Chủ nhân các ngôi mộ là người Việt có kinh tế khá giả, định cư lâu dài ở Sài Gòn - Gia Định xưa.
Quần thể mộ cổ bằng chất liệu đá ong nằm ở phường An Phú (quận 2), cách trung tâm TP HCM khoảng 5 km. Khu mộ nằm gần Pháp viện Minh Đăng Quang, sát Xa lộ Hà Nội. Theo các nhà nghiên cứu, khu mộ cổ được xây dựng bằng chất liệu đá ong, một trong những quần thể mộ tương đối lớn ở khu vực phía Nam.
Trước đây, khu mộ nằm trên vùng đất cao ráo, do quá trình san lấp mặt bằng xây dựng nên từ năm 2004 quần thể mộ bị ngập chìm trong nước và sinh lầy với nhiều cây cối vùng đất phèn mặn như bần, đước, dừa nước, cỏ lác… bao phủ một dẻo dài 100 m.
Sau khi thuê nhân công dọn dẹp, đội khảo cổ bắt đầu khai quật từng khu mộ. Việc khai quật do Bảo tàng lịch sử thành phố, Đại học KHXH&NV và Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ đảm nhiệm, nhằm lấy diện tích xây dựng khu đô thị 87 ha ở khu vực này.
Đoàn khai quật cho mở nắp di quan để tìm hiểu bên trong. Phần lớn di cốt đã mục, nát, không còn nguyên vẹn.
Quan tài làm bằng gỗ kết hợp các chất liệu khác được vẽ hoa cúc, chạm trổ, sơn son thiếp vàng.
Chủ nhân ngôi mộ được táng bằng kỹ thuật đổ nhựa thông, sử dụng hạt thực vật chống khuẩn, chiếu cói, than tro… cho thấy sự kế thừa truyền thống của người Việt từ Bắc vào Nam trên hành trình mở cõi từ thế kỷ 17 đến 19. Trong ảnh là chiếu cói còn sót lại.
PGS-TS Nguyễn Lân Cường (bên phải) từ Hà Nội cũng vào trực tiếp tham gia. Theo giải mã bước đầu của đoàn khai quật, những ngôi mộ có niên đại 150-220 năm.
Có 6 cúc áo bằng thủy tinh và đá mã não được tìm thấy bên trong một cổ mộ.
Có ngôi mộ khi khai quật chỉ tìm thấy mảnh quan nằm dưới đáy. Các nhà nghiên cứu cho biết, mộ đã bị phá hủy nghiêm trọng. Thực hiện phân tích carbon mảnh quan cho thấy niên đại cách đây hơn 200 năm.
Khi khai quật phát hiện một số loại hình gốm sứ, thủy tinh… có thể là đồ thờ tự gắn với lễ cúng người đã khuất nhưng hầu hết đã bị phá hủy, nằm xáo trộn nhiều vị trí.
Với mật độ dày đặc, đây có thể là nghĩa địa cổ gắn với quá trình di dân của người Việt từ Đàng Ngoài vào khai phá vùng đất Sài Gòn - Gia Định xưa.
Sơn Hòa
Ảnh: Lương Chánh Tòng
Ảnh: Lương Chánh Tòng
Phát hiện bộ xương 900 năm tuổi dưới gốc cây 215 tuổi
Theo Dailymail, đây là bộ xương của một người đàn ông thuộc thời trung cổ được chôn cất cách đây hơn 900 năm. Bộ xương được tìm thấy dưới gốc của một cây sồi 215 tuổi bị bật gốc do một cơn bao đi qua vào mùa đông năm ngoái ở Sligo, Ireland.
Hình ảnh cây sồi 215 tuổi bị bật gốc do 1 trận bão gây ra
Phần xương cột sống và hộp sọ được tìm thấy trong phần rễ của cây. Trong quá trình phát triển rễ cây đã ăn sâu vào phần chính của bộ xương.
Tiến sĩ Marion Dowd thuộc Đoàn khảo cổ học Sligo-Leitrim (SLA) thực hiện công tác nghiên cứu cho biết, đây là bộ xương của một người đàn ông chết trẻ do bị hành hạ bạo lực trong thời trung cổ vào những năm 1230 đến 1200.
Phấn xương sống và hộp sọ nằm trọng rễ cây
Các nghiên cứu cho thấy người đàn ông này thuộc độ tuổi từ 17 đến 20 và có chiều cao 1,78m, cao hơn 8cm so với những người đàn ông thời đó là 1,7m. Anh ta có tiền sử bị mắc bệnh thấp khớp xương sống do phải lao động vất vả từ khi còn nhỏ.
Phần xương chân của bộ hài cốt
Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy một số chấn thương có thể nhìn thấy trên xương của người đàn ông này do một con dao tạo ra như hai vết cắt trên xương sờn và một vết cắt ở bàn tay.
Hiện nay, bộ hài cốt đã được đưa về mai táng chính thức tại Christian theo đúng nghi lễ của người dân. Nó được đặt trong một ngôi mộ theo hướng đông tây tay khoanh lại trên vùng xương chậu.
Quần thể mộ tháp cổ đại kỳ lạ ở Peru
Khu mai táng Sillustani nằm bên bờ hồ Umayo, Peru, là nơi tập trung những tháp tang độc đáo từ thời cổ đại mang tên chullpa.
Sillustani nằm cách thành phố Puno, Peru, 34 km về phía tây bắc. Các tháp tang ở đây thực chất là những ngôi mộ hình trụ, được xây bằng đá và đất sét, cao từ hai đến 4 m, cá biệt có một số tháp có thể cao 12 m. Ảnh: Guillén Pérez/flickr.
Những cư dân của vương quốc cổ Aymara trên cao nguyên Bolivia xây tháp tang vào thế kỷ 13-14 trước khi đế chế Inca ra đời. Các công trình tương tự cũng mọc lên ở Bolivia, Peru và phía bắc Chile trong thời gian người Inca sinh sống. Theo các nhà khảo cổ học, người Inca đã xây dựng mô phỏng theo kiến trúc ở nơi họ xâm chiếm. Ảnh: Phil Blackburn/Flick.
Các tháp tang là nơi chôn cất thủ lĩnh bộ lạc cũng như tầng lớp quý tộc, cùng với gia đình và bạn bè thân thiết của họ. Ảnh: Phil Blackburn/Flick.
Xác người chết được đặt theo tư thế ngồi ôm gối như thai nhi trước khi chào đời và cuộn trong những chiếc bao da, thảm dệt hoặc chiếu rơm, cùng với tài sản, thức ăn và lễ vật. Một số tháp có ô cửa nhỏ quay về hướng đông, nơi Mặt Trời được tái sinh mỗi ngày theo quan niệm của người cổ đại. Ảnh: Phil Blackburn/Flick.
Thi hài người chết không trải qua quá trình ướp xác, nhưng trong môi trường khô nóng của ngôi mộ kín, chúng vẫn được bảo quản tốt trong nhiều thế kỷ. Ảnh: Paul York/Flick.
Những kẻ trộm mộ đã lấy đi đồ vật giá trị bên trong các tháp tang. Tuy chullpa được phát hiện rải rác dọc cao nguyên Bolivia, khu vực Sillustani vẫn là nơi lưu giữ những ngọn tháp còn nguyên vẹn nhất. Ảnh: Travelblog.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét