy kiểm tra kỹ những lát hành trong chiếc hotdog của bạn tại sân bóng!) “
Epoch Times đã liên lạc với công ty Mullins để hỏi về nguồn gốc của đoạn trích. Theo một email từ Bill Mullins, “Cả Ed Mullins cũng như hãng sản xuất thực phẩm Mullins đều không tham gia vào việc chuẩn bị bài viết.”
Những củ hành chữa bệnh như thế nào
Trải qua nhiều thế hệ, con người đã có nhận thức về khả năng chữa bệnh của hành tây; tuy nhiên có vẻ như có sự lẫn lộn từ rất lâu về nguyên nhân khiến nó chữa được bệnh.
Ví dụ, các phương pháp của y học dân gian, như việc trải hành xắt nhỏ trên ngực để làm giảm sung huyết, hoặc đặt một lát hành tây trong tai để chữa nhiễm trùng được cho là có tác dụng vì hành sẽ hút bệnh ra. Nhưng hãy nghĩ về điều này: Nếu những lát hành còn sót lại là những miếng bọt biển đầy vi khuẩn có hại, thì tại sao không có vấn đề với những quầy salad và bàn chuẩn bị thức ăn trong các nhà hàng, hoặc trong rất nhiều nhà bếp trên khắp nước Mỹ, nơi các phần của củ hành thường được giữ lại để sử dụng dần?
Xét về tính hăng của hành, nhiều khả năng là các dược tính của nó toả khắp người bạn, chứ không phải là vi khuẩn.
Một đặc điểm không thể phủ nhận của hành là khả năng làm chảy nước mắt. Khi cắt một củ hành, các vách tế bào bị phá vỡ, giải phóng các enzyme trước đó được lưu giữ riêng biệt trong các lớp hành. Khi các enzym này kết hợp, nó tạo thành một phản ứng hóa học tạo ra một hơi sulfuric có thể làm bạn chảy nước mắt nước mũi. Các loại hóa chất khác trong hành tây đã được chứng minh là có các đặc tính kháng viêm, kháng sinh, và kháng virus. Hành tây cũng làm loãng các dịch nhầy, khiến các triệu chứng nhiễm trùng dễ dàng bị loại bỏ.
Hành tây có rất nhiều lợi ích khác có thể kiểm chứng. Chúng rất giàu vitamin C, sắt, và quercitin, một chất chống oxy hóa giúp hệ tim mạch và thậm chí có thể ngăn chặn sự phát triển của khối u. Hành tây cũng là một nguồn inulin có lợi – một loại chất xơ tham dự vào việc tạo nên sự sống để thúc đẩy hệ sinh thái vi khuẩn lành mạnh.
Trong khi nhiều nền văn hóa chấp nhận hành, nhiều nền văn minh khác lại hạn chế hoặc thậm chí tránh xa chúng. Ví dụ theo y học Ayurvedic cổ truyền, hành tây, tỏi, và các loại thực phẩm có vị hăng khác bị hạn chế vì được cho là kích thích quá mức các ham muốn. Hành tây và tỏi bị cấm trong các hệ thống Phật giáo cổ xưa vì người ăn chúng có mùi khó chịu rất mạnh. Thậm chí ngày nay, những người bị hội chứng ruột kích thích được đề xuất tránh xa hành tây và tỏi vì các loại thực vật có vị hăng có thể gây kích ứng nhiều hơn đến tình trạng của họ.
Có thể có nhiều lý do chính đáng để không ăn hành tây, nhưng không phải là tai tiếng gây vấn đề như một miếng bọt biển đầy mầm bệnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét