Có sả trong nhà, những căn bệnh này sẽ tự động tiêu biến nếu như bạn biết cách tận dụng và chế biến thuốc cho mình. Đặc biệt, sả cũng rất hữu hiệu trong việc phòng ngừa ung thư.
Dưới đây là những bài thuốc cực hữu dụng từ củ sả bạn có thể tự làm tại nhà:
Ngăn ngừa ung thư
Một số nghiên cứu cho thấy mỗi 100g sả chứa đến 24,205µg beta-carotene, những chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Năm 2006, một nhóm nghiên cứu do giáo sư Yakov Weinstein và bác sĩ Rivka Ofir thuộc Đại học Ben Gurion (Negev- Israel) cho thấy trong cây sả có chất citral, một hợp chất chính có tác dụng “tiêu diệt các tế bào chết trong các tế bào gây ung thư và giữ lại tế bào bình thường. Cũng theo nghiên cứu này, nồng độ citral có trong sả cũng tương đương với một tách trà.
Uống nước sả tươi làm cho tế bào ung thư tự tiêu hủy, uống một liều lượng nhỏ chừng 1g cây sả tươi chứa đủ chất dầu làm cho tế bào ung thư tự tiêu hủy trong ống nghiệm. Với những người đang chữa bệnh bằng tia xạ thì mỗi ngày uống 8 ly cây sả tươi trụng với nước sôi.
Hỗ trợ tiêu hóa
Trà từ cây sả và tinh dầu sả (có thể uống 3 – 4 giọt với nước đun sôi để nguội) có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy.
Nhờ có khả năng thư giãn các cơ dạ dày, trà hoặc tinh dầu sả không chỉ giúp loại bỏ khí từ ruột, mà còn ngăn ngừa sự đầy hơi, kích thích tiêu hóa, khử hôi miệng, tiêu đờm. Uống 3 – 6 giọt tinh dầu chữa đau bụng đầy hơi.
Giải độc rượu
Dùng 1 bó sả giã nát, thêm nước lọc, gạn lấy 1 chén, uống hết. Người say rượu uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh và đỡ mệt, đỡ nhức đầu.
Trị ho do cảm lạnh, cảm cúm
Củ sả 40g, gừng tươi 40g. Hai thứ rửa sạch, giã nát, nấu với 650ml nước, sôi khoảng 10 phút, bỏ bã, thêm đường vào nấu cô lại thành cao, ngậm nuốt dần trong ngày.
Trị cảm sốt do phong hàn, nhức đầu, không ra mồ hôi
Lá sả, lá chanh, lá bưởi, hương nhu, húng chanh, bạc hà, ngải cứu, kinh giới… một lần dùng 4 – 6g mỗi loại nấu nước xông cho ra mồ hôi.
Giải cảm
– Kinh giới, tía tô, trắc bách diệp, bạc hà, chanh, ngải cứu, lá tre, lá ổi (mỗi nồi dùng 5 loại lá)… đun sôi, dùng để xông giải cảm rất hiệu nghiệm. – 15 – 30g củ sả hoặc lá tươi nấu nước xông.
– Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu, thêm 3 – 4 củ tỏi (thiếu một thứ cũng không được), nấu nước xông sẽ trị được nhức đầu (do thời tiết).
– Lá sả, lá tre, lá bưởi (hoặc lá chanh), lá tía tô, lá ổi, nấu nước xông, trước khi xông nên múc sẵn một chén để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn nằm một lúc sẽ đỡ.
Trị ho
Rễ sả, trần bì, sinh khương, tô tử, mỗi vị 250g (4 vị này giã nát, ngâm rượu 40oC vừa đủ để được 200ml); bách bộ bỏ lõi, thái nhỏ, sao khô 500g; mạch môn bỏ lõi 300g; tang bạch bì tẩm mật, sao vàng 200g (3 vị này sắc và cô đặc lại thành 300ml cao lỏng), trộn lẫn cao lỏng và rượu thuốc, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 10ml.
Trị đau dạ dày, tiêu chảy do lạnh
Củ sả 12g, gừng nướng sém vỏ ngoài 6 – 12g, củ riềng (sao) 12g, hương phụ (sao) 12g, sắc với 750ml nước, còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Trị tiêu chảy
– Rễ sả 10g; củ gấu, vỏ rụt, mỗi vị 8g; vỏ quít, hậu phác, mỗi vị 6g; sắc uống. – Rễ sả 10g, búp ổi 8g, củ riềng già 8g, thái nhỏ, sao qua, sắc đặc uống. Trị đau khớp: tinh dầu sả trộn với dầu dừa bôi vào chỗ đau hoặc sưng.
Trị phù nề chân, tiểu ít, thấp thũng
Lá sả 100g, rễ cỏ xước, rễ cỏ tranh hoặc bông mã đề, mỗi thứ 50g. Rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng 3 – 4 ngày. Trị hai chân tự nhiên phù: củ sả 12g, lá và bông mã đề 12g, sắc uống thay nước trà.
T.T
10 thứ phải 'cách ly khẩn cấp' với da mặt
Để không phải hối hận, tuyệt đối không cho 10 thứ dưới đây tiếp xúc với da mặt.
1. Nước xịt tóc
Bạn không nên để nước xịt tóc tiếp xúc với da mặt khi bạn đang xịt tóc quanh khu vực đầu. Bởi nó có chứa chất sơn và cồn khiến da bị khô, mất nước và sẽ sớm làm cho bạn trông già đi. Thêm vào đó, chúng còn cực dễ gây kích ứng cho da bạn, làm da trở nên tấy, sưng đỏ và sần sùi hơn.
2. Lăn khử mùi
Lăn khử mùi là sản phẩm đặc trị cho mồ hôi tiết ra vùng dưới cánh tay. Nhưng một số người vẫn tin rằng, nó có thể ngăn mồ hôi ở tất cả mọi vị trí khác. Do đó, không ít bạn đã thử nghiệm chúng trên mặt như là một cách hữu hiệu để ngăn mồ hôi khỏi tiết ra làm hỏng lớp trang điểm.
Đây là một việc hoàn toàn sai lầm vì nó khiến cho da mặt bạn không “thở” được và còn gây ra dị ứng nữa. Hãy để những sản phẩm làm đẹp làm đúng công dụng của nó bạn nhé.
3. Mỡ thực vật
Mặc dù loại mỡ này có thể được áp dụng lên da như là một cách để điều trị bệnh vảy nến, nhưng nó lại quá “nặng nề” cho da mắt. Thậm chí, nó còn có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và dẫn đến hình thành mụn.
4. Serum (huyết thanh) dưỡng tóc
Chúng ta thường hay lầm tưởng những sản phẩm có ghi serum (huyết thanh) trên nhãn thì đều có thể tốt cho da, sử dụng được trên da vì serum chủ yếu được dùng để dưỡng da. Tuy nhiên tùy từng loại serum mà chúng lại có các công dụng đặc trị khác nhau.
Nếu là serum dưỡng tóc, nó chỉ có hiệu quả với tóc mà thôi, không thể có khả năng trị nếp nhăn hay các vấn đề khác của da được. Thêm vào đó, huyết thanh dưỡng tóc còn chứa chất tạo mùi, nên nếu tiếp xúc, có thể gây kích ứng da mặt của bạn.
5. Thuốc nhuộm tóc
Nếu bạn là người thường xuyên nhuộm tóc và muốn lông mày cũng tiệp với màu tóc để không “lệch pha”, vậy thì hãy sử dụng một chất màu thực vật hoặc tìm mua màu bút kẻ mày phù hợp. Tránh tình trạng nhuộm lông mày bằng thuốc nhuộm tóc. Bởi các thành phần hóa học có trong thuốc nhuộm rất có hại cho làn da mặt nhạy cảm. Và nó cũng có thể gây kích ứng cho mắt nữa.
6. Dầu gội đầu
Dầu gội giúp làm sạch da đầu, cuốn trôi dầu thừa và bụi bẩn trên mái tóc. Nhưng nó không đồng nghĩa với việc làm sạch da mặt. Tuy nhiên, quá trình gội đầu lại khá dễ khiến dầu gội “dính” vào da mặt, bạn nên chú ý. Bởi các phần tử trên da mặt rất tinh tế và nhạy cảm, và nếu để chúng tiếp xúc với nhau, da mặt sẽ trở nên khô và bong tróc.
7. Sơn móng tay
Bạn muốn vẽ mặt để hóa trang cho lễ hội Halloween sắp tới? Vậy thì hãy sử dụng những màu thực vật chuyên dụng lên da để vẽ. Bạn tuyệt đối không được sử dụng sơn móng tay chỉ vì bạn nghĩ nó cũng là một loại sơn có màu nhé! Sơn móng tay có chứa phần tử acrylic sẽ làm da khô kinh khủng đấy.
8. Sốt mayonaise
Đây là thành phần được sử dụng nhiều trong những công thức mặt nạ tóc tự chế tại nhà, bởi nó giúp dưỡng ẩm cho tóc. Tuy nhiên, nó lại không phải là ý tưởng tốt để bổ sung độ ẩm cho da vì nó bao hàm quá nhiều tính axit bên trong và làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn.
9. Giấm
Đúng là bạn có thể sử dụng giấm lên da như là một loại toner dưỡng ẩm, nhưng tất nhiên, đó phải là một loại giấm chuyên dụng và có các thành phần phù hợp cho da (ví dụ như giấm táo chẳng hạn). Bạn tuyệt đối không “quơ tạm” một lọ giấm trên ngăn bếp và nghĩ chúng có tác dụng dưỡng ẩm da. Đó là sai lầm hoàn toàn đấy nhé.
10. Kem dưỡng thể, dưỡng da chân
Hãy nhớ, kem dưỡng thể, dưỡng chân không có tác dụng trong việc dưỡng da mặt. Bởi thành phần của nó là khá “nặng” so với làn da mặt nhạy cảm. Hơn nữa, nước hoa hay hương thơm có chứa trong kem dưỡng thể có thể khiến da mặt bị kích ứng.
Hoa Tranh (T.H)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét