a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2022

14 đường băng sân bay đáng sợ nhất thế giới....

Từ đường băng trên hòn đảo ở Caribbe với đầu cuối là bãi biển đông
 người cho đến đường băng làm hoàn toàn từ băng đá tại Nam Cực, 
dưới đây là 14 đường băng sân bay đáng sợ nhất thế giới được trang
 Business Insider tổng hợp. 

1. Sea Ice Runway, McMurdo Sound‎, ‎Nam Cực

Còn được gọi là "The Ice", Sea Ice Runaway là đường băng trên băng đá hoàn
 toàn theo nghĩa đen. Đường băng này có thể có một số chỗ nứt do sức nặng
 của máy bay. Khi nhiệt độ tăng và băng tan, về cơ bản thì ở đây không 
có đường băng để hạ cánh.

 2. Sân bay Quốc tế Princess Juliana, đảo Saint Martin, Caribbe

Sân bay Quốc tế Princess Juliana tại hòn đảo Saint Martin, Caribbe có thể 
đáng sợ hơn đối với với những người đang tắm nắng trên bãi biển so với 
hành khách trên máy bay. Sân bay này có đường băng ngắn với một đầu
 kết thúc ngay trên bãi biển. Điều này có nghĩa là máy bay phải bay rất
 thấp, gây gió mạnh và tiếng ồn lớn với những người trên bãi biển.

3.  Sân bay Paro, Paro, Bhutan

Sân bay quốc tế duy nhất của quốc gia Nam Á là Paro, nằm ở độ cao 2.235m 
so với mực nước biển và bao quanh bởi các ngọn núi thuộc dãy Himalaya 
cao hơn 4.800m. Việc hạ cánh xuống đây nguy hiểm tới mức chỉ một số 
phi công đủ điều kiện mới được phép thực hiện.

 4. Sân bay Barra, Eoligarry, Scotland 

Tới sân bay Barra tại Scotland, ngoài việc phải hạ cánh xuống bãi biển đầy 
cát, máy bay còn phải bay theo thời gian của thủy triều. "Đường băng" của
 sân bay sẽ hoàn toàn biến mất khi thủy triều lên.

5. Sân bay Juancho E. Yrausquin , Zion's Hill, đảo Saba, Hà Lan

Không chỉ phải đối phó với những dãy núi gió lồng lộng quanh sân bay
 Juancho E. Yrausquin, phi công còn phải đủ tỉnh táo để hạ cánh xuống
 đường băng chỉ dài 400m với đầu cuối là biển ở đây.

6. Sân bay Narsaruaq Airport, Narsarsuaq, Greenland 

Bao quanh bởi các vịnh hẹp, sân bay Narsaruaq của Greenland là thách thức
 lớn với phi công khi thường xuyên có gió mạnh và chỉ được cất-hạ cánh 
vào ban ngày. Phi công cũng phải bẻ lái 90 độ để rẽ vào đường băng - điều
 khó thực hiện trong điều kiện gió to.

7. Sân bay Quốc tế Gibraltar, Gibraltar (lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh)

Ngoài việc kết thúc ở một bến cảng, đường băng của sân bay này bao quanh
 bởi những ngọn núi khổng lồ và con phố đông đúc. Đường băng của sân bay 
này cắt với Winston Churchill Avenue - một trong những con phố đông nhất
 tại Gibraltar. Mỗi khi có máy bay hạ cánh, các con phố xung quanh đều 
tạm thời được chặn lại.

8. Sân bay Madeira, Madeira, Bồ Đào Nha

Đây nổi tiếng là một trong những sân bay nguy hiểm nhất tại châu Âu. Phi
 công hạ cánh tại sân bay Madeira của Bồ Đào Nha phải cực kỳ khéo léo 
để điều khiến máy bay qua đường băng nằm giữa những ngọn đồi và biển
. Đường băng này nổi tiếng với gió to và độ ngắn đến mức bất hợp lý - 
dù năm 2003 đã được mở rộng dài ra 200m. Do đó, phi công thường phải
 ngoặt phải gấp để tránh lao xuống Đại Tây Dương.

9. Sân bay Qamdo Bamda, Baxoi, Qamdo, Tây Tạng, Trung Quốc

Dù không còn là sân bay cao nhất thế giới (danh hiệu thuộc về sân bay
 Daocheng Yading của Trung Quốc), sân bay Qamdo Bamda ở Tây Tạng 
vẫn nằm khá cao 4.333m so với mực nước biển và có không khí loãng, 
khiến cho việc hạ cánh khá khó khăn. Chính vì vậy, đây cũng là sân bay
 có đường băng dài nhất thế giới, tới 5,47km.

10. Sân bay Gustaf III, St. Barths, Caribbe

Sân bay Gustaf III, tại đảo St. Barths có đường băng chỉ dài 640m và kết 
thúc trên bãi biển đầy du khách.

11. Matekane Air Strip, Matekane, Lesotho 

Đường băng tại sân bay Matekane Air Strip tại Lesotho, châu Phi chỉ dài 
chưa đầy 400m nhưng lại có đoạn dốc xuống tới hơn 600m ở đầu cuối.

12. Sân bay Quốc tế Ketchikan, Ketchikan, Alaska, Mỹ

Ngoài việc có đường băng siêu ngắn, sân bay quốc tế Ketchikan, bang 
Alaska của Mỹ còn nằm trong điều kiện thời tiết giá lạnh với lượng mưa
 ít ỏi mỗi năm. Xung quanh đây là những dãy núi và biển, tạo ra gió mạnh, 
gây khó khăn cho việc hạ cánh.

13. Sân bay Tenzing-Hillary, Lukla, Nepal

Sân bay Tenzing-Hillary tại Lukla, Nepal, không chỉ nằm ở độ cao 2.860m 
so với mực nước biển mà còn là sân bay có đường băng dốc nhất thế giới. 
Đó là lý do các máy bay chỉ được cất - hạ cánh ở đây vào ban ngày, trong
 điều kiện thời tiết cho phép.

14. Sân bay Courchevel, Courchevel, Pháp

Tại Pháp, sân bay Courchevel không chỉ có đường băng siêu ngắn - chỉ 544m,
 mà còn rất dốc với độ dốc 18,5%.

Sưu tầm

Vì sao Mặt trăng càng ngày càng xa Trái đất?


Là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất, Mặt trăng hình thành sau cú va chạm của tiểu hành tinh Theia với Trái đất vào 4,5 tỷ năm trước. Và theo thời gian, Mặt trăng đang càng ngày càng dịch chuyển xa khỏi hành tinh của chúng ta.


Mặt trăng là thiên thể gần nhất so với Trái đất trong vũ trụ. Khoảng cách trung bình giữa Mặt trăng và Trái đất là 384.400km. Nếu như con người đi bộ từ Trái đất đến Mặt trăng thì phải mất khoảng thời gian là 9 năm. Nếu như đi phi thuyền vũ trụ thì mỗi lần đi về từ Trái đất đến mặt trăng phải mất hơn 7 ngày.

Quỹ đạo quay quanh Trái đất của Mặt trăng là 27,32 ngày và khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trăng là 384.000 km. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng Mặt trăng đang dịch chuyển với vận tốc 3,8cm/năm cách xa khỏi Trái đất. Con số này khá nhỏ nên chúng ta không thể thấy được bằng mắt thường.

Với tốc độ này thì trong 10.000 năm qua, Mặt trăng đã đi xa khỏi Trái đất được 380 mét. Và như vậy phải mất khoảng 5 tỷ năm nữa Mặt trăng mới đi được 200.000 km. Dù thế, khi đó Mặt trăng vẫn sẽ ở trong quỹ đạo của Trái đất với một chu kỳ khác hơn bây giờ.

5 tỷ năm nữa cũng là thời điểm Mặt trời đi vào giai đoạn phồng to lớp vỏ và trở thành sao khổng lồ đỏ to lớn tới mức nghiền nát Sao Kim, Sao Thủy và cả Trái đất lẫn Mặt trăng. Đó là một khoảng thời gian quá dài so với một đời người nên chúng ta không cần lo lắng về điều này.

Một câu hỏi đặt ra là vì sao Mặt trăng lại dịch chuyển đi xa khỏi Trái đất? Lý do là vì Mặt trăng tự quay quanh Trái đất, song lại bị khóa thủy triều với hành tinh của chúng ta. Do đó chu kỳ quỹ đạo của Mặt trăng trùng với chu kỳ tự quay của nó, nên Mặt trăng luôn hướng về phía Trái đất.

Do Mặt trăng và Trái đất có lực hấp dẫn nhau nên cả hai bị phồng lên ở phần hướng về nhau. Trong khi đó, Trái đất có chu kỳ tự quay ngắn hơn của Mặt trăng nên chỗ phồng do Mặt trăng gây ra trên bề mặt Trái đất liên tục di chuyển. Từ đó khiến Trái đất quay nhanh hơn so với chuyển động quỹ đạo của Mặt trăng.

Lực hấp dẫn của Mặt trăng lại kéo Trái đất quay chậm lại làm cho năng lượng quay giảm. Năng lượng này lại được chuyển hóa trực tiếp qua khiến Mặt trăng quay nhanh hơn. Điều này khiến Mặt trăng tự dịch chuyển ra xa hơn theo định luật gia tốc.

Mặt trăng là một vệ tinh quay quanh Trái đất, Mặt trăng không phát nhiệt cũng không phát sáng. Mặt Trăng là thiên thể duy nhất ngoài Trái Đất mà con người đã đặt chân tới.

Năm 1959 là năm mang tính lịch sử đối với công cuộc khám phá Mặt Trăng, mở đầu bằng chuyến bay của vệ tinh nhân tạo Luna 1 của Liên bang Xô viết đến phạm vi của Mặt Trăng, tiếp đó Luna 2 rơi xuống bề mặt của Mặt Trăng và Luna 3 lần đầu tiên cung cấp ảnh mặt sau của Mặt Trăng.

Năm 1966, Luna 9 trở thành tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh thành công và Luna 10 là tàu vũ trụ không người lái đầu tiên bay quanh Mặt Trăng. Hiện nay, các miệng hố đen ở vùng cực Nam của Mặt Trăng là nơi lạnh nhất trong hệ Mặt Trời.

Theo Tiền Phong / Thị Hồng

Lí giải tại sao chữ "x" được dùng để ký hiệu ẩn số trong toán học


Bạn có biết ký tự "x" luôn dùng trong toán học bắt đầu từ đâu và được sử dụng khi nào không? Một giả thuyết được các học giả chấp nhận là do sự khác biệt về ngôn ngữ trong quá trình dịch các tài liệu toán học gốc Ả Rập đã khai sinh ra chữ "x". Sau đó, nguyên tắc này tiếp tục được phổ biến bởi nhà toán học Descartes và trở thành chuẩn chung như ngày nay. Hãy cùng tìm hiểu về chữ x trong toán học này nhé.

Tại sao chữ "x" được dùng để ký hiệu ẩn số trong toán học?

Giả thuyết: Không có âm tương ứng

Môn đại số ra đời tại Trung Đông trong thời kỳ vàng son của nền văn minh Hồi Giáo (thời Trung Cổ từ năm 750 đến 1258 sau CN) và các hình thái đầu tiên biên soạn thành tác phẩm toán học vào thế kỷ thứ 9. Trong giai đoạn hoàng kim này, các giáo luật và nền văn minh Hồi giáo đã được lan rộng đến bán đảo Iberia (hiện nay là vùng lãnh thổ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,...) Tại đây, người Hồi giáo bắt đầu giảng dạy về các bộ môn khoa học và trong đó có Toán học.

Một tài liệu toán học tiếng Ả Rập từ nền văn minh Hồi giáo

Vậy điều đó có liên quan gì tới chữ x trong toán học? Theo một số nhà nghiên cứu, chữ "x" ra đời là do các học giả Tây Ban Nha không thể dịch một số âm thanh từ tiếng Ả Rập. Theo đó, từ "thứ không biết" trong tiếng Ả Rập là "al-shalan". Đây là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong các tài liệu toán học đầu tiên. Do trong tiếng Tây Ban Nha không có âm tương ứng với "sh" nên người Tây Ban Nha đã dùng "sk" để thay thế. Đây là âm trong tiếng Hy Lạp cổ và được biểu diễn bằng ký tự X (ký tự "chi").

Các nhà khoa học giả thuyết rằng sau đó, ký tự x tiếp tục dịch sang tiếng Latin và được thay thế bằng ký tự x phổ biến hơn. Điều này tương tự như nguồn gốc của chữ Xmas, được các học giả dùng chữ X (chi) trong tiếng Hy Lạp rút gọn thay cho chữ "Christ" (Chúa Jesus).

Tuy nhiên, các giải thích trên chỉ dựa trên giả thuyết và suy đoán mà không có bằng chứng cụ thể. Hơn nữa, người dịch các tác phẩm toán học thường sẽ không chú trọng tới cách phát âm mà chỉ tập trung vào truyền đạt ý nghĩa của từ ngữ. Do đó, dù có âm "sh" hay không thì cũng không có liên quan tới chữ "x". Dù vậy, nhiều học giả kể cả các nhà Toán học vẫn chấp nhận lập luận này.

Trong từ điển Webster phiên bản năm 1909 - 1916 và một số từ điển khác, cũng dùng giả thuyết tương tự để giải thích nguồn gốc chữ "x" trong toán học. Mặc dù trong tiếng Ả Rập, từ "thứ", "shei" dạng số ít đã được dịch sang tiếng Latin là "xei" và sau đó được rút gọn lại thành "x". Một số ý kiến còn cho rằng trong tiếng Hy Lạp, chữ ẩn được viết là "xenos", bắt đầu bằng chữ x nên việc viết tắt có thể cũng bắt nguồn từ đây. Tuy nhiên, đó cũng là 1 lập luận không có căn cứ.

Sự lựa chọn ngẫu nhiên của nhà toán học Descartes?

René Descartes (1596-1650), tác giả tác phâm toán học nổi tiếng La Géométrie, dùng chữ x làm ẩn số và áp dụng rộng rãi cho đến ngày nay​

Ở thời đại tiếp theo, ký tự "x" tiếp tục nhận được sự ủng hộ gián tiếp của nhà toán học René Descartes (1596 - 1650). Tuy Descartes không trực tiếp quy định, nhưng trong các tác phẩm của ông và nổi tiếng nhất là La Géométrie (công bố năm 1637), ông đã dùng các chữ cái ở đầu bảng (như a, b, c,...) để chỉ những giá trị đã biết và các chữ cái cuối bảng (như x, y, z,...) để chỉ các giá trị chưa biết (ẩn số).

Một ấn bản tác phẩm La Géométrie của Descartes

Đến đây các bạn sẽ hỏi là vậy tại sao y, z lại không phổ biến bằng ẩn số "x"? Không có ai biết được điều đó. Một câu chuyện kể rằng đó là do người in cuốn sách La Géométrie của Descartes đã đề nghị rằng ký tự "x" ít được dùng nhất và đó cũng là chữ cái mà ông có số lượng bản khắc nhiều nhất.

Câu chuyện trên vẫn chưa có căn cứ xác thực nhưng trong các tài liệu viết tay trước khi La Géométrie ra đời, Descartes đã sử dụng "x" làm ẩn số. Đồng thời, Descartes cũng không quá cứng nhắc, ông sử dụng cả 3 ký tự x, y, z để đại diện cho cả ẩn số lẫn các giá trị đã biết. Điều này càng khiến người ta nghi ngờ về tính chính xác của giả thuyết "không có âm khi dịch từ tiếng Ả Rập".

Do đó, có thể rằng Descartes chỉ đơn giản là tùy ý chọn các chữ cái để thuận tiện nhất đối với ông. Dù sao đi nữa, có một điều chắc chắn rằng sau khi tác phẩm La Géométrie được phát hành, việc dùng chữ cái a, b, c để chỉ số đã biết và x, y, z để chỉ ẩn đã trở thành một thông lệ và được chấp nhận cho đến ngày nay. 

Hoàng Thu Thảo












































 

Không có nhận xét nào: