a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Tư, 10 tháng 1, 2018

Bệnh ung thư đại tràng nên ăn và kiêng gì?



Đối với bất kỳ người bệnh bị ung thư nào ngoài áp dụng các phương pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị… thì với một  thực đơn hợp lý lành mạnh không những giúp người bệnh giảm bớt được những cơn đau mà còn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị ung thư.
Đối với bệnh nhân ung thư cùng với sự ảnh hưởng của khối ung thư và những biện pháp điều trị bệnh đã làm suy kiệt sức khỏe của người bệnh. Phần lớn những người bị ung thư phải chịu những tác dụng phụ của các biện pháp điều trị khiến họ khó ăn uống, cơ thể hao mòn, thiếu dinh dưỡng.
Hơn nữa, các tế bào ung thư lại gây tiêu hao nhiều dinh dưỡng khiến cơ thể đã thiếu dinh dưỡng lại càng thiếu hơn. Vì thế trong vấn đề dinh dưỡng thì chế độ ăn uống của người bệnh là vô cùng quan trọng để hồi phục sức khỏe.
Chế độ ăn uống đối với người ung thư đại tràng
Trong chế độ ăn uống, người bệnh ung thư đại tràng cần tuân thủ một số nguyên tắc như sau: ăn uống hợp lý, tránh ăn thức ăn tươi sống, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đầy đủ các nhóm chất cần thiết: Đạm, bột đường, chất béo, vitamin, khoáng chất, nước…
Đối với bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại tràng nên bổ sung những loại thức ăn ít béo, dễ tiêu hóa, chưa qua tinh chế kết hợp điều trị để có hiệu quả cao.
Trứng giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho người bệnh. (Ảnh: biquyetkhoedep.com.vn)
Để đạt được việc cân bằng dinh dưỡng nên thường xuyên ăn thịt gà, các loại thức ăn chế biến từ sữa, trứng. Mỗi ngày nên uống 1 – 2 cốc sữa để đảm bảo cho cung cấp đủ năng lượng.
Các loại thức ăn thực vật như ngũ cốc cũng được ưu tiên khi người bệnh đang trong quá trình điều trị bằng hóa trị, xạ trị.
Chế độ ăn của người bệnh ung thư đại tràng nên theo quy tắc:
  • Chia nhỏ bữa ăn, ngày ăn nhiều bữa.
  • Ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, ít mặn.
  • Ăn nhiều rau xanh, nước ép hoa quả nhiều vitamin.
  • Ăn các loại quả có màu đỏ như cà rốt, cà chua, đu đủ.
  • Thực phẩm cần được chế biến càng đơn giản càng tốt như các món luộc, hấp.
  • Uống đủ nước, khoảng 8 ly nước trong ngày. Khi cơ thể đã hồi phục cần tránh bị thừa cân để phòng bệnh tái phát.
Rau củ màu đỏ có lợi cho đại tràng. (Ảnh: dalafarmstore.com)
Kiêng đồ ăn gì cho người bệnh?
  • Người bệnh ung thư đại tràng không nên ăn đồ quá mặn, quá cứng, không nên ăn quá nhanh. Đồng thời, người bệnh nên:
  • Tuyệt đối không uống rượu.
  • Tránh ăn phải đồ cứng, đồ nướng, đồ chiên nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế ăn thịt đỏ, chỉ ăn dưới 80mg/ngày.
  • Ngoài các vấn đề về dinh dưỡng, người bệnh ung thư đại tràng cần thực hiện lối sống lành mạnh, với lịch tập luyện thể thao hợp lý.
  • Nên ăn đúng giờ, đúng lượng.
  • Người bệnh đại tràng tránh ăn đồ ăn có chiên dầu mỡ. (Ảnh: youtube.com)
Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng
Dầu ô liu:Trong dầu ô liu có chứa chiết xuất zyflamend có khả năng kiềm chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Gần đây các nhà khoa học thuộc Đại học Granada (Mỹ) còn phát hiện ra loại acid maslinic trong dầu ô liu và đã chứng minh được rằng acid maslinic có tác dụng điều hòa tăng sinh tế bào và có thể dùng điều trị ung thư đại tràng.
Bằng cách ức chế tăng sinh tế bào, acid maslinic còn phát huy tác dụng phá hủy các tế bào ung thư đại tràng HT29. Đây là nghiên cứu đầu tiên về tác dụng phòng chống ung thư đại tràng của acid maslinic được công bố.
Dầu ô liu có chứa chất ngăn ngưa ung thư đại tràng. (Ảnh: Aromatic Ingredients)
Đậu nành và ngũ cốc họ đậu:Đậu nành và các quả họ đậu là loại thực phẩm giàu chất xơ nhất. Ngoài ra, hạt đậu nành còn chứa 8% nước, 5% chất vô cơ, 15 – 25% chất glucose, 15 – 20% chất béo, 35 – 40% chất đạm và nhiều axít amin, sinh tố khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Sữa đậu nành nguyên chất, bảo đảm về chất lượng và vệ sinh thực phẩm là một trong những thực phẩm rất tốt cho việc ngăn ngừa ung thư đại tràng và các loại ung thư khác.
Cà rốt sống và rau sống: Theo nghiên cứu mới đây tại Italy cho thấy, cà rốt sống chứa một lượng lớn các hợp chất có khả năng chống lại bệnh ung thư đại tràng, trực tràng và ung thư vú.
Rau sống cũng đem lại hiệu quả cao làm giảm nguy cơ mắc các loại ung thư này. Khảo cứu gần đây cho thấy, những người ăn cà rốt và rau sống 12 lần mỗi tuần đã giảm được 29% nguy cơ ung thư đại tràng, 18% ung thư trực tràng so với những người chỉ ăn 2 – 3 lần mỗi tuần.
Chi Mai

Dấu hiệu giúp bạn phân biệt sốt xuất huyết và sốt rét


Cả sốt xuất huyết và sốt rét đều do muỗi độc đốt và có biểu hiện sốt, ớn lạnh. Do đó nhiều người thường nhầm lẫn dẫn đến tình trạng khi điều trị sai cách hoặc bệnh nặng mới đi bác sỹ.
Vậy làm sao để phân biệt được sốt xuất huyết và sốt rét?
Dấu hiệu phân biệt sốt xuất huyết và sốt rét
Dấu hiệu phân biệt sốt xuất huyết và sốt rét
Triệu chứng
Sốt xuất huyết: Tấn công bệnh nhân đột ngột, đau đầu vẫn kéo dài một thời gian cùng với triệu chứng như đau xương.
Sốt xuất huyết thường khởi phát bằng cơn sốt liên tục kéo dài trong khoảng 3-4 ngày. Bệnh nhân có thể bị sốt từ 39,5 độ C – 41,4 độ C, kèm theo đau đầu và đau xương khớp. Sau khi hạ sốt, người bệnh có thể bị xuất huyết dưới da hoặc chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu nướu.Ngoài ra, người bệnh sốt xuất huyết còn có các triệu chứng như buồn nôn, nôn, chán ăn, đau hốc mắt…
Sốt rét:Sốt trong thời gian ngắn hơn nhưng có nhiều triệu chứng như đau khớp, buồn nôn, đổ mồ hôi, thiếu máu… Bệnh sốt rét thường trở lại với các biểu hiện: ớn lạnh, hơi hấp hấp nóng, đổ nhiều mồ hôi.
Sốt rét không biến chứng có thể xuất hiện theo từng đợt và thường kéo dài từ 6 đến 10 tiếng. Trong từng đợt, bệnh nhân sẽ trải qua giai đoạn lạnh, giai đoạn nóng và sau đó là giai đoạn toát mồ hôi.
  • Rét run: Cơn rét run có thể từ 15 phút đến 1 giờ, tương ứng giai đoạn cường giao cảm.
  • Giai đoạn nóng: Nhiệt độ tăng cao 39 – 40 độ C, có thể từ 30 phút đến vài giờ.
  • Giai đoạn vã mồ hôi: Nhiệt độ giảm, vã mồ hôi…
Ngoài ra còn xuất hiện các triệu chứng khác gồm da có màu vàng nhẹ và thở gấp.
Bênh nhân thường có dấu hiệu sốt cao. (Ảnh: tanaphar.com)
Nguyên nhân
Sốt xuất huyết: Lây truyền qua vết cắn của muỗi nhiễm Aedes aegypti. Có thể lây lan nếu muỗi cắn một người nhiễm bệnh và sau đó lây sang những người khác. Muỗi sốt xuất huyết thường tấn công ban ngày.
Sốt rét: Do vết cắn của muỗi cái Anopheles. Nó chỉ có thể lây lan qua vết cắn của một con muỗi cái Anopheles chứ không giống bệnh sốt xuất huyết. Muỗi sốt rét thường tấn công vào ban đêm.
Thời gian ủ bệnh
Sốt xuất huyết: Triệu chứng sốt xuất huyết xuất hiện 4-5 ngày sau khi bị cắn.
Sốt rét: Triệu chứng sốt rét xuất hiện 10-15 ngày sau khi bị cắn.
Cách phòng bệnh sốt rét và sốt xuất huyết
  • Môi trường ẩm ướt, kém vệ sinh là điều kiện cho các ký sinh trùng gây ra bệnh sốt rét sinh sôi và phát triển, do đó để phòng bệnh an toàn, mỗi người cần có ý thức vệ sinh sạch sẽ môi trường nơi mình sinh sống.
  • Khi ngủ thì nên mắc màn để không bị muỗi đốt, dùng bình xịt côn trùng để loại bỏ muỗi.
  • Mặc các loại trang phục có màu sáng và che kín da thay vì quần áo tối màu để tránh tạo sự thu hút cho muỗi.
  • Nếu phát hiện ra những biểu hiện của bệnh, cần đến bệnh viện thăm khám để được bác sỹ tư vấn phương pháp chữa trị kịp thời.
Phương Nam

Không có nhận xét nào: