a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Năm, 17 tháng 8, 2017

PHONG THỦY VÀ PHỤ NỮ



Phong thủy 
Phong thủy tuyệt vời nhất cho ngôi nhà chính là người phụ nữ.
Nếu bạn đang có một hiền thê tức là ngôi nhà của bạn có phong thủy tuyệt vời rồi đó. Phong thủy quan trọng nhất của gia đình chính là người phụ nữ.
Người ta thường nói: “Ðàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” để nhấn mạnh đến vai trò của người phụ nữ trong việc vun đắp hạnh phúc gia đình. Theo phong thủy học, người phụ nữ tâm lương thiện sẽ mang tới cho gia đình rất nhiều phúc đức.
Trong tiếng Trung chữ “安” nghĩa là “bình an” có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Từ này được ghép thành từ hai bộ thủ: Ở trên là bộ miên “宀” tức là mái nhà, ở dưới là bộ nữ “女“, tức là người phụ nữ.
Ý nghĩa là có người phụ nữ ở trong nhà thì sẽ mang đến sự yên bình. Cổ ngữ có câu: “Thê hiền phu an”, có thể giải thích sâu hơn cho chữ này: Nữ chủ nhân tâm lương thiện sẽ mang đến cho gia đình và hậu thế vô tận phúc đức, tránh mầm tai vạ cho con cháu. Nếu như người phụ nữ mang độc niệm, hành vi không hợp, bất hiếu, dâm loạn thì sẽ làm cho gia đình mất đi an bình, không chỉ có nguy hiểm cho bản thân, còn có thể làm loạn gia tộc nên cổ nhân nói “nữ nhân tốt sẽ vượng ba đời, nữ nhân xấu sẽ hoại ba đời” (là chỉ người vợ).
Người phụ nữ có cách ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, trong nhà thường chỉnh tề. Người phụ nữ ăn mặc lôi thôi, trong nhà thường loạn bát nháo, tâm trạng cũng sẽ không tốt. Người phụ nữ tính toán chi li, bụng dạ hẹp hòi, sinh sự từ việc không đâu, trong nhà sẽ vĩnh viễn không ngày nào yên bình, 'gà bay chó chạy'. Người phụ nữ hào phóng, thông tình đạt lý, trong nhà tất nhiên tài vận tràn đầy, già trẻ đều khỏe mạnh.
Trời sinh người phụ nữ chính là giữ vai trò thủy, “thủy tính” chính là trong phong thủy trong nhà; người phụ nữ có “thủy tính”, là có tướng vượng phu. Muốn biết người phụ nữ mệnh tốt hay xấu, chính là xem “thủy tính” tốt hay không. “Thủy tính” trong sạch, nhu hòa có thể làm thay đổi nhân tâm, bồi bổ chỗ khuyết; “thủy tính” bị ô nhiễm đục ngầu sẽ làm tổn thương gia đình.
Luận theo Kinh Dịch – Phong thủy, người phụ nữ quá mạnh mẽ, thường gây tai hoạ bởi vì “thủy tính” của người phụ nữ thường nhu mì. Nam nhân coi trọng “thủy tính” khi chọn vợ thì thường dễ phát tài làm giàu bởi vì khi đó âm dương hợp nhất, mượt mà thông suốt; nam nhân luôn cần sự bổ khuyết của “thủy tính” mới có thể đem số mệnh bừng bừng phấn chấn, mượn phong thủy chuyển vận may (thủy là nước, ý là nhu mềm).
Hậu đức tải vật, hậu đức nuôi gia đình; người phụ nữ là thủy, tính tình như nước thì mới có thể chịu tải được sự phát đạt của gia đình. Cô gái tốt không phải do sắc đẹp mà là tâm sắc; thê tử tốt không phải tướng mạo mà là tâm mạo. Mệnh chuyển theo tâm, vận sinh theo tâm. Người phụ nữ có đức hạnh, tuổi càng lớn càng có phúc tướng; nữ tử không đức hạnh, tuổi càng lớn, tướng càng xấu.
Vậy nên nói: Nam nhân là cột trụ, là bộ khung chính của ngôi nhà mà người phụ nữ là phong thủy của ngôi nhà, là vận số của ngôi nhà!
Phụ nữ
Khi Bill Gate được phỏng vấn: Quyết định thông minh nhất của ông là tạo ra các phần mềm hay các công việc từ thiện? Câu trả lời của Bill Gate: Ðều không phải, mà quyết định thông minh nhất đó là tìm người phụ nữ phù hợp để kết hôn. Người phụ nữ quyết định hạnh phúc của thế hệ trước, vui vẻ của thế hệ này và tương lai của thế hệ sau. Nếu bố bạn lấy nhầm vợ thì tuổi thơ của bạn sẽ là chuỗi ngày đau khổ. Nếu bạn lấy nhầm vợ thì cả cuộc đời bạn khổ. Nếu con trai bạn lấy nhầm vợ thì tuổi già của bạn sẽ sống trong đau khổ.
Lấy được người phụ nữ tốt, thịnh vượng 3 đời,
Lấy phải người phụ nữ không tốt, lụi bại 6 đời.


Kinh Thánh là có thật? Con dấu của một vị vua trong Kinh Thánh được phát hiện ở Jerusalem


Kinh Thánh là quyển sách được xuất bản nhiều nhất và được đọc nhiều nhất trên thế giới. Nhiều chi tiết trong đó bị nhiều nhà khoa học bác bỏ vì tính huyền hoặc và ảo tưởng. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ và Thần học với niềm tin riêng của mình vẫn không ngừng khai quật và khám phá ra rất nhiều chi tiết trong đó là có thật. Vậy đó chỉ đơn thuần là câu chuyện được Thần thánh hóa, hay là câu chuyện được ghi chép không sai một chi tiết nào? Mời bạn đọc theo dõi loạt bài khám phá về Kinh Thánh của Đại Kỷ Nguyên. 
Con dấu của vua Hezekiah trong Kinh Thánh
Ngày 2 tháng 12 năm 2015, nhà khảo cổ người Israel, Eilat Mazar thông báo đã thực hiện một khám phá lịch sử: tìm được dấu in con dấu của vua Hezekiah trong Kinh Thánh, người đã trị vì ở Jerusalem những năm 700 TCN.
Phát hiện này nói với chúng ta điều gì? Tác động của nó trên bình diện lịch sử và tôn giáo ra sao? Chúng ta cùng giải mã.
Con dấu của vua Hezekiah: con dấu nhỏ nhưng chấn động lớn
Vật được phát hiện đo chỉ hơn 1 cm, nhưng mang một ý nghĩa lớn:
Đó là lần đầu tiên một dòng chữ nhắc đến một vị vua trong Kinh Thánh Do Thái, được tìm thấy trong cuộc khai quật khảo cổ ở Jerusalem.
Vật này là một dấu in của con dấu trên sắc lệnh bằng đất sét với kích thước 13,4 mm chiều rộng và 11,9 mm chiều cao.
Ở thời cổ đại, con dấu đã được dùng để xác thực văn bản của một nhân vật quan trọng nào đó, như những người có địa vị, quan chức cao cấp, linh mục, thống đốc, hoàng tử …và các vị vua!
Con dấu được khắc các họa tiết hoặc chữ cho phép xác định ra chủ sở hữu. Để niêm phong tài liệu, thì chỉ cần in con dấu trên một bề mặt dẻo như đất sét tươi.
Con dấu hình trụ tìm thấy tại Mari (Louvre, WA 18.368).
Nếu văn bản được viết trên một phiến đất sét, con dấu được đóng vào cuối văn bản, như một chữ ký ở cuối thư.
Những phiến đất sét được sử dụng rất phổ biến ở vùng Lưỡng Hà (nay là Iraq) và đến cả Ai Cập qua Syria và Palestine.

Nhưng con dấu mà dấu in được phát hiện ở Jerusalem là một loại khác hẳn: đó là một con dấu tròn, nạm trong một chiếc nhẫn được dùng như con dấu.Những con dấu thường có hình trụ, và người ta lăn nó trên phiến đất sét – giống như con lăn ở tiệm bánh – để in họa tiết lên đó.
Văn bản xác thức không phải là một tấm bảng hình nêm, mà là một tờ giấy cói cán, cuộn lại bằng một dây mảnh được thắt nút và sau đó được niêm phong bằng một sắc lệnh đất sét có đóng dấu hoàng gia. Hơn nữa, những dấu vết của giấy cói vẫn còn nhìn thấy được ở mặt sau của sắc lệnh.
Chữ khắc là chữ Do Thái cổ
Con dấu này gồm 3 phần: phần trên và phần dưới là chữ Do Thái, phần giữa gồm 2 họa tiết. Những chữ ở đây hầu như không giống với chữ Do Thái hiện đại, chúng là chữ Do Thái cổ.
Nguồn gốc của chúng bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ hai TCN, khi người Semite cải biên chữ tượng hình Ai Cập để tạo ra bảng chữ cái đầu tiên.
Loại chữ này phát triển chậm chạp trước khi được người Phoenicia, Arameen và Do Thái nói riêng chấp thuận, từ đó cho ra đời chữ cái Hy Lạp, sau đó là chữ Latinh, cũng như chữ Ả Rập. Đây là những gì ta có thể đọc trên con dấu này (ở đây là chữ Do thái truyền thống):
לחזקׄיהו.אחׄ
ז.מלך.יהדׄ [ה]
Có nghĩa là: “Của Hezekiah (con trai của) A-cha,  vua Do Thái”. Vị vua này được đề cập đến trong Kinh Thánh ở cuốn thứ hai sách của các vị vua, chương 16, câu 20:
“A-cha yên nghỉ cùng ông cha mình và được chôn cất với họ trong thành Đa-vít. Hezekiah con trai ông, trị vì tiếp sau đó”.
Các chữ trên con dấu hoàn toàn phù hợp với ghi chép trong kinh thánh; lần đầu tiên trong lịch sử, một vị vua của Kinh Thánh Do Thái xuất hiện trên một dòng chữ phát hiện được trong cuộc khai quật khảo cổ ở Jerusalem!
Hezekiah là ai?
Vua Hezekiah trong Kinh Thánh
Ta biết gì về vị vua này? Theo Kinh Thánh, Hezekiah trị vì khoảng từ năm 716 đến năm 687 TCN. Triều đại của ông kéo dài và thịnh vượng; Hezekiah đã phát triển thủ đô Jerusalem của vương quốc để có thể đón nhận nhiều người Israel đến định cư sau sự tàn phá đất nước của các đội quân Assyria khoảng năm 722.
Hezekiah đã chiến đấu chống lại các đạo quân Assyria khi chúng bao vây Jerusalem khoảng năm 701.
Kinh Thánh nói chiến thắng của ông là dấu hiệu của sự ưu ái của Thần, kể nhiều đến sự trung thành của ông đối với Yahweh, thần của Israel.
Các họa tiết trên con dấu
Biểu tượng Ankh
Giữa hàng chữ bên trên và bên dưới, con dấu của vua Hezekiah có hai họa tiết, chúng có nguồn gốc Ai Cập: Chữ thập trong vòng quai ở đầu, gọi là Ankh, có nghĩa là cuộc sống trong chữ tượng hình Ai Cập.
Mặt trời ở trên đỉnh, bao quanh bởi các tia sáng, cùng với hai cánh rộng lớn với ý nghĩa bảo vệ, đây là một trong những vị thần chính ở Ai Cập (được gọi là Ra), về sau kết hợp với Atum, thành thần mặt trời sáng tạo. Vậy những họa tiết Ai Cập trên con dấu của vua Hezekiah có ý nghĩa gì?
Vì sao có họa tiết Ai Cập?
Pharaoh Akhenaten
Từ sau thiên niên kỷ thứ hai TCN, Palestine nằm trong lòng của đế chế Ai Cập hùng mạnh. Người ta đã tìm thấy trong các cuộc khai quật khảo cổ ở Ai Cập, sự tương đồng giữa pharaoh Akhenaten (thế kỷ XIV, TCN) và thống đốc của Jerusalem, một ‘Abdi-Khéba nào đó. Nửa thế kỷ sau, Pharaoh Seti I dựng một tấm bia tại Beth Shean (ở miền Bắc Israel) để kỷ niệm chiến thắng của mình trong khu vực.
Sự ảnh hưởng của nền văn minh Ai Cập kéo dài hàng thế kỷ, bằng chứng là nhiều đồ vật Ai Cập hoặc đồ thủ công Ai Cập được phát hiện trong các di tích khảo cổ của Palestine cổ đại.
Ptolemy II, một Pharaoh đã trị vì Do Thái
Bên cạnh đó, tại thiên niên kỷ sau, trong thế kỷ thứ ba TCN, một Pharaoh nữa, nhà vua Hy Lạp Ptolemy II, đã trị vì xứ Do Thái.
Trong bối cảnh đó, không có gì ngạc nhiên khi một người Do Thái sử dụng các họa tiết Ai Cập trên con dấu của mình, và trường hợp của Hezekiah không phải là độc nhất.
Còn những gì liên quan tới tín ngưỡng aniconique (có nghĩa là không có sự hiện diện của thần) được ca tụng trong một số văn bản kinh thánh, trong thực tế, nó chỉ phát triển hai thế kỷ sau thời Hezekiah.  
Những khai quật khảo cổ tiết lộ sự từ bỏ các đồ vật văn hóa bản địa, trong khi các con dấu không còn thể hiện sự hiện diện của thần nữa.
Một khám phá giàu tính lịch sử
Việc phát hiện ra dấu in này khẳng định sự tồn tại của vua Hezekiah của Do Thái 700 năm TCN, đồng thời tôn vinh tính xác thực dấu in của con dấu này đã được công bố cách đây chục năm.
Nó góp thêm bằng chứng vào khối dữ liệu khảo cổ ngày một lớn, chỉ ra dòng chảy trong khuôn khổ lịch sử được nhắc tới trong kinh thánh cho giai đoạn trị vì của các vương quốc Israel và Do Thái.
Ngoài ra, Nó cũng cho thấy sự ảnh hưởng to lớn của Ai Cập đối với dân Do Thái, không chỉ về mặt chính trị, mà còn về mặt văn hóa và tôn giáo, rất lâu trước sự ra đời của Do Thái giáo mà chúng ta biết.
Phát hiện này cho phép hiểu rõ hơn về bộ Kinh thánh Do Thái  bằng cách đặt chúng trong bối cảnh lịch sử của chúng. Những tiên tri, những cảnh báo của Thần trong đó, cũng khiến con người hiện đại phải cẩn trọng ngẫm nghĩ hơn thay vì chỉ cho rằng đó là câu chuyện tưởng tượng. 
Xuân Hà (biên dịch từ Epoch Times France)

Không có nhận xét nào: