Không phải chỉ ở hiện tại, mà ngay từ khi giáo dục Nhật Bản hiện đại tái xuất phát sau 1945, “kĩ năng sống” đã được chú ý từ tiểu học. Họ không gọi đó là “kĩ năng” mà gọi là giáo dục đời sống với hàm nghĩa rất rộng.
ảnh minh họa
Dưới đây là những chủ đề học tập chủ yếu thể hiện các “kĩ năng sống” dành cho học sinh tiểu học được thiết lập trong văn bản có tên “Hướng dẫn học tập môn Xã hội” công bố năm 1947. Đây là văn bản chỉ đạo đầu tiên về chương trình giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục - Văn hóa - Thể thao -Khoa học và Công nghệ Nhật Bản sau 1945.
Lớp 1
1. Để trở thành đứa trẻ tốt ở nhà và ở trường chúng ta phải làmgì?
2. Làm thế nào để chúng ta khỏe mạnh?
3. Khi sử dụng đồ vật của mình và đồ vật của người khác chúng ta nên làm thế nào?
4. Làm thế nào để chúngta có đồ ăn, thức uống, quần áo mặc và nhà ở?
5. Khi đi du lịch chúng ta phải chuẩn bị những gì và sẽ làm những việc gì?
6. Làm thế nào để chúngta có được thời gian vui vẻ cùng với mọi người?
Lớp 2
1. Để quen với cuộc sống chúng ta phải làm gì?
2. Chúng ta phải làm gì để có sức khỏe và sống an toàn?
3. Khi chăm sóc và sử dụng cây cỏ chúng ta nên làm gì?
4. Chúng ta chế tạo và phân phối các thứ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày như thế nào?
5. Để sử dụng một cách hiệu quả các vật phẩm cần thiết cho cuộc sống hàng ngày chúng ta nên làm gì?
6. Để viết thư và gửi thư chúng ta phải làm gì?
7. Làm thế nào để chúng ta có được thời gian vui vẻ?
8. Làm thể nào để bản thân chúng ta trở nên đẹp và sạch sẽ?
Lớp 3
1. Để trở thành một người tự tin trong xã hội chúng ta phải làm gì?
2. Để chọn được quần áo phù hợp chúng ta phải làm gì?
3. Nhà cửa được xây dựng như thế nào?
4. Động, thực vật nương tựa vào con người như thế nào?
5. Động thực vật có ích cho con người như thế nào?
6. Để có được nhiều thứ trong tay, chúng ta phải làm gì?
7. Chúng ta nên sử dụng điện, ga và nước như thế nào?
8. Phương pháp giao thông vận tải thay đổi như thế nào tùy theo từng vùng đất?
9. Để hòa thuận với các bạn khác chúng ta phải làm gì?
10. Các nghi thức lễ hội của đất nước và tôn giáo diễn ra như thếnào ở các địa phương?
Lớp 4
1. Tổ tiên chúng ta đã chọn nơi dựng nhà, xây nhà như thế nào và chuẩn bị các đồ đạc ra sao?
2. Tổ tiên chúng ta đã làm như thế nào để phòng tránh các mối nguy hiểm?
3. Làm thế nào để có thể sử dụng được các nguồn tài nguyên thiên nhiên như động, thực vật, khoáng sản?
4. Trong hoàn cảnh môi trường thiên nhiên đầy khó khăn, chúng taphải làm gì để có thể chế tạo và có được các vật dụng?
5. Trong hoàn cảnh khó khăn khi sử dụng các cơ sở vật chất, đồ vật,chúng ta phải làm gì?
6. Làm thế nào để quyết định được đường đi của các phương tiện giao thông vận tải?
7. Để sống hòa thuận với những người ở vùng đất khác, chúng ta phải làm gì?
8. Đền và chùa đã có vai trò như thế nào đối với tổ tiên chúng ta?
9. Để quản trị đời sống xã hội thì cần đến những cơ quan nào?
Lớp 5
1. Chúng ta nên học tập như thế nào?
2. Làm thế nào để bản thân chúng ta khỏe mạnh và an toàn?
3. Tài sản của bản thân, gia đình, trường học, thành phố, thôn làng, quốc gia có những gì và được bảo vệ, duy trì ra sao?
4. Công nghiệp hiện đại cho đến nay đã được phát triển như thế nào?
5. Các phát minh, phát kiến đã làm cho cuộc sống của chúng ta giàu có như thế nào?
6. Làm thế nào mà chúng ta có thể truyền tin, trao đổi ý kiến và đi du lịch?
7. Giao lưu với người nước ngoài được diễn ra như thế nào?
8. Chúng ta phải làm gì để làm cho cuộc sống trở nên vui vẻ?
9. Để quản lý nhà nước cần đến các cơ quan nào?
Lớp 6
1. Con người hợp tác với nhau như thế nào qua công việc?
2. Cái gì làm cho xã hội phát triển?
3. Làm thế nào để chúng ta có cuộc sống an toàn?
4. Để bảo toàn tài nguyên thiên nhiên cho con cháu, chúng ta phải làm gì?
5. Để biết cách mua sắm thông minh, chúng ta cần phải có những tri thức nào?
6. Sản xuất ở nhà máy đã phát triển ở những đâu và phát triển như thế nào?
7. Để tạo ra thời gian rảnh rỗi nên sử dụng các cơ sở văn minh như thế nào và để sử dụng có hiệu quả thời gian đó chúng ta phải làm gì?
8. Để sống hòa thuận với mọi người trên thế giới chúng ta phải làm gì?
Bản“Hướng dẫn học tập” nói trên chỉ là chương trình khung có tính “tham khảo”.
Trên thực tế trong quá trình thực hiện, tùy theo tình hình địa phương mà các trường học và giáo viên đã điều chỉnh hoặc thiết lập các chủ đề mới cho phù hợp.
Cho dẫu vậy, đóng góp và ảnh hưởng củavăn bản này trong việc giáo dục nên những công dân tạo ra nước Nhật “hòa bình”,“dân chủ”, “tôn trọng con người” là không thể phủ nhận.
“Mở to mắt” nhìn cách nhà giàu dạy con tiêu tiền
Nhìn kiểu dạy con tiêu tiền rất khéo và bài bản của “đại gia”, tôi càng gật gù hiểu ra vì sao gia đình họ lại giàu có từ đời này sang đời khác đến như vậy.
Theo như cách người ta vẫn nói thì gia đình chú họ tôi được xếp vào dạng “đại gia”. Hai vợ chồng đều có gia thế “khủng”, là con cháu của những gia đình có tiềm lực tài chính cực kì mạnh. Cả hai người mới ngoài 30 nhưng vợ đã là giám đốc tài chính của một tập đoàn lớn chuyên về sắt thép, chồng tự khởi nghiệp từ sớm, nay đã làm chủ của một doanh nghiệp, quy mô nhỏ thôi nhưng cũng đủ thu về tiền tỷ hàng tháng. Cô chú tôi sống trong một khu chuyên dành cho các biệt thự cao cấp ở quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh và có một bé trai rất đáng yêu mới học lớp 4 tên là Ti.
Là cháu họ nên một năm chỉ đôi ba lần tôi mới gặp gia đình chú nhân dịp lễ Tết. Tuy chỉ tiếp xúc qua vậy thôi nhưng tôi đã ấn tượng vô cùng với phong cách sống rất hòa đồng và giản dị của cô chú cũng như cách hai người giáo dục bé Ti. Ti còn nhỏ nhưng khá tự tin, độc lập và rất lễ phép. Đến khi dịp gần đây có việc vào Sài Gòn, phải xin ở nhờ nhà chú 2 tuần, tôi lại càng bất ngờ khi được tận mắt chứng kiến nếp sống trong gia đình chú, đặc biệt là cách cô chú dạy Ti sử dụng tiền bạc. Nhìn kiểu dạy con tiêu tiền cực khéo và bài bản của “đại gia”, tôi càng gật gù hiểu vì sao gia đình họ lại giàu có từ đời này sang đời khác đến như vậy. Dưới đây là một số bài học về tiền bạc cô chú tôi dạy bé Ti mà tôi rất tâm đắc, nghĩ bụng nhất định sau này có con phải “luyện” cho nó như thế:
1. Bài học về hai chiếc lọ
Nhà bếp của cô chú tôi có hai chiếc lọ. Mỗi tối trước khi đi ngủ cô chú tôi bỏ tiền ăn sáng cho cả nhà vào chiếc lọ thắt nơ xanh. Đợt tôi đến nhà cô chú đúng dịp hè, Ti được nghỉ học nên hàng sáng đều dậy sớm lấy tiền từ lọ có nơ xanh đi mua đồ ăn sáng cho cả nhà, tiền còn thừa cho vào lọ thắt nơ đỏ, coi như tiền tiêu vặt hàng tuần của Ti. Cô chú tôi cố ý mỗi lần cho tiền vào lọ nơ xanh chỉ đủ để khi Ti mua còn thừa 3-5 nghìn đồng, tránh để số tiền tiêu vặt của Ti quá lớn. Tôi khá bất ngờ vì ở khu nhà tôi, kể cả ở những nhà có gia cảnh bình thường, bọn trẻ con tầm tuổi Ti vẫn được bố mẹ cơm bưng nước rót đến tận nơi, chẳng cần biết đến giá tiền một cái bánh mỳ hay tô phở là bao nhiêu. Có lẽ vì được làm quen với mua bán từ sớm nên Ti rất thành thạo giá cả những mặt hàng quen thuộc và giỏi tính toán tiền bạc.
2. Bài học về cách chi tiêu có kế hoạch
Cuối tuần, cô tôi thường dắt con đi siêu thị mua sắm đồ dùng gia đình và thảo luận với con như hai người lớn với nhau về cách chi tiêu sao cho hiệu quả. Trước khi vào siêu thị, cô ra hẹn với bé Ti: “Hôm nay mẹ chỉ mang một triệu đồng, mẹ con mình phải làm sao không được tiêu quá số tiền đấy nghe.”
Lần ấy, sau khi mua xong được kha khá đồ, Ti tỏ ý muốn mua thêm một hộp bánh muffin. Cô tôi và Ti cùng nhau bàn bạc: gói bánh loại này ngon nhưng hơi đắt, sau khi mua đồ chỉ còn 50 nghìn đồng thôi, không đủ mua; gói bánh kia rẻ hơn nhưng ăn lại không ngon bằng. Sau một hồi đắn đo, Ti quyết định vẫn mua gói bánh đắt nhưng mua loại bé, chấp nhận ăn ít để đảm bảo vừa được ăn ngon mà không sợ chi tiêu vượt mức kế hoạch. Tôi thầm phục cách cô tôi dạy con lắm vì với những gia đình có điều kiện như nhà cô, mua cả núi bánh về cho con ăn vặt chỉ là chuyện nhỏ. Cô tôi đã không nuông chiều để con ăn theo ý thích mà nhất định phải rèn cho bé cách mua sắm khoa học.
3. Bài học về cách tận dụng đồ cũ
Tôi để ý phòng ngủ của Ti có một góc chất đầy giấy báo, bìa cứng cũ. Ti khoe với tôi là mỗi lần gom đủ 5 cân giấy, em sẽ đem đi bán lấy tiền. Tiền tiêu vặt kiếm từ chính công sức của mình nên Ti quý lắm, nhiều khi bố mẹ còn trêu Ti: “Tiền bán giấy vụn đủ để lấy vợ rồi đấy con ơi.” nhưng Ti vẫn chưa chịu tiêu ngay. Thường thì đợi đến khi nào lâu lâu, tiền tích được khá nhiều rồi Ti mới đem đi mua cuốn truyện hoặc bộ xếp hình yêu thích.
4. Bài học về cuốn sổ chi tiêu
Ti cũng được bố mua cho một cuốn sổ để ghi chép lại những khoản tiền em thu được và những khoản em đã chi vào mua sắm. Tính con trai hiếu động nên Ti cũng hơi lười ghi chép, em vẫn đang được bố mẹ nhắc nhở ghi những hoạt động chi tiêu quan trọng của mình vào sổ, ví dụ như: tiền mừng tuổi nhận được dịp Tết, tiền thu được từ bán đồ cũ, tiền mua đồ chơi, mua truyện tranh,... Cách này sẽ giúp Ti kiểm soát được mình còn bao nhiêu tiền và tiếp theo nên chi tiêu thế nào để không bị “thâm hụt” ngân sách.
Nhìn Ti mới học lớp 4 mà đã biết so sánh giá cả khi đi mua hàng, tự tin khi đi mua đồ một mình, lại còn tự nghĩ ra cách kiếm tiền tiêu vặt mà không phải xin bố mẹ, quan trọng nhất là em không hề có tư tưởng “mình là con nhà giàu, thích tiêu bao nhiêu cũng được”, tôi ngưỡng mộ cách cô chú tôi dạy em vô cùng. Đây sẽ là kinh nghiệm quý giá cho bất cứ bậc phụ huynh nào trong việc dạy dỗ con cái về tài chính.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét