a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

Những mẹo 'tuyệt vời từ vỏ bưởi': Không biết thì phí cả đời!

Có thể bạn chưa biết vỏ bưởi có rất nhiều công dụng hữu ích. Dưới đây là những mẹo nhỏ sử dụng vỏ bưởi hiệu quả.
1. Khi nấu cháo, thêm vài lát vỏ bưởi, ăn sẽ có mùi thơm, thêm tác dụng giúp khai vị.
2. Sát cạnh bếp lò nếu có đặt vài lát vỏ bưởi, dưới tác dụng phát tán, tinh dầu trong vỏ bưởi sẽ làm cả nhà thơm tho.
3. Trong vỏ bưởi chứa nhiều vitamin C và tinh dầu thơm, sau khi phơi khô đem bỏ chung với trà, mùi vị thơm phức, sẽ có tác dụng thông mũi, miệng, đường tiêu hóa, gây sảng khoái.
Nhung meo 'tuyet voi tu vo buoi': Khong biet thi phi ca doi! - Anh 1
Vỏ bưởi nấu nước hay vắt ra nước để uống, giúp tỉnh rượu.
4. Vỏ bưởi nấu nước hay vắt ra nước để uống, giúp tỉnh rượu.
5. Vỏ bưởi có chứa chất kiềm, nếu chấm ít muối rồi chà xát lên các vết bẩn trên đồ sơn mài, sẽ sạch bóng.
6. Vỏ bưởi có thể tẩy vết bẩn trên mặt da nhân tạo ở giày da, dây nịt lưng…
7. Vỏ bưởi 1 – 2 quả, thêm 2 ly nước để nấu, sau đó lấy nước để chà rửa các vật dụng trong nhà, sẽ giúp tẩy sạch các vết bẩn.
8. Vỏ bưởi cắt hạt lựu, dùng mật ong hay đường cát trắng ngâm cho thấm, nửa tháng sau có thể làm nhân bánh bao ngọt, thơm ngon khoái khấu.
9. Vỏ bưởi rửa sạch xắt nhuyễn, thêm đường cát trắng, chế thành tương sốt bưởi ăn như tương sốt cà, với vị ngon khác thường.
10. Khi chế biến các món thịt dê, cá,… nếu thêm vào một ít vỏ bưởi, có thể tẩy đi mùi tanh đặc trưng của những thức ăn này.
11. Khi nướng thịt hay sườn, thêm vào vài lát vỏ bưởi, mùi vị sẽ tươi tắn mà không thấy quá béo ngậy.
12. Vỏ bưởi có công năng hóa đàm, trừ phong thấp, giảm huyết áp, là 1 loại dược thảo rất tốt. Sau khi rửa sạch phơi khô, dùng ngâm trong rượu trắng, sau 2 – 3 tuần có thể dùng, giúp thanh phế, tiêu đàm, thời gian ngâm càng lâu, tửu vị càng thơm nồng.
13. Vỏ bưởi cùng gừng tươi xắt lát, thêm nước nấu chung, dùng trị nôn ói do dạ dày hàn lạnh.
14. Vỏ bưởi tươi 12g (hay vỏ khô 6g) nấu nước uống, giúp trị táo bón.
15. Vỏ bưởi nấu nước uống, giúp giải độc từ cá, cua.
16. Vỏ bưởi tươi 30g, cam thảo 6g, cùng nấu nước uống, giúp trị viêm tuyến vú.
17. Vỏ bưởi tươi phòng trị hôi miệng.
18. Vỏ bưởi sau khi phơi khô, bỏ vào túi vải khâu kín, dùng nấu nước để tắm, bảo vệ làn da mịn màng, sáng đẹp.
19. Muốn tóc mượt mà, giảm rụng và gàu. Hãy đun sôi một ít vỏ bưởi khô cùng 2 quả bồ kết bẻ nhỏ trong 1,5 lít-2 lít nước, để sôi khoảng 5-10 phút, chờ nước nguội rồi dùng gội đầu.
20. Nếu bạn còn trẻ mà đã có dấu hiệu bị hói thì hãy dùng vỏ bưởi tươi xịt lên tóc, tinh dầu trong vỏ bưởi có tác dụng kích thích tóc mọc ra. Nếu thể trạng bạn phù hợp thì sẽ có cảm giác tóc dày lên rõ sau một thời gian. Mẹo này có thể giúp trị rụng tóc và thưa tóc, tránh bị hói.
Cách làm tinh dầu bưởi đơn giản ngay tại nhà
Nguyên liệu:
Vỏ 3 quả bưởi tươi hoặc nếu đã phơi qua 1 nắng thì càng tốt.
Nồi to và bát hoặc tô nhỏ. Bạn đem rửa sạch tất cả rồi lau cho khô ráo.
Cách làm tinh dầu bưởi tại nhà
Rửa sạch vỏ bưởi. Dùng dao thái lớp vỏ màu xanh bên ngoài quả bưởi, bạn thái được càng mỏng và nhiều thì tinh dầu bưởi thu được càng đặc.
Sau đó đem lớp vỏ thu được thái thành từng miếng nhỏ cỡ khoảng 2 ngón tay.
Tiếp đó cho hết số vỏ bưởi đã được thái miếng vào nồi. Đổ nước sạch vào nồi sao cho nước ngập khoảng 1/3 vỏ là được, rồi đặt một chiếc bát to vào giữa nồi.
Cho nồi lên bếp, đun sôi. Khi nồi sôi thì giảm nhỏ lửa để tinh dầu bưởi dần được tiết ra và vỏ bưởi không bị quá nhũn.
Ngay sau khi giảm nhỏ lửa bạn lật ngược cái nắp nồi lại, đặt lên đó 1 ít đá lạnh. Hơi tinh dầu bưởi bay lên, gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại rồi rơi xuống chiếc bát đặt ở giữ nồi theo độ lõm của nắp nồi.
Khi đá tan hết bạn gạt hết nước đi rồi cho vào đó 1 lượt đá mới. Trong lúc đun cần chú ý điều chỉnh lửa và nước để nước không lẫn vào bát tinh dầu.
Sau 30 – 45 phút bạn có thể tắt bếp, khi đó bạn đã thu được những giọt tinh dầu bưởi nguyên chất ở trong bát.
Nhung meo 'tuyet voi tu vo buoi': Khong biet thi phi ca doi! - Anh 2
Bạn hãy đổ tinh dầu vào lọ để bảo quản và dùng dần.
Cuối cùng, bạn hãy đổ tinh dầu vào lọ để bảo quản và dùng dần.
T/H

Rau chùm ngây sẽ rất độc với những người này!

Rau chùm ngây thời gian gần đây được xem như “thần dược” sức khỏe bởi có quá nhiều tác dụng. Thế nhưng với một số người, ăn rau chùm ngây lại gây nguy hiểm.
Chùm ngây là loại cây có xuất xứ từ vùng Nam Á. Loại cây này trước đây mọc hoang rất nhiều ở Việt Nam nhưng không được nhiều người biết về giá trị dinh dưỡng cũng như dược tính của nó, theo Trí thức trẻ.
Sau này, khi có nhiều thông tin hơn về chùm ngây, loại cây này bỗng trở thành "thần dược" được rất nhiều gia đình ưa chuộng như một giải pháp dinh dưỡng tối ưu.
Rau chum ngay se rat doc voi nhung nguoi nay! - Anh 1
Chùm ngây, còn được gọi tên là cây vạn năng, cây thần diệu. Tên gọi này có lẽ xuất phát từ những ưu thế về dưỡng chất mà dược tính mà nó mang lại.
Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh chùm ngây có giá trị dinh dưỡng rất cao với hơn 90 dưỡng chất.
Những dưỡng chất tổng hợp của chùm ngây bao gồm nhiều chất đạm va các vitamin thiết yếu, beta – carotene, 18 axit amin, hợp chất phenol, nhiều khoáng chất...
Trong đó đặc biệt chùm ngây có chứa hàm lượng can xi cao gấp 4 lần sữa, vitamin A cao hơn cà rốt 4 lần và vitamin C gấp 7 lần quả cam...
Ngoài ra chùm ngây còn có nhiều chất chống oxy hóa và các chất kháng sinh, chất chống viêm nhiễm... Loại cây này có nhiều chất có khả năng ngăn ngừa khối u, u xơ tiền liệt tuyến, đào thải độc tố, giúp ổn định huyết áp, bảo vệ gan và chống lại căn bệnh tiểu đường.
Rau chum ngay se rat doc voi nhung nguoi nay! - Anh 2
Tuy nhiên, cũng như những loại thực phẩm khác, dù rau tốt đến đâu thì chùm ngây cũng không thể là “thần dược” và không thể lạm dụng. Dưới đây là những người tuyệt đối không được ăn chùm ngây:Các bộ phận của chùm ngây có giá trị dinh dưỡng và dược tính bao gồm lá, thân, rễ và hạt. Đây là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, có thể sử dụng để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tăng sức đề kháng một cách tự nhiên nhất.
Phụ nữ mang thai
Khi có thai, hormon thai nghén là progesterone bài tiết làm mềm tử cung khiến cơ tử cung không co bóp. Còn alpha-sitosterol trong rau chùm ngây gây co cơ trơn tử cung và làm sẩy thai.
Chính vì thế, phụ nữ có thai, nhất là người đang mang thai giai đoạn đầu không nên sử dụng chùm ngây để giữ an toàn cho thai nhi và bà mẹ.
Rau chum ngay se rat doc voi nhung nguoi nay! - Anh 3
- Tránh ăn chùm ngây vào buổi tối để đảm bảo giấc ngủ của bạn vì chùm ngây gây mất ngủ.- Không nên ăn quá nhiều rau chùm ngây vì loại cây này có nhiều dưỡng chất, hàm lượng vitamin C và canxi. Nếu ăn nhiều dẫn đến thừa canxi, vitamin C, gây những hậu quả xấu cho sức khỏe.
Một số công dụng khác từ cây chùm ngây:
bên cạnh giá trị dinh dưỡng cao, chùm ngây còn là nguồn dược liệu quý. Các bộ phận của cây chưa nhiều khoáng chất quan trọng và là nguồn cung cấp chất đạm, vitamin, Beta – carotene, acid amin và nhiều hợp chất phenolics…. Cụ thể:
Rễ cây chùm ngây
- Chống co giật, chống sưng và giúp cho con người lợi tiểu.
- Ở một số nơi còn dùng nước uống của chùm ngây để ngăn ngừa việc có thai. (rễ cây chùm ngây còn tươi rửa sạch băm nhỏ nấu với 2 lít nước, nấu còn nửa lít thuốc, chia uống 2 lần trong ngày).
Rau chum ngay se rat doc voi nhung nguoi nay! - Anh 4
- Vỏ rễ dùng sắc lấy nước trị đau răng, đau tai…- Giúp loại bỏ sạn thận loại Oxalate.
- Rễ tươi của cây chùm ngây non dùng trị nóng sốt, phong thấp, sưng gan và lá lách…
Vỏ thân cây chùm ngây
- Trị nóng sốt, đau dạ dày, sâu răng…
- Nhiều trường hợp đưa vỏ thân cây chùm ngây vào tử cung để gây giãn nở, phá thai.
Lá cây chùm ngây
Rau chum ngay se rat doc voi nhung nguoi nay! - Anh 5
Hạt cây chùm ngây
- Giã nát lá đắp lên vết thương giúp trị sưng và nhọt. Lá cũng có thể trộn với mật ong để đắp lên mắt trị sưng đỏ.
- Dầu được chế từ hạt chùm ngây trị phong thấp.
- Hạt chùm ngây giúp trị táo bón, mụn cóc và giun sán.
- Ngoài ra, hạt chùm ngây còn có tác dụng lọc nước. Hạt có chứa các hợp chất “đa điện giải” tự nhiên có thể dùng làm chất kết tủa để làm trong nước.
Nhã Nam

Không có nhận xét nào: