a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Ai dạy đạo đức cho trường Đại Học?


Do universities model the ethics they teach? (John Walker/CC BY 2.0)
Liệu trường đại học có thật sự làm theo mô hình đạo đức mà họ giảng dạy? (John Walker / CC BY 2.0)
Nhiều câu chuyện kể lại cho thấy sự thiếu đạo đức nghề nghiệp tại các trường đại học của Mỹ đang diễn ra càng ngày càng nhiều, mặc dù hầu hết chúng ta không để ý đến những chuyện đó.
Nếu chúng ta để ý một chút, chúng ta có thể nhớ khá nhiều câu chuyện thiếu đạo đức tại các trường đại học của Mỹ trong những năm gần đây: các trường hợp lạm dụng tình dục mà dẫn đến việc bị sa thải của một hiệu trưởng trường đại học và huấn luyện viên bóng đá tại Penn State; vụ rắc hồ tiêu của sinh viên Đại học California tại Davis; cái chết bi thảm đầy bí ẩn của Robert Champion, thành viên đội diễu hành tại trường đại học A và M ở Florida.
Đây là những câu chuyện đã xảy ra tại các trường đại học và tôi tin rằng những câu chuyện đó không xảy ra một cách ngẫu nhiên. Là tác giả của cuốn “Đạo Đức tại trường Đại học: Làm thế nào để một trường đại học có thể xây dựng và hưởng lợi từ một nền văn hoá đạo đức”, tôi tin rằng các trường đại học của chúng ta đang nuôi dưỡng các vụ bê bối và sự bại hoại về đạo đức. Nhưng hiếm khi chúng ta xác định các vấn đề đó là do sự thiếu đạo đức gây ra ngay cả khi báo chí đưa các tin tức về các vụ bê bối đáng xấu hổ về một trường đại học

Vụ bê bối trong khuôn viên trường

Chúng ta có thể tìm thấy các trường hợp bê bối tại các trường đại học vào bất kỳ ngày nào. Ví dụ, chỉ trong một ngày khi tôi tìm kiếm trong Tạp chí Điểm Tin Đại Học: Đại học Texas tại Austin đã có một trường hợp để “minh họa cho cách mà các trường đại học đã cho phép những người thiếu trình độ giáo dục đẩy giới hạn về chính sách liêm chính trong học tập như thế nào?.”
Việc đóng cửa các cơ sở thuộc Cao đẳng Corinthian đòi hỏi gia tăng sự giám sát hơn nữa. Một bài viết về việc một nhà xã hội học “đã tham gia vào một tội ác” trong khi làm nghiên cứu sau vụ việc của Rachel Dolezal về vấn đề chủng tộc và sự công nhận. Cuối cùng là câu chuyện gây xôn xao dư luận khi các vấn đề tấn công tình dục xảy ra trái với quyền tự do học thuật.
Như vậy, ngay trong một tuần này trên tạp chí Điểm Tin Đại Học, chúng ta có một loạt các vấn đề gây chú ý. Điều này thúc giục chúng ta đặt ra một câu hỏi: những tình trạng này chỉ là những giây phút giật gân nhưng bị cô lập trên khắp quang cảnh nền gáo dục Mỹ hay nó xảy ra một cách có hệ thống hơn?

Thiếu ý thức đạo đức

Với nhiều hình thức khác nhau của lối sống nghề nghiệp, từ lâu chúng ta đã công nhận sự liên hệ mạnh mẽ giữa sự thiếu đạo đức nghề nghiệp trong một môi trường thể chế cụ thể và sự thiếu ý thức đạo đức trong nền văn hóa đó.
Tôi tin rằng sự vắng mặt của đạo đức nghề nghiệp là bằng chứng và triệu chứng của một nền văn hóa không quan tâm về đạo đức. Ví dụ, khi chúng tôi vạch ra các vụ bê bối lạm dụng tình dục mà đã làm tan nát các nhà thờ, chúng tôi thấy rằng sự thiếu quan tâm trong trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp của các giám mục và linh mục đã được duy trì bởi một nền văn hóa giáo sĩ của giáo hội, cái mà chạy theo sự tiến bộ hơn là hòa hợp với trách nhiệm đạo đức và sự minh bạch.
Một nền văn hóa tương đồng là một bộ phận không thể tách rời của các trường đại học Mỹ đương đại.
There are no courses in university ethics.  (Tulane Public Relations/CC BY 2.0)
Không có khóa học nào về đạo đức học. (Tulane Public Relations/CC BY 2.0)
Đơn giản mà nói là các trường đại học không quản lí cán bộ của mình dưới một nền tảng đạo đức nghề nghiệp bởi vì họ đã không tạo ra nền văn hóa có ý thức đạo đức và trách nhiệm ở các trường Đại Học. Điều này được đề cập bởi vì bản chất của các trường Đại Học hiện đại và bởi vì nó cần đạo đức.
Các trường Đại Học hoạt động không như một tổ chức cộng đồng minh bạch và phổ biến đối với mọi tầng lớp xã hội, mà nó hoạt động theo kiểu địa chủ như thời trung cổ nơi mà tính minh bạch và trách nhiệm trở thành điều gì đó kì quái đối với những người ở “tầng lớp thượng lưu”: đó là những người ngồi vào ghế trưởng khoa hay phó chủ tịch. Giảng viên và quản trị viên không chịu trách nhiệm đối với bất kì nhân viên nào ngoại trừ đối với một quản trị viên cao hơn.
Tuy nhiên, tinh thần trách nhiệm này chỉ có một chiều. Đối với tất cả sự tuân thủ, trách nhiệm giải trình và mô hình hợp tác mà giảng viên đại học dạy trong các khóa học đạo đức của họ cho các bác sĩ, y tá, các nhà quản lý và các luật sư, các trường đại học chính nó vẫn còn không thích phát triển bất kì một kết cấu trách nhiệm thật sự nào.
Chúng ta chắn chắn đều biết rằng tại bất kỳ trường đại học nào, ai cũng có thể tham gia một khóa học về đạo đức kinh doanh, đạo đức điều dưỡng, đạo đức pháp luật, y đức, đạo đức báo chí. Khóa học đạo đức trong các ngành nghề khác nhau dễ dàng mở ở hầu hết các trường đại học.
Nói chung, thật ra nếu một người đang tìm kiếm sự đào tạo đạo đức trong nghề nghiệp, họ có thể tìm thấy các khóa học như thế tại trường đại học. Một tổ chức nghề nghiệp lớn mà bạn không thể tìm thấy bất kì khóa học đạo đức trong danh sách hàng trăm khóa học tại bất kì trường đại học nào chính là trường đại học.

Vậy vấn đề đạo đức của trường đại học nằm ở đâu?

Đạo đức, một ngành học mà thường hay phân xử các vấn đề về tranh chấp chủ quyền, hiếm khi được xem như một luật lệ để giải quyết các vấn đề tại trường đại học.
Vì vậy, nếu bạn tìm kiếm một khoá học về đạo đức học, đơn giản là bạn sẽ không tìm thấy cái nào. Các giáo sư và trưởng khoa của họ nhận ra tầm quan trọng của việc giảng dạy đạo đức nghề nghiệp trong tất cả các ngành nghề khác nhau, nhưng dường như chính họ cũng không mấy quan tâm đến đạo đức nghề nghiệp của bản thân mình.
Nếu bạn thấy không thuyết phục? Vậy hãy thử kiểm tra như tôi đã làm.
Hãy đến thư viện trường đại học và thử tìm kiếm những cuốn sách về đạo đức nghề nghiệp. Tại trường đại học của tôi, như tôi tìm thấy trong nghiên cứu của mình, chúng tôi có trên 400,000 quyển sách xếp trong thư viện. Ở đó, mỗi quyển sách được xếp một chủ đề khác nhau.
Với chủ đề “y đức,” chúng tôi có 1,321 cuốn sách, với chủ đề “ đạo đức doanh nghiệp” là 599 cuốn, “ đạo đức điều dưỡng,” 234 cuốn; “ đạo đức pháp luật,” 129 cuốn; “ đạo đức giáo sĩ,” 25 cuốn (tương đối mới); và “đạo đức học thuật”, 5 cuốn (mới toanh).
Tuy nhiên, ngay cả những cuốn sách đạo đức học thuật cũng chỉ nói về cách ứng xử của giáo sư trong lớp học hay văn phòng của họ. Không có quyển sách nào về đạo đức học, ít nhất là nỗ lực để thiết lập các nền văn hóa và chuẩn mực đạo đức trên toàn bộ khuôn viên trường cũng không có.
Việc thiếu sách về đạo đức học và đạo đức học thuật đang đến mức báo động ở các viện nghiên cứu nơi công việc của họ phát triển chính nhờ việc viết sách, nhiều hơn cả đối với những doanh nhân, y tá, bác sĩ và cả luật sư.
Sở trường của chúng tôi và thần chú để quảng bá là “Xuất bản hay Lụi tàn.”
Trong khi chúng ta xuất bản các cuốn sách về đạo đức nghề nghiệp trong các lĩnh vực khác, chúng ta dường như rất ít quan tâm đến các lĩnh vực về đạo đức học nghề. Đồng thời khi chúng ta không viết các cuốn sách về chủ đề này, chúng ta cũng không giảng dạy các khóa học về chủ đề đó.
Nhưng sau cùng, chúng ta dường như không có ai ý thức được điều đó.
James Keenan SJ là Giáo sư Thần học tại Boston College.
Bài viết này ban đầu được công bố trên The Conversation.
Tác giả: James Keenan SJ, Boston College | Dịch giả: Hồng Ng

Việc vay nợ của sinh viên có thực sự là một cuộc khủng hoảng?

Americans owed nearly $1.2 trillion in student loan debt as of March 2015, more than three times the amount of debt from just a decade ago. But is student loan debt really a crisis? (Hxdbzxy/iStock)
(Hxdbzxy/iStock)
Tính từ tháng 3 năm 2015 đến nay, các sinh viên Mỹ đã vay nợ gần 1,2 nghìn tỷ USD, tăng hơn gấp ba lần số tiền nợ tính cùng kỳ trong một thập kỷ trước. Một phần của sự gia tăng nợ nần là do có nhiều sinh viên vào đại học hơn, nhưng một phần cũng có thể là do người vay ôm nợ nhiều hơn.
Giữa các năm học 2007-2008 và 2011-2012, dữ liệu quốc gia đại diện của Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ cho thấy khoản nợ trung bình giữa các sinh viên tốt nghiệp đại học tăng từ 20,000 USD lên đến 26,500 USD. Xu hướng này có thể còn tiếp tục theo thời gian do học phí tăng, có nghĩa là 70% số sinh viên vay cho thời hạn học bốn năm có thể phải chấp nhận nợ hơn 30.000 đôla trong tương lai. Nhiều sinh viên đang phải vật lộn để trả các khoản vay của họ, bằng chứng là tỷ lệ cao việc không trả được nợ, trả không đúng hạn, và khất nợ do những khó khăn kinh tế.
Tính từ tháng 3 năm 2015 đến nay, các sinh viên Mỹ vay nợ gần 1,2 triệu tỷ đôla, gấp hơn ba lần số tiền nợ từ chỉ một thập kỷ trước.
Những lo ngại này đã khiến một số chính trị gia (chủ yếu là những người thuộc đảng Dân chủ) gọi khoản nợ cho sinh viên vay là “khủng hoảng”, trong khi đưa ra các giải pháp tiềm năng như giảm tỉ lệ lãi suất các khoản vay của sinh viên, cho phép  sinh viên tái cấp vốn cho các khoản vay của họ ở mức giá thấp hơn, hoặc gần đây hơn là đề xuất mô hình giáo dục đại học công lập không cần vay nợ.
Nhưng nợ cho sinh viên vay có thực sự là một cuộc khủng hoảng?

Khủng hoảng nợ vì ai?

Là một giáo sư nghiên cứu tập trung vào tài chính cho giáo dục bậc cao và chịu trách nhiệm hoạch định chính sách – và đã kết hôn với một luật sư có rất nhiều khoản vay nợ từ thời sinh viên – tôi nhìn “cuộc khủng hoảng vay nợ”  của sinh viên với cái nhìn khác.
Tôi có thể thấy những kiểu sinh viên mà với họ nợ nần là một cuộc khủng hoảng.
Mặc dù có một số trường hợp ngoại lệ, cuộc khủng hoảng nói chung là không xảy ra với những người như vợ tôi và tôi, những người có bằng cấp cao và khả năng thanh toán các khoản nợ cao do kiếm tiền nhiều hơn (và biết làm thế nào để sử dụng các chương trình trả nợ dựa trên thu nhập và làm tốt việc thanh toán nợ với một tỷ lệ phần trăm nhất định của thu nhập mà một người kiếm được).
Đúng hơn, cuộc khủng hoảng xảy ra trong số những sinh viên nợ tương đối ít nhưng triển vọng việc làm lại ảm đạm.
Nghiên cứu của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York cho thấy 35% sinh viên với số nợ ít hơn 5.000 đôla không trả nợ đúng hạn trong vòng sáu năm, gấp đôi tỷ lệ sinh viên nợ hơn 100.000 đôla.
Ngoài ra, những sinh viên có số tiền nợ thấp và thu nhập thấp lại là những sinh viên có khả năng bỏ học cao. 63% sinh viên bắt đầu học đại học trong năm 2003-2004 và không trả được nợ vào năm 2009 là các sinh viên bỏ học, trong khi sinh viên có một bằng cử nhân hay chứng chỉ của chương trình liên kết chỉ có 4% chưa trả được nợ.
Sixty-three percent of students who started college in 2003-04 and defaulted on their loans by 2009 were college dropouts, while students with a bachelor's or associate degree were only 4 percent of defaults. (Intellistudies/iStock)
(Intellistudies/iStock)

Tác động của nợ

Trong nhiều bài viết đăng trên các phương tiện truyền thông, nợ cho sinh viên vay cũng bị đổ lỗi cho một loạt các hậu quả tiêu cực khác nhau, bao gồm việc trì hoãn kết hôn, có con, hay mua một căn nhà.
Các dữ liệu thô chứng minh một cách chắc chắn mối quan hệ giữa nợ cho sinh viên vay và việc gây trở ngại các dấu mốc quan trọng này của tuổi trưởng thành. Đúng là tỷ lệ sở hữu nhà của người trưởng thành trẻ tuổi không bị nợ vượt quá tỷ lệ những người vay nợ lần đầu tiên vào năm 2012.
Nhưng việc nhận dạng hậu quả tác động của khoản nợ cho sinh viên vay trên những kết luận này thì khó hơn: các đặc tính của những người đã học đại học và người vay là khác nhau từ những người hoặc là không đi học đại học hoặc đi học đại học mà không vay nợ. Ví dụ, sinh viên có thể không vay để học đại học nếu cha mẹ họ chi trả các hóa đơn – nhưng các cá nhân này cũng có thể xin trợ giúp cho khoản đặt cọc mua nhà.
Một phần của tỉ lệ những người sở hữu nhà giảm trong số những người bị nợ nần có thể vì sinh viên tốt nghiệp đại học có nhiều khả năng chuyển đến các khu vực đô thị đắt đỏ hơn so với những người không học đại học hoặc có vay bất kỳ khoản nợ nào. Hầu hết các sinh viên nợ ít là những người bỏ học chứ không phải những người tốt nghiệp.
Nghiên cứu của Fed cho thấy 35% sinh viên nợ ít hơn 5.000 đôla không trả đúng kỳ hạn trong vòng sáu năm, gấp đôi tỷ lệ sinh viên nợ hơn 100.000 đôla.
Theo quan điểm của tôi, nghiên cứu thực nghiệm tốt nhất khảo sát liệu việc sinh viên vay nợ có ảnh hưởng đến quyền sở hữu nhà là luận văn của Jason Houle và Lawrence Berger. Họ đã tìm thấy một mối quan hệ có ý nghĩa, tuy nhỏ, giữa việc sinh viên vay nợ và sở hữu nhà ở.
Tuy nhiên, hai yếu tố khác nhau có thể là trò đùa dẫn đến mối quan hệ này.
Có thể là những người mua tiềm năng đã vay nợ không có khả năng kiếm được một khoản thế chấp do một phần thu nhập của họ phải dùng để thanh toán các khoản vay từ thời sinh viên. Nhưng cũng có thể là do những người có nợ nhận thấy rằng họ sẽ bị từ chối nếu họ lại vay một khoản nữa (mặc dù nó có thể không đúng).

Chính sách nên tập trung vào đối tượng nào?

Nợ cho vay sinh viên ngày càng tăng đang trở thành một phần không dễ chịu gì trong cuộc sống của hàng triệu người Mỹ, nhưng đối với nhiều người vay – đặc biệt là những người có bằng cấp cao và gánh nặng nợ nần cao thì việc vay còn xa mới là một cuộc khủng hoảng.
Ví dụ, Elizabeth Akers của Viện Brookings, trong thuyết trình của bà gần đây tại quốc hội cho rằng mặc dù thời hạn của các khoản thanh toán cho sinh viên vay đã tăng lên theo thời gian, tiền trả hàng tháng trung bình đã chỉ tăng nhẹ.
Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, một người rất được yêu thích giữa những người cấp tiến, đã kiên quyết chống lại Akers, tranh luận rằng thời hạn ngày càng tăng của các khoản thanh toán có thể hiểu là một cuộc khủng hoảng nợ.
Trong khi tôi rất đồng cảm với các sinh viên bị thất vọng bởi những năm tháng thanh toán món vay nợ thời sinh viên, việc thiết kế các chính sách để giúp người vay đang gặp khó khăn nên tập trung vào các sinh viên là những người có nhu cầu lớn nhất.
Những sinh viên đã rời trường đại học không có bằng cấp và không thể tìm được công việc đang phải đối mặt với khủng hoảng khi họ cố gắng trả nợ. Những nguồn lực hạn chế của chúng ta nên sử dụng để giúp các sinh viên này hoàn tất chứng chỉ và hoàn trả vốn vay thay vì trở thành mục tiêu cho các luật sư với các khoản vay tới sáu con số.
Robert Kelchen là trợ lý giáo sư về giáo dục đại học tại Đại học Seton Hall. Bài viết này đã được đăng trước đây  tại TheConversation.com
Quan điểm thể hiện trong bài viết này là những ý kiến ​​của các tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Epoch Times.
Tác giả: Robert Kelchen, Seton Hall University | Dịch giả: Xuân Dung

Không có nhận xét nào: