Trong y học cổ truyền, lô hội (nha đam) được xem như vị thuốc quý vì mang rất nhiều công dụng hữu ích, đặc biệt là chữa các bệnh liên quan đến da liễu.
Lô hội là một thực vật bổ dưỡng thuộc họ lily. Có khoảng hơn 300 loài lô hội, nhưng loài Aloe barbadensis biểu hiện nhiều đặc tính y học nhất đã được chứng minh.
Đến nay, có 75 dưỡng chất đã được tìm thấy trong nhựa cây lô hội. Loài cây này có chứa vitamin A, C, E, B1, B2, B3 (niacin), B6, choline, axit folic, alpha-tocopherol và beta-carotene. Bên cạnh đó, chất nhựa và chiết xuất lá từ cây lô hội còn làm tăng khả năng hấp thu cả vitamin C và E.
Ngày nay, dân gian sử dụng lô hội như một biện pháp để trị khô da, vảy nến, và nhiều vấn đề da liễu khác.
Lô hội chứa 19 trong số 20 axit amin cần thiết và có 7 trong số 8 axit amin thiết yếu (cơ thể không thể tự tổng hợp được). Lô hội cũng chứa các enzyme tiêu hóa giúp tiêu hóa đường, tinh bột và chất béo.
Cây lô hội được sử dụng trong y học từ hàng ngàn năm nay. Xưa kia, lô hội được dùng để chữa bỏng, rụng tóc, mụn, nhiễm khuẩn da, trĩ, viêm xoang, và đau dạ dày ruột. Nó cũng chữa lành được các vết thâm tím, bỏng do tia X, và vết cắn côn trùng.
Ngày nay, trong dân gian vẫn dùng lô hội để trị khô da, vảy nến, và các bệnh da liễu khác. Lô hội có những tác dụng dược lý đáng kinh ngạc bao gồm kháng viêm, kháng khuẩn, chống ô-xi hóa, kháng virus và chống nấm.
1. Lão hóa da
Một nghiên cứu năm 2009 phát hiện thấy dùng lô hội đường uống làm giảm nếp nhăn da mặt. Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân là do lô hội làm tăng sản sinh collagen nên hỗ trợ cấu trúc da tốt hơn, dẫn đến ít nếp nhăn hơn. Họ cũng phát hiện lô hội làm giảm các hoạt động gen vốn khiến collagen bị phá hủy ở nơi đầu tiên.
2. Vảy nến
Các nhà khoa học Thụy Điển phát hiện thấy kem có chứa lô hội hiệu quả trong điều trị vảy nến. Nghiên cứu được tiến hành trên 60 bệnh nhân, và được chia làm 2 nhóm, một nhóm dùng giả dược, tức kem không chứa lô hội và nhóm còn lại dùng kem chứa lô hội (0,5%) 3 lần mỗi ngày trong 5 ngày liên tiếp mỗi tuần.
Kết thúc nghiên cứu, nhóm dùng kem chứa lô hội có tỷ lệ khỏi 83,3%, trong khi đó nhóm dùng giả dược tỷ lệ khỏi chỉ 6,6%.
3. Ung thư
Lô hội cùng các thành phần của nó có thể phòng ngừa và điều trị ung thư. Một nghiên cứu từ Đại học Y Belgrade phát hiện thành phần của cây lô hội có thể ngăn chặn quá trình hình thành khối u sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không chỉ có vậy, nghiên cứu đăng trên Tạp chí phòng ung thư Châu Á Thái Bình Dương phát hiện thấy lô hội có khả năng phòng ngừa ung thư cổ tử cung.
Bên cạnh đó, lô hội cũng cải thiện được kết quả điều trị ở bệnh nhân ung thư. Trong nghiên cứu trên 240 bệnh nhân bị ung thư di căn, thì nhóm dùng hóa trị kết hợp với uồng 10ml lô hội 3 lần/ngày có khối u thu nhỏ đáng kể và tỷ lệ sống 3 năm cũng cao hơn.
4. Bệnh răng miệng
Lô hội cũng hữu hiệu khi được thêm vào kem đánh răng và nước súc miêng. Trong một nghiên cứu trên 15 bệnh nhân bị bệnh nha chu (viêm nhiễm vùng lợi) được tiêm nhựa lô hội vào nướu quanh những chiếc răng nhất định, thì tất cả bệnh nhân đều có cải thiện tình trạng bệnh.
Sử dụng nước ép lô hội làm nước súc miệng cũng làm giảm những mảng bám trên răng, theo nghiên cứu thì nước ép lô hội 100% có hiệu quả tương đương với nước súc miệng hóa chất là chlorhexidine trong làm giảm các mảng bám mà không gây tác dụng phụ.
Nước ép lô hội cũng có tác dụng trong nhiều vấn đề răng miệng khác, bao gồm cả viêm lợi, đau miệng do hóa chất.
5. Bệnh viêm đại tràng
Dùng nhựa lô hội đường uống cũng cải thiện được hội chứng ruột kích thích chỉ trong 4 tuần. Trong nghiên cứu tiến hành trên 44 bệnh nhân bị viêm loét đại tràng từ nhẹ đến nặng, những người tham gia được dùng 100ml lô hội hoặc giả dược 2 lần mỗi ngày. Nhóm dùng lô hội cải thiện được 30-47% tình trạng bệnh, so với nhóm dùng giả dược chỉ cải thiện 7-14%.
6. Tiểu đường
Lô hội cũng có tác dụng làm hạ đường huyết. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học kết luận rằng lô hội chứa một thành phần làm hạ đường huyết.
7. Lành vết thương
Theo nghiên cứu trên 90 phụ nữ ở Iran, thì băng vết mổ đẻ của phụ nữ với chất nhựa lô hội làm tăng tốc độ lành vết thương trong 24h.
Một nghiên cứu mở đâu trên 30 bệnh nhân ở Nigeria cũng phát hiện thấy chất nhựa cây lô hội có hiệu quả tương đương thuốc rửa benzyl benzoate trong điều trị bệnh ghẻ.
Tuy lô hội, đặc biệt là nhựa lô hội mang nhiều dược tính quý giá, nhưng cũng không được lạm dụng. Những người đang dùng thuốc, huyết áp thấp, hoặc mang thai hay cho con bú đều nên cẩn thận khi dùng lô hội, nhất là nếu đó là qua đường tiêu hóa.
Theo Đại Kỷ Nguyên VN
Cẩm nang cho bà nội trợ: Cách phân biệt cá bị nhiễm độc và cá tươi
Vấn đề lựa chọn cá tươi không bị nhiễm độc kim loại nặng đang được các bà nội trợ quan tâm hàng đầu hiện nay. Dưới đây là cách để có thể chọn được cá tươi không bị nhiễm độc.
Nguy cơ của ăn cá bị nhiễm độc
Khi ăn cá đã nhiễm kim loại nặng như crom, chì, thủy ngân (thường có trong chất thải của các nhà máy), con người sẽ gián tiếp tích lũy các kim loại nặng này vào cơ thể.
Đặc biệt trẻ nhỏ là có nguy cơ cao hơn, nếu tích lũy quá nhiều thì trẻ có nguy cơ mắc bệnh tim, giảm IQ (đối với dư thừa kim loại chì), ung thư gan và bệnh dị ứng ngoài da (nếu dư thừa Crom), nguy cơ bệnh suy gan và thận (nếu dư thủy ngân).
Khi ăn cá đã nhiễm kim loại nặng như crom, chì, thủy ngân, con người sẽ gián tiếp tích lũy các kim loại nặng này vào cơ thể.
Cách lựa chọn cá ngon
– Kích cỡ: Chọn cá có kích thước vừa, không nên chọn cá có kích thước quá to, đặc biệt là cá biển.
- Nhìn bề ngoài:
– Mang cá là cơ quan hô hấp của cá, giống như buồng phổi của con người, phần lớn chất độc có lẽ tập trung tại đây. Mang cá độc không sáng trơn, hơi thô và có màu hồng thâm đậm.
– Cá bị nhiễm độc nặng thì mình cá không còn nguyên, đầu to đuôi nhỏ, lưng cong gù thậm chí có u. Có con da còn bị vàng và đuôi xanh.
- Ngửi mùi: Cá ươn sẽ có mùi hôi khó chịu, dễ nhận ra.
- Sờ nắn: Cá không bị nhớt. Khi nhấn dọc thân cá, nếu cá còn đàn hồi thì là cá tươi.
Phần nào của cá chứa nhiều kim loại nặng nhất?
– Phần mang cá: Mang cá là nơi chứa nhiều kim loại nặng nhất trong cơ thể chúng, nên loại bỏ toàn bộ mang cá và phần thịt xung quanh kể cả 2 bên má của cá khi chế biến đồ ăn cho bé.
– Gan và mỡ: Một số loài cá có nhiều mỡ, nên loại bỏ mỡ và toàn bộ nội tạng, nhất là gan. Một số cá lớn như cá thu, cá ngừ đại dương, cá đuối, phần gan cá ăn rất ngon, nhưng nguy cơ cao chứa kim loại ô nhiễm, nên tuyệt đối tránh cho các bé. Hơn nữa, các sản phẩm dầu omega-3 chiết xuất từ gan cá (fish liver oil) cũng nên tránh dùng cho các bé dưới 10 tuổi.
Làm sao đề phòng trẻ em ngộ độc hải sản?
– Hải sản mua phải tươi sống, tránh mua hải sản từ trong vùng đang bị ô nhiễm nặng.
– Tuyệt đối không ăn hải sản đã chết vì chúng có thể tiết ra chất độc.
– Đối với cá, phải làm ngay khi cá còn tươi và bỏ toàn bộ lòng ruột vì trong ruột cá có nhiều vi khuẩn, có thể thấm nhanh vào thịt cá gây ngộ độc.
– Không nên mua các hải sản có màu sắc khác thường, vì những loài sống trong vùng ô nhiễm thường có màu sắc khác với bình thường.
– Khi chế biến phải nấu chín kỹ, hải sản để đông lạnh trước khi chế biến phải rã đông, tránh tình trạng nấu chín không kỹ bên trong do chưa rã đông hết.
– Nấu xong phải cho trẻ ăn ngay, nếu sau 2 giờ mới ăn cần đun sôi lại.
– Những trẻ có cơ địa dị ứng khi ăn thủy – hải sản cần cho ăn từ từ ít một, nếu có các biểu hiện dị ứng thì phải ngừng lại ngay.
Có thể dựa vào những dấu hiệu sau đây để phân biệt cá sạch và cá nhiễm bẩn:
Theo webtretho.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét