Thứ Năm, 22 tháng 9, 2022
"Ngày đặc biệt"
Anh kể cho tôi nghe, khi thu dọn đồ đạc của vợ, anh tìm thấy một chiếc khăn bằng lụa tơ tằm, trong chuyến đi du lịch ở NewYork, họ đã mua chiếc khăn này ở một cửa hàng nổi tiếng. Đó là chiếc khăn hàng hiệu, rất đẹp và sang trọng, chiếc tem ghi giá vẫn còn chưa được bóc.
Vợ anh cứ để dành, cô ấy muốn chờ đợi một dịp đặc biệt nào đó mới đem ra sử dụng ...
Kể đến đây, anh dừng lại ... tôi thấy những giọt nước mắt lăn trên má anh ...
Tôi im lặng chờ đợi ...
Một lúc sau, anh nói tiếp ... đừng nên để dành những đồ dùng quí giá, chờ đợi đến ngày đặc biệt nào đó mới đem ra sử dụng ...Vì mỗi ngày bạn đang còn sống đều là "Ngày đặc biệt"
Thật vậy, cuộc sống này là vô thường bạn à!
Khi còn được ở bên nhau hãy luôn trân trọng từng giây phút có được. Và hãy đi thật chậm, để xác định mỗi bước chân mình đang đi là đúng hướng. Đừng cố vội chạy quá nhanh, để khi dừng lại mới biết mình lạc đường bạn nhé..!
Người mệt rồi thì hãy nghỉ ngơi, tâm đau rồi hãy học cách buông bỏ
Tâm mệt rồi thì hãy nghỉ ngơi, tâm đau rồi hãy học cách buông bỏ. Âu lo quá nhiều sẽ khiến tâm ta mệt mỏi, vậy sao chẳng buông xuống để bước chân ta nhẹ bẫng trên chặng hành trình!…..
Con người ta, một đời có quá nhiều điều khiến ta bất lực và phiền não, chán nản và thất vọng. Biết bao chuyện đã qua khiến ta không muốn ngoảnh đầu nhìn lại, biết bao ký ức tựa như mây khói lướt qua? Có lẽ, tình thân, tình bạn và tình yêu đều sẽ theo cùng hành trình với con tim mệt lả; và có lẽ, cái tâm cao khí ngạo và sự cứng đầu đều phải trả giá bằng sự mệt lả trong tâm.
Biết bao chuyện đã qua được tích tồn nơi ký ức sâu thẳm, ngày qua ngày, chất chứa trong lòng ngày càng nhiều thêm, gánh nặng trong lòng theo đó cũng ngày càng nặng dần. Có quá nhiều giây phút, quá nhiều thứ vụn vặt, hội tụ thành tiếng lòng, đọng lại thành hồi ức; cũng có quá nhiều sự lựa chọn, quá nhiều điều khiến ta phải lực bất tòng tâm, nhưng đằng sau quá nhiều cái vô số này, ta chỉ có thể tiếp nhận và cảm ngộ bằng con tim.
Sinh mệnh vốn là một hành trình đằng đẵng nổi trôi. Mỗi nơi mà ta từng đi qua, mỗi người mà ta gặp gỡ có thể đều sẽ trở thành một bến đỗ, hay chỉ là khách qua đường mà thôi.
Ta vẫn luôn thích hoài niệm, thích ngoảnh đầu nhìn lại, thích lưu luyến. Nhưng bất chợt lại nhận ra rằng những chuyện từng khiến ta vương vấn mãi chẳng thể quên lại dần rơi vào quên lãng. Những người khách qua đường chỉ có thể cảm kích mà chẳng thể níu giữ, Những bến đỗ ta từng đi qua, nay chỉ có thể quẳng chúng lại sau lưng, chứ chẳng thể dừng chân nơi đó mãi.
Tâm người ta sở dĩ thường hay mệt mỏi, là vì thường lẩn quẩn giữa việc kiên trì bước tiếp hay đành lòng buông xuôi. Trong cuộc sống vẫn luôn có những chuyện đã qua đáng để ta hoài niệm, cũng như những điều thật khó từ bỏ mà ta vẫn phải đối diện.
Buông bỏ hay kiên trì,cần níu giữ hay xả bỏ thế nào cho phải? Dám buông bỏ là bởi tấm lòng khoáng đạt, dám kiên trì lại là một dũng khí. Ai đúng ai sai, đạo lý này ai là người có thể tỏ tường?
Con người sở dĩ phiền lòng, chính là vì không học cách lãng quên. Mọi chuyện đều chôn giấu nơi sâu thẳm trong tâm hồn. “Những gì cần nhớ thì hãy nhớ, những gì cần quên thì hãy quên đi. Những thứ cần thay đổi thì thay đổi, những gì chẳng thể đổi thay thì cứ chấp nhận đổi thay”, hỏi có mấy người có thể tiêu diêu, siêu xuất được như vậy?
Con người sở dĩ đau khổ là vì truy cầu quá nhiều. Dẫu biết rõ rằng có những lý tưởng chẳng thể nào thực hiện được, có những câu hỏi chẳng bao giờ có được đáp án, có những câu chuyện chẳng bao giờ có kết cục, có những người mãi mãi chỉ là người xa lạ mà thôi…, nhưng sao ta vẫn cứ mãi khổ sở truy cầu, khắc khoải chờ đợi và đắm chìm trong ảo mộng?
Con người sở dĩ không vui, chính là vì so đo tính toán quá nhiều. Không phải là chúng ta có quá ít, mà bởi chúng ta so đo quá nhiều. Trên thế giới này không có thứ gì là hoàn mỹ, nuối tiếc đôi khi cũng là một cái đẹp, một vẻ đẹp thê lương, vĩnh hằng.
Trước muôn vàn cám dỗ, liệu có mấy ai giữ trọn được chính mình, và lại có mấy ai không vì điều này mà đánh mất bản thân? Nhiều khi chúng ta đi sai đường nhưng không thể quay đầu lại, chọn được công việc nhưng lại thấy không phải là điều mình yêu thích. Sống trong cảnh giàu sang lại muốn được chiêm nghiệm sự thỏa mãn của người nghèo, sống trong cảnh nghèo khó nhưng lại không biết sự phiền não của người giàu.
Đời người, kỳ thực chính là như vậy, bất đắc dĩ nhưng đành phải chấp nhận. Đôi khi ta luôn muốn mình sống an yên, vui vẻ một chút, nhưng lại chẳng thể dứt bỏ những người, những vật xung quanh! Đời người thường có quá nhiều cái bất lực và nuối tiếc, nắng chiều tàn lụi, năm tháng vụt qua, dung nhan chẳng còn, hoa nở rồi tàn. Hoa rụng hoa rơi nguyên là điều không tránh được, bao lần hoa rụng, đành chịu chứ biết sao hơn.
Năm tháng qua đi hoài phí, thời gian bất giác thoi đưa, bôn ba và bận rộn như bóng theo hình, đau khổ và cô đơn chẳng thể xua tan. Thứ dù có tốt hơn nữa thì cũng có ngày sẽ vụt mất; ký ức dù có sâu sắc hơn nữa cũng sẽ có ngày lãng quên; người mà ta có yêu thương hơn nữa cũng có ngày rời xa; giấc mộng dù có đẹp hơn cũng có ngày phải tỉnh; những gì nên buông bỏ thì đừng níu kéo; những gì cần trân quý thì chớ buông tay.
Nếu không hạnh phúc, nếu chẳng yên vui, chi bằng hãy buông tay. Nếu không nỡ từ bỏ, không nỡ buông tay, thì cứ giày vò mình trong đau khổ. Vết hằn của sự trưởng thành đã cho chúng ta quá nhiều cảm ngộ và gợi mở, đừng để tâm mình quá mệt mỏi. Điều đáng tiếc nhất trong kiếp người là: Dễ dàng buông bỏ những điều không nên buông bỏ, cố chấp giữ bằng được thứ chẳng thể níu kéo.
Tâm mệt rồi thì nghỉ chút đi thôi, tâm đau rồi thì học cách buông bỏ! Tâm mệt rồi, giữa đêm đen tĩnh lặng, hãy ủ một ấm trà thơm, mở một khúc nhạc dịu. Hãy để tâm hồn mình hòa vào làn hương bay phất phơ và tiếng nhạc du dương giữa không trung. Nhắm mắt lại và trải nghiệm cảm giác êm đềm cùng niềm xúc động ấy.
Tâm mệt rồi, thì lặng lẽ nằm yên trên bãi cỏ, tận hưởng từng cơn gió mát thổi qua người. Hãy để gió mát thổi tan bao mệt nhọc, cuốn đi bóng đen của ngày hôm qua, lau khô giọt lệ nơi khóe mắt, cuốn đi nỗi buồn man mác trong tâm.
Tâm mệt rồi, ta có thể xách ba lô lên và làm một chuyến du lịch dài ngày, đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, tránh xa cảnh xô bồ bon chen nơi thế tục.
Tâm mệt rồi, ta còn có thể một mình khóc một trận thật to, để nước mắt cuốn trôi những buồn giận và phiền não trong lòng.
Âu lo quá nhiều sẽ khiến tâm ta mệt mỏi, vậy sao chẳng buông xuống để bước chân ta nhẹ bẫng trên cuộc hành trình!
Ân tình quá nặng sẽ khiến con người đau khổ, lãng mạn chỉ lóe sáng trong phút giây, mà sao mãi chẳng buông tay!
Quá nhiều nước mắt sẽ khiến con người đau khổ, sao chẳng lau khô cho môi nở nụ cười?
Vũ Dương biên dịch
Chiếc lá nói gì?
Với loạt truyện này, chúng tôi sẽ đăng tải lại một số câu chuyện đạo đức hay nhất trong tập sách giáo khoa kinh điển những năm 1800 với ước tính khoảng 122 triệu bản bán ra tính đến năm 1960, đây là đầu sách có số lượng phân phối cao nhất trên thế giới bên cạnh Kinh Thánh và từ điển Webster. Sách McGuffey’s Readers đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử Hoa Kỳ, không chỉ giảng dạy cho trẻ những bài học về cách đọc, cách đánh vần và ngữ pháp, mà còn dạy các em về cách ứng xử và trau dồi nhân cách để trở thành người có đạo đức. Hãy đọc và kể với con cháu của bạn nhé!
Chiếc lá nói gì
Một hoặc hai lần một chiếc lá nhỏ được nghe thấy khóc và thở dài, chiếc lá thường như vậy khi một cơn gió nhẹ thổi qua. Và cành cây nói, “Có chuyện gì vậy, chiếc lá nhỏ?”
“Cơn gió,” chiếc lá đáp lời. “cơn gió nói với tôi rằng một ngày nào đó nó sẽ cuốn tôi đi, ném văng tôi xuống đất cho đến lúc tôi chết.”
“Đừng sợ hãi,” cái cây nói: “Bình tĩnh lại đi, và bạn sẽ không rơi xuống cho tới khi bạn sẵn sàng.”
Từ đó thì chiếc lá ngừng than thở, và bắt đầu hát ca và sột soạt. Chiếc lá cứ lớn lên suốt cả mùa hè cho tới tháng 10. Và khi những ngày tương sáng của mùa thu tới, chiếc lá đó đã thấy những chiếc lá khác trở nên vô cùng rực rỡ.
Một số có màu vàng, một số có màu nâu, và có rất nhiều trong số đó có sọc với nhiều màu khác nhau. Chiếc lá hỏi cái cây rằng điều này có nghĩa là gì.
Cái cây nói, “Tất cả chiếc lá đang chuẩn bị sẵn sàng để được bay cao, và tất cả đã khoác lên những màu sắc sặc sỡ này vì niềm hạnh phúc đó.”
Sau đó khi những mầm non bắt đầu đâm chồi nảy lộc, và phát triển rất tốt tươi trong suy nghĩ của chiếc lá. Khi có sự pha trộn giữa những màu sắc, chiếc lá nhìn thấy những cành cây không có một màu sắc rực rỡ nào trong đó.
Vì vậy chiếc lá hỏi, “Kìa những cành cây! Vì sao bạn lại có mỗi màu kia khi mà chúng tôi thật rực rỡ và óng ả?”
“Chúng tôi phải tiếp tục công việc trong lớp áo này,” cái cây nói, “Công việc của chúng tôi còn chưa hoàn thành xong; nhưng xống áo của bạn dành cho những ngày nghỉ, vì nhiệm vụ của bạn bây giờ đã hoàn thành.”
Và sau đó, chỉ một chút gió lướt ngang qua, chiếc là đã rụng khỏi cây mà không cần suy nghĩ, và rồi ngọn gió đã cuốn bay chiếc lá đi và cuộn tròn nó lại.
Chiếc lá rơi nhẹ nhàng xuống mép của một hàng rào, bên cạnh hàng trăm chiếc lá và không bao giờ thức dậy để kể cho chúng ta nghe nó đã mơ về điều gì.
Câu chuyện này được tái xuất bản từ Tuyển tập truyện theo chủ nghĩa chiết trung của McGuffey, tập 3, bản hiệu đính, năm 1879.
Sách “Tuyển tập truyện ngắn McGuffey” được xuất bản lần đầu vào những năm 1830, gồm một loạt các truyện ngắn tinh tuyển có tranh minh họa dành cho học sinh tiểu học do nhà giáo và giáo sĩ William Holmes McGuffey (1800–1873) viết. Sách được sử dụng rộng rãi như sách giáo khoa trong các trường học của Hoa Kỳ từ giữa những năm 1800 cho đến đầu thế kỷ 20. Ngày nay, một số trường học vẫn đang sử dụng sách này [để giảng dạy], đặc biệt là các trường học tại gia tập trung vào việc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em bằng phương cách giáo dục cổ điển và bồi dưỡng nhân cách đạo đức.
McGuffey _ Linh Đan
Sắp sản xuất đại trà xe điện không cần sạc
Xe điện Sono Sion. (ảnh: Sono Motors)
Xe điện mà không cần sạc, thì chạy bằng gì? Có những ý kiến chỉ trích trong kỷ nguyên xe điện là nguồn năng lượng dùng để sạc pin không thực sự sạch. Năng lượng mặt trời có thể là một trong những giải pháp cho vấn đề này.
Công ty Sono Motors ở Munich của Đức giải quyết vấn đề này khi sản xuất dòng xe điện Sono Sion. Đầu Tháng Chín, công ty cho biết đã nhận được hơn 20,000 đơn đặt hàng. Người ghi danh mua xe cần đặt cọc trước 2,000 eur (tương đương $2,007.8).
Xe điện Sono Sion. (ảnh: Sono Motors)
Chiếc Sion được bán với giá là $25,126 eur (khoảng $25,224). Với giá bán đó, công ty kỳ vọng Sion sẽ trở thành mẫu xe điện chạy bằng năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới (SEV) và được sản xuất đại trà. Dây chuyền sản xuất xe Sono Sion dự định được khởi động vào nửa cuối năm 2023 với Valmet Automotive ở Phần Lan. Sau giai đoạn khởi động, Sono đặt mục tiêu trong vòng bảy năm sẽ sản xuất được khoảng 257,000 chiếc Sion.
Sono Motors)
Xe vận hành nhờ motor điện 3 pha công suất 120kW (163 mã lực) kết hợp với hộp số một tốc độ và hệ dẫn động cầu trước. Xe có tốc độ tối đa 140 km/h. Chiếc Sion không sử dụng tấm pin điện quang trên nóc như các mẫu xe điện chạy bằng năng lượng mặt trời khác. Thay vào đó, hầu như mọi mặt phẳng trên Sion đều được tận dụng lắp tấm pin điện quang: Nắp capô, nóc xe, chắn bùn, hai bên sườn và đuôi xe. Riêng mũi xe không được lắp các tấm pin quang điện. Điều này nhằm giúp giảm thiểu chi phí thay thế trong trường hợp xảy ra tai nạn. Mỗi chiếc Sion được trang bị tổng cộng 456 tấm pin quang điện, đủ giúp xe mỗi tuần chạy 112 km hoàn toàn miễn phí (bằng năng lượng mặt trời). Con số này có thể cao gấp đôi nếu xe được sử dụng ở những vùng nắng nóng.
Nội thất xe điện Sono Sion. (ảnh: Sono Motors)
Do hạn hán và nắng nóng kỷ lục nên hồ Bà Dương - hồ nước ngọt lớn nhất của Trung Quốc khô cạn. Theo đó, hòn đảo 1.000 tuổi lộ diện.
Thời gian gần đây tại Nhật Bản liên tiếp xảy ra các vụ tấn công con người và những hành vi bất thường khác của nhiều loài động vật.
Vào khoảng 2 giờ chiều ngày 9/9/2021, một người phụ nữ 78 tuổi sống ở thành phố Wakamatsu ra ngoài sân để mang quần áo phơi khô vào nhà thì bắt gặp đôi mắt của một con khỉ. Bà vô tình hỏi nó: "Mi đang làm gì vậy?".
Ngay sau đó, con khỉ đã nhảy lên người bà, khiến người phụ nữ ngã xuống. Con khỉ cắn vào mắt cá chân và bắt đầu giật tóc, vì vậy người phụ nữ đã lấy ra một chiếc dép mình đang đi để đánh vào đầu con khỉ. Đến lúc đó "kẻ tấn công" mới bỏ chạy. "Giờ đây, tôi luôn đề phòng những con khỉ khi đi ra ngoài. Các em học sinh tiểu học cũng bị thương, và tôi hy vọng họ sẽ sớm tìm thấy con khỉ", bà nói.
Vài năm gần đây, Nhật Bản liên tiếp xảy ra các vụ tấn công của động vật đối với con người tại khu vực đô thị.
Số vụ tấn công tăng bất thường
Mùa hè 2021 liên tục chứng kiến các vụ tấn công của khỉ tại một số thành phố của Nhật. Nạn nhân bao gồm trẻ em từ 9 tuổi đến những cụ già trên 80 tuổi. Các vết thương thường không nặng, nhưng diễn ra bất ngờ trên đường phố hoặc ngay trong sân nhà.
Trong vài năm gần đây, tại Nhật Bản liên tiếp xảy ra các vụ tấn công của động vật đối với con người tại khu vực đô thị. Những năm trước đó, số vụ tấn công của động vật hoang dã đối với con người tại đất nước mặt trời mọc đa phần đến từ gấu và lợn rừng, nhưng năm nay đột nhiên ghi nhận số vụ gia tăng đột biến của các trường hợp khỉ, cá heo và thậm chí là quạ tấn công người.
Hồi tháng 7 vừa qua, thành phố Yamaguchi ở phía tây Nhật Bản đã ghi nhận 42 người dân bị thương do các cuộc tấn công của khỉ. Hàng đàn khỉ tràn xuống đường thành phố miền núi này, dùng răng và móng tay sắc nhọn để gây bị thương cho con người.
Một quan chức thành phố Yamaguchi cũng cho hay mặc dù thường xuyên có sự xuất hiện của khỉ quanh thành phố, việc ghi nhận một số lượng lớn các vụ "xô xát" giữa chúng và con người như vậy là rất bất thường. Thậm chí, người dân còn ghi nhận video một số con khỉ cố gắng đột nhập vào nhà bằng cách cậy cửa. Đôi khi, chúng còn mở cửa sổ và phá vỡ màn chống muỗi để chui vào.
Poster cảnh báo người dân tránh xa khỉ hoang tại Nhật Bản năm ngoái.
Theo AFP, chính quyền Thành phố Yamaguchi sau đó đã phải sử dụng súng bắn thuốc an thần để đối phó với lũ khỉ và một con đã bị cho an tử.
Đến tháng 8, người đi bơi ở tỉnh Fukui được cảnh báo nên tránh xa cá heo, sau khi có thông tin ít nhất một con cá heo đã làm 6 người bị thương nhẹ.
Một cá thể cá heo mũi chai Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Con cá heo, được tin là một cá thể cá heo mũi chai Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trưởng thành, đã cắn nhiều người đi bơi ở 3 bãi biển của tỉnh Fukui trên biển Nhật Bản kể từ cuối tháng 7. Theo báo Manichi, đa số vụ tấn công diễn ra ở phạm vi 10m gần bờ. Mặc dù cá heo nổi tiếng là loài thân thiện với con người, nhưng có thể phản kháng nếu cảm thấy bị đe dọa.
Trong quá khứ, đa số các vụ tấn công của động vật tại Nhật nhằm vào con người diễn ra ở nơi hoang dã, khi một số người đi hái nấm và rau rừng gặp phải các hành động hung hăng của gấu, số vụ diễn ra tại các đô thị lớn ngày càng gia tăng.
Một bầy khỉ Nhật.
Vào tháng 6 năm ngoái, các thợ săn đã phải được gọi đến để bắn hạ một con gấu nâu khiến 4 người bị thương ở ngoại ô Sapporo, thành phố lớn nhất trên đảo Hokkaido ở phía Bắc Nhật bẢN.
Các nhà chức trách đã phải đóng cửa sân bay của thành phố, 42 trường học và cả một căn cứ quân sự trước khi con gấu cao 2m bị bắn.
Trong 6 tháng tính đến tháng 11/2020, kỷ lục 13.670 con gấu đã được nhìn thấy trên khắp Nhật Bản, với không dưới 63 người bị tấn công, 2 trong số đó đã chết vì vết thương của chúng.
Ở miền Nam Nhật Bản, cư dân của hòn đảo Kakara nhỏ bé đang cân nhắc việc sơ tán vì lợn rừng đã "làm loạn" khắp nơi, phá hoại mùa màng bí ngô, khoai lang và ngày càng trở nên hung hãn, có hành vi xâm chiếm lãnh thổ.
Tình hình đã trở nên tồi tệ đến mức các bậc phụ huynh không còn cho phép con cái của họ chơi ngoài trời vì sợ chúng sẽ bị tấn công.
Mùa hè năm nay, vụ tấn công của "binh đoàn khỉ" đã gây chú ý lớn của truyền thông Nhật.
Chính quyền địa phương ở tỉnh Yamaguchi, miền nam Nhật Bản, đã báo cáo 66 vụ việc chỉ trong tháng 7 và đưa ra lời khuyên người dân địa phương không tiếp xúc bằng mắt với một con khỉ vì nó có thể bị coi là thách thức và dẫn đến một cuộc tấn công.
Các nhà chức trách đã đặt bẫy và tiến hành tuần tra, với hai con khỉ đặc biệt hung dữ đã bị bắt và cho chết.
"Tôi nghĩ các số liệu thống kê xác nhận rằng chúng ta đang thấy nhiều trường hợp (tấn công) hơn trong những năm gần đây so với trước đó". Abe Mariko thuộc Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Nhật Bản cho biết.
Nhưng tại sao động vật lại "nổi giận" với con người?
Biến đổi khí hậu
"Có vẻ như có một số yếu tố góp phần làm gia tăng những trường hợp này, nhưng tôi nghĩ một trong những yếu tố lớn nhất - đặc biệt là trong năm nay - là tác động của biến đổi khí hậu", Abe nói với trang DW.
Bà nói: "Trong khoảng một thập kỷ qua, mùa mưa thường kéo dài khoảng 1 tháng từ giữa tháng 6 đã trở nên ngắn hơn và lượng mưa ít hơn. Và năm nay hiện tượng đã trở nên cực đoan. Có mây bao phủ trong suốt tháng 6, nhưng không đủ mưa và hiện chúng tôi đang chứng kiến nhiệt độ cao kỷ lục trên khắp đất nước".
Kết quả là nguồn thức ăn trong rừng núi không đáp ứng cho quần thể khỉ, đồng nghĩa với việc chúng phải đi kiếm ăn tại nơi khác. Ngoài vùng hoang dã, rõ ràng là chỉ còn các khu dân cư tập trung của con người.
"Một yếu tố khác là các vùng ngoại ô liên tục lấn sâu vào môi trường sống của động vật", bà nói thêm.
Đô thị hóa và thu hẹp vùng nông thôn
Kevin Short, giáo sư chuyên về giáo dục môi trường tại Đại học Khoa học Thông tin Tokyo, đồng ý rằng việc mất môi trường sống là nguyên nhân chính làm gia tăng số lượng động vật hoang dã xâm nhập vào các khu vực đô thị.
Ông cũng chỉ ra rằng do dân số nông thôn của Nhật Bản ngày càng thu hẹp, có ít thợ săn động vật hoang dã hơn, dẫn đến sự bùng nổ về số lượng gấu, heo rừng và khỉ trong những năm gần đây.
Ông nói: "Trước đây, những ngôi làng này từng hoạt động như một loại vùng đệm giữa rừng và vùng ngoại ô và dân làng sẽ tiêu diệt những con vật làm hại mùa màng của họ, v.v. Với việc các ngôi làng mất hết người trẻ và dần bị thu hẹp, có ít dân cư hơn ngăn động vật hoang dã xâm chiếm (các vùng ngoại ô)".
Phản ứng theo tập tính
"Tôi cũng cảm thấy điều đó có nghĩa là động vật không còn sợ hãi con người nữa", Short nói.
"Ví dụ, khỉ Nhật Bản rất thông minh và một khi chúng nhận ra rằng chúng không cần phải sợ con người và chúng có thể bắt nạt chúng ta một cách hiệu quả, thì điều đó sẽ lây lan qua cả đàn rất nhanh chóng".
Ông nói: "Chúng cũng đã biết được rằng các vùng ngoại ô của các thị trấn và thành phố của Nhật Bản cung cấp nguồn thực phẩm hấp dẫn và dễ dàng".
Một vấn đề quan trọng là nhiều người cảm thấy hứng thú khi thấy động vật hoang dã xuất hiện trong thành phố, nên cho chúng đồ ăn. Tadamori Fujita, một hướng dẫn viên tại Vườn Động vật Tự nhiên Takasakiyama ở thành phố Oita, cho biết, "Khỉ không quan tâm đến con người, vì vậy trong những trường hợp bình thường, chúng sẽ không đến gần chúng ta".
Ảnh chụp từ video một con khỉ đang cố mò vào nhà ở Yamaguchi hồi cuối tháng 7.
Tuy nhiên, ông nói thêm, nếu chúng được cho thức ăn, hoặc đã thành công trong việc lấy thức ăn từ con người, chúng có thể học được rằng nếu chúng tấn công con người, sẽ có thể lấy được thức ăn. Ngoài ra, ông nói, "giao tiếp bằng mắt được khỉ hiểu là hành vi đe dọa, vì vậy chúng có thể tấn công người vì nghĩ rằng chúng đã bị khiêu khích. Nếu bạn bắt gặp bất kỳ con khỉ nào, đừng kích động chúng và hãy từ từ bỏ đi".
Với cá heo, chính quyền địa phương đã triển khai các lực lượng tuần tra bãi biển và phao phát ra sóng âm thanh siêu âm để giữ chúng tránh xa các bãi biển, đồng thời treo biển cảnh báo người dân không đến gần sinh vật này.
Abe nói: "Điểm mấu chốt là đây là những động vật hoang dã đang trong môi trường sống tự nhiên của chúng. Con người đang xâm nhập vào không gian của chúng, chúng không phải là vật nuôi và mọi người không thể đơn giản là chơi với chúng. Mọi người cần học cách tránh xa động vật hoang dã".
Ý kiến của Abe trùng khớp với Hiệp hội Phòng chống Ngược đãi Động vật Hoa Kỳ. Thông thường, loài vật nào cũng có thể trở nên hung hăng nếu cảm thấy lãnh thổ của chúng bị đe dọa và sẽ hành động để bảo vệ môi trường sống, các con non và bản thân chúng như một cách tự vệ, đặc biệt với các loài sống theo bầy như khỉ.
Đôi khi, chúng cũng hành động theo bản năng để phòng thủ khi cảm thấy đe dọa, ví dụ như khi bọn khỉ bị nhìn vào mắt, hoặc khi cá heo bị chạm vào những vị trí không mong muốn. Mặc dù các vụ tấn công của cá heo là cực kỳ hiếm, nhưng chúng không phải là chưa từng xảy ra, đặc biệt là nếu loài thú thông minh này cảm thấy bị đe dọa.