a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2024

"KHI MẸ GIÀ ĐI, XIN CON HÃY KIÊN NHẪN VỚI MẸ!"









“Con! Mẹ biết khi già đi, mẹ thường nói nhảm,
Nhưng mẹ hy vọng con đừng ghét bỏ mẹ.
Khi ấy mẹ cần được chăm sóc cũng giống mẹ đã chăm sóc con khi con còn nhỏ vậy.
Xin con hãy kiên nhẫn với mẹ!
Khi mẹ già đi!
Tay mẹ thường run rẩy, khi ăn cơm sẽ khó tránh khỏi được việc rơi vãi trên quần áo,
Mong con đừng ghét bỏ mẹ.
Hãy kiên nhẫn với mẹ.
Giống như khi con còn nhỏ, ăn cơm cũng thường rơi vãi trên quần áo.
Và mẹ vẫn kiên nhẫn với con như vậy.
Khi mẹ già đi!
Chân không còn bước đi được nữa, mọi động tác đều phải phụ thuộc vào con,
Lúc đó, con hãy đưa mẹ đi dạo, ra ngoài phơi nắng.
Giống như khi còn bé, mẹ vẫn thường xuyên đẩy xe cho con đi phơi nắng vậy!
Khi mẹ già đi!
Trí nhớ của mẹ kém đi nhiều và thường không nhớ mình đã nói những gì.
Xin con hãy cho mẹ một chút thời gian và kiên nhẫn nghe mẹ kể hết,
Dù cho những điều mẹ nói không có gì quan trọng.
Khi mẹ già đi!
Có thể mẹ sẽ nói nhiều hơn, mẹ vẫn thường đem những lời giáo huấn chỉ bảo con,
Xin con hãy kiên nhẫn nghe mẹ nói, bởi trong mắt mẹ, con vẫn luôn là đứa con bé bỏng của mẹ.
Con! Khi mẹ già đi!
Mẹ sẽ không còn cơ hội lải nhải cùng con!
Khi mẹ nhắm mắt, con đừng khóc bởi vì cuộc đời ai cũng sẽ có lúc phải ra đi.
Đừng khóc hối tiếc, bởi những điều cần làm cho mẹ, con đã làm hết cả rồi.
Dù mẹ có ra đi thì mẹ vẫn luôn dõi theo và cầu nguyện cho con.
Con mãi là thiên thần bé nhỏ của mẹ!”
Người xưa có câu: “Cha mẹ cho con thứ gì, con cái cười; Con cái cho cha mẹ thứ gì, cha mẹ khóc”. Đúng vậy, cha mẹ luôn chăm sóc con cả đời mà không một lời than vãn, thế nhưng khi cha mẹ về già, chúng ta lại không đủ kiên nhẫn để chăm sóc họ một ngày.
Hãy kiên nhẫn, đối xử tốt với cha mẹ ngay khi họ còn trên đời, đừng để khi họ ra đi, chúng ta mới nhận ra thì tất cả đã quá muộn!
Nguồn: Blogtamsu




TUỔI GIÀ, KHI THIẾU MỘT NGƯỜI BẠN ĐỜI…
Trong cuộc sống, nhất là khi về già, một trong những điều quan trọng nhất, đó là có cho mình một người bạn đời. Nếu người ta không may, vì mộ lý do nào đó, ví dụ như ly hôn, hay một trong hai người kia ra đi quá sớm, mà phải sống cuộc đời còn lại một mình đơn lẻ, thì quả là một điều bất hạnh.
Bởi vì, người bạn đời là một trong những yếu tố quan trọng, để quyết định cho bạn có một cuộc sống trong quãng thời gian còn lại, hạnh phúc và viên mãn kể cả khi bạn nghèo, thậm chí nó còn giúp cho bạn kéo dài thêm tuổi thọ.
Thật vậy, các bạn thử nghĩ xem, khi con người ta bắt đầu bước sang cái tuổi xế chiều, với những năm tháng của cuộc đời, mà phải sống trong cô đơn và im lặng, thì sẽ buồn như thế nào.
Đến bữa ngồi ăn một mình, và tối đến đi ngủ cũng một mình, đêm đêm khi tỉnh giấc, nhìn sang bên cạnh cũng chẳng có ai, sáng sáng tỉnh dậy, cũng vẫn chỉ một mình...thì đó là một điều đáng sợ và buồn tủi.
Cuộc đời này, người sống bên bạn lâu nhất, không phải là bố mẹ và con cái, cũng không phải anh em hay bạn bè, càng không phải là đồng nghiệp hay người yêu, mà chính là người bạn đời. Đấy mới thực sự là người duy nhất chung sống bên bạn suốt đời.
Bạn bè, dù có chân thành đến mấy, cũng không thể ở bên bạn mãi mãi. Bố mẹ, dù có tốt đến mấy, cũng không thể sống với bạn cả đời. Con cái, có thân thương là vậy, cũng không thể sống mãi bên cạnh bạn, rồi cũng có lúc chúng vỗ cánh bay đi, để có một cuộc sống riêng.
Anh em, dù có là máu mủ ruột thịt thân tình, cũng không thể ở bên bạn mỗi ngày, cũng không thể chăm sóc bạn những khi "Tối lửa tắt đèn". Chỉ có vợ chồng, người mà ta vẫn thường gọi là bạn đời, mới có thể chung sống và bên bạn lúc sớm chiều.
Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi khi nhìn thấy những cụ ông, cụ bà với mái tóc bạc phơ, dắt tay nhau từng bước đi bộ trên đường, tôi rất ngưỡng mộ.
Lúc đó, tôi mới hiểu được rằng, con người ta có được những khoảnh khắc hạnh phúc như vậy, họ đã phải cùng nhau trải qua không biết bao nhiêu những sóng gió gian truân của cuộc đời, để rồi, họ vẫn còn ở bên nhau, tay nắm tay, và cùng nhau đi nốt quãng đời còn lại, cho đến hết cuộc đời của mình.
Đừng vì một điều gì trong cuộc sống, mà đánh mất đi người vợ hay người chồng của mình, người mà hằng ngày vẫn hết mực yêu thương mình nhất. Vì suy cho cùng, họ mới chính là người sẽ ở lại bên bạn, và sống với bạn trong cuộc đời này.
Chính vì thế, hãy thật trân trọng người bạn đời của mình, và trân trọng những gì mình đang có khi còn có thể!!!
TUỆ PHONG


1- Mỗi việc ác là mỗi tờ giấy nợ.
2- Thù không cần trả, nhưng ơn thì nhất định phải trả.
3- Bóng tối không thể xua đi bóng tối, chỉ có ánh sáng mới làm được điều đó. Hận thù không thể xua đi hận thù, chỉ có tình yêu mới có thể làm được điều đó.
4- Trở thành người như thế nào, đều do sự sâu sắc trong suy nghĩ của mỗi người.
5- Người chân thành, đi là đi vào lòng người. Người giả dối, đi là đi khuất mắt luôn.
6- Chỉ có sự chân thành mới giúp con người gần lại bên nhau, động viên nhau và dính kết mối quan hệ bền lâu theo năm tháng.
7- Tiền tài không thể khiến người ta vui vẻ, vĩnh viễn sẽ không vì trong bản chất của nó không hề tồn tại cái gọi là vui vẻ.
8- Lo lắng quá nhiều giống như việc trả nợ mà bạn không biết có vay hay không. Lo lắng không làm cho những điều tồi tệ ngừng xảy ra, mà nó chỉ làm cho những điều tốt lành ngừng lại.
9- Lời đồn bắt nguồn từ kẻ ganh gét, lan truyền một cách ngu xuẩn và được tin bởi những kẻ khờ.
10- Lạc quan thật sự không phải tin rằng mọi việc sẽ tốt đẹp, mà tin rằng không phải mọi việc sẽ tồi tệ.
11- Đếm tuổi của bạn bằng bạn bè chứ không phải năm tháng, đếm cuộc đời của bạn bằng những nụ cười chứ không phải nước mắt.
P/S : Cảm ơn bạn đã đọc bài,nếu thấy hay và ý nghĩa thì đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng đọc,và chia sẻ để nhận chia sẻ nhiều hơn bạn nhé...
Sưu tầm.


Từ cái chết của Trương Phi: 4 bài học xương máu!


Được nhắc đến như một trong những anh hùng Tam Quốc có kết cục đáng tiếc nhất, cái chết của Trương Phi quả thực khiến chính "khổ chủ" cũng phải uất nghẹn.
Bởi đường đường là một đại tướng quân, nhưng Trương Phi không phải bỏ mạng nơi sa trường mà lại phải chết trong tay chính thuộc hạ của mình.
Lật lại những trang sử thời Tam Quốc, ta nhớ lại thời điểm Quan Vũ bị Đông Ngô sát hại, Trương Phi vừa uất ức, vừa bi thống, xin Lưu Bị lập tức xuất binh "làm cỏ" quân địch để trả thù cho nhị ca.
Nhưng Lưu Bị vốn là người thâm trầm, nhanh chóng cự tuyệt yêu cầu này của Trương Phi. Quyết định này khiến Trương Phi "bằng mặt không bằng lòng", ngày ngày tìm cách trút giận lên đầu tướng lĩnh, binh sĩ dưới trướng.
Sau cùng, hai kẻ thủ hạ là Phạm Cương và Trương Đạt vì không chịu đựng được tính cách thất thường này, đã thừa dịp Trương Phi uống say mà lẻn vào lấy đầu chủ tướng. Một đời anh hùng vang danh Tam Quốc cứ như vậy ra đi trong tức tưởi.
Bàn về tài cầm quân của Trương Phi, ai cũng phải công nhận ông là tướng tài trong thời loạn. Nhưng một người có tài năng như vậy, sau cùng lại phải chịu kết cục uất ức.
Kỳ thực, cái chết của Trương Phi chính là minh chứng cho bài học thấm thía đối với hậu thế: "Một người ngay đến cảm xúc của mình cũng không thể khống chế, cho dù tài năng tới đâu cũng khó có thể làm nên đại sự."
1. Khả năng mà con người cần nắm bắt nhất chính là kiểm soát bản thân:
Bàn về anh hùng, quan niệm giữa thời hiện đại và cổ đại sẽ có nhiều điểm khác biệt.
Trong bối cảnh thời loạn, người không thể khống chế cảm xúc như Trương Phi vẫn có thể làm quan nhờ tài cầm quân nơi sa trường, thậm chí còn mang lại vinh hiển cho vợ con, được hậu thế nhắc tới như một trang anh hùng hảo hán.
Nhưng vào thời bình, cuộc so tài giữa người với người không thể hiện bằng bạo lực mà là cuộc đấu về mặt trí tuệ. Nếu một người tàn bạo như Trương Phi làm lãnh đạo trong thời hiện đại, ắt sẽ khiến nội bộ mất đoàn kết, thậm chí còn kéo cả tập thể đi xuống.
Kỳ thực, một người vĩ đại chân chính sẽ luôn đặt công việc lên hàng đầu, những chuyện có khả năng làm tổn hại đại cục sẽ bị gạt sang một bên, bao gồm cả cảm xúc của bản thân.
Vì vậy, chỉ khi khống chế tốt cảm xúc của chính mình, ta mới có thể tạo điều kiện tốt nhất để bản thân phát huy năng lực. Ở phương diện lãnh đạo mà nói, một người đứng đầu biết kiểm soát bản thân tốt mới có thể phát huy tối đa sức mạnh tập thể.
2. Điểm khác biệt giữa những thiên tài:
Sự khác biệt giữa những người được ca ngợi là "thiên tài" nằm ở khả năng kiểm soát tâm tình của chính họ. Hai ngôi sao bóng đá nổi tiếng Lionel Messi và Mario Balotelli chính là ví dụ tiêu biểu cho điều này.
Mario Balotelli là điển hình cho những "Trương Phi" thời hiện đại.
Mang trong mình thiên phú vượt trội, nhưng vì tính cách nóng nảy, Balotelli thường xuyên gây gổ với đồng đội, cũng không ít lần phát sinh những xung đột đối phương, trọng tài, thậm chí cả người hâm mộ trên sân bóng.
Trong khi đó, Lionel Messi lại là ví dụ tiêu biểu cho những người tài năng và khiêm tốn. Một bình luận viên quốc tế từng nói, nếu Messi cũng sở hữu tính tình như Balotelli, thường xuyên tìm cách "ăn miếng trả miếng" khi ra sân, anh nhất định sẽ bị chấn thương và phải giã từ sân bóng.
Cũng bởi vậy, Balotelli mặc dù được người hâm mộ tung hô như một vị thần, nhưng từ trước đến nay anh chưa từng nhận được danh hiệu Quả bóng vàng, còn Messi nhiều lần đạt được danh hiệu cao quý này nhờ thái độ khiêm nhường, "biết người biết ta" của mình.
Sự khác biệt giữa hai thiên tài này cũng giúp ta rút ra bài học: Thời điểm ta "tiêu xài" cảm xúc của mình một cách bừa bãi cũng là lúc chúng ta đang phung phí tài năng của chính mình.
3. Người tự tin không dùng cảm xúc để thể hiện bản thân:
Đương nhiên, làm người không thể tránh việc có hỉ, nộ, ái, ố. Trên thực tế, những người vĩ đại cũng có những cảm xúc tiêu cực và tích cực của riêng họ. Điểm khác biệt làm nên những con người ấy là ở chỗ, họ biết khống chế cảm xúc của mình và không để bản thân bị tâm tình chi phối.
Tác phẩm điện ảnh "Bố già" từng để lại một câu thoại kinh điển: "Vĩnh viễn đừng cho người khác biết suy nghĩ của mình". Cảm xúc dễ bị dao động, vui buồn thường xuyên lộ ra mặt không phải là người thẳng thắn mà là người sở hữu nội tâm nhạy cảm và thiếu kinh nghiệm.
Cũng trong tác phẩm này, nhân vật người con trai cả của "Bố già" là Sonny được xây dựng như kiểu người hay biểu hiện cảm xúc ra mặt.
Nên ngay cả khi Sonny là một người kế thừa gia tộc tuyệt vời, một người anh cả mẫu mực, nhưng cuối cùng vẫn phải chịu kết cục bị lãnh đạn vì một phút xúc động, lỗ mãng nhất thời.
Anh đã hoàn toàn quên đi lời dạy của cha mình: "Đàn ông không thể liều lĩnh, phụ nữ và trẻ em thì còn có thể, nhưng đàn ông thì tuyệt đối không!"
Sau cùng, người thực sự kế thừa gia sản của "Bố già" lại là cậu con út Mike. Ngay cả khi thua kém anh chị về tuổi đời, nhưng Mike lại sở hữu sự bình tĩnh vô địch, bình tĩnh để bảo vệ cha mình, bình tĩnh để âm thầm thanh toán kẻ thù, bình tĩnh ngay cả trong lúc trốn chạy.
"Trong một giây đồng hồ, ta có thể nhìn thấu bản chất của con người. Nhưng có khi mất cả đời người, ta cũng không thể nhìn ra bản chất của một người. Bởi vận mệnh mỗi người là khác nhau". Đó chính là lời đánh giá của tác giả Maria Puzo đối với nhân vật Mike.
Vậy mới nói, ẩn nhẫn lúc cần ẩn nhẫn, bùng nổ khi cần bùng nổ, đó mới là tính cách của một người trưởng thành.
4. Tâm trạng càng muốn bùng nổ càng phải học cách khống chế:
Năm xưa, khi Abraham Lincoln làm Tổng thống Hoa Kỳ, Bộ trưởng Lục quân đã từng ca thán với ông vì bị một thiếu tướng buông lời vũ nhục, hy vọng Lincoln có thể giúp mình rửa hận.
Nhìn bộ dạng nổi nóng của vị Bộ trưởng ấy, Tổng thống Lincoln nói anh ta có thể viết một phong thư với những lời lẽ miệt thị để làm tín vật "đáp lễ" cho kẻ kia, nhưng trước đó nên đưa cho ông xem lá thư ấy.
Thư rất nhanh liền viết xong, Bộ trưởng lục quân nhanh chóng đưa tới cho Tổng thống, hy vọng sớm có thể gửi cho kẻ vừa sỉ nhục mình để trả đũa.
Nhưng vừa cầm tới lá thư, thậm chí còn chưa kịp đọc, Lincoln đã vứt thẳng nó vào bếp lửa. Bộ trưởng cảm thấy khó hiểu, liền "chất vấn" Tổng thống.
"Mỗi khi tức giận, tôi đều làm như vậy, viết hết những điều muốn mắng chửi ra, sau đó cho chúng vào lửa thiêu, sự bực tức cũng tự giác tiêu tán.
Viết thư cốt để cho mình hả giận, nếu còn gửi cho đối phương, chẳng phải sẽ tự rước thêm bực tức vào người hay sao? Nếu ngài còn cảm thấy khó chịu thì viết tiếp vài lá nữa cho tới khi thoải mái mới thôi." – Tổng thống Lincoln cười và giải thích.
Bấy giờ, Bộ trưởng Lục quân không khỏi tấm tắc: "Đúng vậy! Nếu thư này chuyển tới tay đối phương, kẻ đó tức giận mà viết thư mắng chửi lại mình, không phải càng thêm tức giận hay sao!"

Xưa kia, cổ nhân Trung Hoa cũng từng dùng hình thức này để giáo dưỡng bản thân, cũng như Khổng Tử từng dùng chữ "thứ" (tha thứ) làm phương châm đối đãi với bản thân và người khác.
Đối với những người hiện đại, cách thức đơn giản để "phát tiết" sự bực tức chính là dồn hết cảm xúc, tâm tư để làm một công việc yêu thích.
Tuy rằng, chẳng có ai từ lúc sinh ra đã có thể kiểm soát được tâm trạng của bản thân, nhưng những người ưu tú không chỉ học được cách quản lý cảm xúc của bản thân đối với người khác mà còn biết cách làm chủ và điều khiển thành thục những cảm xúc ấy.
Bởi vậy, mỗi khi cảm thấy tâm trạng của bản thân sắp ở trạng thái "bùng nổ", đừng dại dột biến mình trở thành nô lệ của cảm xúc, hãy ngẫm lại cái chết uất ức của Trương Phi và lấy đó làm bài học cho mình!
(Sưu tầm)
Ảnh: Trương Thị Thu Hằng










Không có nhận xét nào: