a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018

Nhắc nhở nhau về sức khỏe

Nay đã hơn 30 năm, hễ cứ đến ngày này là nhận nhau những lời chúc tụng. Tôi không biết là mình có nên chúc tụng đồng nghiệp và nhận lời chúc tụng của người khác không, khi mà, ngành Y bây giờ không làm tròn trách nhiệm với người bệnh.
            Thôi thì cũng vài dòng cảm ơn những gì các bạn đã chúc nhau, và xin đưa ra những nguyên tắc chung để bà con cẩn thận với sức khỏe của chính mình.
            Nguyến tắc thứ nhất:
            Đừng tin những gì quảng cáo trên báo đài, truyền thông, và thế giới mạng về thuốc. Vì không độc thì không gọi là thuốc, người ta chỉ uống thuốc để tự tử, chứ không ai uống nước để tự tử bao giờ. Chính vì thế, mà ở các quốc gia tiên tiến, cấm quảng cáo thuốc trên phương tiện truyền thông dân dụng, chỉ được quảng cáo thuốc ở tạp chí và hội thảo chuyên ngành Y.
            Nguyên tắc thứ hai:
            Khi đi khám bệnh bất kỳ ở đâu, người bệnh cần có 1 câu hỏi phải hỏi: “Bệnh của tôi do nguyên nhân gì?” Vì chỉ có thầy thuốc giỏi mới điều trị nguyên nhân bệnh, còn lại những thầy thuốc kém hiểu biết chỉ biết điều trị hậu quả – hay còn gọi là chữa triệu chứng  của bệnh.
           Nguyên tắc thứ ba:
            Đừng bao giờ tin những gì mình tìm kiếm trên mạng internet rồi tự suy diễn, tự làm bác sĩ cho mình và gia đình mình. Vì như thế chỉ làm hại chính mình và gia đình mình. Hãy cứ nghĩ, nếu bản thân bạn đủ khả năng được các trường Y nhận vào học thì các bạn đã trở thành bác sĩ, chưa kể các bác sĩ đã được đào tạo chính quy một thời gian dài về bộ máy tinh vi nhất của quả đất – con người – bình thường và bất thường từ tế bào đến bao nhiêu rối loạn khác về cả thể chất lẫn tinh thần, nhưng chưa chắc họ đã giỏi, thì các bạn chỉ vài cú enter với google, không có kiến thức căn bản về y khoa, thì các bạn như người điếc không sợ súng và tự hại mình thôi.
             Nguyên tác thứ tư:
            Đừng bao giờ tin những quảng cáo về các loại thức ăn, thức uống bổ, giúp chữa bệnh này hay bệnh khác – Ví dụ, sữa chống loãng xương, thực phẩm chức năng, thức uống collagen, v.v… – chỉ là những trò kinh doanh kiểu đa cấp để kiếm lãi. Loãng xương là một trong những tiến trình của một quá trình lão hóa của bất kỳ động vật nào được diễn ra ở mức độ phân tử sinh học, tiến trình này cho tới nay, y học vẫn còn mò mẫm và bất lực.
            Nguyên tác thứ năm:
            Ăn uống và làm việc là thuốc. Ăn uống và làm việc đúng thì không hoặc ít bệnh tật. Ăn uống và làm việc sai là tự đưa mình vào nơi khổ đau của bệnh tật, vì sức khỏe quý hơn vàng.
            Chúc cộng đồng người Việt sức khỏe dồi dào , khỏe mạnh , hạnh phúc và phồn vinh !

Dr Hồ Hãi /Dr Trinh Kim

Carb là cái gì mà ăn kiêng sợ thế? 

Trong dinh dưỡng học, carb, chất béo và protein là ba chất chính tạo ra năng lượng (calo) cho cơ thể. Ăn kiêng giảm béo là phải giảm calo đầu vào. Trong ba loại sinh calo trên, chỉ có carb là bị “chiếu tướng” nhiều nhất, phải hạn chế tới mức tối thiểu, còn chất béo và protein lại được phép ăn thoải mái. Carb là cái gì mà ăn kiêng giảm béo lại sợ thế?
Vũ Thế Thành

Carb (carbs) là chữ viết tắt từ carbohyrates, để chỉ các hợp chất chỉ có carbon, hydrogen và oxygen. Ba nguyên tố này kết nối theo cách thức riêng để tạo ra carb.
Carb được chia thành ba loại chính:

  • Đường, là chất tạo ngọt, có dây phân tử ngắn, gồm đường ăn, đường glucose, đường fructose (có trong trái cây, mật ong), đường galactose (trong sữa)…
  • Tinh bột (starches), có dây phân tử dài, gồm rất nhiều phân tử glucose kết hợp lại. Khi tiêu hóa, tinh bột bị “chặt” thành đường glucose, ruột mới hấp thu được.
  • Chất xơ (fiber), cũng có dây phân tử dài như tinh bột, nhưng kết cấu phức tạp.
Công dụng chính của carb là sinh ra năng lượng (đo bằng calo). Muốn sinh năng lượng, hệ tiêu hóa phải “chặt” carbs thành đường glucose, ruột mới hấp thu được, rồi chuyển glucose vào máu đem đến các tế bào để “đốt”.
Chất xơ là loại carb đặc biệt
Carb đâu có tội tình gì. Vấn đề là carbs loại nào thôi

Chất xơ cũng là một loại carb, nhưng là carb không sinh năng lượng, vì hệ tiêu hóa của người không thể “chặt” xơ thành glucose được.
Nhưng vài loại xơ, nhất là xơ hòa tan trong nước, có thể lên men tại ruột già, tạo ra các acid béo dây phân tử ngắn (dây phân tử ngắn). Acid béo này có thể bị đốt để sinh năng lượng, nhưng không đáng kể.
Xét về mặt ăn kiêng giảm béo, không phải loại carb nào cũng đáng bị hạn chế tới mức tối thiểu. Chất xơ là loại thực phẩm mà giới khoa học ít càm ràm nhất. Chất xơ không sinh năng lượng, tiêu hoá chậm, no lâu, nên đỡ ăn… vặt, giúp giảm cân thấy rõ.
Đó là chưa kể các lợi ích khác mà chất xơ đem lại như: làm giảm rủi ro bệnh động mạch vành (giảm đến 40%), bệnh tim, tiểu đường type 2. Những yếu tố này liên quan tới cao huyết áp, cao insulin, thừa cân (nhất là bụng phệ), cao triglyceride máu và thấp HDL (cholesterol tốt).
Chất xơ, nhất là
xơ không hoà tan lại có thể làm giảm rủi ro tới 40% bệnh viêm túi thừa (diverticulosis) ở ruột già, mà nguyên nhân thông thường do táo bón kinh niên.
Carb thô sơ và carb “mông má”
Chất xơ đâu chỉ có trong rau cỏ lòng thòng. Nó có nhiều trong các loại trái cây, nhất là phần vỏ và cận vỏ.
Rồi thì các loại hạt, ngũ cốc còn nguyên vỏ, gạo lứt, gạo nảy mầm… Tuy bị cáo buộc là đầy carb sinh năng lượng, những thứ hạt này cũng có rất nhiều chất xơ. Kiêng hạt, kiêng ngũ cốc là kiêng chất xơ.
Những thứ hạt, ngũ cốc, trái cây còn nguyên vỏ này, dù vẫn chứa đầy carb, nhưng được các nhà dinh dưỡng định danh là “carbs thô sơ” (
whole carbs), rất có lợi cho sức khỏe. Loại whole carbs này có thể là các loại rau, đậu, hạt bí ngô, khoai lang, gạo lứt…
Carb mà các nhà dinh dưỡng không ưa là nước ngọt có đường, nước ép trái cây, kẹo, bánh ngọt, chocolạte (trừ chocolate đen), gạo chà xát đánh bóng hết cám…Với Tây, đấy còn là bánh mì trắng, đẹp mắt ngon miệng, nhưng đã loại gần hết chất xơ và các chất vi dinh dưỡng khác. Loại carbs “mông má: này, khoa học gọi là
refined carbs.
Carbs đâu có tội tình gì!
Phương pháp ăn kiêng giảm cân
Low Carb đang được nhiều người “sùng bái”, chỉ cần hạn chế tối đa chất carb có nhiều trong cơm, bánh mì, bột mì, khoai tây, mì, cà rốt, tất cả các loại hoa quả…, nhưng được phép ăn thoải mái chất béo và chất đạm.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, chế độ ăn
low crabs hiệu quả hơn chế độ ăn giảm chất béo (
low fat) cho mục đích giảm cân, giảm đường huyết, mỡ máu (triglyceride), giảm huyết áp…, nhất là với những người béo phì và tiểu đường type 2.
Nhưng không phải tất cả các loại carb đều xấu. Thực tế, chỉ có loại carbs “mông má” (
refined carbs) mới thực sự liên quan đến béo phì, còn loại “carbs thô sơ” (
whole carbs) giàu chất xơ, còn nguyên vỏ cám, lại rất có lợi cho sức khỏe. Do đó, không thể đánh đồng các loại carb như nhau, để hễ cứ ăn kiêng giảm béo, là quay mặt với carb.
Béo phì và tiểu đường type 2 là những căn bệnh thời đại, chỉ mới nổi lên từ những năm 1980. Nhưng cả ngàn năm nay, nhân loại vẫn ăn bánh mì, ngũ cốc…,phụ nữ châu Á từ xưa vẫn thon thả với cơm gạo, bánh mì đậu hũ… Carb đâu có tội tình gì. Vấn đề là carbs loại nào thôi.

Vũ Thế Thành 

Không có nhận xét nào: